Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 4

26/04/201311:45(Xem: 3198)
Phần 4

VẤN ĐÁP THIỀN VÀ PHẬT PHÁP

HT Thích Duy Lực giải đáp

TT. Thích Đồng Thườngghi thành văn tự

Phần 4

Hỏi:

Khi lâm chung thì tứ đại tan rã rất đau đớn, niệm Phật thấy dễ hơn tham thiền. Xin thầy cho biết ý kiến?

Đáp:

Quyết định được vãng sanh hay không là do đại nguyện, thực hành đại nguyện của mình phát; nếu không đúng theo đại nguyện của mình phát, đừng nói lâm chung mười niệm được vãng sanh, lúc lâm chung được muôn ngàn niệm cho đến nhứt tâm bất loạn cũng không được vãng sanh. Đúng theo tông chỉ Tịnh độ thì một niệm cũng được vãng sanh hay khỏi niệm cũng được vãng sanh.

Tu pháp môn nào phải đúng theo tông chỉ của pháp môn đó, tu Tịnh độ đúng theo tông chỉ Tịnh độ, tham Tổ sư thiền phải đúng theo tông chỉ của Tổ sư thiền, tu chỉ quán phải đúng tông chỉ của tông Thiên thai, tu Duy thức phải đúng theo tông chỉ của tông Duy thức. Nếu tu bậy bạ muốn lấy niệm Phật cho là chắc chắn, đó là lừa gạt người, bởi vì không đúng. Mình phát nguyện giả là ký ngân phiếu giả, chỉ có tội làm sao có công đức để vãng sanh! Đó không phải do niệm Phật hay là không niệm Phật.

Tham thiền là gieo chánh nhân được chánh quả, kiếp sau phải được tiếp tục, vì nhân quả không sai.

(chuyện hạt châu của Thái hậu…trang 153)

Hỏi: 

Chúng con thấy pháp môn Tổ sư thiền và Tịnh độ đều rất khó. Vậy có nên tu Tứ diệu đế đắc quả A la hán, sau đó tiếp tục tu Tổ sư thiền để kiến tánh không?

Đáp:

Tứ diệu đế ở trong 37 phẩm trợ đạo của Tiểu thừa, pháp tu của Tiểu thừa là Ngũ đình tâm quán, có 5 thứ quán để đình chỉ tâm (ngưng tâm hoạt động). Năm thứ quán đó là: Sổ tức quán, Bất tịnh quán, Nhân duyên quán, Từ bi quán, Lục thức quán. Nhiều người tu Sổ tức quán là đếm hơi thở, có người đếm hít vô, có người đếm thở ra, đếm từ một đến mười, rồi từ mười trở lại một để tập trung tinh thần một chỗ làm cho tâm ngưng nghĩ hoạt động, nhưng phải có 37 phẩm trợ đạo.

Tứ diệu đế gồm có: khổ, tập, diệt, đạo. Cuộc sống hằng ngày đều có khổ, có 4 thứ khổ (sanh, lão, bệnh, tử), tám thứ khổ cho đến 84.000 thứ khổ. Phải biết khổ đó từ đâu mà có? Là do tập tích chứa, chấp nó là thật mới có cái khổ này. Cho nên phải tu đạo (vừa kể là Ngũ đình tâm quán), chỉ chọn một thứ quán trong 5 thứ quán, cũng phải nhờ 37 phẩm trợ đạo để trợ giúp mới được chứng diệt (Niết bàn), tức ra khỏi sanh tử luân hồi là chứng quả A la hán.

Nhưng pháp môn này rất phức tạp và khó, nên xưa nay không thấy ai chứng quả, đừng nói chứng quả A la hán, chứng sơ quả Tu đà hoàn cũng chưa thấy. Các nước Tiểu thừa (Tích Lan, Campuchia, Lào, Thái Lan) tu pháp Tiểu thừa cũng không thấy chứng sơ quả. Mình là nước Đại thừa, bình thường các Pháp sư dạy tu pháp Đại thừa, như Tịnh độ cũng là Đại thừa, Đại thừa còn gọi là Bồ tát thừa, nên cư sĩ cũng có thọ giới Bồ tát. Trong giới Bồ tát có nói dạy người ta tu pháp Tiểu thừa là phạm giới và tự mình tu pháp Tiểu thừa cũng phạm giới.

Tại sao? Như mình đang học đại học rồi bỏ, xuống dưới tiểu học để học; mình học phải lên, mà không lên lại xuống! Cho nên trong giới Bồ tát là phạm giới. Mấy nước Tiểu thừa không biết có Đại thừa, không nhìn nhận Đại thừa và không có Bồ tát. Năm 1974 tôi đến Bangkok gặp một sư Tích Lan, tất cả nước Tích Lan không nghe câu “Nam mô A Di Đà Phật”, không biết có Phật A Di Đà. Vì các nước Tiểu thừa thì khác, mà Việt Nam, Trung Quốc thịnh hành Đại thừa lại tán thán Tiểu thừa! Tức là bỏ đại học xuống học tiểu học.

Hỏi:

A la hán các lậu đã hết, sanh tử không còn; có khi nào vào thế gian sanh vọng tâm bị đọa không? Như vị A la hán cởi con ngỗng bay xuống kinh thành nhận sự cúng dường của hoàng hậu; khi bà đảnh lễ tay chạm vào bàn chân của A la hán, vị này nổi vọng tâm lên, sau đó không dùng thần thông để bay, phải đi bộ về núi tu thời gian lâu được thần thông như cũ. Con không biết chuyện này có thật không?

Đáp:

Chuyện này có thật, Tiểu thừa tu đúng bước đầu được sơ quả Tu đà hoàn dịch là nhập lưu. Tại sao gọi là nhập lưu? Nhập thánh lưu, tức là lìa khỏi lục trần, không bị sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp làm ô nhiễm. Chứng sơ quả đã được như thế, bây giờ người ta tu vì không biết, như các câu hỏi không đúng với Phật pháp, chỉ tự mình coi sách rồi tưởng tượng cho là vậy hay không phải vậy.

Thiền sư Đạo Anh đệ tử của tổ Động Sơn, ở cách thầy không xa; nửa tháng rồi không về thầy dùng cơm ngọ. Động Sơn sai người sang hỏi Đạo Anh: sao nửa tháng nay không về ăn ngọ?

Đạo Anh đáp: có thiên thần cúng dường.
Động Sơn sai người bảo Đạo Anh về.
Động Sơn nói: tôi tưởng ngươi là con người, mà tu như vậy sao? (quở công phu kém nên để thiên thần thấy).
Đạo Anh trở về tu tiếp tục, thiên thần xuống muốn cúng dường nhưng tìm không ra. Vì dùng công phu nhiều thì hào quang mạnh, nên quỷ thần không thể thấy được.

Hỏi:

Kính xin Sư Phụ chỉ dẫn cách thực hành Tổ sư thiền? 

Đáp:

Ví dụ đầu trên cây viết là thoại đầu, đầu dưới cây viết là thoại vỉ. Tại sao gọi là thoại đầu? Thoại là một lời nói, đầu là trước chưa khởi niệm muốn nói câu thoại này, gọi là thoại đầu. Nếu khởi niệm muốn nói câu thoại dù chưa nói ra miệng cũng là thoại vỉ, nghĩa là một niệm chưa sanh khởi gọi là thoại đầu. Chỗ một niệm chưa sanh khởi là vô thỉ vô minh, nếu khởi lên một niệm gọi là nhứt niệm vô minh. Cuộc sống hằng ngày đều trong nhứt niệm vô minh, từ niệm này qua niệm khác, ngày đêm không ngừng.

Tham thiền cũng dùng nhứt niệm vô minh, nhứt niệm vô minh cũng là tác dụng của bộ óc. Nhưng mình dùng cái không biết của bộ óc để chấm dứt cái biết của bộ óc. Như hỏi câu thoại đầu thứ nhất trong Đường Lối Thực Hành Tham Tổ Sư Thiền là “khi chưa có trời đất ta là cái gì?” Không biết. Không biết là tham thiền. Thoại đầu là một niệm chưa sanh khởi là vô thỉ vô minh. 

Tại sao gọi là vô minh? Minh là sáng, vô minh là không sáng (đen tối), phải nhìn ngay chỗ mịt mù đen tối, không biết chỗ đó là cái gì? Là nghi tình. Vừa nhìn chỗ đen tối, vừa hỏi câu thoại để tăng cường nghi tình, như hỏi “khi chưa có trời đất ta là cái gì?” Không biết chưa có trời ta là cái gì, không biết là tăng cường cái nhìn chỗ đen tối. Tối ngày nhìn và hỏi câu thoại, tức từ thoại vỉ đến thoại đầu là đường đi ý thức, cũng là phạm vi nhứt niệm vô minh, nhưng dùng niệm không biết đến thoại đầu (đầu sào trăm thước).

