Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự Đản sinh của Đức Phật, hoa Anh Đào và Zen

29/05/201105:43(Xem: 3260)
Sự Đản sinh của Đức Phật, hoa Anh Đào và Zen

Mùa Phật đản năm nay diễn ra trong thời gian mà ký ức con người chưa xóa mờ được hình ảnh cuộc thiên tai kinh hoàng xảy ra cho nước Nhật. Kèm với thiên tai đó là sự ô nhiễm phóng xạ ảnh hưởng đến nhiều nước mà nguyên nhân do bàn tay của con người.

"Lòng ấm áp tự nhiên khởi lên khi chúng ta trải qua kinh nghiệm khổ với tất cả những tính chất đẹp đẽ của con tim: tình thương, tâm bi mẫn, lòng biết ơn, sự đồng cảm dưới mọi hình thức. Nó cũng chứa nỗi cô đơn, đau khổ và sợ hãi. Trước khi những tính chất tốt đẹp không bền vững này được làm cho bền vững, trước khi có những thứ khác xen vào, những cảm nhận đến tự nhiên này được thai nghén với lòng lân mẫn, đón nhận và quan tâm. Những cảm nhận mà chúng ta đã cố ý lẩn tránh này có thể làm cho lòng chúng ta mềm lại và chuyển hóa chúng ta. Sự mở lòng ra cho sự ấm áp tự nhiên đôi khi dễ chịu, đôi khi gây khó chịu. Tu tập là không lẩn tránh những cảm nhận không ưa thích khi chúng khởi lên. Qua thời gian, chúng ta có thể ôm ấp chúng như những cảm nhận êm ả của tâm từ và lòng biết ơn chân thật". (Sự Ấm Áp Tự Nhiên).

Qua cuộc thiên tai và nhân tai này, thế giới đã chứng kiến sức sống phi thường của người dân Nhật, cũng như nhìn thấy sự mong manh của một nền văn minh. Đó cũng là dịp để chúng ta chiêm nghiệm tính chất phù du, vô thường của đời sống.

hoaanhdao.jpg

Đời sống ngắn ngủi và mong manh. Thế giới biến dịch vô thường. Được mất, tụ tán là tính chất của thế gian. Cả thế gian như lúc nào cũng lăng xăng tìm chỗ trốn tránh khổ đau, trong vật chất hay trong tinh thần, trong bước chân mò mẫm đi tìm thực tại hay trong trí tưởng tượng mơ hồ để xoa dịu sợ hãi, khổ đau…

Trong khung cảnh đó, hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Đức Phật xuất hiện ở thế gian để xác quyết cho loài người rằng đời là khổ và có con đường chân thật để thoát khổ. Và con đường thoát khổ không phải tìm đâu xa, mà ngay tại nơi đây và bây giờ, trong trái tim của mỗi người.

Đức Phật là người đầu tiên khuyên con người hãy nhìn thẳng vào tính chất của đời sống. Đó là con đường trung đạo, con đường không chạy theo cũng không trốn tránh đời sống, con đường đồng hành với đời sống mà không để bị đời sống nhận chìm. Với đạo Phật, đời sống có chất liệu để cho hoa sen vươn lên bầu trời, có sức đẩy để cho chiếc bè tự do nổi được và vươn ra đại dương. Kinh Pháp Hoa nói rằng tháp Đa Bảo bảy báu nổi lên ngay từ mặt đất này, vô số hằng sa Bồ tát xuất thân ngay từ cõi ta bà này.

Do đó, Khổ, một trong bốn chân lý đầu tiên được Đức Phật nhìn thấy và nói ra, cũng là chất liệu để con người vươn lên. Càng đối diện, càng thấm nhập vào tính chất vô thường, vô ngã của mọi hiện tượng, càng thâm hiểu được ý nghĩa đích thực của đời sống, cũng là lúc con người tiến sâu vào tính vắng lặng của Niết bàn, vào sự ấm áp trong mối tương liên của vạn pháp. Bà Pema Chodron viết:

Đối diện với khổ, với tính chất phù du vô thường của thế gian, cũng là đối diện với chính mình, nhìn thấy chính mính. Nhìn thấy chỉ thật sự là nhìn thấy khi trong và ngoài hợp nhất, khi không có sự xen vào của tâm phân biệt. Đó là trung đạo, là con đường giữa, con đường không nghiêng lệch. Chánh tri kiến là trở về với tâm mình, dừng lại mọi niệm tưởng để thấy được Pháp thân. Chánh tư duy là trở về với tâm mình, dừng lại mọi phân biệt, để tư duy không bị nghiêng lệch. Chánh ngữ là trở về tâm mình, dừng lại mọi hý luận và biết rằng mọi ngôn ngữ đều hàm hồ, khiếm khuyết…

Mọi sự ngăn ngại đều xuất phát từ tâm, mọi chia cắt, phân biệt, mọi gập ghềnh của đời sống đều xuất phát từ tâm. Tâm dẫn đầu các pháp.

