Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phát biểu của Đại diện UNAOC Chúc mừng Quốc tế lễ Vesak PL 2564

08/05/202015:22(Xem: 3068)
Phát biểu của Đại diện UNAOC Chúc mừng Quốc tế lễ Vesak PL 2564

Phát biểu của Đại diện UNAOC Chúc mừng Quốc tế lễ Vesak PL 2564

(UNAOC High Representative’s Remarks on the International Day of Vesak)

 vesakday-UNAOC

Chư tôn tịnh đức Tăng già đáng kính,

 

Quý đạo hữu Phật tử thân mến,

 

Tôi chân thành gửi lời chúc mừng đến tất cả quý Ngài, quý đạo hữu Phật tử vào dịp kỷ niệm Quốc tế lễ Vesak PL. 2564 (2020), trân trọng tri ân quý Ngài và quý đạo hữu Phật tử vì đã tổ chức sự kiện trọng đại này, nơi chúng ta kỷ niệm những kim ngôn khẩu ngọc quý báu về hòa bình, từ bi, trí tuệ và khiêm tốn của Đức Phật, ngày nay có liên quan đến hơn 2.500 năm trước. Trong những trường hợp bình thường, chúng ta sẽ kỷ niệm Quốc tế lễ Vesak tại Hội trường Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, thành phố New York, Hoa Kỳ, như chúng ta vẫn thường thực hiện, đây là sự kiện thường niên của Liên hợp quốc kể từ năm 1999 khi Đại hội đồng thông qua nghị quyết 54/115 về việc kỷ niệm Ngày Quốc tế VESAK hàng năm nhằm ghi nhận đóng góp của Phật giáo, một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, đối với đời sống tâm linh của con người, cũng như đối với nỗ lực chung của cộng động quốc tế vì hòa bình, hợp tác, hòa hợp và phát triển.

 

Nhưng đáng buồn thay, bởi đại dịch Covid-19 đầy hiểm ác này, đã làm cản tiến bước của sự kiện trọng đại thường niên này. Chúng ta đang đối đầu với một kẻ thù đang tấn công người dân một cách vô tội vạ, ở khắp mọi nơi bất kể tôn giáo, tín ngưỡng chủng tộc, giới tính hay sắc tộc của họ. Nghịch lý thay, các phản ứng toàn cầu đối với cuộc khủng hoảng này đã bị phân biệt đối xử và không tương xứng. Nhiều cộng đồng dễ bị tổn thương đã bị bỏ lại phía sau, nghèo đói, thiếu thốn và đơn phương phấn đấu vì cuộc sống và sinh kế của họ.

 

Chúng ta thấy mọi người quay vào trong thay vì tiếp cận với người khác.

 

Và chúng ta thấy một cuộc khủng hoảng của sự đoàn kết thay vì đoàn kết trong sự hòa hợp.

 

Đây là nơi chúng ta có thể lấy cảm hứng từ giáo lý từ, bi trí tuệ, tự do, bình đẳng của Đức Phật.

 

Kỷ niệm Ngày Quốc tế lễ Vesak linh thiêng, cung cấp một cơ hội để suy ngẫm về trí tuệ vượt thời gian của Đức Phật. Xuất thân từ một Thái tử, sống trong cung vàng điện ngọc, thuộc dòng dõi quý tộc hoàng gia, thế mà Ngài đã vượt lên trên lợi ích bản thân, và đi vào thế giới tâm linh để giúp vượt qua đau khổ của con người. Thông điệp cốt lõi của Ngài là về chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ với lòng khoan dung, vị tha, từ bi, bác ái.

 

Đây là những đức tính có thể đóng vai trò là nguồn cảm hứng cho tất cả chúng ta – đặc biệt tại Liên minh các Nền văn minh Liên hợp quốc (UNAOC), nơi chúng tôi phấn đấu mỗi ngày để xây dựng một thế giới hòa bình, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Chúng tôi đã tạo ra một nền văn minh toàn cầu, để đối thoại trên toàn bộ đức tin, và chúng tôi củng cố nó thông qua Lực lượng Đặc nhiệm của Cơ quan Liên Hợp Quốc về Tôn giáo và Phát triển mà chúng tôi đồng chủ trì với Văn phòng Cố vấn đặc biệt về việc ngăn chặn Diệt chủng và Ban Thư ký của UNFPA.

 

Điều này phù hợp với giáo lý của Đức Phật về sự bình đẳng cơ bản của tất cả mọi người bất kể địa vị, hoàn cảnh hay đặc điểm.

