Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật đã ra đời

29/05/201105:25(Xem: 3043)
Phật đã ra đời
maya

Một mùa Phật đản nữa sắp về, tôi lại được vẽ Phật đản sinh. Ngài đứng trên đài sen, tay phải chỉ trời, tay trái chỉ đất. Tôi không thể nhớ đã vẽ được bao nhiêu bức tranh Phật như thế này. Nhiều lắm! Hình ảnh Ngài đã có sẵn trong đầu, cho nên tôi vẽ Ngài một cách dễ dàng, không cần nhìn vào hình mẫu nhưng không vì thế mà tay cọ vô cảm. Trong lòng tôi vẫn rạo rực một cảm xúc khó tả. Có một ai đó đang nhắc nhở tôi vẽ Phật thật đẹp vào nhé! Có đủ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Tôi vừa lâm râm niệm danh hiệu Ngài, vừa đưa bút tập trung vẽ một hình Phật đẹp nhất.

Khách hàng thuê tôi vẽ lần này là một doanh nhân trẻ, anh rất bận rộn điều hành công việc làm ăn nên thời gian đến chùa học Phật không được nhiều, bù lại, vợ con anh thì rất siêng năng đến chùa. Mấy năm trước đến ngày Lễ Phật đản anh chỉ treo cờ và đèn lồng, nhưng năm nay anh muốn vẽ thêm một bức tranh Phật đản sinh để trang trí trước cổng nhà cho đẹp.

Ở thành phố trẻ này, càng lúc người ta trang hoàng Kính mừng Phật đản tại tư gia cũng như ở chùa ngày càng đẹp hơn. Nhìn đoàn xe hoa khoảng gần 20 chiếc diễu hành trong đêm rằm và hàng nghìn xe máy nối đuôi nhau đủ nói lên sự phát triển của đạo Phật ở nơi đây.

Vị khách vừa ngắm nghía bức tranh tôi sắp sửa hoàn thành những nét vẽ hoa sen vừa tâm sự. Anh báo cho tôi tin vui là cậu con trai của anh bây giờ rất ngoan, cậu đã nghe theo lời bố mẹ thi vào Đại học Kinh tế. Trước đây anh có một chút phiền não về thằng con trai có cá tính, không muốn theo ngành quản trị kinh doanh để sau này nối nghiệp cha. Với lại cậu quý tử này cũng thuộc loại đua đòi theo chúng bạn, chưa biết quý trọng đồng tiền cha mẹ. Một vị sư đã khuyên anh nên an tâm, vì con trẻ như cây non, cần được chăm bón tưới tẩm, nhẹ nhàng uốn nắn khuyên bảo lời dịu ngọt như rót mật vào tai. Sư dạy thêm, trong nhà nên treo một vài câu lời của Thánh hiền để răn dạy con cái, và anh đã thuê tôi viết một số câu thư pháp lên những tấm gỗ hương (một loại gỗ tốt), những câu sau: 1."MẸ - Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc/ Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?". 2. "HIẾU - Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ/ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha". 3. "NHẪN - Một điều nhẫn nhịn/ Bằng chín điều lành". 4. "TÂM – Có tâm tu mãi ngàn năm/ Không tâm tu mãi chỉ là hư không",và thêm vài câu kinh Pháp Cú nữa. Những chữ MẸ, HIẾU, TÂM, NHẪN, được viết nhấn mạnh bằng chữ lớn thếp vàng óng ánh bắt mắt người đọc. Vậy là lời khuyên của vị sư và những bức thư pháp bằng gỗ kia ít nhiều cũng có tác dụng không những với cậu con trai mà những người khác, khi đọc nó cũng được hưởng lợi lạc.

Khách hàng của tôi rất bận rộn với công việc kinh doanh, không có nhiều thời gian để tìm hiểu thêm về đạo Phật, truyền thống tâm linh của gia đình anh, nhưng trong thâm tâm anh đã có niềm tin sâu đậm. Bất ngờ, anh hỏi tôi một câu hỏi khá khó: Tôi nghe nói Đức Phật lúc sinh ra, bước bảy bước trên bảy hoa sen, vậy thì bức vẽ này Đức Phật đứng trên bước sen thứ mấy? Còn một tay chỉ trời và một tay chỉ đất là sao, anh vẽ nhiều chắc biết về điều này?Câu hỏi này, nếu như không biết thì trả lời không biết là xong. Nhưng tôi có biết một chút, nên nhân cơ hội này cũng muốn chia sẻ gieo duyên (những kiến thức này may là tôi đã được đọc rồi). Tôi nghỉ tay, rót trà mời khách rồi từ tốn: "Theo kinh điển, ngay khi Đản sinh, Thái tử Tất Đạt Đa bước đi bảy bước trên bảy hoa sen, rồi dừng lại trên hoa sen thứ bảy. Thái tử Tất Đạt Đa tay mặt chỉ lên trời, có ý nghĩa là phải sống tốt, làm việc phải thì được sanh lên cõi trên Thiên, Nhơn, A Tu La; còn tay trái chỉ xuống đất nghĩa là nếu sống không tốt, làm việc ác thì phải chịu đọa xuống cõi dưới Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh…".

Vị khách có vẻ chưa thuyết phục với câu trả lời của tôi, một "giảng sư" bất đắc dĩ đang tràn đầy cảm xúc vừa vẽ những nét cuối cùng vừa thao thao bất tuyệt với cái giọng khàn khàn như là đang tụng công phu khuya, nhưng vì nể nang nên vị khách vẫn làm ra vẻ chăm chú nghe tôi nói.