Tham chưa đến thoại đầu, nhưng cũng gọi là tham thoại đầu; mục đích đến thoại đầu, tiến thêm một bước là kiến tánh. Thoại đầu là nguồn gốc của ý thức, sát na lìa ý thức là kiến tánh. Lìa ý thức, Thiền sư Lai Quả nói là lọt vào hư không, phải té xuống cho chết, rồi sống lại; Thiền tông gọi là tuyệt hậu tái tô. Chết rồi sống lại có hai thứ: tiểu tử tiểu hoạt và đại tử đại hoạt.

Tiểu tử tiểu hoạt là chết, nhưng còn cái xác rồi sống lại; đại tử đại hoạt là chết, luôn cái xác cũng tan rã rồi sống lại. Xác chết dụ cho cảnh giới ngộ, tiểu ngộ còn cho mình có ngộ, ôm cảnh giới ngộ (trụ nơi ngộ). Nếu có sở trụ chướng ngại dụng tự tánh hoạt bát vạn năng, nên gọi là tiểu ngộ. 

Đại ngộ là không trụ nơi ngộ. Tại sao? Vì có ngộ thì có mê để đối đãi, do cái mê được ngộ. Đã ngộ triệt để thì hết mê, hết mê phải hết ngộ. Nếu còn ngộ tức còn mê thì nằm trong tương đối. Triệt ngộ là bước vào tuyệt đối, không có mê không có ngộ. Cho nên, Thiền tông nói “ngộ rồi đồng như chưa ngộ”, tức là không trụ cảnh giới ngộ.

Mình cứ đề câu thoại đầu, hỏi thầm trong bụng tối ngày sáng đêm, đi đứng nằm ngồi, mặc áo ăn cơm, đi cầu ngủ nghỉ hỏi hoài. Hỏi khít khít và vừa nhìn chỗ mịt mù đen tối (vô thỉ vô minh). Đó là cách tham Tổ sư thiền.

Hỏi:

Sao gọi là từ nghi đến ngộ?

Đáp:

Nghi là không biết không hiểu, nếu một vật gì đã hiểu biết rồi thì hết nghi, Tổ sư thiền chỉ chú trọng chữ nghi, gọi là nghi tình; tình là tình trạng của nghi cũng là tình trạng không hiểu không biết của bộ óc. Vì cái biết của bộ óc có hạn chế, biết chỗ này, không biết chỗ kia, có lúc biết, có lúc không biết, cái biết của bộ óc không đúng với thực tế.

Cho nên, Phật Thích Ca muốn mình tự ngộ. Ngộ cái gì? Ngộ Phật tánh của mình. Cái biết của Phật tánh gọi là chánh biến tri, thì cái biết đó cùng khắp không gian thời gian, không có cái nào thiếu sót, không còn cái gì không biết. Cùng khắp thời gian là khác cái biết của bộ óc, cái biết của bộ óc thì ngủ mê không biết, chết giấc không biết, chết rồi không biết, không cùng khắp thời gian.

Cái biết Phật tánh thì ngủ mê vẫn biết, chết giấc vẫn biết, chết rồi vẫn biết; nếu chết rồi không biết thì không phải cái biết Phật tánh. Tham thiền là từ nghi đến ngộ, tức cái biết của Phật tánh hiện lên cùng khắp không gian thời gian; không có lúc nào không biết, không có chỗ nào không biết. Vì vậy, nói Phật pháp vô lượng vô biên, vì bản thể của tâm mình vốn vô lượng vô biên cùng khắp không gian thời gian. Tham thiền là muốn phát hiện Phật tánh của mình. Cơ bản tham thiền là: tin tự tâm và phát nghi tình.

Thế nào là tin tự tâm? Tin tâm mình cùng với tất cả chư Phật không khác, bản thể cùng khắp không gian thời gian, siêu việt số lượng, tất cả năng lực đều đầy đủ. Bây giờ mình không phát hiện năng lực của mình sẵn có là do cái nghiệp của mình che khuất. Tu hành là quét sạch tất cả cái nghiệp đó thì cái biết Phật tánh hiện lên, tất cả thần thông, trí huệ, đều đầy đủ. Cái bản năng chúng sanh tùy theo nghiệp mà hiện ra chút đỉnh.

Như con dơi không có con mắt nhưng bay không đụng vách tường, nó sẵn có năng lực ra đa. Nhà khoa học học bản năng của con dơi tạo ra cái ra đa. Trong đài 50 có thí nghiệm, mình lật sách nó cũng biết, đếm tiền nó cũng phân biệt được, trong nhà thờ ồn ào ca hát không làm ảnh hưởng nó bắt muỗi. Con dơi sanh ra có bản năng ra đa, chứ không phải học hay nghiên cứu mới có. Con chim ở trên hư không cách mặt nước biển rất xa, mà cá lội ở dưới biển, có làn sóng biển, nhưng con chim chụp được con cá; bản năng đó sẵn có, không phải do học mà có.

Bộ óc con người cấu tạo rất tinh vi, nhà khoa học học cấu tạo tinh vi bộ óc con người, phát minh cái máy điện toán, con người sanh ra đều có bộ óc tinh vi đó. Những cái này tùy theo nghiệp, đầu thai thành người có bộ óc tinh vi, đầu thai con dơi thì có ra đa. Nếu tất cả nghiệp sạch hết thì năng lực thần thông, trí huệ vô lượng vô biên hiện ra. Mục đích Phật Thích Ca truyền pháp môn này là từ nghi đến ngộ, muốn mình ngộ bản tâm của mình đủ thứ năng lực sẵn có, chứ không phải do học mà có, không phải do tu mới có.

Hỏi: 

Con còn tại gia phải dùng bộ óc để làm việc, tham thoại đầu đến lúc nào đó thì bộ óc không xử dụng được. Vậy phải làm sao để công việc không bị trở ngại?

Đáp:

Tham thoại đầu là muốn cho bộ óc không biết để cái biết Phật tánh hiện lên, cái biết của bộ óc rất hạn chế, không đúng với thật tế. Nếu hiện được cái biết của Phật tánh thì làm việc khỏi cần qua bộ óc. 

Cô Trì Hằng Thiền là thợ may lúc khởi nghi tình thì bộ óc không biết mà cắt áo rất khéo, không cắt lộn, cho đến người em hỏi mấy phân mấy tấc, cô không biết; vô lý! Không biết làm sao cắt? Nhưng sự thật không biết, cô vẫn cắt xong cái áo. Bây giờ phát minh những kiểu mới, những người khác phải nghiên cứu, rồi mới cắt được; còn cô khỏi cần nghiên cứu, đem lại cắt liền, khỏi cần qua bộ óc.

Cái biết Phật tánh làm gì cũng được. Trương Quốc Anh là túc cầu viên làm thủ môn, khi tham thiền thì bộ óc không biết, không thấy trái banh, nhưng trái banh nào đến đều chụp được; cho nên trận đấu nào có Trương Quốc Anh là thắng. Cắt áo và chụp banh không có nguy hiểm, nếu bộ óc không biết mà lái xe rất nguy hiểm nhưng không bao giờ đụng xe. Bác sĩ Thuận tham thiền khởi lên nghi tình không thấy xe cộ, lái xe từ Rạch Giá đến Sài gòn nhưng không bị đụng xe. Có hai tài xế xe khách Sài Gòn đi Chợ Lớn khởi lên nghi tình cũng không bị đụng xe.

Hiện được cái biết của Phật tánh một chút là hơn cái biết của bộ óc rất nhiều. Ở Việt Nam không có viết nguyên tử nhập cảng, viết hết mực, lấy ruột viết bôm mực vô xài tiếp. Có một thanh niên 20 tuổi bôm mực nguyên tử, khi chưa tham thiền thì một ngày bôm được bốn mươi mấy cây, lúc tham thiền bộ óc không biết bôm được tám mươi mấy cây. Lại bốn mươi mấy cây ra mực không đều, tám mươi mấy cây ra mực đều; không những số lượng tăng thêm, mà chất lượng cũng tốt hơn.

Nếu dùng cái biết của Phật tánh thay thế cái biết của bộ óc thì làm việc nhanh hơn, tốt hơn. Bởi vì cái bản năng tự mình sẵn có, như con dơi, con chim ăn cá, con ong… đều có bản năng của nó; chỉ theo cái nghiệp hiện ra bản năng một chút cũng xài, nếu hiện ra hết bằng như chư Phật, không sợ bộ óc không làm việc được; Phật tánh làm việc thay cho bộ óc, tốt hơn muôn triệu ngàn lần.