Norbert Woehnl.jpg

Dưới con mắt của đạo Phật, sự khổ mà con người cảm nhận khi đối diện với tính chất phù du, vô thường của đời sống, với tiến trình sinh lão bịnh tử, thành trụ hoại không của vạn vật đều phát khởi từ tâm. Những tính chất kia của đời sống vốn không có nội hàm khổ hay vui. Chúng chỉ biến thành khổ hay vui khi được chiếu rọi qua tấm kính của tâm, bám víu hay buông bỏ, chạy theo hay dừng lại. Và nhìn một cách tổng thể, đời sống của con người và của mọi sự vật giống như một lần nhô lên và chìm xuống của một làn sóng. Làm gì có khổ hay vui trong những làn sóng đó.

Với đạo Phật, để thấy được tính chất như thật của đời sống, để giải thoát khổ đau do chính mình tạo ra, con người phải can đảm đối diện với đời sống.

Thường xuyên đối diện với sự đe dọa của thiên tai, sóng gió và núi lửa, người Nhật đã sớm có ý niệm coi đời sống mong manh như những cánh hoa anh đào.

Có người nói rằng trong mỗi tâm hồn của người Nhật đều có những cánh hoa anh đào. Vâng. Trong mỗi con người Nhật đều có bóng dáng hoa anh đào và Zen. Hoa anh đào và Zen bàng bạc trong truyện, trong phim, trong võ đạo, kiếm đạo, hoa đạo, trà đạo, thi đạo… Hoa anh đào và Zen là cái nền mỹ quan của người Nhật, cũng là sức mạnh để người Nhật đối diện và vượt qua tính chất vô thường, phù du, như có như không của thân phận làm người.

Với người Nhật, hoa anh đào được hình dung như những đám mây. Khi hoa nở thì cả không gian như phủ bằng những tầng mây hồng ngun ngút. Mây thì tụ tán phù du, đến đi vô định. Trong một bài hát có tên

"Hoa anh đào hoa anh đào (sakura sakura)" chúng ta đọc được những câu như sau:

Hoa anh đào, hoa anh đào,

Trải dài ngút mắt

Trên núi đồi.

Là sương mù hay là mây?

Thơm ngát trong ánh mặt trời buổi sáng.

Hoa anh đào, hoa anh đào,

Hoa anh đào đang nở rộ.

Hoa anh đào, hoa anh đào,

Xuyên suốt bầu trời mùa Xuân,

Trải dài ngút mắt.

Là sương mù hay là mây?

Là sương mù hay là mây? - Chẳng phải sương mù cũng chẳng phải mây. Là hoa anh đào, là hình ảnh của phù du chóng vánh, tụ tán vô thường. Như mây, như sương, như điện, như chớp.

Tính chất phù du, chóng tàn của mọi hiện tượng trong đời sống đó được thể hiện trong ý niệm mono no aware của người Nhật. Mono no awarelà sự cảm thương trước tính chất vô thường của mọi sự vật, mọi hiện tượng. Cảm thương với tính chất vô thường của cuộc sống cũng là đối diện với tính chất cô đơn của mỗi con người, đối diện với vực sâu thăm thẳm trong tâm của mỗi con người, đồng thời cảm nhận sự kết nối vô cùng với mọi người, mọi sự trong vũ trụ. Và cái đẹp của vô thường là tính chất cảm thương, kết nối này. Hoa anh đào nở ngút ngàn, rồi rơi rụng ngút ngàn. Đứng trước trời đất đó, tâm làm sao không cảm khái với cái vô cùng của không gian và thời gian, với sự biến thiên của đất trời, lịch sử.

Khi hoa anh đào nở rộ cũng là lúc xác hoa bắt đầu trải hồng mặt đất. Ngườ i ta thưởng thức cái đẹp của hoa anh đào bao nhiêu, thì người ta cũng trân trọng với những bước chân dẫm trên những xác hoa. Nở đẹp và tàn cũng đẹp. Chết và sống như nhau. Và thật sự người Nhật đã coi cái chết như lông hồng, như hoa rơi, cũng như đã coi cuộc sống là nơi để vẽ nên một bức tranh đẹp cho cuộc đời, dù đó là cái đẹp u hoài.

