Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mạn đàm về "bảy bước"

02/05/201214:39(Xem: 3421)
Mạn đàm về "bảy bước"
MẠN ĐÀM VỀ "BẢY BƯỚC"
Tỳ kheo Nguyên Các

mandambaybuoc-nguyencacMấy năm nay, mỗi độ hoa Osaka[①] nở rộ trước sân chùa, như báo hiệu, như mừng đón lễ Phật đản lại về. Ngày đức Thích Ca giáng sanh, được kinh điển ghi lại rất vi diệu, dưới cái nhìn thế tục, có đôi phần như thần thoại. Cũng chính vì những hiện tượng ấy quá phi thường, ngoài khả năng hiểu biết của hàng phàm phu; nên khó tin, khó chấp nhận, thậm chí cho rằng đó chỉ là sự thần thánh hóa đức Phật của bậc hậu sanh. Một trong những điều mà chúng ta thường nhắc đến đó là, hình tượng Ngài bước bảy bước, khi mới hạ sanh.

Điều đó có đúng không?

Không đúng. Nếu người đó như chúng ta, chỉ là những con người với đầy tham sân si, đang vì những mục đích vật chất tầm thường mà không ngừng tạo ác nghiệp. Với bậc cao tăng, thánh nhân thì… Sống gần thời với chúng ta nhất là hòa thượng Tuyên Hóa (26/4/1918 – 7/6/1995), lược sử của Ngài có ghi: ‘Thân mẫu Ngài là người ăn chay trường, niệm Phật chẳng hề gián đoạn. Một đêm nọ, bà mộng thấy đức Phật A-di-đà hiện thân, phóng hào quang chiếu sáng khắp thế giới, chấn động thiên địa. Giật mình tỉnh giấc, bà ngửi thấy mùi hương kỳ diệu khắp phòng, rồi sau đó hạ sanh Ngài’. [②] Không chỉ thế, cuộc đời Ngài còn là một chuỗi những sự tích, mà người thường chúng ta chỉ có thể nghĩ ‘đó là sự thật ư?’. Thế những điều đó có hư cấu được không? Có lẽ là không dễ, vì những người cùng thời với Ngài, biết Ngài, biết sự việc sảy ra vẫn còn; tức nhân chứng sống còn nhiều, sao ‘bịa’ được. Vậy, cuộc đời của một vị cao tăng đương đại, còn có những điều kỳ diệu như thế, chư Phật, Bồ tát hạ sanh chẳng lẽ không bằng sao?!

Các hiện tượng diệu kỳ của đất trời, hay chư thiên chúng tiên nữ chào đón bậc xuất thế ra đời, cũng như những biểu hiện phi thường của Thái tử, được ghi trong: Dị Xuất Bồ Tát Bản Khởikinhquyển một, Tu Hành Bản Khởikinh, Đại Bổn kinh, Quá Khứ Hiện Tại Nhân Quả kinh quyển một, Thái Tử Thụy Ứng Bản Khởi kinh quyển một, v.v... Trong những bài kinh mà người viết tìm được, đều có nói, khi xuất thai, Thái tử liền bước bảy bước, còn mỗi bước đều có hoa sen nâng gót, không phải các kinh đều có ghi. Dù có hoa sen dưới mỗi bước chân Ngài hay không đi nữa, việc một trẻ sơ sinh, vừa lọt lòng mẹ mà tự bước đi được, quả là không thể tưởng tượng!!! Đến đây, có lẽ không ít người cho rằng những điều ấy, từ cổ chí kim, đều do lòng kính trọng đức Phật thái quá, mà tạo ra những điều ‘phi lý’ như thế. Xin thưa, những điều ấy được ghi chép trong kinh điển, người viết chỉ y kinh mà nói. Vậy các bạn cũng có thể đặt câu hỏi, những kinh điển ấy có đáng tin không? Điều này, với kiến thức nông cạn, đường tu chưa tới đâu, nên người viết không dám hý luận.