Hỏi:

Làm thế nào để phá vỡ nghi tình?

Đáp:

Tham thiền là không cho bộ óc suy nghĩ, tìm hiểu, để cho cái biết Phật tánh hiện ra; cho nên có ý muốn phá nghi tức là muốn ngộ cũng không được. Điều thứ nhất của Đường Lối Thực Hành Tham Tổ Sư Thiền là phá ngã chấp “vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ”, nếu cầu phá nghi được ngộ cũng là cầu; công phu của mình đến mức sẽ được ngộ, cầu để phá nghi được ngộ thì không thể ngộ.

Hỏi:

Làm thế nào để khắc phục dục tính?

Đáp:

Trước kia chưa tham thiền hay thích đi nhà hàng ăn uống, sau tham thiền một thời gian không thích đi nhà hàng ăn uống nữa. Chưa tham thiền muốn mặc đồ đẹp, sau tham thiền một thời gian không thích mặc đồ đẹp. Đó là tự nhiên như vậy, vì nghi tình là không biết; bộ óc không biết thì không biết xấu đẹp, không biết có dục tính hay không dục tính, khỏi cần trừ dục tính, dục tính tự động trừ. Nghi tình là cây chổi automatic quét sạch tất cả thì cái dụng của tự tánh hiện ra vô lượng vô biên.

Hỏi:

Làm sao biết mình ngồi thiền đúng hay sai? Ngồi thiền sai có hại gì không? Nếu sai làm sao sửa?

Đáp:

Tham Tổ sư thiền khỏi cần ngồi, Lục Tổ nói “đạo do tâm ngộ bất tại tọa”, ngộ do tâm chứ không phải do thân. Tâm là vô thỉ vô chung không có sanh diệt, vĩnh viễn không có biến đổi, tồn tại chân thật. Thân này từ từ biến đổi, cuối cùng chết đem thiêu thành tro, chôn thành đất. Cho nên tu hành chú trọng tâm ngộ, chứ không chú trọng thân ngồi. Lục Tổ nói “ngồi lâu trói thân không có ích lợi”. Tôi dạy Tổ sư thiền của Phật Thích Ca là không chú trọng ngồi.

Nói về thiền thì Tổ sư thiền khác hơn tất cả thiền, tất cả thiền đều chú trọng ngồi, mà Tổ sư thiền không cần ngồi; đi, đứng, nằm, ngồi, mặc áo, ăn cơm, đi cầu… đều tham thiền, đang làm công việc, đang đá banh, lái xe… đều tham thiền được, đang ngủ mê cũng tham thiền. Ban đầu mình tập phải bị gián đoạn, ngày đêm 24 tiếng đồng hồ sẽ gián đoạn 23 tiếng, rồi từ từ gián đoạn bớt lại, cho đến ngày đêm không giây phút nào gián đoạn.

Hỏi:

Làm sao phá trừ được vô minh bao phủ khắp mọi nơi? 

Đáp:

Bát Nhã Tâm Kinh nói “vô vô minh diệc vô vô minh tận”, không có vô minh cũng không có vô minh hết. Vô minh là mê thành chúng sanh, vô minh hết là ngộ thành Phật; vốn không có mê thì không có ngộ, vốn không có vô minh thì không có vô minh hết chứng nhập Niết bàn, và “vô lão tử diệc vô lão tử tận”, vốn không có sanh tử làm sao có sanh tử hết! Vậy mình thấy có vô minh có sanh tử rõ ràng. Tại sao? Vì vọng tâm hoạt động nên thấy có sanh tử, thấy có vô minh. Nếu vọng tâm ngưng hoạt động tự nhiên không có vô minh, không có sanh tử.

Khi thân mình xoay thì thấy căn nhà xoay, thân xoay mau thì căn nhà xoay mau, không thể không thấy căn nhà xoay được. Muốn căn nhà ngưng xoay thì thân phải ngưng xoay, thân không ngưng xoay thì căn nhà xoay mãi. Căn nhà xoay dụ cho sanh tử luân hồi, căn nhà ngưng dụ cho cứu cánh Niết bàn. Nhưng căn nhà vốn không xoay, tại sao nói là căn nhà ngưng xoay? Phải căn nhà xoay mới nói ngưng xoay.

Phật đã nói vốn không có vô minh, cho nên khỏi trừ vô minh. Tham thiền khởi lên nghi tình thì vô minh không trừ mà tự trừ, lúc ngộ mới biết không có vô minh, vốn không có sanh tử. Vì vậy người ngộ rồi sanh tử tự do.
(Thiền sư sanh tử tự do… trang 270)
(Vua mời Thiền sư… trang 267)

Hỏi: 

Làm sao tránh được con đường tu hành sai lầm của mình?

Đáp:

Tu pháp môn nào phải đúng theo tông chỉ của pháp môn đó, tu Tịnh độ đúng theo tông chỉ Tịnh độ, tu tông Thiên thai phải đúng chỉ quán thiền của tông Thiên thai, tu Tổ sư thiền đúng theo tông chỉ của Tổ sư thiền. Nếu theo đúng tông chỉ thì không có sai lầm đường tu, không đúng tông chỉ là sai lầm. Bởi vì mỗi tông mỗi phái khác nhau, tông chỉ cũng khác. Tôi dạy Tổ sư thiền điều thứ nhất là vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ. Thực hành được 9 chữ này là đúng tông chỉ, không thể bị tẩu hỏa nhập ma.

Nếu cái tách không có cái không thì không sử dụng được, cái bàn không có cái không thì không thể để đồ, cái ghế không có cái không thì không ngồi được, cái nhà không có cái không thì quý vị không thể ngồi. Cho nên cái không rộng chừng nào thì cái dụng rộng chừng nấy. Tham Tổ sư thiền có nghi tình là cây chổi automatic quét trống không, quét không được bao nhiêu thì cái dụng được bấy nhiêu. Như bác sĩ Thuận, Trương Quốc Anh, Trì Hành Thiền, họ quét không được chút đỉnh thì hiển bày được cái dụng chút đỉnh.

Đến khi ngộ triệt để và về sau từ từ dứt hết tập khí thì dụng bằng như chư Phật. Tập khí dứt nhiều chừng nào thì cái dụng Phật tánh hiện ra nhiều chừng nấy, dứt hết tập khí không còn cái gì nữa, được cái dụng vô lượng vô biên cùng khắp không gian thời gian.

Hỏi:

Làm sao rửa sạch hết nghiệp?

Đáp:

Nghiệp là do tâm tạo, khỏi cần rửa, tham thiền tự nhiên rửa sạch. Cái nghi là không biết của bộ óc, như mình bôm bong bóng tự bùng nổ. Tham thiền cứ tối ngày sáng đêm, đi đứng nằm ngồi, mặc áo ăn cơm, đi cầu làm việc… đều giữ nghi tình làm cho bộ óc không biết gì hết. Hỏi “khi chưa có trời đất ta là cái gì?” Không biết. Cái không biết là tham thiền, chỉ không biết; tối ngày sáng đêm giữ cái không biết, một ngày kia sẽ đến thoại đầu.

Tham thoại đầu nhưng chưa đến thoại đầu. Ví dụ cây viết để giải thích hai chữ thoại đầu: đầu trên cây viết là thoại đầu, đầu dưới cây viết là thoại vỉ. Tại sao nói là thoại đầu? Thoại là một lời nói, đầu là trước khi lời nói; trước khi chưa nổi niệm muốn nói lời nói này gọi là thoại đầu, tức là một niệm chưa sanh khởi.

Tham thiền là từ thoại vỉ đang đến thoại đầu, ở giữa đường; đường này là đường đi ý thức, cũng còn tác dụng của bộ óc. Nhưng dùng cái không biết của bộ óc (nghi tình), một ngày kia đến thoại đầu thì đường đi ý thức đã hết, trước mắt thanh thanh tịnh tịnh, chỗ này gọi là thoại đầu (vô thỉ vô minh, đầu sào trăm thước), từ đầu sào trăm thước tiến lên một bước là kiến tánh.

Hỏi:

Làm sao đến ngộ?

Đáp:

Chỉ giữ nghi tình sẽ được ngộ, nuôi cái nhân cho mạnh đến mức là được. Bây giờ mình ngủ mê, tham thiền không được, nhưng công phu đến mức thì ngủ mê vẫn còn tham; ban đầu làm việc không tham được, nhưng lâu ngày làm việc cũng tham được. Đó là phải tập lần lần, chứ không phải mới tham mà làm được.