 

Những giá trị tương tự được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc. Phấn đấu sự tôn trọng các quyền tự do cơ bản của con người,  không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến và các quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, giống nòi hay các tình trạng khác. . . bao gồm những nguyên tắc cơ bản mà chúng tôi làm việc để đáp ứng các mục tiêu đầy hy vọng của chúng tôi. Và đó là lý do tại sao chúng ta phải củng cố chúng mỗi ngày, ở mọi nơi.

 

Đức Phật cũng đã dạy chúng ta về Tứ vô lượng tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả”, bốn đức tính tiềm tàng trong lòng mỗi người chúng ta. Giàu có sang cả hay nghèo khổ cơ hàn, dù thông minh trí tuệ hay đần độn dốt nát, dù béo hay gầy, cao hay thấp, xinh đẹp hay xấu xí, mạnh mẽ hay yếu đuối, dù điếc dù đui, dù câm, dù ngọng: Tứ vô lượng tâm có sẵn trong lòng chúng ta cả. Nói cách khác, chúng ta nên học cách sống bình an, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, tha thứ, yêu thương và mang lại niềm an lạc và hạnh phúc đến với người khác.

 

Cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc  thứ ba (ông U Thant, người Myanmar) đã chia sẻ về nghiệp chướng, nguyên tắc rằng mọi hành động đều có liên quan đến nhân quả báo ứng.

 

Ông đã nói điều này, và được lặp lại trong lời kêu gọi của Hiến chương Liên Hợp Quốc về việc các quốc gia cùng hài hòa với nhau, cùng chung sống trong hòa bình.

 

Ông nói thêm rằng, khi chúng ta hành động với từ bi tâm và sự tôn trọng, các vấn đề quốc gia và quốc tế, “sẽ rơi vào viễn cảnh và trở nên dễ giải quyết hơn”.

 

Tôi tin điều này là rất chính xác.

 

Vì vậy, vào dịp kỷ niệm Quốc tế lễ Vesak, chúng ta hãy đổi mới cam kết, sẽ hài hòa bên nhau cùng chung một Nhân loại, thể hiện hảo tâm và từ bi tâm với những người dễ bị tổn thương nhất, và thực sự không để một ai bị bỏ rơi, khi chúng ta cùng nhau đối mặt với những thời khắc hỗn loạn và khó khăn này.

 

Kính chúc mừng Ngày Quốc tế lễ Vesak,

 

Ngày 7 tháng 5 năm 2020

 

Đại diện cấp cao của Liên minh các Nền văn minh Liên hợp quốc (UNAOC)

 

       (đã ấn ký)

 

Miguel Moratinos
Miguel Moratinos

Thích Vân Phong dịch

(Nguồn: the united nations alliance of civilizations, unaoc)

 

Bản gốc Anh ngữ:

 

Remarks by
Mr. Miguel Moratinos
The High-Representative for the United Nations Alliance of Civilizations
On the International Day of Vesak
7 May 2020

 

Venerable monks,

Distinguished religious and spiritual leaders,

 

I wish to extend my congratulations to all of you celebrating Vesak Day and to thank you for organizing this event where we commemorate Lord Buddha’s teachings of peace, compassion, humility, and wisdom which is more relevant today as they were over 2,500 years ago. In normal circumstances we would be celebrating Vesak Day at the UN General Assembly hall as we always did since 1999 when the Member States adopted resolution 54/115 recognizing the Day of Vesak and acknowledging the contribution of Buddhism, one of the oldest religions in the world, to spirituality and humanity.

 

Sadly, the COVID19 pandemic has prevented this annual celebration. We are confronting an enemy that is attacking people indiscriminately everywhere regardless of their religion, belief, race, sex or ethnicity. Paradoxically, global responses to this crisis has been discriminate and disproportionate. Many vulnerable communities had been left behind, destitute, deprived and fighting alone for their lives and livelihoods.

 

We see people turning inwards instead of reaching out to others.

 

And we see a crisis of solidarity instead of unity.

 

This where we can draw inspiration from Buddha’s teachings.

 

The sacred Day of Vesak offers an opportunity to reflect on the timeless wisdom of Buddha. Born a prince, he rose above self-interest and went into the world to help overcome human suffering. His core message was that of tolerance, empathy and humanism.

 

These are virtues that can serve as an inspiration to us all – particularly at the United Nations Alliance of Civilizations where we strive each day to build a world of inclusive peace, mutual respect and understanding. We created a global platform for dialogue across the faith spectrum and we strengthened it through the UN Inter agency Task Force for Religion and Development which we co-chair with the Office of the Special Advisor for the Prevention of Genocide and the Executive Secretariat of UNFPA.

 

This is in line with the Buddha teachings on the fundamental equality of all people regardless of status, or circumstances, or characteristics.

