Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý nghĩa Phật Đản

11/04/201114:36(Xem: 2788)
Ý nghĩa Phật Đản
phat dan sanh2
Ý NGHĨA PHẬT ĐẢN
TT. Thích Bảo Nghiêm

Hơn 26 thế kỷ trôi qua, nhưng nhân loại vẫn còn nhớ hình bóng của một vị Phật đản sinh, khi Ngài cất lên tiếng rống sư tử làm chấn động mười phương với câu nói “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” tại vườn Lâm Tỳ Ni.

Ngài chào đời như ánh bình minh rực rỡ, như đoá đàm ưu bừng nở, gió nhạc êm đềm, chim hót líu lo, núi Tu di cúi đầu đón mừng bậc Thầy nhân thiên ba cõi. Ngài hướng về phía Bắc, ung dung đi trên bảy đoá sen vàng, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất làm chấn động cả vũ trụ càn khôn. Như vậy, lần đầu tiên trong nhân loại, tin mừng thật sự đã đến với nhân thiên.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân từ dòng dõi Sakya (Thích Ca) con vua Tịnh Phạn nổi tiếng là người hiền đức. Bản thân Ngài là một vị hoàng tử văn võ song toàn, sức khoẻ phi thường, tướng hảo trọn vẹn không ai sánh bằng nên được vua cha, quần thần và toàn dân yêu quý.

Tuy nhiên, dù có những khả năng vẹn toàn như vậy, được kính trọng tuyệt đối và chiều chuộng hết mực nhưng Ngài không bao giờ tự nãm với tài năng, uy quyền hay những thứ cao sang. Trái lại, tiền tài, danh vọng, sắc đẹp, yến tiệc - những điều mọi người đều ham muốn- thì với Ngài, chúng chỉ là những sợi dây xiềng xích trói buộc con người trong đêm trường tăm tối và trôi lăn mãi trong vòng sinh tử.

Ngài thấy rõ: vật chất xa hoa tay tài sản, của cải của con người ở cõi ta bà chỉ là giả tạm, khi mãn duyên phàm cũng chỉ là một nắm tay không. Từ đó, Ngài đã quyết chí xuất gia tìm con đường giải thoát cứu khổ nhân loại. Bằng tất cả nghị lực phi thường, Ngài dấn thân vào cuộc đời mong tìm ra con đường sống an bình vĩnh cửu cho chính mình và tất cả chúng sinh.

“Ở ngay giữa chốn nhân sinh
Mặc người tham ái nếu mình thảnh thơi

Sống không dục vọng như người

Thật là sung sướng, cuộc đời thơm hương”

Pháp Cú 199

Trải qua bao năm tháng gian khổ tầm sư học đạo với các nhà tiên tri nổi tiếng, Ngài nhận thấy hiểu biết của họ của chỉ hạn hẹp trong vòng khổ đau, sinh tử của loài người. Vì thế, Ngài đã nỗ lực tìm một cuộc sống vượt ra ngoài tầm chi phối bởi quy luật vô thường. Sau năm năm tầm sư học đạo, sáu năm khổ hạnh chốn rừng già, bốn mươi chín ngày đêm thiền định dưới cội cây Bồ Đề, Ngài liền giác ngộ chứng được tam minh gồm: Túc mạng minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh cùng Lục thông quảng đại.

Tam minh và Lục thông không phải là cái gì bí hiểm khó hiểu khó tin, mà đó là tiềm năng vốn có của con người. Nếu ai biết thực tập và hành trì đúng pháp trong cuộc sống hiện tại thì sẽ đạt được khả năng siêu việt ấy, bởi Phật tính luôn sẵn có trong lòng của mỗi chúng ta, chỉ vì ta chưa biết khám phá và khai thác mà thôi.

Nguyên nhân là bởi con người có quá nhiều tham vọng và sân si, làm mất bản tính sáng suốt và năng lực đặc biệt của chính mình. Theo lời Phật dạy, chúng ta dùng thiền định để diệt trừ tham, sân, si thì tâm thức từ đây mới lắng yên và mở mang trí tuệ, mới thấy được chính ta là vị cứu tinh của ta, chính ta là vị bảo hộ của ta.