Mới tập tham trong 24 tiếng đồng hồ thì gián đoạn hết 23 tiếng, tập lần lần từ 23 tiếng bớt lại còn 22 tiếng gián đoạn, cứ tập như thế đến 24/24 ngày đêm không còn gián đoạn. Nếu không có giây phút nào gián đoạn là đến thoại đầu, sắp kiến tánh, có khi một hai bửa hay một tuần lễ, nửa tháng, một tháng sẽ kiến tánh.

Hỏi:

Lúc tuổi già đến gần chỗ Ngài để tu hay vào thiền viện mà tu?

Đáp:

Tổ sư thiền rất thích hợp cho những người đang làm việc để tu, bất cứ nghề nào vẫn làm y như cũ. Lịch sử Thiền tông có ghi vua kiến tánh vẫn làm vua, thừa tướng kiến tánh vẫn làm thừa tướng, thượng thư kiến tánh vẫn làm thượng thư, cho đến người buôn bán tay bưng vai gánh đi rao ngoài đường cũng được kiến tánh, có làm nghề gì cũng được kiến tánh, chứ không phải bỏ nhà hay đến chỗ vắng lặng để tu.

Ở Việt Nam, có người hỏi tôi: con muốn tham thiền nhưng trong lu gạo của con hết, làm sao con tu?

Tôi trả lời: dạy tham thiền đâu bảo ông bỏ nghề, ngồi đó để trời giúp cho ăn! Làm nghề gì vẫn làm y như cũ. Tham thiền không những không chướng ngại kiếm gạo, lại giúp cho ông kiếm gạo nhiều.

Đang làm việc đang tham thì khó một chút, nếu mình quyết tâm thì cũng làm được; ở thiền đường tu dễ hơn, nhưng cũng tùy theo hoàn cảnh của mình, chứ khỏi cần bỏ nghề đi tu.

Hỏi:

Mục đích tham thiền của Thiền sư là gì?

Đáp:

Tham Tổ sư thiền là từ nghi đến ngộ, mục đích là phát hiện bản năng của mình để dùng tích cực, không phải tiêu cực. Nghĩa chữ Phật là tự giác, giác tha; tức là tự mình giác ngộ, giác ngộ cho tất cả chúng sanh. Tại sao phải giác ngộ? Giác ngộ là thành Phật, tôi giác ngộ nên tôi là Phật, ông giác ngộ nên ông là Phật, người nào giác ngộ thì người ấy là Phật.

Ngày xưa Phật Thích Ca đã giác ngộ, người ta hỏi: ông là gì?

Phật đáp: tôi là người giác ngộ.

Đáng lẽ gọi Phật là người giác ngộ nhưng không gọi, mà lại gọi là Phật; gọi Phật thành quen, có người cho Phật là một thần linh. sự thật Phật cũng là người, nhưng người giác ngộ khác hơn người chưa giác ngộ. Người giác ngộ làm chủ cho mình được tự do tự tại, nếu chưa giác ngộ thì không làm chủ chính mình, nên không được tự do tự tại.

Bây giờ không làm chủ chính mình, không muốn già vẫn già, không muốn bệnh vẫn bệnh, không muốn chết vẫn chết; nếu ngộ thì được sanh tử tự do. Trong Lịch sử Thiền tông ghi có 7.000 Tổ được sanh tử tự do. Thân này không phải tồn tại chân thật của ta. Tại sao? Vì biến đổi thường xuyên từ giây từ phút, nhưng mình không biết. Phật tánh không bắt đầu cũng không cuối cùng, vĩnh viễn không biến đổi, tồn tại chân thật của ta.

Nếu có biến đổi thì không phải chân thật của ta. Tại sao? Mẹ đẻ ra đứa bé, cho đứa bé là ta; đến khi đứa bé lớn bằng con nít thì cho con nít là ta; con nít trưởng thành người lớn, cho người lớn là ta; người lớn biến thành người già, cho người già là ta; người già chết đem chôn dưới đất biến thành đất, nói đất đó là ta được không? Nếu đất đó không phải ta, thì người già không phải ta, người trẻ không phải ta, con nít không phải ta, đứa bé cũng không phải ta.

Vì thân này biến đổi cuối cùng phải thành tro thành đất, còn cái vĩnh viễn chân thật của ta không thể biến đổi. Tham thiền là muốn phát hiện chân thật tồn tại của ta, nhưng người ta không biết cứ lưu luyến cái giả dối của ta, nên phải chịu đủ thứ khổ, đến chừng chết cũng chưa hết. Vì phải đi đầu thai chỗ khác chịu khổ nữa, gọi là sanh tử luân hồi. Phật Thích Ca dạy tham Tổ sư thiền muốn mình kiếp này chấm dứt tất cả khổ, tự mình làm chủ cho mình. 

Hỏi: 

Làm thế nào để định được tâm?

Đáp:

Tham thiền không những định được tâm, ngài Lai Quả nói “giữ được nghi tình thì giới, định, huệ đầy đủ, tất cả kinh của Phật, các tôn giáo, tất cả công thương kỹ nghệ của thế gian đều đầy đủ”. Nếu còn thiếu sót thì không phải cái biết của Phật tánh. Khởi lên nghi tình thì bộ óc không biết, không biết nên không phạm giới.

Trong giới luật nhà Phật có 3 cấp trì giới:

1-Cấp phổ thông tu sĩ tụng giới nhớ giới điều, rồi y theo mà giữ.

2-Thiền giới có thiền định là giới, nếu giữ được nghi tình một phút là một phút này không phạm giới, giữ được một ngày thì một ngày không phạm giới; bởi vì bộ óc không biết nên không phạm giới, gọi là thiền giới.

3-Lậu tận giới tức là chứng quả rồi. Nếu chưa chứng quả nhờ thiền định giữ được giới, có khi nghi tình gián đoạn cũng có thể phạm giới, còn chứng quả rồi thì không bao giờ phạm giới.

Bộ óc không biết là không có suy nghĩ cái này cái kia thì tự nhiên được định, giữ được một phút thì một phút được định, giữ một ngày thì một ngày được định, giữ được một tháng thì một tháng được định. Định lâu ngày tự nhiên phát huệ, cho nên giữ được nghi tình thì giới định huệ được đầy đủ. Người hỏi này là đối với loạn nói là định, kỳ thật trong Thiền tông không có loạn cũng không có định. Lục Tổ nói “tâm địa chẳng loạn là tự tánh định”, giữ được nghi tình không có loạn tức là định.

Hỏi:

Câu “chúng sanh đều có Phật tánh”, nhưng không biết tìm ra tánh. Xin Pháp sư chỉ pháp tìm ra tánh?

Đáp:

Phật tánh sẵn có, khỏi cần tìm; nếu tìm thì vĩnh viễn không thấy Phật tánh, vì tìm là do bộ óc. Vừa rồi nói không cho bộ óc tìm hiểu, suy nghĩ; cái biết của bộ óc hết, cuối cùng không biết của bộ óc cũng tan rã. Biết và không biết của bộ óc sạch thì cái biết của Phật tánh hiện lên.

Cái biết của bộ óc là tướng bệnh, cái biết của Phật tánh là tướng mạnh; khi nào tướng bệnh còn thì tướng mạnh hiện ra không được. Tại sao? Vì tướng bệnh là xanh vàng ốm yếu, tướng mạnh là hồng hào. Khi đang xanh vàng ốm yếu, làm sao hồng hào hiện ra được? Phải hết tướng bệnh thì tướng mạnh hiện lên. Cho nên, Phật tánh khỏi cần tìm, vì tìm là chướng ngại, chỉ cần giữ nghi tình lâu ngày được bùng vỡ thì Phật tánh hiện, gọi là kiến tánh thành Phật.

Hỏi:

Trước kia con đã tạo nhiều tội, hôm nay con biết sám hối, ăn chay, ngồi thiền. Vậy khi lâm chung con có trả nghiệp hết không?

Đáp:

Phật pháp nói “nhứt thiết duy tâm tạo”, tất cả do vọng tâm tạo ra; phải có nhân có quả, nhưng nhân yếu thì quả yếu đến sau, nhân mạnh thì quả mạnh đến trước. Như mình thiếu người này, người kia; chủ nợ có thế lực mạnh phải trả trước, chủ nợ có thế lực yếu trả sau.