Nước Nhật là một trong những nước có nền khoa học kỹ thuất tiên tiến bậc nhất thế giới, có một nền nghệ thuật cũng thuộc loại dẫn đầu thế giới, nhưng dường như tâm hồn của người Nhật là những tâm hồn u hoài. Đọc những tác phẩm của người Nhật, xem những cuốn phim về nước Nhật, chúng ta cảm nhận điều đó. U hoài không phải là buồn khổ mà có thể là một cảm giác như ngài Tsoknyi Rinpoche viết:

"Khi mặt trời lặn ở phương Tây, nếu chúng ta bước ra bên ngoài và ngồi xuống, hướng về phía mặt trời đang lặn, một cảm giác từ bi sẽ khởi lên một cách dễ dàng, tự phát. Đó là thứ tự do với một chút vui, một chút nhạy cảm, một chút buồn. Tất cả đều tự đến. Nếu chúng ta không hoàn toàn mở rộng và tâm không được giải phóng khỏi những điên đảo, nỗi buồn nhẹ nhàng này sẽ không được cảm nhận một cách chân thật, ngay cả không được nhận biết (Nước Từ Bi)".

Và tính chất mono no awarekhông thể thành tựu nếu không có Zen.

Zen phát xuất từ Thiền Đông Độ, tức Thiền của ngài Bồ Đề Đạt Ma được ngài Huệ Năng phổ vào một sức sống thần kỳ tươi mát, truyền vào và phát triển ở Nhật. Và nguồn cảm hứng của Zen là satori.

Satorilà sự bừng tỉnh về tính chất không sinh không diệt, không tăng không giảm của mọi hiện tượng vô thường, và vì vậy satorilà tâm vô niệm trước vô thường. Vô niệm là không khởi tâm, không bám giữ, không trôi theo, cũng không quên lãng.

Rurikou Temple Pagoda.jpg

Zen đã thấm nhập vào đời sống của người Nhật trong hầu hết các ngành nghệ thuật hay đạo. Với sự thức tỉnh, với sự mở ra cho sự kết nối, cảm thông, thương cảm trước những hiện tượng vô thường, những cung bậc tâm hồn trong suốt và nhạy cảm được phổ vào làm nền cho đời sống, nâng những cái tầm thường của đời sống thành nghệ thuật, thành cái đẹp. Cái đẹp của người Nhật là cái đẹp của sự cảm nhận về tính chất vô thường. Đó là chấp nhận vô thường, là wabi-sabi, chấp nhận tính chất phù du của vạn vật.

Với Zen, nhận chân được sự tịch tĩnh của vô thường là bước đầu của ngộ, tức satori. Cái đẹp của người Nhật là cái đẹp chưa hoàn tất, đang đổi thay và không toàn hảo. Đó

là cái đang còn lưu chảy trong dòng vô thường bất tận. Sống và chết, hợp và tan, nở và tàn đều đẹp. Sống và chết đều thơ mộng như nhau. Đến một mình rồi ra đi một mình, như những kiếm sĩ giang hồ, như thi sĩ Haiku Basho. Cô đơn và đối diện với cô đơn. Đó là một sự cô đơn mầu nhiệm, nói như bà Pema Chodron:

"Khi có thể dừng lại ở điểm giữa, trung đạo, chúng ta bắt đầu có một sự kết nối không sợ hãi với cô đơn, một sự cô đơn dịu dàng và mầu nhiệm chuyển hóa hoàn toàn mọi sợ hãi của chúng ta.

Sự cô đơn đó cho phép chúng ta nhìn vào tâm chúng ta một cách trung thực, không vướng ngại. Chúng ta sẽ dần dần dừng lại ý tưởng về mẫu người mà chúng ta nghĩ chúng ta phải là. Chúng ta xả bỏ mọi ý niệm và chỉ nhìn thẳng vào chúng ta với lòng từ bi và con mắt khôi hài. Từ đó, cô đơn sẽ không còn là một sự đe dọa, đau buồn hay trừng phạt.

