Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo Nga Đến với Hồng Kông: giới Học thuật và Cộng đồng Tăng lữ

18/05/202305:56(Xem: 1747)
Phật giáo Nga Đến với Hồng Kông: giới Học thuật và Cộng đồng Tăng lữ

Giáo sư Alexey Maslov

Phật giáo Nga Đến với Hồng Kông: giới Học thuật và Cộng đồng Tăng lữ

(Russian Buddhism Comes to Hong Kong: A Sangha of Academia and Community)

 

Do sự hiện diện lâu dài của đạo Phật ở châu Á và hơn thế nữa, thế nhân thường thường cho rằng Phật giáo luôn là một phong trào được đón nhận nồng nhiệt và không gặp phải nhiều sự phản đối hay áp bức. Ngoài một số cuộc đàn áp không thường xuyên của các nhà cai trị chống báng đạo Phật, nhiều người có ấn tượng cho rằng đạo Phật luôn với đà phát triển và đang truyền bá thành công trên khắp thế giới.

 

Đạo Phật không phải là tôn giáo phổ biến nhất ở Nga khi chỉ có khoảng hơn 1 triệu Phật giáo đồ, nhưng là một trong những đức tin lịch sử của quốc gia, được nhà nước chính thức thừa nhận đạo Phật là một phần quan trọng của cảnh quan văn hóa và tôn giáo tại Nga. Người ta có thể nghĩ rằng đạo Phật đang trong thời trăm hoa đua nở, nhưng hai bài diễn thuyết gần đây của Giáo sư Alexey Maslov, Viện trưởng Viện Viễn Đông, Đại học Quốc gia Moscow, Viện Nghiên cứu Châu Á và Châu Phi khiến chúng ta phải tập trung để tư duy.

 

Hai bài diễn thuyết với chủ đề “Phật giáo ở Nga: Nội tâm tĩnh lặng Trí tuệ tỏa sáng và các Phương thức mới” (Buddhism in Russia: Introspection of Spirituality and New Modalities) và “Nghiên cứu Phật giáo Nga: Truyền thống học thuật và nghiên cứu mới” (Buddhist Studies in Russia: Academic Traditions and New Research), các buổi diễn thuyết đã lần lượt trình bày tại Đại học Hồng Kông vào các ngày 18-19 tháng 4 năm 2023, và cung cấp một quan điểm mới về sự phát triển và vị thế đạo Phật ở Nga trong nhiều thập kỷ.

 

Giáo sư Alexey Maslov là tác giả của hơn 20 cuốn sách, trong đó có các bản dịch kinh điển Phật giáo, và là một chuyên gia nổi tiếng tại Nga về nghiên cứu châu Á và Trung Hoa. Giáo sư cũng là chuyên gia của chính phủ về quan hệ của Nga với Đông Á và là Giáo sư thỉnh giảng tại nhiều trường Đại học Trung Quốc và châu Âu. Giáo sư là một cư sĩ Phật tử Trung Hoa và đã dành hơn 20 năm xuất gia làm tăng sĩ tu học tại Tổ đình Thiếu Lâm Tự, tổ đình của thiền tông Trung Hoa và cái nôi của võ công thiên hạ.

 

Trong buổi diễn thuyết đầu tiên vào ngày 18 tháng 4 năm 2023, Giáo sư Alexey Maslov đã thảo luận về ba phương diện cốt lõi của đạo Phật được thực hành tại Nga: Đạo Phật được bản địa hóa, bao gồm các cộng đồng truyền thống (hầu hết là Phật giáo Tây Tạng và Mông Cổ) được tổ chức thành các hiệp hội Phật giáo khác nhau; các nhóm không thuộc hệ thống, bao gồm Đại thừa (các nhóm Phật giáo Thiền tông) và Phật giáo Nguyên thủy; và Đạo Phật thường ngày, trong đó nhấn mạnh các hoạt động như thiền định phổ biến cho giới thanh thiếu niên. Sau đó, Giáo sư Alexey Maslov nêu bật các khu vực Phật giáo chính (các nước Cộng hòa tự trị) của Liên bang Nga: Buryatia, Kalmykia, and Tuva. Về vấn đề này, tôn giáo truyền thống của người Buryats, Kalmyks và Tuvans của Liên bang Nga là Phật giáo. Phật giáo Kim Cương thừa, còn được gọi phổ biến là Lạt Ma giáo ở Nga, là giáo phái của tất cả các nhóm Phật giáo ở các nước Cộng hòa này.

 

Về phương diện lịch sử, ánh sáng đạo Phật từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng đã lan tỏa đến đất nước Nga vào đầu thế kỷ 17 từ Mông Cổ bởi các bộ lạc Kalmyk, những người sau đó định cư ở vùng phía bắc Siberia trong khu vực Buryyatia ngày nay.

 

Năm 1741, nữ hoàng Nga Elizaveta Petrovna (1709-1762) đã ban Sắc lệnh công nhận đạo Phật là một trong những tôn giáo chính thức của Đế chế Nga, điều này được nhiều học giả coi là sự công nhận đầu tiên của nhà nước đối với Phật giáo ở Nga. Về cơ bản Sắc lệnh này đã thừa nhận quyền công dân Nga cho các tăng lữ Phật giáo, trao cho họ tính hợp pháp và cung cấp cho họ một số quyền, có thể được coi là sự thừa nhận gián tiếp của Phật giáo ở Nga. Nữ hoàng Nga Elizaveta Petrovna được các vị Lạt ma Phật giáo ban cho pháp danh là “White Tara” do sự công nhận của lệnh bà.