Nhân quả cũng vậy, ở Việt Nam nhiều người vượt biên trên biển hết lương thực chịu chết đói; nhưng người đó đều có vàng mới đi vượt biên, nhà giàu có tiền làm sao chết đói! Vì kiếp trước đã có gieo nhân chết đói làm cho người ta chết đói, kiếp này phải chịu quả chết đói; cho nên có tiền cũng chết đói. Nhân quả thiện ác không thể trừ với nhau, làm thiện phát tài đi vượt biên, làm ác cho người ta bị chết đói nên chịu quả chết đói.

Tu hành có thể sửa lại nhân quả, như kiếp trước mình tạo cho người ta chết đói, tâm lực chỉ 1 độ; nếu tu thành Phật thì tâm lực 1 triệu độ, kiếp trước mình không tu tâm lực chỉ 1 độ, kiếp này không tu tâm lực cũng 1 độ thì cái quả chết đói sẽ đến; cho nên có tiền đi vượt biên cũng phải bị chết đói. Tham thiền nếu tâm lực từ 1 độ lên 2 độ cho đến 10 độ, cái quả của 10 độ sẽ đến trước, vì nhân mạnh; nhân 1 độ yếu kéo lại sau.

Nếu tâm lực lên 10 độ mà không tham thiền nữa thì cái quả 10 độ hết tới 9 độ, 9 độ hết tới 8 độ, đến 1 độ là cái quả làm cho người ta chết đói phải có. Tâm lực 10 độ mà tiếp tục tham thiền đến một triệu độ thành Phật. Mặc dù đã thành Phật, nhưng cái nhân làm cho người ta chết đói vẫn còn, nên phải ưu tiên độ người đó trước được giải thoát. Vì vậy, trước kia tạo bao nhiêu ác đừng sợ, bắt đầu từ bây giờ không làm ác nữa; nếu làm ác nữa thì tâm lực ác mạnh thêm thì quả mau đến.

Những tội trước mình sám hối hết, từ đây về sau không tạo việc ác nữa. Hai chữ sám hối người ta chưa hiểu rõ. Trong Pháp Bảo Đàn giải thích sám hối: sám (tiếng Phạn) là sám diệt nghiệp trước, hối (tiếng Hán) là hối lỗi sau này không làm nữa. Nếu sáng sám hối mà chiều làm ác thì không bao giờ hết tội. Mình chỉ làm thiện để tạo cho nhân thiện mạnh hơn nhân ác nên quả tốt đến trước, nhân ác yếu thì cái quả kéo lại sau; khi nào thành Phật trở lại độ những người trước kia mình đã làm ác thì cái quả sẽ hết.

Hỏi:

Làm sao để tập trung tư tưởng?

Đáp:

Tập trung tư tưởng rất dễ! Khởi lên nghi tình là tư tưởng tập trung rồi. Hỏi “khi chưa có trời đất ta là cái gì?” Bộ óc không biết thì tư tưởng được tập trung. Nếu giữ không biết một ngày thì ngày nay không phiền não, không có phiền não là tâm được thanh tịnh, thanh tịnh lâu được phát trí huệ, phát ra năng lực của bản thể là thần thông biến hóa đầy đủ.

Hỏi:

Tham thiền có cần ăn chay không?

Đáp:

Tôi nói cần và không cần là tương đối, tham thiền là phát hiện bản thể tuyệt đối, không có nói cần hay không cần. Ăn chay là nhân quả, mình tạo nhân gì thì có quả nấy, giết một mạng phải trả một mạng, ăn một cục thịt phải trả một cục thịt. Nếu ông không sợ người ta ăn mình thì ăn người ta. Nếu sợ người ta ăn mình thì đừng ăn người ta. Bởi vì đó là nhân quả.

Ăn chay là tránh sát sanh, nếu trứng không trống thì ăn được. Tại sao? Vì con gà đẻ ra trứng không trống nên không thể ấp ra con gà, nếu cái trứng này không ai ăn cũng hư thúi; vậy ăn trứng gà này giống như ăn cứt gà, không có hại đến ai. Uống sữa bò là giựt lương thực của bò con, uống mật ong thì giựt lương thực của con ong, việc này còn dính mắc nhân quả. Ăn trứng gà không trống không dính mắc nhân quả. Cho nên, ăn trứng gà không trống còn tốt hơn uống sữa và uống mật ong.

Hỏi:

Xin Thầy giải thích rõ về thiền?

Đáp:

Chữ thiền là tổng danh có đủ thứ thiền: Phàm phu thiền, Ngoại đạo thiền, Tiểu thừa thiền, Đại thừa thiền và Tối thượng thừa thiền (Tổ sư thiền). Nhưng tôi chỉ nói về Tổ sư thiền là từ nghi đến ngộ của Phật Thích Ca đích thân truyền là pháp thiền trực tiếp, không qua văn tự lời nói. Phật đưa cành hoa lên, Ma Ha Ca Diếp mỉm cười, Phật ấn chứng Ma Ha Ca Diếp được ngộ. Đây là bắt đầu của Thiền tông.

Tổ sư thiền khác với các thiền khác là chỉ cần khởi lên nghi tình thì từ nghi đến ngộ. Như hỏi “khi chưa có trời đất ta là cái gì?” Cảm thấy không biết. Không biết là thiền rồi, cách thực hành rất giãn dị rất dễ, ai cũng thực hành được. Nhưng tin tự tâm rất khó, mình tin tự tâm đầy đủ tất cả, rồi thực hành được 9 chữ “vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ”.

Vì tâm mình cùng khắp không gian thời gian, đã khắp không gian thì ngoài không gian không có không gian, ở ngoài còn không có làm sao đắc? Đắc là đắc ở ngoài, cầu là cầu ở ngoài; như tất cả gia tài đều ở trong nhà mình mà mình còn cầu gì nữa, còn đắc gì nữa. Cho nên, cần phải tin tự tâm, rồi phát hiện được tự tâm của mình, làm chủ cho mình được tự do tự tại.

Hỏi:

Tại sao nhiều người luyện thiền bị tẩu hỏa nhập ma?

Đáp:

Có nhiều thứ thiền, mỗi tông mỗi phái đều có thiền riêng của tông phái đó; muốn tu thiền của tông phái nào phải đúng theo tông chỉ của tông phái đó thì khỏi bị tẩu hỏa nhập ma, nếu tự mình làm tài khôn coi sách tự tu rất nguy hiểm. Tham Tổ sư thiền cần thực hành 9 chữ “vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ”, bảo đảm không bị tẩu hỏa nhập ma. Nếu có cầu, có đắc, có sợ thì ma thừa dịp này nhập vào, vì không đúng tông chỉ.

Nếu muốn thực hành được 9 chữ trên thì ngày đêm quyết tử tham, hỏi câu thoại đầu cảm thấy không biết gì hết, lâu ngày đến thoại đầu sẽ kiến tánh thì cái biết Phật tánh hiện lên. Bình thường mình làm nghề gì cứ theo nghề đó làm mà tu, chứ không phải bỏ nghề theo thầy để tu.

Hỏi:

Làm sao để biết tâm mình ở đâu?

Đáp:

Nếu tâm mình có ở đâu là không phải tâm mình, vì tâm mình cùng khắp không gian thời gian nên không thể chỉ ra ở đâu. Cùng khắp không gian thời gian thì không thể tưởng tượng.

Lấy cơ thể để chứng tỏ: cảm giác cơ thể này là cảm giác của lớp da, cảm giác lớp da thì người nào cũng cùng khắp không gian thời gian cơ thể, nên không có chỗ để chỉ, không có chỗ búng. Nếu búng tay tay biết, búng đầu đầu biết, những chỗ không búng không biết thì cảm giác không cùng khắp không gian cơ thể.

Nói về thời gian thì không có lúc búng. Tại sao? Vì lúc búng mới biết, lúc không búng không biết. Sự thật cảm giác lớp da không dính dáng búng và không búng. Lúc búng và không búng, lớp da của cơ thể đều có cảm giác. Cảm giác không bao giờ gián đoạn. Do bộ óc nhận biết sai lầm cho có lúc búng mới biết, lúc không búng không biết.

Phật tánh mình cùng khắp không gian thời gian, không phải có đối tượng mới biết, không có đối tượng thì không biết. Không có đối tượng cũng biết, vì bản thể cùng khắp không gian nên không có chỗ, cùng khắp thời gian thì không có lúc. Nếu có chỗ nên không cùng khắp không gian, có lúc thì không cùng khắp thời gian. Vậy, đã cùng khắp nên không thể nói tâm mình ở đâu, vì chỗ nào cũng có.

Như ánh sáng nhiều cây đèn đều cùng chung một ánh sáng, không có hai ánh sáng. Ánh sáng nào là cây đèn số 1, ánh sáng nào thuộc cây đèn số 2… không thể chỉ ra, vì ánh sáng cùng khắp không gian thì không có chỗ. 