Hiện tượng Thái tử bước bảy bước, trong kinhQuá Khứ Hiện Tại Nhân Quảnói rất rõ, không người dìu đỡ, Thái tử tự bước đi; những kinh khác, không nói rõ có người đỡ bước hay không. Vấn đề này, chúng ta thử nhìn từ góc độ khác xem. Dù không có ‘Người’ nhưng chư Thiên, cùng chúng Tiên nữ có thể làm việc đó, tức đỡ Thái tử bước đi. Như thế, chúng ta không cảm thấy ‘hoang đường’. (Đây chỉ là sự suy luận của người viết)

Các bạn đừng nói là không tin có chư Thiên nhé. Trong lục đạo luân hồi: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la, người và trời; chúng sanh ở cõi trời, chúng ta thường gọi là chư Thiên, chư Tiên hay Thần tiên chung chung. Gồm: dục giới, tức thế giới của chư thiên mà còn tính dục và thích ăn ngon mặc đẹp; sắc giới, chư thiên cõi này đã dứt mọi dục vọng, không còn hình tướng nam nữ, không cần ngữ ngôn thể hiện; vô sắc giới, nghĩa là không còn bất cứ hình tướng nào (vô sắc), chỉ có thọ tưởng hành thức tạo thành thế giới ấy. Thế thì việc chư Thiên đến nghinh đón bậc sẽ chấm dứt sanh tử trong đời này, có gì là hoang đường. Hơn nữa, chúng sanh được sanh về Thiên giới phải tu thập thiện, tứ thiền, bát định; hoan hỷ tán thán phật sự, dùng thiên hoa thiên hương, anh lạc trân châu… cúng dàng chư Phật. Nên khi thiên chúng xuất hiện có các vầng sáng sắc đẹp, hay có mùi hương thanh khiết, cũng không phải không thể. Vậy, việc Thái tử khi mới ra đời đã bước đi, chúng ta có thể nói có sự giúp đỡ của thiên chúng cũng được.

‘Bảy bước’ - sao không phải là con số khác? Nói đến số bảy, không biết do trùng hợp ngẫu nhiên hay có huyền cơ nào đó mà: trong hệ mặt trời có bảy hành tinh (thiên thể, sao…) mà từ trái đất mắt thường chúng ta có thể thấy được (Sun - Mặt Trời, Moon - Mặt Trăng, Mars - Sao Hỏa, Mercury - Sao Thủy, Jupiter - Sao Mộc, Venus - Sao Kim, Saturn - Sao Thổ); đồng thời ứng với bảy ngày của tuần. Cầu vồng có bảy sắc (đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím); nhạc cũng chỉ có bảy nốt (đồ, rê, mi, pha, son, la, si); mùi vị chính cũng bảy (chua, cay, mặn, ngọt, đắng, chát, nồng).v.v. Vậy, bảy bước đi của đức Phật khi mới đản sanh có ý nghĩa gì? Cũng đã có nhiều bài viết bàn về vấn đề này, ở đây người viết chỉ trình bày kiến giải của mình. Đức Phật có tuyên ngôn rằng, sẽ chấm dứt sanh tử luân hồi trong bao kiếp, ngay tại lần tái sanh này. Mà chúng sanh theo nghiệp lực đã tạo tác, trôi lăn trong sáu nẻo. Sáu nơi ấy, khổ sướng khác nhau, nhưng đều còn ‘khổ’, do còn vô minh, tức chưa thực nghiệm được bản chất của sự vật sự việc (như thật tri kiến). Thế nên, thái tử đã bước thêm một bước nữa, để thoát sáu nẻo ấy. Bằng con đường: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát Thánh đạo, cũng là con số bảy. Và, bước đi bằng các pháp như thế, là bước đi tự tại, ‘dạo chơi’ ngoài ba cõi, không bị chi phối bởi sáu cảnh vô thường.

