Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyện tháng tư

27/04/201114:53(Xem: 3791)
Chuyện tháng tư
phat dan sanh2
CHUYỆN THÁNG TƯ
Hạnh Chiếu

Ngày Đức Phật ra đời là một ngày trăng tròn tháng Vesãkha. Không biết Ấn Độ lúc ấy có mưa nhiều, chớ ở Việt Nam thì đã chuyển mây. Trời bớt hạn và đất cũng bớt hanh. Cỏ cây chuyển mình, hoa lá thì thầm dường như có tin vui.

Mùa này tháng Tư rất xưa mà rất nay, đóa đóa sen hồng thơm ngát mãn khai. Thành Ca Tỳ La Vệ thuở ấy rực rỡ muôn ngàn vì sao. Đêm mười lăm trăng treo trên đỉnh hoàng triều, dìu dịu ánh vô ưu, đượm sáng một cõi trần. Đức Phật đản sinh! Tịnh Phạn vương mừng đứa con trai muộn ngọc ngà. Tiên A Tư Đà chống gậy hạ san, đã nửa khóc nửa cười khi thấy Thái tử tròn trịa ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. Tiên nhân cười vì mừng đấng cứu tinh của nhân loại đã ra đời, khóc vì buồn mình không còn sống bao lâu nữa để được dự vào hội Phật. Một chúng hữu tình giác ngộ viên mãn, một con người rất người, xuất hiện trên thế gian vì lợi ích số đông, vì lòng bi mẫn, vì hạnh phúc của chư Thiên và loài người.

Trần gian tan đóa mộng, Ta bà gác cuộc chơi. Chuyện tháng Tư bắt đầu từ ấy.

Bây giờ là tháng Tư của 2.550 năm sau khi Phật nhập Niết bàn, và dĩ nhiên tôi không ở thành Ca Tỳ La của một thuở huy hoàng, để mà chứng kiến bao hồi sinh diệt của một cõi huyễn duyên. Khép mình nơi góc vắng trong một thiền viện xa phố thị, nhưng sao tôi nhớ da diết cái tháng Tư ấy, gần gũi cái tháng Tư ấy, bất diệt với cái tháng Tư ấy. Bởi vì thật ra nó không còn là thời gian để cho ta thấy Đức Phật đến hay đi, không còn là không gian để cho ta thấy Đức Phật chỉ có mặt ở nơi này hay nơi kia. Thế Tôn mãi vĩnh cửu trong trái tim muôn loài, vô thủy vô chung không một cõi đi về. Ngày tháng chỉ tạm đánh dấu kỷ niệm cho một lần Thế Tôn thị hiện nơi cõi đời giúp vô lượng sinh linh được chuyển mê khai ngộ, cho lò lửa hồng bỗng trổ hoa sen và những đứa con của Như Lai biết thế nào là quay về, là niệm ân.

Như vậy Phật là ai? Một hôm, Bà la môn Dona nhân thấy dấu chân Phật in trên cát có những đặc điểm lạ thường, ông đã đến gần hỏi: - Ngài là ai? Thế Tôn mỉm cười đáp bằng bài kệ:

Như hoa sen đẹp đẽ và dễ thương
Không ô nhiễm bùn nhơ nước đục

Giữa đám bụi trần, Ta không vướng chút bợn nhơ

Như vậy, Ta là Phật.

Trích Tăng Nhất A Hàm

Tuy nhiên để được là Phật, để không vướng chút bợn nhơ giữa đám bụi trần, Thế Tôn đã trải qua những cuộc chiến đấu dữ dội, không chỉ kéo dài suốt sáu năm trong rừng sâu núi thẳm tại xứ Trung Bắc Ấn Độ, mà đã trải qua vô lượng tiền kiếp rồi. Cô độc một mình, không có sự hỗ trợ nào ngoài sự nỗ lực dũng mãnh không ngừng của tự thân. Cuối cùng bằng thiền định và trí tuệ, Ngài tận diệt mọi ô nhiễm, chấm dứt tiến trình tham ái và chứng ngộ thực tướng của vạn pháp. Ngài trở thành Bậc Toàn giác, như một đóa sen đẹp và dễ thương vươn mình tỏa hương giữa cuộc đời uế trược.

Rõ ràng không phải sinh ra Ngài đã là Phật mà Ngài trở thành Phật do sự nỗ lực của chính mình. Thế Tôn đâu không từng nói: ‘‘Hãy tự xem con là hải đảo của con. Hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác’’ (Kinh Đại Niết Bàn). Như vậy không phải diễm phúc lắm sao khi ta được sống một mình, được cô độc tĩnh tọa nơi yên vắng. Việc gì phải tìm kiếm tha hương, phải bôn ba chạy quàng, phải ngả nghiêng nương tựa để cuối cùng nhìn lại thấy một đời viễn du chỉ chìm trong cát bụi phù hư. Thế mà đôi khi con người lại sợ sống một mình! Thật ra, một thoáng tình cờ nào đó, có thể ta nhận ra một điều rất thú vị là càng cô độc càng sống mạnh mẽ, càng dễ phát sáng tinh hoa.