Ở đây có mấy trăm người cũng cùng chung một bản thể Phật tánh, không thể hai Phật tánh; cho nên nói Phật tánh bất nhị, không có chỗ để chỉ; vì tâm của người nào cũng cùng khắp không gian thời gian, tuy chưa kiến tánh vẫn cùng khắp vậy.

Ánh sáng cùng khắp thì sự tương đối tiêu diệt, tương đối là có và không. Nếu có ngã thì quý vị chỉ ánh sáng nào thuộc cây đèn số 1 của ta? Chỉ ra thì có ngã mới thành lập được. Nếu không có ngã thì quý vị chỉ chỗ nào không có ánh sáng đèn số 1 của ta? Chỉ ra được nói là vô ngã. Có ngã và vô ngã đều không thể chỉ ra, vì ánh sáng cùng khắp không gian, nên có ngã và vô ngã đều không có.

Ở Việt Nam, có người lập ra ngồi thiền không đúng theo tông chỉ của Tổ sư dạy, có người dùng câu danh hiệu Phật để đè nén vọng tưởng, có người dùng niệm chú để đè nén vọng tưởng; tối ngày niệm Phật và niệm chú để đè nén vọng tưởng, ban đầu đè nén thấy thanh thanh tịnh tịnh, thấy trong tâm nhẹ nhàng rất khỏe; nhưng tu đến mức cao, có người tu được thần thông thường có 3 kết quả: ói máu, phát điên và phá giới. Vì tạm thời đè nén vọng tưởng tham, sân, si, chứ không phải tiêu hết.

Theo vật lý, đè mạnh chừng nào thì phản lực mạnh chừng nấy, như đánh banh mạnh vào tường thì dội lại mạnh. Đè nén lâu ngày thấy trong người khỏe, nhưng lâu ngày có sức cao thình lình phát lên không khống chế được, có người bị ói máu, có người phát điên, có người phá giới. Cho nên, mình muốn tu thiền nào phải đúng theo tông chỉ của thiền đó, đừng có tự mình lập ra đường lối tu thì rất nguy hiểm.

Có người hành đạo, mình phải phân biệt chánh tà; như chấp thật là tà, phá chấp thật là chánh; chấp ngã là tà, phá chấp ngã là chánh. Chánh pháp luôn luôn phá ngã chấp, nếu không phá ngã chấp, người nào tu theo ngã chấp đến mức cao thì sẽ có 3 kết quả trên.

Hỏi: 

Mỗi lần nghe kinh là con muốn khóc, không biết tại sao?

Đáp:

Mỗi lần nghe kinh có cảm xúc, kinh dạy cho mình tu giải thoát; mình không có hoàn cảnh để tu giải thoát cũng có thể khóc. 

Ngài Lai Quả nói “thấy người ta chết thì lòng tôi nóng như lửa, không phải nóng vì người khác mà vì mình”. Bởi không biết ngày nào chết đến mình, có thể đêm nay, ngày mai chết; nhưng sau này rồi sẽ chết. Có người nghe bác sĩ nói mình có bệnh ung thư sáu tháng hay một năm phải chết, sợ quá; sự thật sanh ra con người là bị bệnh ung thư, vì sanh ra rồi đợi chết, không biết ngày nào chết; nhưng một ngày nào đó sẽ chết.

Cho nên, Phật dạy trước khi chết phải giải quyết cái chết đó, phải biết tại sao chết? Tại sao mình không làm chủ cái chết? Mình sợ chết thì phải làm chủ cái chết mới được. Nếu nói là ta thì ta phải làm chủ cho ta chứ! Phật Thích Ca muốn mọi chúng sanh đều làm chủ cho ta. Muốn làm chủ cho ta thì biết ta là cái gì? Cái ta chân thật không biến đổi mới là chân thật của ta, còn biến đổi tự nhiên phải sanh rồi chết.

Tham thiền là phát hiện tồn tại chân thật của ta vĩnh viễn không có biến đổi, thì sanh diệt là thừa, vốn không có sanh tử, như Bát Nhã Tâm Kinh nói.

Hỏi:

Làm sao thấy được linh hồn sống lại kiếp sau?

Đáp:

Linh hồn theo thể xác này biến đổi, không phải là sự chân thật của ta.

Có một ông già bệnh sợ chết, hỏi: nếu tôi chết rồi đem đi thiêu rồi linh hồn ra sao?

Tôi nói: nhà Phật không nhìn nhận linh hồn.

Tôi giải thích nhiều nhưng ông không hiểu. Tôi hỏi: ông có chiêm bao không?

Ông ấy nói: có.

Tôi nói: thân của ông nằm trên giường ngủ thấy chiêm bao, thân trên giường không phải là thân chiêm bao phải không?
Ông ấy đáp: phải.

Tôi nói: thân chiêm bao tiếp xúc với thế giới chiêm bao, tiếp xúc cái tách, cây viết, cái bàn… đều có thật chất, tiếp xúc nóng lạnh biết nóng lạnh, luôn cả thân chiêm bao bị người ta đánh cũng biết đau; giả sử trong chiêm bao có thiện tri thức giải thích: cái tách, cái bàn, cây viết… đều không thật; luôn cả thân chiêm bao của ông cũng không thật, thân chiêm bao không tin nổi. Tại sao? Nói không thật sao tiếp xúc cái nào cũng có thật? Thân tôi không thật sao người ta đánh tôi biết đau? Nếu trong chiêm bao tỉnh dậy tự mình chứng tỏ những cái thật hồi nảy không còn, luôn cả thân chiêm bao tìm không ra. Thân chiêm bao là linh hồn của ông, lúc chiêm bao thì có nhưng thức tỉnh không có.

Tôi đang thuyết pháp và các vị đang nghe pháp là ở trong mở mắt chiêm bao, tiếp xúc cái gì cũng có thật. Phật giải thích cái này cái kia đều không thật mà mình không thể tin, nhưng tham thiền đến kiến tánh như ở trong nhắm mắt chiêm bao thức tỉnh, tự mình chứng tỏ, nên gọi là chứng ngộ mới biết chiêm bao là không thật. Chưa thức tỉnh thì ai nói có lý cũng không tin, vì tiếp xúc cái nào cũng thấy thật.

Trong chiêm bao tin là thật, nên trong chiêm bao khóc, khi thức tỉnh thấy còn có nước mắt; trong chiêm bao sợ, thức tỉnh thấy trái tim còn đập mạnh. Người thức tỉnh thấy tất cả không thật chỉ là chiêm bao.

Bát Nhã Tâm Kinh nói “vô ngũ uẩn, vô lục căn, vô lục trần, vô lục thức”, cái nào cũng nói không có, mà mình không tin. Nhưng tham thiền kiến tánh, khỏi cần Phật giải thích, tự mình chứng tỏ, nên gọi là chứng ngộ.

Hỏi:

Tu đến mức độ nào mới có hào quang?

Đáp:

Bây giờ khỏi cần tu cũng có hào quang, nhưng hào quang yếu không sáng. Hào quang yếu nên quỷ sứ bắt được, còn hào quang sáng thì quỷ sứ không thấy mình nên không thể bắt.

Có một vị trụ trì kiến tánh có hào quang rất sáng, thần già lam ở chùa mấy chục năm muốn thấy mặt trụ trì mà không thể thấy được.

Thần già lam hỏi vị tri sự: tôi muốn thấy mặt trụ trì làm sao?

Tri sự nói: dễ mà! Ngày mai ăn cơm trưa, ông đem thùng cơm lật ngược lại rồi sẽ thấy.

Thần già lam làm theo chỉ dẫn của tri sự thì cơm đổ ra lung tung, vị trụ trì thấy vậy lớn tiếng “các ông không biết giữ gìn của thí chủ, làm như vậy là mang tội”, lúc lớn tiếng thì hào quang xuống thấp, thần già lam đến trước đảnh lễ, đảnh lễ xong thì hào quang khôi phục, thần già lam không thấy mặt trụ trì nữa. Ma quỷ còn có hào quang, huống chi con người, ai cũng có hào quang.

Hỏi:

Phật Thích Ca giải được nghiệp chướng của người khác không? 

Đáp:

Phật Thích Ca không thể giải được nghiệp chướng cho người khác, luôn cả cha mẹ của Phật cũng không thể giải được nghiệp chướng. Nếu giải nghiệp được thì không có nhân quả, người nào tạo nghiệp gì phải chịu quả nấy. 

