Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ước mơ nhỏ, niềm vui lớn, chuyện của ngày Phật Đản

24/05/201506:27(Xem: 4439)
Ước mơ nhỏ, niềm vui lớn, chuyện của ngày Phật Đản

phat-dan-sanh 
  Chuyện của ngày Phật Đản 
ƯỚC MƠ NHỎ, NIỀM VUI LỚN
Bài viết của Dương Kinh Thành
 

                          Gần một tháng nằm trong bệnh viện, vừa trở về nhà chợt bổng thấy niềm vui vỡ òa, xua tan đi bao nhiêu phiền lụy, lo toan. Niềm vui đó đi ra từ ước mơ  tôi đau đáu hằng mấy chục năm trời nay đã được toại nguyện. Hai ngày qua tôi cứ mân mê niềm vui đó  như muốn chia sớt vào chung niềm  hân hoan kính mừng Phật Đản mà anh em chúng tôi đã và đang  dốc lòng  chung lưng chia sớt.

 

                       Sẽ là lố bịch nếu sự việc bị cho là cường điệu hóa, thật ra niềm vui vỡ òa của tôi ở đây nó chỉ là chiềc dĩa nhựa của hảng Sóng Nhạc ở Sài gòn phát hành vào nữa đầu thập niên 60 thế kỷ trước do một  ngườim bạn vừa sưu tầm được và gởi tặng làm quà ngày ra viện. Trong đó có ghi âm bài hát Phật Giáo Việt nam của nhạc sĩ Lê Cao Phan (1923 – 2014) do giọng ca  Thái Thanh  và ban hợp ca Thăng Long thể hiện và bài A Di Đà Phật của Thẩm Oánh (1916 – 1996) cũng do Ban Thăng Long thể hiện. (Ảnh đính kèm).

 

                    Dia Nhua bai ca Phat Giao VN

 
  Với  bài hát Phật Giáo Việt
Nam chắc rằng giờ đây ai ai cũng đều biết và thuộc lòng  vì nó còn là bài ca chính thức của Giáo Hội Phật giáo hiện hành. Từ sau những năm 80 thế kỷ trước, khi văn nghệ Phật giáo được  hồi sinh, người ta đã được thưởng thức  rất nhiều bài hát này với nhiều cách hòa âm, phối khí khác nhau và với  hệ thống âm thanh  tiên tiến nhất.

 

                         
Le Cao Phan-2Nhạc sĩ Lê Cao Phan (xem tiểu sử)

Ca Si Thai Thanh-1a
Ca Sĩ Thái Thanh (xem tiểu sử)


Tôi vẫn  luôn âm thầm đi tìm và chỉ để nghe lại  bài hát này do chính giọng ca của cô Thái Thanh và Ban Thăng Long, vì nó gắn liền với tuổi thơ  tôi  đến khi trưởng thành trong màu áo đạo. Ngày đó chỉ nghe được qua sóng phát thanh vào mỗi chiều thừ sáu hàng tuần lúc 17 giờ với chương trình “Tiếng Chuông Chùa” và nhất là vào những ngày lễ Phật Đản, trong suốt hơn một tuần cứ sau mỗi bàn tin tức đầu giờ là bài A Di Đà Phật của Thẩm Oánh được vang lên.

 

                                Mãai hơn 40 năm  trời giờ đây mới được toại nguyện. Bây giờ  không có máy  hát đĩa  chạy bằng kim, phải nhờ anh em  trong các phòng thu  sang qua CD mới có thể nghe được. Ban đầu có hôi hụt hầng vì  chất lượng âm thanh  roạt roẹt  đặc trưng của dĩa nhựa xài bằng kim này vì đã quá quen với âm thanh  điện tử  hiện đại. Tuy nhiên vì nó là kỷ niệm  ao ước mong tìm nên nghe đi nghe lại mãi để được sống trong niềm hoài niệm vô biên của những ngày Phật đản  năm xưa huy hoàng ở đất  Sài thành này.

 

                        Tôi thường tâm sự với anh em văn nghệ Phật giáo rằng: chúng ta  đã  có dàn hợp xướng với sự chỉ huy tài giỏi của nhiều  nhạc sĩ lừng danh thể hiện bài Phật Giáo Việt Nam, có âm thanh  hoàn hảo, có dàn nhạc điện tử đa năng, và cả những  bài hợp ca của  GĐPT.v..v…Vì là bài  thuộc thể loại hánh khúc, hợp ca nên nhất thiết phải  bằng số đông, và có những thành công nhất định. Nhưng cũng bài hành khúc  hùng tráng ấy, chỉ mỗi một giọng cô Thái Thanh cất lên đã làm yên lòng  nhiều thế hệ Phật giáo chúng ta một thời gian dài. (đính kèm mp3).

 

Nhạc phẩm Phật Giáo Việt nam

của nhạc sĩ Lê Cao Phan (1923 – 2014) (xem tiểu sử)


Nhạc phẩm A Di Đà Phật của Thẩm Oánh (1916 – 1996) (xem tiểu sử)


HA Ban nhạc PGVN cua Lê Cao Phan_1


                          Khá mệt mõi và muộn phiền trong mùa Phật đản năm nay ở Sài gòn mình, tôi dự định theo anh bạn ngược ra Huế để được hưởng trọn vẹn tinh thần Phật đàn ngày xưa và  cũng đễ  nghiêng mình kính phục 32 chiếc xe hoa ung sung tự tại  nhẹ lăn bánh khắp các  nẽo đường nội ô kinh thành Huế; hoặc xuôi ghe về  miệt vàm kinh rạch miền Tây, tìm đến những bà con Phật tử chơn chất, ủng hộ tinh thấn cho họ tạo dựng truyền thống  “ghe bông Phật Đản” chạy  vòng quanh mấy bờ kênh rạch  còn thơm mùa rạ mới ven hai bên bờ.

