Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xem Tranh Sắc Màu Thiền Tông Của Họa Sĩ Phượng Hồng.

21/03/201102:47(Xem: 3035)
Xem Tranh Sắc Màu Thiền Tông Của Họa Sĩ Phượng Hồng.
Mặc dù khai mạc không đúng thời cơ vì trùng hợp với một vụ biểu tình của dân chúng phản đối vụ hai xướng ngôn viên của đài phát thanh VNCR. Tuy nhiên sau đó một ngày tình hình êm dịu thì rất nhiều người đã đến thăm phòng tranh của Phượng Hồng.

Đúng như nhà văn Phạm Quốc Bảo đã nói: Bên ngoài là sự lao xao đời thường, bước vào trong là sự ấm áp, tỉnh lặng của tâm hồn... Phòng tranh được chiếu sáng bởi những bóng đèn nhỏ, phía trước sân khấu là mấy bức tranh vẽ hình Sư Tổ Thiền Tông là Bồ Đề Đạt Ma. Đôi mắt nẩy lửa, phẫn nộ nhìn chúng sanh mê muội nhưng toàn thể bức tranh lại cho ta một cảm giác ấm áp vì nụ cười ẩn hiện nét từ bi của một vị Bồ Tát.
Ngoài ra những bức vẽ khác về phong cảnh mang ẩn ý về những công án Thiền hay triết lý Phật Giáo khiến người ta dễ dàng rung động trước nguồn cảm hứng của tác giả như họa phẩm Tịch Chiếu dùng những tông màu tối kể ca tán cây bồ đề, ẩn hiện trong tàn cây những chiếc lá màu ngọc bích tuyệt đẹp. Hình ảnh Đức Phật Thích Ca Thành Đạo được vẽ thật nhỏ nhưng sáng rực khiến người xem càng lui xa chừng nào lại càng thấy hình ảnh Đức Bổn Sư càng sáng lên chừng đó.
Bức tranh có tên Tỉnh Tại vẽ lại hình ảnh một mặt trời lớn đỏ rực trên nền phông trắng và với vài nét cọ đơn sơ ghi hình ảnh người hành giả nằm vắt chân chữ ngũ, tay gối dưới đầu, an nhiên tự tại trên chiếc thuyền nan trôi ngược dòng luân chuyển của vũ trụ. Ngoài ra còn có rất nhiều bức tranh khác (hơn 70 họa phẩm lớn nhỏ) tùy theo cảm tính của người xem. Có những họa phẩm đã bán mà tính ra có 16 người hỏi muốn mua lại.
Phòng tranh được sự quan tâm của nhiều người vì Phượng Hồng là một huynh trưởng kỳ cựu của Gia Đình Phật Tử. Anh là người sống với triết lý Đạo Phật cũng như từng tu học với các vị Thiền Sư nên nét vẽ của anh rất mạnh, dứt khoát kể cả những họa phẩm vẽ theo lối thủy mạc vốn dĩ hay phải tô đi tô lại nhiều lần. Nhưng nhìn chung xem tranh Phượng Hồng người ta rất dễ dàng nhận thấy tàng ẩn sau bức tranh phong cách phóng khoáng, từ bi của người con Phật.
Sau khi phòng tranh đóng cửa, nhiều nơi đã liên lạc để mượn một số tranh trưng bày tại các nơi có hội họp nhỏ. Họ cho biết: Treo những bức tranh này sẽ khiến những người tham dự dễ dàng cảm thông với nhau vì nét đẹp của cuộc đời luôn luôn có quanh ta, dù chỉ là một bông hoa nhỏ hay một cánh chim non. Vẽ đẹp của nội tâm cũng là điều dễ dàng nhận thấy trong tranh Phượng Hồng.
Như Hòa Thượng Thích Hạnh Đạo trong buổi khai mạc phòng tranh đã nói: Xem tranh Phượng Hồng ta thấy lòng ấm áp....
Cuộc triển lãm được biết do một nhóm huynh trưởng sưu tập và tổ chức như Trưởng Ngô Mạnh Thu, Nguyên Kim và được đông đảo báo chí và hội đoàn bảo trợ.

Nguyễn Ngân.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/10/2023(Xem: 1316)
Tranh của Họa sĩ Phượng Hồng (tập 03)
14/09/2021(Xem: 3680)
Tầm quan trọng của bức tranh nghệ thuật qua phong cảnh và văn hóa truyền thống của Hàn Quốc là gì? Tranh phong cảnh tại Hàn Quốc đã phát triển ra sao? Tranh phong cảnh của Hàn Quốc với những đặc điểm nổi bật như thế nào?
10/07/2020(Xem: 3817)
Tranh minh họa Phẩm Quán Thế Âm trong Kinh Pháp Hoa (Minh họa: Thích Nữ Huyền Linh, Thích Nữ Chúc Tịnh)
06/01/2020(Xem: 3620)
Họa sĩ Caté viết rằng tranh biếm họa là cách ông nhìn thế giới chung quanh, và người xem không cần phải đồng ý với tranh vẽ (You don't have to agree with the contents. It's just my way of seeing the world around me). Tranh “đi ra, đi vô” của ông đã gây sôi nổi trong giới trẻ Việt Nam, Philippines, Thái Lan... Hoàn toàn không vì lợi nhuận nào, nhà báo Nguyên Giác nơi đây thực hiện các mô phỏng này để giới thiệu một cách nhìn đạo vị; trường hợp họa sĩ cho là vi phạm tác quyền, các tranh mô phỏng sẽ được gỡ bỏ kèm lời xin lỗi.
25/11/2018(Xem: 4500)
Dự án viết + vẽ 100 tập Tranh Nhân Quả + Vĩ Nhân. 👍100 tập dự kiến trong 3 năm => 3 tập mỗi tháng. Đây là con số rất quyết tâm mới hoàn thiện được 🔥Mỗi gia đình có 100 tập truyện Nhân Quả Vĩ Nhân sẽ giúp trẻ được đọc và học hỏi từ lớp 1-12. Và từ đó Nhân Cách Đạo đức thấm sâu vào từng học sinh... 🎁Cám ơn 1 số bạn đã và đang ủng hộ quỹ tranh 1 triệu, mua sách trại giam 1 triệu, 350k, 500k.
15/07/2018(Xem: 4692)
Kiệt tác hội họa thức tỉnh con người thế gian: Địa ngục biến tướng đồ, Đạo đức con người ngày càng tuột dốc, để thức tỉnh cơn mê và giáo hóa con người thời hiện đại, từ thời xưa đã xuất hiện một bộ họa có tựa đề: ‘Địa ngục biến tướng đồ’. Đây được coi là một tác phẩm nghệ thuật đánh thức nhân loại. Vào triều đại nhà Đường, có một họa sĩ nổi tiếng được người đời gọi ông là họa thánh đó chính là Ngô Đạo Tử. Thời đó ông được mời vẽ tranh cho chùa Cảnh Vân tại Trường An.
15/12/2017(Xem: 76538)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 120238)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
31/10/2017(Xem: 5750)
Thập bát giới (mười tám giới) là sự phân loại đối với những hiện tượng trong thế giới hữu tình, là quan niệm về vũ trụ và nhân sinh từ trí tuệ siêu xuất của Đức Phật. Đây cũng là pháp tu căn bản của Phật giáo, là con đường đưa đến Giải thoát - Niết bàn.
30/10/2017(Xem: 5467)
Tam Vô Lậu Học
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567