Như ăn no phải tự mình ăn, cha mẹ thương con không thể ăn no giùm cho con. Con có hiếu với cha mẹ cũng không ăn no giùm cho cha mẹ. Cha mẹ muốn no thì cha mẹ phải tự ăn, con muốn no thì con phải tự ăn; không thể ăn giùm cho ai được. 

Cho nên, nghiệp mình tạo mà người khác không thể giải được; nếu giải được nghiệp người khác thì Phật Thích Ca đại từ đại bi giải được hết, bây giờ không còn chúng sanh nữa.

Hỏi:

Thiền tông có nghi để ngộ, Tịnh độ có tín, hạnh, nguyện để đến ngộ. Vậy nghi và tín khác nhau như thế nào?

Đáp:

Pháp môn nào đều cũng phải tin, như Thiền tông có tin 10 phần thì nghi được 10 phần, nên ngộ được 10 phần. Tham Tổ sư thiền có hai căn bản là: tin tự tâm và phát nghi tình. Thiền tông khác với Tịnh độ, Thiền tông có tin tự tâm nhưng phát nghi tình, nghi tình có dấu hỏi; tức là tình trạng nghi không hiểu không biết. Tín, nguyện, hạnh của Tịnh độ thì bộ óc phải biết. Thiền tông dùng nghi tình là cây chổi automatic quét sạch bệnh chấp thật, còn Tịnh độ nuôi tâm chấp thật, nghịch lại chấp có ta là thật, chấp có Phật là thật, có cõi Cực Lạc là thật.

Tịnh độ không có nghi là không có nhân ngộ, vì nghi là nhân, ngộ là quả; cho nên không có nghi thì không có ngộ, phải sanh về Cực Lạc chuyển qua tham thiền phát nghi rồi mới ngộ. Tổ sư thiền bắt bầu tham thiền là phát nghi, chứ khỏi cần sanh về Cực Lạc mới phát nghi. Tông Thiên thai tu tam chỉ tam quán đến mức cao rồi phát nghi.

Chỉ quán thiền là hệ duyên chỉ, tùy duyên chỉ và thể chơn chỉ. Đến thể chơn chỉ thì lúc đó phát nghi. Vậy làm sao phát nghi? Phải có tam quán (không quán, giả quán, trung quán). Ban đầu quán cái tách này là giả, cái kia là giả, tất cả đều là giả; nhưng quán riết tất cả giả không phải thật giả thì quán không, không cũng chẳng phải thật không; rồi quán trung, giả với không là hai đầu, hai đầu còn không có thì chính giữa làm sao có? Trung cũng không thành lập, vậy tại sao? “Tại sao?” là nghi tình, do nghi này mới được ngộ.

Tông phái nào cũng từ nghi đến ngộ, cho đến nhà khoa học cũng từ nghi mà được ngộ. Như học trò làm toán không ra, cứ nghi trong đầu, rồi thình lình nghĩ ra. Pháp thế gian là đi nghiên cứu tìm hiểu, gọi là hồ nghi. Tham thiền là không cho bộ óc đi nghiên cứu, tìm hiểu, để nuôi nghi tình miên mật rồi bùng vỡ, tức là ngộ. Vì vậy, niệm Phật của Tịnh độ khác hơn nghi tình của Thiền tông. Tịnh độ niệm Phật tới vãng sanh chỉ là bất thối (không sụt lui), chứ không phải ngộ.

Hỏi:

Thế nào là thần chú?

Đáp:

Thần chú thuộc về Mật tông, tại sao không dịch thần chú? Vì tác dụng thần chú hơi giống như nghi tình, tức là không cho bộ óc biết; nên không dịch nghĩa, để mình tụng âm mà không biết gì; là giữ được không biết thì bộ óc thanh tịnh, nhưng không có dấu hỏi nên không có nghi, vì thế không thể ngộ. 

Tâm được thanh tịnh lâu ngày phát ra thần thông, người tu Mật tông dễ có thần thông. Nếu dùng thần chú để đè nén vọng tưởng cho đến phát thần thông nhưng vẫn còn nguy hiểm, cho nên muốn tu Mật tông cũng phải đúng tông chỉ Mật tông mới được.

Hỏi:

Thế nào không chấp kinh điển?

Đáp:

Người mù bẩm sinh không thấy mặt trời là dụ cho người chưa ngộ, người mắt sáng là dụ cho người đã ngộ. Người mù không thấy mặt trời, hỏi người mắt sáng “mặt trời như thế nào?” Người mắt sáng diễn tả mặt trời là tròn với nóng, người mắt sáng diễn tả mặt trời thì đúng, nhưng người mù nghe người mắt sáng cho tròn với nóng là mặt trời là sai. Tại sao? Vì thiếu gì đồ tròn với nóng mà cho là mặt trời.

Tôi biết ông Trương, quý vị chưa gặp ông Trương nên không biết; tôi diễn tả thật kỹ về ông Trương cho quý vị nghe, nhưng quý vị gặp ông Trương ở ngoài đường không biết. Vì chỉ nghe lời nói của tôi, không phải đích thân gặp. Khi nào gặp, tôi giới thiệu đây là ông Trương, sau này ở đâu gặp cũng biết.

Cho nên, Phật nói trong kinh điển muốn trị hết bệnh mù của chúng sanh, để tự mình đích thân thấy; không bị lời nói của Phật lừa gạt, chứ đừng đuổi theo lời nói của Phật cho là chân lý. Nếu cho lời nói của Phật là chân lý, ấy là sai lầm. Tất cả tôn giáo khác, giáo chủ ngồi thiền ngộ được có chân lý, tự mình làm giáo chủ để hoằng dương chân lý của mình ngộ. 

Cái ngộ của Phật Thích Ca là vô thỉ (không có sự bắt đầu), không có sự bắt đầu là nghĩa vô sanh (không có sanh khởi). Nếu có sanh khởi thì có sự bắt đầu, cho nên người chứng ngộ là ngộ pháp vô sanh, chứng vô sanh pháp nhẫn. Nếu đã vô sanh thì sao sanh ra chân lý! Có chân lý thì có giả lý, tức có tương đối.

Vì vậy, Phật vừa nói liền phủ định (kiến lập rồi phủ định), cũng như không có tam thừa, mà nói có tam thừa, không có Phật mà nói có Phật, nói rồi tự mình phủ định. Kinh Lăng Già nói “chẳng có Phật nhập Niết bàn, chẳng có Niết bàn của Phật”. Tự mình thuyết pháp, rồi tự mình phủ định, nói “tôi thuyết pháp 49 năm, nhưng chưa từng nói một chữ; ai nói Phật có thuyết pháp, thì người ấy phỉ báng Phật”, rất mâu thuẫn, nhưng sự thật không phải.

Cho nên, ngài Nguyệt Khê nói “chỉ biết kiến lập mà không biết phủ định chẳng phải Phật, nếu chỉ biết phủ định mà không biết kiến lập chẳng phải Phật”, Phật kiến lập rồi tự phủ định. Tại sao? Bởi không kiến lập thì không thể độ chúng sanh, không phủ định để chúng sanh chấp thật thì không thể ngộ. Ngoại đạo căn cứ kinh điển của Phật để công kích không thể được, vì Phật đã phủ định rồi. Phải hiểu theo ý của Phật, chứ không đuổi theo lời nói.

Kinh Lăng Già nói “Phật thuyết pháp chẳng đọa vào văn tự”. Chính Tổ sư thiền là bất lập văn tự (không qua văn tự), không qua văn tự không phải phế bỏ văn tự. Thuyết pháp cũng phải dùng văn tự lời nói để thuyết pháp, nhưng không chấp văn tự lời nói là chân lý, chỉ là phương tiện; Phật nói phương tiện đó là ngón tay chỉ mặt trăng, tất cả kinh điển đều là ngón tay, Phật tánh là mặt trăng; mình phải nhờ ngón tay để ngó mặt trăng, nếu không nhờ ngón tay thì khó thấy mặt trăng. Nhưng bây giờ người học Phật không nhờ ngón tay để ngó thấy mặt trăng, lại nhìn ngón tay, nghiên cứu ngón tay, ở trong ngón tay tìm mặt trăng, cũng như trong kinh Phật tìm chân lý.

Nên kinh Lăng Nghiêm, Phật quở những người đó, nói “những người đó không những không thấy được mặt trăng, cũng không biết ngón tay và không phân biệt được hai tướng sáng tối”. Tại sao? Mặt trăng sáng, ngón tay không sáng, sao lại muốn trong ngón tay tìm mặt trăng? Tức là không hiểu sáng và tối. Ngón tay không phải mặt trăng, mà cho là mặt trăng tức không biết ngón tay, cũng không thấy mặt trăng.