 

These same values are enshrined in the UN Charter. Non-discrimination and inclusivity are fundamental principles by which we work to meet our ambitious goals. And that is why we must reinforce them every day, everywhere.

 

Lord Buddha also taught us the Four Sublime States which are Kindness or Metta , Compassion or Karuna, Sympathetic Joy or Mudita and Equanimity or Upekha. In other words, we should learn to live peacefully, to sympathize, to share, to help, to forgive, to love, and to bring joy and happiness to others.

 

Former United Nations Secretary-General U Thant talked about karma, the principle that every action has a reaction.

 

He said this is echoed in the UN Charter’s call for countries to live in peace with one another.

 

He also said when we act with compassion and respect, national and international problems “will fall into perspective and become easier to solve.”

I believe this is very true.

 

So on this Day of Vesak, let us renew our commitment to stand together as One Humanity, show kindness and compassion to the most vulnerable and truly leave no one behind as we face those turbulent and difficult times together.

 

Happy Vesak Day.


                                                       

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/05/2012(Xem: 3145)
Trở lại lịch sử cách đây hơn 25 thế kỷ, đức Thế Tôn, vị thầy của nhân thiên đã xuất hiện giữa Trung Ấn Độ để sau này trở thành một bậc Vĩ Nhân...
02/05/2012(Xem: 3409)
Mấy năm nay, mỗi độ hoa Osaka[①] nở rộ trước sân chùa, như báo hiệu, như mừng đón lễ Phật đản lại về. Ngày đức Thích Ca giáng sanh, được kinh điển ghi lại rất vi diệu, dưới cái nhìn thế tục, có đôi phần như thần thoại. Cũng chính vì những hiện tượng ấy quá phi thường, ngoài khả năng hiểu biết của hàng phàm phu; nên khó tin, khó chấp nhận, thậm chí cho rằng đó chỉ là sự thần thánh hóa đức Phật của bậc hậu sanh. Một trong những điều mà chúng ta thường nhắc đến đó là, hình tượng Ngài bước bảy bước, khi mới hạ sanh
02/05/2012(Xem: 7717)
Lớn lên, mang trong mình trái tim thương yêu đạo pháp thiết tha, tôi luôn ghi đậm hình ảnh mùa Phật Đản Phật lịch 2508-1963 đầy tự hào nhưng cũng nhiều hoài vọng...
28/04/2012(Xem: 6253)
Lịch sử Phật giáo nói rằng: Vừa sinh ra, Thái tử Tất Đạt Đa đã đi bảy bước, dưới mỗi bước chân nở một đóa sen nâng gót. Đến bước cuối cùng một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, Ngài dõng dạc cất cao tiếng sư tử hống rồi nói bài kệ:
28/04/2012(Xem: 4253)
Ngày nay Đại Lễ Vesak (Hợp nhất của ba ngày Đản Sinh, Thành Đạo và Nhập Diệt) của Đức Phật đã được Liên Hiệp Quốc công nhận. Trong ngày lễ này, Tổng Thư Ký LHQ, các vị nguyên thủ quốc gia, các giới chức chính quyền cao cấp tại những quốc gia Phật Giáo, hoặc tham dự hoặc gửi điện văn chúc mừng, chiêm bái tự viện, viếng thăm hoặc dâng hoa cúng dường chư tăng ni và Lễ Hội Phật Đản đã được quần chúng tổ chức trang nghiêm, cung kính.
10/04/2012(Xem: 14909)
Đức Phật Đản Sanh qua thi phẩm Ánh Sáng Á Châu của Edwin Arnold - Trần Phương Lan dịch và chú giải
09/04/2012(Xem: 7732)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện giữa cõi đời không ngoài mục đích giải thoát khổ đau cho nhân loại. Từ địa vị thái tử cao quý, Ngài đã giã từ lạc thú trần gian...
29/10/2011(Xem: 8105)
Clip nhạc: Từ Đàm Quê Hương Tôi Nhạc Sĩ Nguyên Thông Ngô Văn Giảng Trình bày: Ni Sư Chúc Hiếu, Ca Sĩ Hương Mơ, Ca Sĩ Thúy Hằng
05/08/2011(Xem: 9219)
Om Mani Padme Hum, The Jewel in the Lotus - The Mantra of Compassion This is the highest Mantra for mankind
29/05/2011(Xem: 3593)
Người Phật tử trên bước đường tu tập hãy kiên trì, tinh tấn, gột rửa thân tâm mình sao cho ngày càng trong sạch, tinh khiết như những đóa sen, vươn lên khỏi bùn nhơ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]