Lạy Phật, nếu không có Phật chúng con sẽ mãi mãi không biết được thế nào là sự ra đời của một Đức Phật trong mỗi chúng sanh. Chúng con sẽ khổ biết bao nhiêu khi Phật vẫn ngự trong lòng mà mình lại cảm thấy luôn vắng thiếu. Ta chỉ biết Phật Thích Ca với một lịch sử Thánh điển hơn hai nghìn năm mà không biết gì về Đức Phật trong mỗi chúng ta thì thật là phụ lòng Thế Tôn. Sáu cửa dẫn vào mê đồ cũng là sáu đạo thần quang dẫn về đất Phật. Tất cả đều ở nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của chúng ta. Buông xuống một chút muộn phiền là sáng lên một chút diện mục Như Lai. Buông xuống toàn bộ muộn phiền là sáng lên toàn thể diện mục Như Lai.

Cho nên biết xa lìa vọng tưởng đảo điên thì tâm định. Tâm định thì trí sáng. Trí sáng thì mười phương cõi nước hiện bày, chư Phật đồng câu hội. Một phút lạc bước vào mê lộ, thương ghét phân tranh, lợi danh bỉ thử thì mây đen phiền não giăng kín. Thế là mặc tình treo mình nơi ba cõi, lăn lóc trong sáu đường. Dòng tử sinh từ đó trải qua vô lượng số kiếp, không biết bao giờ dừng. Có khách phiêu trầm nào mà không thấm thấu cái nỗi khổ nhân sinh! Và vì thế chư Phật hiện ra nơi đời. Đức Phật đến với chúng sanh bằng cái tâm Phật cho nên cảm đến tâm Phật sẵn có nơi mỗi chúng con. Nhớ đến Phật thì tiêu tan hết mọi nhiệt não, tâm nghe mát mẻ thanh lương. Ngưỡng vọng về Đấng Từ Tôn, con xin cúi xuống, cúi xuống thật gần với chính mình để biết đâu chừng trong một phút giây bất thần nào đó, con nhận ra ông Phật của mình.

Giờ này, trong một góc thiền phòng, tưởng niệm Đức Phật đản sinh, con lặng yên một mình, lắng nghe chuyện tháng Tư mênh mông chảy vào đời


Hạnh Chiếu


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/05/2011(Xem: 3161)
Đức Phật ra đời là một dấu móc tâm linh quan trọng nhằm khai mở ánh sáng giải thoát và phát huy khả năng giác ngộ trong mỗi con người để vượt qua mọi khổ đau do vô minh chấp thủ.
05/05/2011(Xem: 4190)
Trong thế gian ngã chấp, lấy mình làm trung tâm của vũ trụ và chạy theo quyền thế, Đức Phật dạy chúng ta lý tưởng cao quý của sự phục vụ bất cầu lợi.
04/05/2011(Xem: 3979)
Ngược dòng lịch sử cách đây hơn 25 thế kỷ, đức Từ Tôn, cứu thế đã xuất hiện giữa Trung Ấn Ðộ để sau này trở thành một bậc Ðại Vĩ Nhân mở đầu cho một kỷ nguyên an lạc và giải thoát.
03/05/2011(Xem: 3393)
Ðức Phật không chỉ là một nhân vật lịch sử được cả thế giới biết đến, mà còn là một bậc Giác ngộ vĩ đại, một vị Thánh nhân trong tâm tưởng của mọi người.
03/05/2011(Xem: 3350)
Người Ấn thường dùng hoa sen để chỉ cho sự ra đời của Đức Phật. Tổ tiên chúng ta đã đồng cảm về điều ấy, nên 2.000 năm về trước, từ những nụ sen mọc trên khắp quê hương...
03/05/2011(Xem: 2992)
Nhìn lên Tôn Tượng của Đức Phật, gương mặt thoáng nhẹ nụ cười mỉm, thanh thoát như toả ra một sức sống hiền dịu. Một con người bình thường siêu việt trên những con người bình thường...
30/04/2011(Xem: 4070)
Mỗi năm khi mùa hè sắp đến, nhân gian lại rộn rã, hân hoan chào đón ngày Phật Đản, ngày ấy người ta không thể nào không nhắc đến chữ “Lumbinī” hay “Lâm Tỳ Ni”.
30/04/2011(Xem: 3332)
Sự kiện đức Phật đản sanh là bức thông điệp hạnh phúc bước ra thế giới khổ đau, đánh thức sự hướng tâm vào thế giới an lạc của sự vận hành...
28/04/2011(Xem: 5185)
Cuộc hành trình từ vô lượng kiếp của Ðức Phật, trải qua nhiều thân Bồ Tát và đến thân tối hậu có tên là Sĩ Ðạt Ta gói trọn trong một bài kệ gồm 4 câu...
24/04/2011(Xem: 3459)
Đức Phật, sự đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn của Ngài được chúng ta kỷ niệm mỗi năm vào ngày lễ Vesak, đã để lại cho nhân loại kho tàng giáo lý rộng sâu...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]