Bức tranh đã hoàn thành, khách hàng hài lòng về bức tranh Phật đản sinh và câu trả lời của tôi dù chưa đầy đủ lắm nhưng ít ra cũng giúp cho anh hiểu biết được một chút về đạo Phật, khi treo bức tranh Phật đản sinh, lỡ có ai hỏi thì có thể trả lời.

Khách ra về nhưng cảm xúc vẽ Phật đản sinh vẫn còn dạt dào, tôi ngâm nga câu kệ: "Khó thay được làm người/ Khó thay nghe diệu pháp/ Khó thay được sống còn/ Khó thay Phật ra đời" (Kinh Pháp Cú-182).Bốn điều trên hầu như chúng ta đều đạt được cả. Được làm người, được học Phật, được sống an bình. Chỉ khó thay Phật ra đời, nhưng với tôi, vừa vẽ xong tranh Phật đản sanh nên Phật đã ra đời rồi.

LÊ ĐÀN
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/05/2016(Xem: 6088)
Clip nhạc: Chắp Tay Niệm Phật, thơ của Tuệ Nga, Nhạc của Quý Luân, Ca Sĩ Mai Thiên Vân trình bày
12/05/2016(Xem: 3573)
Sáo: Cửa Phật Từ Bi - Mạnh Hùng - Đêm văn nghệ mừng Phật Đản 2016 - Chùa Địa Tạng, Hà Nam
11/05/2016(Xem: 6598)
Nhạc phẩm: ĐÊM CẦU NGUYỆN -Ý thơ: Nhất Hạnh - Nhạc: Đức Quảng - Hòa âm: Hoài Phương - Tiếng hát Thanh Phong - Khánh Vân - Video karaoke: Music GĐPT Productions 2015
15/04/2016(Xem: 7383)
Nhạc phẩm: NHỊP VUI KHÁNH ĐẢN - Tác giả: Trần Tâm Hòa - Phối âm: Tâm Trí Quang Vui -Ca đoàn A Dật Đa.
14/04/2016(Xem: 6336)
NHẠC KỆ TẮM PHẬT - Lời Sám mộc dục kim thân - Nhạc Đức Quảng - Hòa âm: Giác An - Ca sĩ Quốc Thắng - Hiếu Ngọc.
10/06/2015(Xem: 10867)
Album Nhạc Phật Giáo: Tìm Về Bến Giác Sáng tác và trình bày: Sư Cô Chúc Hiếu 1. Xuất gia 2. Vu Lan nhớ Mẹ. Sáng tác: Hoàng Duy & H. Mỹ 3. Mẹ là bài Ca Dao. Sáng tác: Phượng Vũ 4. Nhớ mãi lời Cha. Sáng tác: Chúc Hiếu 5. Cha là vầng dương: Sáng tác: Chúc Hiếu 6. Chiều xuân nhớ Mẹ. Sáng tác: Chúc Hiếu 7. Xuân xa quê. Sáng tác: Chúc Hiếu 8. Xuân giác ngộ. Sáng tác: Chúc Hiếu 9. Xuân trong ánh đạo. Sáng tác: Chúc Hiếu 10. Xuân yêu thương. Sáng tác: Chúc Hiếu 11. Tưởng nhớ Thầy. Sáng tác: Chúc Hiếu 12. Thầy là ánh trăng. Sáng tác: Chúc Hiếu 13. Chuyến xe buồn 14. Trái tim bất diệt. Sáng tác: Chúc Hiếu 15. Lời sám hối. Sáng tác: Hàn Châu 16. Kính mừng Phật ra đời. Sáng tác: Chúc Hiếu
24/05/2015(Xem: 10331)
Album Tiếng Chuông Chùa 1. Lời Giới Thiệu - Thanh Thúy 2. Phật Giáo Việt Nam - Nhiều Ca Sĩ 3. Hương Từ Lan Xa - Hà Thanh, Mai Hương 4. Mục Kiền Liên - Thanh Thúy 5. Em Đến Chùa - Lệ Thu 6. Trầm Hương Đốt - Hà Thanh 7. Sám Hối - Thanh Mỹ 8. Kính Mến Thầy - Sơn Ca 9. Bài Phật Đản - Tuấn Anh 10. Tâm Sự Những Người Cài Hoa Trắng - Mai Hương 11. Về Dưới Phật Đài - Trường Thanh 12. Trái Tim Bồ Tát - Thanh Thúy 13. Từ Đàm Quê Hương Tôi - Mỹ Thể 14. Bông Hồng Cài Áo - Thanh Châu 15. Thăm Lại Chùa Xưa - Hà Thành
24/05/2015(Xem: 4438)
Gần một tháng nằm trong bệnh viện, vừa trở về nhà chợt bổng thấy niềm vui vỡ òa, xua tan đi bao nhiêu phiền lụy, lo toan. Niềm vui đó đi ra từ ước mơ tôi đau đáu hằng mấy chục năm trời nay đã được toại nguyện. Hai ngày qua tôi cứ mân mê niềm vui đó như muốn chia sớt vào chung niềm hân hoan kính mừng Phật Đản mà anh em chúng tôi đã và đang dốc lòng chung lưng chia sớt.
22/05/2015(Xem: 43453)
Audio: Thập Bát La Hán, bài giảng của Thầy Nguyên Tạng tại Chùa Linh Sơn, Detroid, Michigan, USA
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]