Đức Phật cũng khẳng định, mọi người đều có đủ điều kiện để đạt đến sự chứng đắc và trí tuệ sáng suốt giống như Ngài. Và chính Ngài là người đầu tiên của nhân loại chứng minh được khả năng lớn lao ấy.

Tự mình là vị cứu tinh
Tự mình nương tựa vào mình tốt thay

Nào ai cứu được mình đây

Tự mình điều phục hằng ngày cho chuyên

Như thành điểm tựa khó tìm

Pháp Cú 160

Với khả năng sau khi chứng ngộ, suốt bốn mươi chín năm thuyết pháp truyền bá tư tưởng Phật giáo, đức Phật sẵn sàng giúp đỡ bất cứ ai có nhân duyên với Phật đạo và khai thác tài năng tiềm ẩn của chính họ để nâng cao đức hạnh và trí tuệ Bát nhã. Ngài cũng đã thể nghiệm trọn vẹn tinh hoa của tuệ trí trong suốt cuộc hành trình giáo hoá độ sinh. Không những giúp cho mọi người thân tâm an lạc mà còn giúp họ chặt đứt được tham, sân si và đoạn trừ phiền não nhiễm ô.

Đức Phật là một nhà giáo dục đại tài. Những lời Ngài dạy không dành riêng cho một hạng người nào mà cho tất cả mọi người, tất cả chúng sinh trên cõi thế gian. Những ai nỗ lực thực hành theo lời chỉ dạy ấy chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp.

Ngày Phật đản – ngày đại lễ quang trọng nhất cho hàng Phật tử trên khắc hành tinh này hướng về tưởng niệm và đền đáp lại công ơn to lớn và quý báu của đức Từ phụ, chúng ta hãy thành kính dâng lên năm phần hương giới – đinh - huệ - giải thoát - giải thoát tri kiến để cúng dàng Ngài, nguyện đời đời, kiếp kiếp gieo bồ đề quyến thuộc cùng Ngài và cố gắng thực hành giáo pháp mà Ngài đã truyền đạt từ bấy lâu nay. Với những ai là Phật tử, dù tại gia hay xuất gia hãy xiêng năng thực hành hạnh bố thí, trì giới, tham thiền, hướng tâm đến trí tuệ giải thoát như lời dạy:

Dầu lợi người bao nhiêu
Chớ quên phần tự lợi

Nhờ thắng trí tự lợi

Hãy chuyên tâm lợi mình

Pháp Cú 166

Điều quan trọng trong thực tế là chúng ta cần có chính kiến tin tưởng và biết rõ nghiệp qủa làm phúc thì hưởng phúc, làm ác chịu khổ, tà kiến cần được loại trừ. Suốt bốn mươi chín năn tuyên thuyết. Ngài luôn khuyên chúng ta tự minh thắp đuốc mà đi để đến được bờ giác ngộ.

Ngày nay, người đương thời đều tôn vinh đức Phật Thích Ca Mâu Ni là đấng siêu phàm, xuất chúng, nhưng Ngài luôn khẳng định rằng mình chỉ là một con người đã tìm thấy được nguyên nhân tạo nên đau khổ và hạnh phúc của muôn loài. Chính vì thế, đức Phật đã chỉ dạy cho con người con đường tiến lên một cuộc sống chân, thiện, mỹ. vĩnh hằng, bất biến, rời xa được vòng sinh tử luân hồi từ lục đạo khổ đau. Còn Ngài lại chỉ luôn coi mình là một vị đại đạo sư, người chỉ ra con đường đúng đắn để đưa chúng ta ở cõi nhân gian đến thế giới an lành vĩnh cửu.