Sự cô đơn mầu nhiệm không đem đến cho chúng ta bất cứ một sự giải quyết nào, cũng không cho chúng ta một điểm tựa nào. Nó thách thức chúng ta bước vào một thế giới không có điểm quy chiếu. Đó gọi là con đường giữa, trung đạo, con đường thiêng liêng của người chiến sĩ. (Sự Cô Đơn Mầu Nhiệm Pema Chodron)"

Nhiều người cho rằng vì đời sống của người Nhật bị nhiều sức ép nên mức độ tự tử của họ nhiều nhất thế giới, có nghĩa là sự thỏa mãn đối với đời sống của người Nhật thấp hơn sự thỏa mãn về đời sống của người dân các nước khác trên thế giới. Điều nầy có thể đúng. Nhưng như thế không có nghĩa là người Nhật hưởng niềm vui và coi giá trị của đời sống thấp hơn những người dân xứ khác.

Hơn nhiều dân tộc khác trên thế giới, người Nhật đạt đến mức độ cao trong việc tiếp cận, triển khai và thưởng ngoạn cái đẹp của đời sống. Hầu như trong mọi phương diện của đời sống, người Nhật đều nhìn thấy cái đẹp, ngay cả sự chết. Họ biết dừng lại trong vô thường để chiêm ngưỡng đời sống cũng như sự chết.

Có thể nói Basho là một điển hình của tâm hồn Nhật. Ông là tổ của thơ Haiku, một nhà thơ mà cuộc đời gắn liền với những cuộc hành trình. Chứng kiến bao cuộc chia ly, trải nghiệm bao cuộc đổi dời của thế sự và vạn vật, không biết từ lúc nào ông đã nhìn thấy được tính chất chân thật của vô thường, để từ đó, mỗi phút giây của ông là mỗi phút giây mới mẻ, để có lần, nhìn một thác nước từ trên cao, ông reo lên:

chỉ một lần

nơi thác nước

mùa hè vừa đến

Và khi đã một lần nhìn thấy phút giây đó rồi thì mỗi sát na là một đời sống mới, và lúc ra đi cũng nhẹ nhàng như cánh hoa đào rơi trong nắng Xuân. Ông nhuốm bịnh trên đường và từ giã cõi đời này để tiếp tục cuộc hành trình vui chơi nhìn ngắm vô thường ở một thế giới nào đó sau một giấc mơ đẹp:

nhuốm bịnh trên đường lữ khách

tôi mơ cánh đồng khô

đang chạy nhảy.