Trong cuộc sống, có rất nhiều điều chúng ta không thể kiểm chứng được, khoa học cũng chưa tìm ra giải đáp. Đức Phật Thích Ca là nhân vật lịch sử, cuộc đời Ngài có vô vàn điều phi thường. Mà vĩ đại nhất là, Ngài đã chứng ngộ giải thoát, và đem pháp ấy truyền dạy cho chúng sanh. Còn các hiện tượng mà chúng ta chưa lý giải được, chúng ta có thể coi đó huyền thoại, vì “cái gì đã thành lý tưởng thì cũng thành huyền thoại. Những nhân cách lý tưởng, là những nhân vật huyền thoại. Người dù hoàn thiện nhân cách mẫu mực thế nào đi nữa, cũng chỉ là nhân vật của xứ sở và thời đại nhất định nào đó. Chỉ có nhân vật huyền thoại mới vượt ngoài không gian và thời gian, để làm mẫu mực cho xứ sở và mọi thời đại.[③]

Vĩnh Nghiêm, tháng 3 năm 2012

Nguồn: Tuyển tập Tri Thức Phật Giáo số 05



[①] hay còn gọi hoa Bọ Cạp vàng hay hoa Nữ hoàng.

[②] Trích từ website Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới:

http://www.drbachinese.org/online_reading/drba_others/vmsj/sj1-photos.htm#sj11

[③] Tuệ Sỹ, Du Già Bồ Tát Giới, Nxb Phương Đông, 2010, tr. 47.