Hỏi:

Phật nói trong kinh Kim Cang “muốn hàng phục vọng tâm hãy dẹp trừ vọng tưởng” tham câu thoại đầu là dẹp vọng tưởng làm sao đến chỗ như như?

Đáp:

Trong kinh Kim Cang đâu nói dẹp trừ vọng tưởng! Trong kinh Kim Cang từ đầu đến cuối đều là nghĩa 3 câu. Nghĩa 3 câu là như thế nào? Phật nói chúng sanh, tức phi chúng sanh, thị danh chúng sanh. Phật nói thế giới, tức phi thế giới, thị danh thế giới. Phật nói đệ nhất ba la mật, tức phi đệ nhất ba la mật, thị danh đệ nhất ba la mật.

Câu thứ nhất chấp chúng sanh là thật chúng sanh, câu thứ nhì là chẳng phải chúng sanh, câu thứ 3 là giả danh; tức là câu thứ nhất chúng sanh là giả danh, cầu thứ nhì chẳng phải chúng sanh là giả danh, câu thứ 3 giả danh cũng là giả danh. Nếu chấp thật giả danh cũng còn có sở trụ.

Lục Tổ nghe Ngũ Tổ giảng kinh Kim Cang đến câu “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” liền ngộ. Vô sở trụ là bản thể của Phật tánh. Tại sao muốn vô sở trụ? Dụ cái tay là bản thể của Phật tánh hoạt bát vạn năng, muốn lấy cây viết, mặt kiến… đều được. Nếu có sở trụ thì hoạt bát vạn năng bị mất, như trụ cây viết thì lấy cái gì cũng không được; nên tay buông cây viết thì lấy cái gì đều được. Tự làm nắm tay, trong tay không có gì thì cái dùng của tay cũng mất, muốn lấy thứ gì không được; vì vậy, nắm tay cần phải buông để khôi phục cái dụng của tay.

Đây là nghĩa vô sở trụ, sanh kỳ tâm là cái dụng. Nếu tâm có sở trụ thì chướng ngại cái dụng, như tay trụ cây viết hay tay tự làm nắm tay. Cho vọng tưởng là thật thì tâm đã trụ nơi vọng, làm sao phá được vọng? Phật nói “vô vô minh”, vốn không có vọng, tại sao còn lấy vọng để phá vọng?

Nghi tình là không biết của bộ óc, nhưng dùng bộ óc không biết thì vô trụ. Tại sao? Không biết có thì không trụ nơi có, không biết không có thì không trụ nơi không có, không biết cũng có cũng không thì không trụ nơi cũng có cũng không, không biết chẳng có chẳng không thì không trụ chẳng có chẳng không; lìa tứ cú là không trụ, do nghi tình vốn là không trụ. Vì không biết nên không trụ, có trụ là phải biết.

Cho nên, giữ được nghi tình là thực hành nghĩa 3 câu của kinh Kim Cang, quét sạch tất cả, quét câu thứ nhất, quét câu thứ nhì, quét câu thứ 3. Tự động quét, khỏi cần khởi tâm muốn quét. Nếu khởi tâm muốn quét thì tâm muốn quét cũng là vọng, nên quét không được.


----o0o---


Nguồn: Thư Viện Hoa Sen

Trình bày: Anna

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2023(Xem: 1112)
Rồi tôi đi sâu vào vườn trầm, đi mãi vào ...rừng trầm để mong tìm những cây trầm đại thụ, và tôi đã gặp bao cao Tăng tu hành tại đây, không chỉ các sư tại Âu Châu mà còn từ Hoa Kỳ, Úc, Canada ...nữa cơ. Các vị đã trao cho tôi bao trầm hương qua lời giảng của quí Sư dựa theo lời dạy của Đức Phật. Những thỏi trầm quí mang tên: Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Bát Nhã, Phổ Môn, Chú Đại Bi, Thập Chú, Thần Chú..v.v..và.v.v.Ôi, nhiều lắm, rồi với thời gian, nếu thành tâm trân quí và nắm giữ những thỏi trầm, thì hương trầm của nó cũng ít nhiều tỏa hương thơm ngát đánh bạt những sú uế mà bụi đời đã phủ lên người chúng ta.
15/03/2023(Xem: 4836)
Từ khi con người bắt đầu quy tụ sống thành nhóm, thành đoàn, và sau này phát triển đông đảo thành cộng đồng, xã hội, quốc gia, người ta đã biết tổ chức phân quyền, đưa ra những nguyên tắc luật lệ chung để mọi người dân sống trong cộng đồng quốc gia phải tuân theo. Những ai phạm tội phá rối trị an sẽ bị đem ra xét xử và trừng phạt theo nội quy luật lệ của quốc gia nơi họ cư ngụ. Có như thế thì mọi sinh hoạt trong cộng đồng xã hội mới giữ được trật tự, đời sống cá nhân mới được bảo đảm an toàn.
23/09/2022(Xem: 2593)
Giáo lý Bốn thánh đế là giáo pháp quan trọng nhất của những người học và tu tập theo lời dạy của Đức Phật. Cho dù chúng ta thuộc truyền thống Nguyên Thuỷ hay truyền thống Đại Thừa cũng đều tu học từ nền tảng giáo pháp này. Trong Bốn thánh đế thì đạo thánh đế gồm 37 pháp và thường được gọi là 37 phẩm trợ đạo. Trong đó thì Bát chánh đạo là căn bản nhất vì “Bát chánh đạo gồm có hữu lậu và vô lậu” (Trong Tạp A-hàm, Kinh Quảng Thuyết Bát Thánh Đạo, số 785 và Trong kinh Trung Bộ III, Đại Kinh bốn mươi, do Hòa thượng Minh Châu dịch).
17/11/2021(Xem: 23815)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
13/11/2021(Xem: 12797)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
03/09/2021(Xem: 6799)
Có những người làm gì cũng hay, viết gì cũng hay. Tôi luôn luôn kinh ngạc về những người như vậy. Họ như dường lúc nào cũng chỉ ra một thế giới rất mới, mà người đời thường như tôi có ngó hoài cũng không dễ thấy ra. Đỗ Hồng Ngọc là một người như thế.
08/10/2020(Xem: 8763)
1- Hãy khoan hồng tha thứ, biết thiện thì làm, tới đâu thì tới. 2- Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. 3- Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn nhịn để vượt qua. 4- Ăn chay, thương người, thương vật, tụng kinh. 5- Việc ác chớ để phạm, điều lành phải nên làm. 6- Thương người cùng thương vật, niệm Phật và tham thiền. 7- Chánh niệm đứng đầu là 3 niệm : Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. 8- "Hằng ngày ăn thịt chúng sanh mà mong giải thoát, điều đó không bao giờ có điều đó được". 9- Mót thời gian để tu, đừng bỏ qua, gặp việc thì làm; rảnh việc thì nhiếp tâm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. 10- Thông minh hiểu biết nhiều, coi chừng không bằng ông già bà lão ăn chay niệm Phật.
01/03/2020(Xem: 13205)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
28/11/2019(Xem: 7903)
Ấn độ là một trong những quốc gia nổi tiếng trên thế giới vì đất rộng, người đông, có dãi Hy mã lạp sơn cao nhất thế giới, có một nền văn minh khá cao và lâu đời, con số 0, số Pi (3,1416...) do người Ấn sử dụng đầu tiên trong toán học, Kinh Vệ Đà đã được người Ấn sáng tạo từ 1800 đến 500 năm trước công nguyên, Ấn Độ là quê hương của đức Phật, hay nói khác hơn đó là nơi đạo Phật phát sinh, ngày nay đã lan tràn khắp thế giới vì sự hành trì và triết thuyết của đạo Phật thích ứng với thời đại. Do đó việcTime New Roman tìm hiểu về Ấn Độ là một điều cần thiết.
17/04/2019(Xem: 5694)
Những pháp thoại của Lama Yeshe là độc nhất vô nhị. Không ai thuyết giảng được như đức Lama. Tự nhiên lưu xuất trong tâm, trực tiếp ngay bây giờ; mỗi lời nói của ngài là một cẩm nang hướng dẫn để thực tập. Tiếng anh của đức Lama rất tốt. Khó có người sử dụng nhuần nhuyễn như ngài. Với tính sáng tạo cao, đức Lama đã biểu hiện chính mình không chỉ qua lời nói, mà còn thể hiện tự thân và trên khuôn mặt. Làm sao để chuyển tải hết sự truyền trao huyền diệu này trên trang giấy? Như đã đề cập ở chỗ khác, chúng tôi trình bày với yêu cầu này cách tốt nhất có thể.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com