Thị Giới(Nguyệt San Giác Ngộ- Phật Đản PL.2555, số 182)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2011(Xem: 2711)
Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sanh của Đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng năm dương lịch.
10/04/2011(Xem: 3556)
Trong Kinh Pháp Cú, Phật nói rằng: “Có 4 cái hạnh phúc chân thật, đó là hạnh phúc thay chư Phật giáng sinh”, bởi vì nơi nào mà có chư Phật giáng sinh thì nơi đó sẽ mang lại nguồn lợi ích, an lạc, hạnh phúc cho chư thiên và loài người. Tại sao chúng ta gọi là ngày giáng sinh hoặc đản sinh? Đản có nghĩa là vui vẻ, hân hoan, lợi ích cho nên ngày đức Phật sinh ra đời là ngày làm cho người hân hoan, vui vẻ. Đó là nguyên nhân mà mỗi mùa Phật Đản những người con Phật chào mừng ngày đức Từ Phụ ra đời với tinh thần thương yêu, hòa ái. Cờ Phật Giáo có 5 màu, và khi xưa người ta làm cờ với quan điểm là 5 màu thể hiện cho 5 châu nhưng về sau địa cầu có tất cả 6 đại châu mà Phật Giáo đều đến và làm cho tất cả xứ sở an ổn, hòa bình.
02/04/2011(Xem: 2954)
Mấy tháng trước ngày cơn đại sóng thần – grand tsunami – vỡ trào quét vào vùng biển Ấn Độ vào năm 2004, tàn phá vùng duyên hải của 12 nước ven biển và giết hại 230 nghìn mạng sống, người ta chú ý đến hiện tượng thiên di của các loài động vật. Những đàn kiến cỏ thầm lặng dắt díu nhau lên núi cao. Những loài dế đất, bọ cát tản mạn về đâu mà càng đêm càng vắng tiếng... Những loài vật càng nhẹ, ăn ít, không tham tàn với đồng loại càng vắng bóng nhiều hơn trong những ngày gần kề cơn đại họa.
28/03/2011(Xem: 2912)
Hàng năm, cứ tháng Tư về là mỗi độ sen hồng lung linh sắc màu được tích tụ sâu trong lòng đất Việt. Một loài hoa có hương thơm nhẹ nhàng tinh khiết, và màu hồng của búp sen non vươn lên khỏi mặt nước như chứa đựng một sức sống mới của kiếp nhân sinh. Sự gắn bó hòa quyện của sen bao đời nay trong tâm trí của người con Phật nói riêng và người Việt nói chung. Sen là biểu tượng của đất nước và khi bàn về triết lý sen là một hình ảnh diễn tả ngôn ngữ giải thoát. Nên 2.555 năm về trước Bồ tát Hộ Minh giáng trần, đem ánh sáng trí tuệ đến cuộc sống này đã đi trên bảy đóa sen[1].
26/03/2011(Xem: 3293)
Kinh Phổ Diệu là một bộ kinh có nội dung đồ sộ, mô tả cuộc đời đức Phật với những thần thông biến hóa, là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh điển Đại thừa...
25/03/2011(Xem: 3170)
Hàng năm cứ vào mỗi độ tháng tư âm lịch là hoa sen bắt đầu nở. Hoa sen nở báo hiệu mùa Phật Đản trở về như để đón mừng Đức Thế Tôn ra đời. Lịch sử kể rằng bà Ma Da, công chúa của một nước láng giềng, là phu nhân của vua Tịnh Phạn nước Ca Tỳ La Vệ, khi có thai, theo phong tục của xứ mình phải trở về quê mẹ để sinh nở. Trên đường về, trong lúc dừng chân nghỉ ngơi tại vườn Lâm Tỳ Ni, hoàng hậu Ma Da đã hạ sinh Thái tử. Khi Thái Tử sinh ra thì được chư Thiên đến nâng đón và tắm rửa. Sau đó, lúc để xuống đất, Ngài đã bước bảy bước và dưới mỗi bước chân là một bông sen nở.
02/03/2011(Xem: 8761)
Một tia sáng bừng lên như ngôi sao năm cánh trong tim anh, tim chị, tim em và trong cả tim tôi...
13/02/2011(Xem: 19564)
Ca Sĩ Gia Huy, Tên thật của Gia Huy là Đặng Quốc Hung. Anh đến Montreal, Canada vào năm 1991 để cùng đoàn tụ với gia đình. Anh hát lần đầu tiên tại vũ trường Chateau Du Parc tại Montreal. Lúc đó, anh hát với ban nhạc Phạm Mạnh Cường để trình bày những tác phẩm như "Máu Nhuộm Bãi Thượng Hải", "Mười Năm Tình Cũ" và "Lambada". Ngay sau lần trình diễn đầu tiên, Gia Huy trở thành một ấn tượng của dân chúng tại Montreal. Anh bắt đầu hát cho một số vũ trường tại địa phương như Bistro Dore, Miss Sai Gòn, và Đêm Sai Gòn. Tuy nhiên, mục đích của Gia Huy là nổi danh ngoài Canada và khuếch trương số khán thính giả đi khắp thế giới.
14/01/2011(Xem: 3645)
Trang Vesak tứ từ rơi bụi đỏ sử triết văn đội chữ, gậy đường khuya đức Phật hiện chân dung sen khiết bạch
13/11/2010(Xem: 7504)
Lời bài hát: Từ Đàm Quê Hương Tôi Tác giả: Nguyên Thông Ca Sĩ Trình Bày: Quang Lê Quê hương tôi miền Trung Sớm hôm chuông chùa nhẹ rung Tiếng muôn đời hồn tổ tiên kiêu hùng Ôi uy nghi bóng chùa Từ Đàm Nơi yêu thương phát nguyện đạo vàng Qua bao giông tố chùa Từ Đàm tôi vẫn còn. Quê hương tôi là đây sớm hôm hương trầm nhẹ bay Vấn vương lời kinh chiều nay với đời Ôi thân yêu bóng Từ Đàm, nơi Bắc Nam nối liền một nhà Tay trong tay quyết vì loài người lầm than. Bóng ai từng đêm đêm về còn nhớ thuở nào đây Câu thề cùng ước nguyện cứu đời Tiếng ai chiều nay u hoài trầm lắng vọng về Theo câu thề nguyện hiến mình cho đời. Ai đi qua miền Trung, khoan khoan ơi người dừng chân Lắng nghe về đây hồn ai u hoài Ôi anh linh bóng chùa Từ Đàm Ôi nơi đây nắng chiều dịu dàng Ai hy sinh cứu đời phũ phàng Từ Đàm ơi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]