Mặc dù khai mạc không đúng thời cơ vì trùng hợp với một vụ biểu tình của dân chúng phản đối vụ hai xướng ngôn viên của đài phát thanh VNCR. Tuy nhiên sau đó một ngày tình hình êm dịu thì rất nhiều người đã đến thăm phòng tranh của Phượng Hồng.
Đúng như nhà văn Phạm Quốc Bảo đã nói: Bên ngoài là sự lao xao đời thường, bước vào trong là sự ấm áp, tỉnh lặng của tâm hồn... Phòng tranh được chiếu sáng bởi những bóng đèn nhỏ, phía trước sân khấu là mấy bức tranh vẽ hình Sư Tổ Thiền Tông là Bồ Đề Đạt Ma. Đôi mắt nẩy lửa, phẫn nộ nhìn chúng sanh mê muội nhưng toàn thể bức tranh lại cho ta một cảm giác ấm áp vì nụ cười ẩn hiện nét từ bi của một vị Bồ Tát.
Ngoài ra những bức vẽ khác về phong cảnh mang ẩn ý về những công án Thiền hay triết lý Phật Giáo khiến người ta dễ dàng rung động trước nguồn cảm hứng của tác giả như họa phẩm Tịch Chiếu dùng những tông màu tối kể ca tán cây bồ đề, ẩn hiện trong tàn cây những chiếc lá màu ngọc bích tuyệt đẹp. Hình ảnh Đức Phật Thích Ca Thành Đạo được vẽ thật nhỏ nhưng sáng rực khiến người xem càng lui xa chừng nào lại càng thấy hình ảnh Đức Bổn Sư càng sáng lên chừng đó.
Bức tranh có tên Tỉnh Tại vẽ lại hình ảnh một mặt trời lớn đỏ rực trên nền phông trắng và với vài nét cọ đơn sơ ghi hình ảnh người hành giả nằm vắt chân chữ ngũ, tay gối dưới đầu, an nhiên tự tại trên chiếc thuyền nan trôi ngược dòng luân chuyển của vũ trụ. Ngoài ra còn có rất nhiều bức tranh khác (hơn 70 họa phẩm lớn nhỏ) tùy theo cảm tính của người xem. Có những họa phẩm đã bán mà tính ra có 16 người hỏi muốn mua lại.
Phòng tranh được sự quan tâm của nhiều người vì Phượng Hồng là một huynh trưởng kỳ cựu của Gia Đình Phật Tử. Anh là người sống với triết lý Đạo Phật cũng như từng tu học với các vị Thiền Sư nên nét vẽ của anh rất mạnh, dứt khoát kể cả những họa phẩm vẽ theo lối thủy mạc vốn dĩ hay phải tô đi tô lại nhiều lần. Nhưng nhìn chung xem tranh Phượng Hồng người ta rất dễ dàng nhận thấy tàng ẩn sau bức tranh phong cách phóng khoáng, từ bi của người con Phật.
Sau khi phòng tranh đóng cửa, nhiều nơi đã liên lạc để mượn một số tranh trưng bày tại các nơi có hội họp nhỏ. Họ cho biết: Treo những bức tranh này sẽ khiến những người tham dự dễ dàng cảm thông với nhau vì nét đẹp của cuộc đời luôn luôn có quanh ta, dù chỉ là một bông hoa nhỏ hay một cánh chim non. Vẽ đẹp của nội tâm cũng là điều dễ dàng nhận thấy trong tranh Phượng Hồng.
Như Hòa Thượng Thích Hạnh Đạo trong buổi khai mạc phòng tranh đã nói: Xem tranh Phượng Hồng ta thấy lòng ấm áp....
Cuộc triển lãm được biết do một nhóm huynh trưởng sưu tập và tổ chức như Trưởng Ngô Mạnh Thu, Nguyên Kim và được đông đảo báo chí và hội đoàn bảo trợ.
Nguyễn Ngân.
Đúng như nhà văn Phạm Quốc Bảo đã nói: Bên ngoài là sự lao xao đời thường, bước vào trong là sự ấm áp, tỉnh lặng của tâm hồn... Phòng tranh được chiếu sáng bởi những bóng đèn nhỏ, phía trước sân khấu là mấy bức tranh vẽ hình Sư Tổ Thiền Tông là Bồ Đề Đạt Ma. Đôi mắt nẩy lửa, phẫn nộ nhìn chúng sanh mê muội nhưng toàn thể bức tranh lại cho ta một cảm giác ấm áp vì nụ cười ẩn hiện nét từ bi của một vị Bồ Tát.
Ngoài ra những bức vẽ khác về phong cảnh mang ẩn ý về những công án Thiền hay triết lý Phật Giáo khiến người ta dễ dàng rung động trước nguồn cảm hứng của tác giả như họa phẩm Tịch Chiếu dùng những tông màu tối kể ca tán cây bồ đề, ẩn hiện trong tàn cây những chiếc lá màu ngọc bích tuyệt đẹp. Hình ảnh Đức Phật Thích Ca Thành Đạo được vẽ thật nhỏ nhưng sáng rực khiến người xem càng lui xa chừng nào lại càng thấy hình ảnh Đức Bổn Sư càng sáng lên chừng đó.
Bức tranh có tên Tỉnh Tại vẽ lại hình ảnh một mặt trời lớn đỏ rực trên nền phông trắng và với vài nét cọ đơn sơ ghi hình ảnh người hành giả nằm vắt chân chữ ngũ, tay gối dưới đầu, an nhiên tự tại trên chiếc thuyền nan trôi ngược dòng luân chuyển của vũ trụ. Ngoài ra còn có rất nhiều bức tranh khác (hơn 70 họa phẩm lớn nhỏ) tùy theo cảm tính của người xem. Có những họa phẩm đã bán mà tính ra có 16 người hỏi muốn mua lại.
Phòng tranh được sự quan tâm của nhiều người vì Phượng Hồng là một huynh trưởng kỳ cựu của Gia Đình Phật Tử. Anh là người sống với triết lý Đạo Phật cũng như từng tu học với các vị Thiền Sư nên nét vẽ của anh rất mạnh, dứt khoát kể cả những họa phẩm vẽ theo lối thủy mạc vốn dĩ hay phải tô đi tô lại nhiều lần. Nhưng nhìn chung xem tranh Phượng Hồng người ta rất dễ dàng nhận thấy tàng ẩn sau bức tranh phong cách phóng khoáng, từ bi của người con Phật.
Sau khi phòng tranh đóng cửa, nhiều nơi đã liên lạc để mượn một số tranh trưng bày tại các nơi có hội họp nhỏ. Họ cho biết: Treo những bức tranh này sẽ khiến những người tham dự dễ dàng cảm thông với nhau vì nét đẹp của cuộc đời luôn luôn có quanh ta, dù chỉ là một bông hoa nhỏ hay một cánh chim non. Vẽ đẹp của nội tâm cũng là điều dễ dàng nhận thấy trong tranh Phượng Hồng.
Như Hòa Thượng Thích Hạnh Đạo trong buổi khai mạc phòng tranh đã nói: Xem tranh Phượng Hồng ta thấy lòng ấm áp....
Cuộc triển lãm được biết do một nhóm huynh trưởng sưu tập và tổ chức như Trưởng Ngô Mạnh Thu, Nguyên Kim và được đông đảo báo chí và hội đoàn bảo trợ.
Nguyễn Ngân.
Gửi ý kiến của bạn