Kỷ niệm Phật Đản PL 2553 tưởng nhớ đến Đức Từ Phụ - bậc khai đạo, chúng ta hãy an trú và tạo điều kiện an lành cho tâm Phật của mỗi người được đản sinh. Nghĩa là chúng ta cần phaỉ đi theo bát chánh đạo chuyển vận con đường thoát khổ để tự đem lại hạnh phúc cho mình và cho người như Ngài đã dạy:

Thuận tu chánh đạo cao vời
Bao nhiêu khổ não tức thời tiêu tan

Sau khi chứng ngộ đạo vàng

Biết phương cách diệt muôn vàn chông gai

Diệt bao chướng nghiệp hại người

Đó là con đường ta dạy các người

Pháp Cú 275

Khi thực sự có thực hành Phật pháp thì không những chúng ta đạt nhiều an lạc mà còn làm cho giáo pháp được truyền bá lâu dài. Có như vậy, chúng ta mới xứng danh là những người con Phật.

Nếu tất cả những ai biết ứng dụng lời dạy của Ngài thể nghiệm trong cuộc sống đời thường chắc chắn đều học được rất nhiều, tịnh hoá được bản tâm và giúp đỡ mọi người cùng thăng hoa trên bước đường tu. Pháp bảo của đức Phật vẫn mãi mãi hiện hữu trong lòng của mỗi chúng ta. Mỗi khi thực hành pháp bảo có chính niệm thành tựu được tâm bình yên, trong sạch là chúng ta đang sống với tỉnh thức, với ý niệm giải thoát.