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2011(Xem: 2731)
Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sanh của Đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng năm dương lịch.
10/04/2011(Xem: 3580)
Trong Kinh Pháp Cú, Phật nói rằng: “Có 4 cái hạnh phúc chân thật, đó là hạnh phúc thay chư Phật giáng sinh”, bởi vì nơi nào mà có chư Phật giáng sinh thì nơi đó sẽ mang lại nguồn lợi ích, an lạc, hạnh phúc cho chư thiên và loài người. Tại sao chúng ta gọi là ngày giáng sinh hoặc đản sinh? Đản có nghĩa là vui vẻ, hân hoan, lợi ích cho nên ngày đức Phật sinh ra đời là ngày làm cho người hân hoan, vui vẻ. Đó là nguyên nhân mà mỗi mùa Phật Đản những người con Phật chào mừng ngày đức Từ Phụ ra đời với tinh thần thương yêu, hòa ái. Cờ Phật Giáo có 5 màu, và khi xưa người ta làm cờ với quan điểm là 5 màu thể hiện cho 5 châu nhưng về sau địa cầu có tất cả 6 đại châu mà Phật Giáo đều đến và làm cho tất cả xứ sở an ổn, hòa bình.
02/04/2011(Xem: 2972)
Mấy tháng trước ngày cơn đại sóng thần – grand tsunami – vỡ trào quét vào vùng biển Ấn Độ vào năm 2004, tàn phá vùng duyên hải của 12 nước ven biển và giết hại 230 nghìn mạng sống, người ta chú ý đến hiện tượng thiên di của các loài động vật. Những đàn kiến cỏ thầm lặng dắt díu nhau lên núi cao. Những loài dế đất, bọ cát tản mạn về đâu mà càng đêm càng vắng tiếng... Những loài vật càng nhẹ, ăn ít, không tham tàn với đồng loại càng vắng bóng nhiều hơn trong những ngày gần kề cơn đại họa.
28/03/2011(Xem: 2936)
Hàng năm, cứ tháng Tư về là mỗi độ sen hồng lung linh sắc màu được tích tụ sâu trong lòng đất Việt. Một loài hoa có hương thơm nhẹ nhàng tinh khiết, và màu hồng của búp sen non vươn lên khỏi mặt nước như chứa đựng một sức sống mới của kiếp nhân sinh. Sự gắn bó hòa quyện của sen bao đời nay trong tâm trí của người con Phật nói riêng và người Việt nói chung. Sen là biểu tượng của đất nước và khi bàn về triết lý sen là một hình ảnh diễn tả ngôn ngữ giải thoát. Nên 2.555 năm về trước Bồ tát Hộ Minh giáng trần, đem ánh sáng trí tuệ đến cuộc sống này đã đi trên bảy đóa sen[1].
26/03/2011(Xem: 3343)
Kinh Phổ Diệu là một bộ kinh có nội dung đồ sộ, mô tả cuộc đời đức Phật với những thần thông biến hóa, là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh điển Đại thừa...
25/03/2011(Xem: 3203)
Hàng năm cứ vào mỗi độ tháng tư âm lịch là hoa sen bắt đầu nở. Hoa sen nở báo hiệu mùa Phật Đản trở về như để đón mừng Đức Thế Tôn ra đời. Lịch sử kể rằng bà Ma Da, công chúa của một nước láng giềng, là phu nhân của vua Tịnh Phạn nước Ca Tỳ La Vệ, khi có thai, theo phong tục của xứ mình phải trở về quê mẹ để sinh nở. Trên đường về, trong lúc dừng chân nghỉ ngơi tại vườn Lâm Tỳ Ni, hoàng hậu Ma Da đã hạ sinh Thái tử. Khi Thái Tử sinh ra thì được chư Thiên đến nâng đón và tắm rửa. Sau đó, lúc để xuống đất, Ngài đã bước bảy bước và dưới mỗi bước chân là một bông sen nở.
02/03/2011(Xem: 9000)
Một tia sáng bừng lên như ngôi sao năm cánh trong tim anh, tim chị, tim em và trong cả tim tôi...
13/02/2011(Xem: 19748)
Ca Sĩ Gia Huy, Tên thật của Gia Huy là Đặng Quốc Hung. Anh đến Montreal, Canada vào năm 1991 để cùng đoàn tụ với gia đình. Anh hát lần đầu tiên tại vũ trường Chateau Du Parc tại Montreal. Lúc đó, anh hát với ban nhạc Phạm Mạnh Cường để trình bày những tác phẩm như "Máu Nhuộm Bãi Thượng Hải", "Mười Năm Tình Cũ" và "Lambada". Ngay sau lần trình diễn đầu tiên, Gia Huy trở thành một ấn tượng của dân chúng tại Montreal. Anh bắt đầu hát cho một số vũ trường tại địa phương như Bistro Dore, Miss Sai Gòn, và Đêm Sai Gòn. Tuy nhiên, mục đích của Gia Huy là nổi danh ngoài Canada và khuếch trương số khán thính giả đi khắp thế giới.
14/01/2011(Xem: 3661)
Trang Vesak tứ từ rơi bụi đỏ sử triết văn đội chữ, gậy đường khuya đức Phật hiện chân dung sen khiết bạch
13/11/2010(Xem: 7562)
Lời bài hát: Từ Đàm Quê Hương Tôi Tác giả: Nguyên Thông Ca Sĩ Trình Bày: Quang Lê Quê hương tôi miền Trung Sớm hôm chuông chùa nhẹ rung Tiếng muôn đời hồn tổ tiên kiêu hùng Ôi uy nghi bóng chùa Từ Đàm Nơi yêu thương phát nguyện đạo vàng Qua bao giông tố chùa Từ Đàm tôi vẫn còn. Quê hương tôi là đây sớm hôm hương trầm nhẹ bay Vấn vương lời kinh chiều nay với đời Ôi thân yêu bóng Từ Đàm, nơi Bắc Nam nối liền một nhà Tay trong tay quyết vì loài người lầm than. Bóng ai từng đêm đêm về còn nhớ thuở nào đây Câu thề cùng ước nguyện cứu đời Tiếng ai chiều nay u hoài trầm lắng vọng về Theo câu thề nguyện hiến mình cho đời. Ai đi qua miền Trung, khoan khoan ơi người dừng chân Lắng nghe về đây hồn ai u hoài Ôi anh linh bóng chùa Từ Đàm Ôi nơi đây nắng chiều dịu dàng Ai hy sinh cứu đời phũ phàng Từ Đàm ơi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]