 

                          Một anh bạn khác mới  biết đi chùa gần đây thì  vui mừng  khoe rằng thôi đừng đi đâu cho xa, “Ta Tắm ao ta “đi vì sẽ có rước Phật rừ chùa Ấn Quang qua Việt nam Quốc Tự! Anh bạn này vui là đúng, tuy nhiên  chị  Nguyên Ngọc nói  rằng khi nào Phật giáo Quận 3, hay Quận 5,  Quận Huyện khác cùng rước về VMQT từ nhiều hướng khác nhau thì đó mới thật sự là  PG thành phố rước Phật, còn ở chùa Ấn Quang  rước về VNQT cũng cầm bằng là PG quận 10 rước dìa VNQT mà thôi và khoảng cách chỉ vài trăm bước!

 

                          Nghe thật chán ngán, cuối cùng rồi cũng phài đi. Và khi đến những nơi đó, nhất định sẽ mang theo  Bài Phật giáo Việt Nam này để khoe với  mọi người rằng đây là tuổi thơ hạnh phúc nhất của tôi, của những đạo hữu  từng chia ngọt xẻ bùi cùng nhau  trong mỗi mùa Phật đản nơi xứ xa.

 

 

                                                                              DƯƠNG KINHN THÀNH

                                                                                   Mùa Phật Đản xa xứ



Thap Chua Xa Loi
Album Nhạc Tiếng Chuông Chùa


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/05/2019(Xem: 13043)
CD Nhạc Phật Giáo: Tìm của Nhạc Sĩ Phi Long Thích Viên Giác, Trụ Trì Chùa Đôn Hậu, Trondheim, Na Uy; Sao vội thế, Tìm về chốn xưa, Phật là cửa Từ Bi
08/05/2019(Xem: 13897)
CD Nhạc Phật Giáo: Lối Về (Nhạc sĩ Phi Long Thích Viên Giác, Trụ Trì Chùa Đôn Hậu, Na Uy); STT Nhạc phẩm Nhạc và Lời Ca Sĩ 01 Lời giới thiệu Kiều Hải Chuyên 02 Đoá hoa vô ưu TVG - Phi Long Hương Lan 03 Mai về đâu TVG - Phi Long Đình Huy 04 Chuông khuya TVG - Phi Long Mỹ Lệ 05 Chuẩn bị tư lương TVG - Phi Long Khánh Duy 06 Đường về bên ấy TVG - Phi Long Phương Thanh 07 Thuyền Bát Nhã TVG - Phi Long Cẩm Ly 08 Lối về TVG - Phi Long Đan Trường 09 Linh Sơn Hành Khúc TVG - Phi Long Nhóm Trio 666 10 Cành dương liễu tươi mềm TVG - Phi Long Quang Dũng 11 Gương hiếu đạo TVG - Phi Long Thanh Thúy 12 Miên trường TVG - Phi Long Bouner Trinh 13 Tìm về cõi tịnh TVG - Phi Long Đàm Vĩnh Hưng 14 Chuông khuya Hòa tấu Hòa tấu 15 Tìm về cõi tịnh Hòa tấu Hòa tấu
05/05/2019(Xem: 3287)
Nhân dịp đản sanh của Đức Phật, một vĩ nhân của nhân loại, một vị Thầy của hai cõi Trời – Người, cha lành chung cho bốn loại. Gia đình chúng tôi xin chân thành kính chúc quý tăng ni, quý thân hữu một mùa Phật Đản thật an vui, thanh tịnh và tràn đầy hồng ân của Chư Phật, chư vị Bồ Tát. Phật tử Đào Văn Bình và Bùi Thị Ngọc Nga (California)
14/04/2019(Xem: 3343)
Đức Phật hay Đạo Phật, mặc nhiên đã đóng góp sự lành mạnh, và hiện hóa vào trong mọi tầng lớp xã hội loài người, và muôn loài một cách đích thực hơn bao giờ hết, cho dù từ ngàn xưa hay cả đến ngàn sau.
06/03/2019(Xem: 5934)
KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VESAK LIÊN HIỆP QUỐC 2643 (TL:2019 - PL: 2563) Vui thay, Phật ra đời Vui thay, Chùa mọc lên Giữa hỗn độn tơi bời Người tìm phút bình yên
27/02/2019(Xem: 6481)
Clip nhạc: Con Xin Sám Hối - Nhạc Võ Tá Hân - Thơ HT Thích Viên Lý - Trình bày Jessie Thảo Vy
14/12/2018(Xem: 4555)
Trường ca KỆ PHẬT SỬ - Võ Tá Hân phổ nhạc - Ca sĩ: Bảo Yến, Nhã Phương - Bích Hồng - Quốc Dũng & Kim Tuấn
03/11/2018(Xem: 11715)
Nhạc Karaoke: Cảm Ơn Phật, thơ của HT Thích Quảng Thanh, nhạc của Nhạc sĩ Võ Tá Hân; Layout Karaoke clip: Nhạc sĩ Đức Quảng
16/10/2018(Xem: 4045)
Dòng A Nô Ma sóng nhấp nhô bờ lau xanh. Nhìn làn nước biếc, Thích Ca ngài lòng vững bền. Thôi con hãy về để ta vui ánh Vàng. Ta đã quyết tìm Đạo sáng cứu chúng sanh. A Nô Ma vẫn còn nhớ ghi gương sáng ngời. Chúng ta giờ đây nguyện theo Đức từ bi.
25/07/2018(Xem: 7773)
Nhạc Niệm Danh Hiệu Bồ Tát Quan Thế Âm, giọng niệm: Sư Cô Thích Nữ Chúc Hiếu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]