Một lần nữa, nhân mùa Phật Đản PL-2553 cầu mong tất cả Tăng, Ni, Phật Tử đều ứng dụng đúng tinh thần lời Phật dạy để đạt được khả năng siêu việt, không còn bị khổ đau chi phối và giúp cho người khác cũng được an vui, lợi lạc trong chính pháp.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2011(Xem: 2727)
Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sanh của Đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng năm dương lịch.
10/04/2011(Xem: 3580)
Trong Kinh Pháp Cú, Phật nói rằng: “Có 4 cái hạnh phúc chân thật, đó là hạnh phúc thay chư Phật giáng sinh”, bởi vì nơi nào mà có chư Phật giáng sinh thì nơi đó sẽ mang lại nguồn lợi ích, an lạc, hạnh phúc cho chư thiên và loài người. Tại sao chúng ta gọi là ngày giáng sinh hoặc đản sinh? Đản có nghĩa là vui vẻ, hân hoan, lợi ích cho nên ngày đức Phật sinh ra đời là ngày làm cho người hân hoan, vui vẻ. Đó là nguyên nhân mà mỗi mùa Phật Đản những người con Phật chào mừng ngày đức Từ Phụ ra đời với tinh thần thương yêu, hòa ái. Cờ Phật Giáo có 5 màu, và khi xưa người ta làm cờ với quan điểm là 5 màu thể hiện cho 5 châu nhưng về sau địa cầu có tất cả 6 đại châu mà Phật Giáo đều đến và làm cho tất cả xứ sở an ổn, hòa bình.
02/04/2011(Xem: 2972)
Mấy tháng trước ngày cơn đại sóng thần – grand tsunami – vỡ trào quét vào vùng biển Ấn Độ vào năm 2004, tàn phá vùng duyên hải của 12 nước ven biển và giết hại 230 nghìn mạng sống, người ta chú ý đến hiện tượng thiên di của các loài động vật. Những đàn kiến cỏ thầm lặng dắt díu nhau lên núi cao. Những loài dế đất, bọ cát tản mạn về đâu mà càng đêm càng vắng tiếng... Những loài vật càng nhẹ, ăn ít, không tham tàn với đồng loại càng vắng bóng nhiều hơn trong những ngày gần kề cơn đại họa.
28/03/2011(Xem: 2936)
Hàng năm, cứ tháng Tư về là mỗi độ sen hồng lung linh sắc màu được tích tụ sâu trong lòng đất Việt. Một loài hoa có hương thơm nhẹ nhàng tinh khiết, và màu hồng của búp sen non vươn lên khỏi mặt nước như chứa đựng một sức sống mới của kiếp nhân sinh. Sự gắn bó hòa quyện của sen bao đời nay trong tâm trí của người con Phật nói riêng và người Việt nói chung. Sen là biểu tượng của đất nước và khi bàn về triết lý sen là một hình ảnh diễn tả ngôn ngữ giải thoát. Nên 2.555 năm về trước Bồ tát Hộ Minh giáng trần, đem ánh sáng trí tuệ đến cuộc sống này đã đi trên bảy đóa sen[1].
26/03/2011(Xem: 3342)
Kinh Phổ Diệu là một bộ kinh có nội dung đồ sộ, mô tả cuộc đời đức Phật với những thần thông biến hóa, là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh điển Đại thừa...
25/03/2011(Xem: 3203)
Hàng năm cứ vào mỗi độ tháng tư âm lịch là hoa sen bắt đầu nở. Hoa sen nở báo hiệu mùa Phật Đản trở về như để đón mừng Đức Thế Tôn ra đời. Lịch sử kể rằng bà Ma Da, công chúa của một nước láng giềng, là phu nhân của vua Tịnh Phạn nước Ca Tỳ La Vệ, khi có thai, theo phong tục của xứ mình phải trở về quê mẹ để sinh nở. Trên đường về, trong lúc dừng chân nghỉ ngơi tại vườn Lâm Tỳ Ni, hoàng hậu Ma Da đã hạ sinh Thái tử. Khi Thái Tử sinh ra thì được chư Thiên đến nâng đón và tắm rửa. Sau đó, lúc để xuống đất, Ngài đã bước bảy bước và dưới mỗi bước chân là một bông sen nở.
02/03/2011(Xem: 8996)
Một tia sáng bừng lên như ngôi sao năm cánh trong tim anh, tim chị, tim em và trong cả tim tôi...
13/02/2011(Xem: 19744)
Ca Sĩ Gia Huy, Tên thật của Gia Huy là Đặng Quốc Hung. Anh đến Montreal, Canada vào năm 1991 để cùng đoàn tụ với gia đình. Anh hát lần đầu tiên tại vũ trường Chateau Du Parc tại Montreal. Lúc đó, anh hát với ban nhạc Phạm Mạnh Cường để trình bày những tác phẩm như "Máu Nhuộm Bãi Thượng Hải", "Mười Năm Tình Cũ" và "Lambada". Ngay sau lần trình diễn đầu tiên, Gia Huy trở thành một ấn tượng của dân chúng tại Montreal. Anh bắt đầu hát cho một số vũ trường tại địa phương như Bistro Dore, Miss Sai Gòn, và Đêm Sai Gòn. Tuy nhiên, mục đích của Gia Huy là nổi danh ngoài Canada và khuếch trương số khán thính giả đi khắp thế giới.
14/01/2011(Xem: 3661)
Trang Vesak tứ từ rơi bụi đỏ sử triết văn đội chữ, gậy đường khuya đức Phật hiện chân dung sen khiết bạch
13/11/2010(Xem: 7561)
Lời bài hát: Từ Đàm Quê Hương Tôi Tác giả: Nguyên Thông Ca Sĩ Trình Bày: Quang Lê Quê hương tôi miền Trung Sớm hôm chuông chùa nhẹ rung Tiếng muôn đời hồn tổ tiên kiêu hùng Ôi uy nghi bóng chùa Từ Đàm Nơi yêu thương phát nguyện đạo vàng Qua bao giông tố chùa Từ Đàm tôi vẫn còn. Quê hương tôi là đây sớm hôm hương trầm nhẹ bay Vấn vương lời kinh chiều nay với đời Ôi thân yêu bóng Từ Đàm, nơi Bắc Nam nối liền một nhà Tay trong tay quyết vì loài người lầm than. Bóng ai từng đêm đêm về còn nhớ thuở nào đây Câu thề cùng ước nguyện cứu đời Tiếng ai chiều nay u hoài trầm lắng vọng về Theo câu thề nguyện hiến mình cho đời. Ai đi qua miền Trung, khoan khoan ơi người dừng chân Lắng nghe về đây hồn ai u hoài Ôi anh linh bóng chùa Từ Đàm Ôi nơi đây nắng chiều dịu dàng Ai hy sinh cứu đời phũ phàng Từ Đàm ơi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]