 

Ngày nay các cộng đồng Phật giáo đang hoạt động tích cực tai các thành phố quan trọng của Nga, với phần lớn trong số họ tâp trung ở Moscow và thành phố Saint Petersburg. Như Giáo sư Alexey Maslov đã lưu ý trong bài diễn thuyết, Phật giáo Nguyên Thủy và Phật giáo Đại thừa đều đã thực hành ở Nga. Một tỷ lệ nhỏ Phật tử trường phái Phật giáo Nguyên thủy Thái Lan thực hành ở Nga. Khi được yêu cầu giải thích chi tiết hơn về Phật giáo Nguyên thủy, Giáo sư Alexey Maslov cho biết rằng hiện không có vị tăng sĩ nào thuộc Phật giáo Nguyên thủy ở Nga.

 

Giáo sư Alexey Maslov cho biết, số phận của đạo Phật ở Nga luôn chịu vô vàn khó khăn với mục tiêu chính trị của nhà nước. Vào đầu thế kỷ 20, các sự kiện chính trị ở Liên Xô có liên quan đến việc đình chỉ nghiên cứu Phật học và đàn áp các Phật giáo đồ vào thời Stalin lãnh đạo tối cao ở Liên Xô.

 

Các quan chức nhà cầm quyền Đảng cộng sản Liên Xô bắt đầu cưỡng bức các vị tu sĩ Phật giáo phải cởi pháp phục cà sa và sau đó phá hủy các cơ sở tự viện Phật giáo như một phần của chính sách chống tôn giáo của Đảng cộng sản. Hàng trăm vị tu sĩ Phật giáo bị bắt giam vào ngục tù. Bạo hành thân thể tràn lan. Hầu hết các cơ sở tôn giáo ở Buryatia và Kalmykia đã bị nhà cầm quyền Đảng cộng sản Liên Xô phá hủy một cách vô nhân đạo trong cơn cuồng tín chống tôn giáo. Một số ít được buông tha đã được sử dụng cho các mục đích khác. Hầu hết tài sản của các cơ sở tự viện Phật giáo đã bị lục soát và tịch thu và phá hủy, hoặc được giữa làm tài sản đánh cướp hoặc đưa vào các bảo tàng. Kết quả là, trong thời của nhà cầm quyền Đảng cộng sản Liên Xô, Văn hóa Phật giáo đã bị tuyên bố khai tử ở Buryatia và Kalmykia.

 

Với sự tự do tôn giáo được thiết lập lại sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin Sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu diễn ra vào cuối thập niên 1980 – đầu thập niên 1990 được coi là chấn động lớn nhất trong nền chính trị thế giới nửa cuối thế kỷ XX, sự hồi sinh của Phật giáo bắt đầu ngay sau năm 1991. Thật đáng ngạc nhiên là khi phục hưng Phật giáo toàn quốc lại khá rõ ràng trong bối cảnh của một nước Nga nhưng trên danh nghĩa là thế tục. Các nước Cộng hòa đa số theo đạo Phật duy nhất ở châu Âu như Buryatia, Kalmykia và Tuva đã trải qua một sự hồi sinh nhanh chóng về mối quan tâm đối với cội nguồn Phật giáo của người dân họ. Một mô hình hợp tác mới giữa nhà nước và các tổ chức tôn giáo đã được chính phủ triển khai. Mô hình này được tạo ra chủ yếu để hợp pháp hóa các chính sách của nhà nước và kiểm soát căng thẳng sắc tộc thông qua đối thoại liên tôn.

 

Giáo sư Alexey Maslov lưu ý rằng, Chính thống giáo (Orthodox Christianity) có một vị trí đặc biệt trong lịch sử và đời sống của xã hội hiện đại, vì Nga là một quốc gia đa tôn giáo khác nhau. Giáo sư nói rằng có rất nhiều sách của các tác giả thuộc Chính thống giáo chỉ trích tư tưởng Phật giáo. Sự chỉ trích của Chính thống giáo đối với Phật giáo nhằm làm nổi bật sự thống trị của Chính thống giáo với các tôn giáo ngoài Chính thống giáo, họ miêu tả Phật giáo như một “người ngoài cuộc” trong xã hội.

 

Giáo sư Alexey Maslov khẳng định rằng, Phật giáo phát triển không gắn liền với lịch sử dân tộc. Theo Giáo sư, có một phong trào giữa các học giả vô thần và công chúng với nhãn quan khoa học, họ xem Phật giáo như một hệ thống triết học hơn là một tôn giáo, giống như cách được nhiều người tiếp nhận Phật giáo qua thiền chánh niệm. Điểm này chủ yếu được nhấn mạnh trong buổi diễn thuyết của Giáo sư vào ngày 19 tháng 4 năm 2023. Qua các thời kỳ quan trọng trong nghiên cứu Phật học ở Nga (hay chính xác hơn là Viện nghiên cứu Phật học Saint Petersburg) cũng đã được thảo luận.

 

Đầu thế kỷ 18, một trong những lĩnh vực sớm nhất của “Nghiên cứu phương Đông” ở Nga là đạo Phật. Ưu tiện học thuật này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các chính sách của Cộng hòa Liên bang. Điều cần thiết là phải tiếp thu và sử dụng các nghiên cứu Phật học bên cạnh ngôn ngữ Mông Cổ và Puryat do các khu vực lân cận và sự mở rộng quyền lực của Nga. Tuy nhiên, Giáo sư Alexey Maslov đã quan sát thấy rằng, ngay từ tất sớm trong nghiên cứu hàn lâm về Phật giáo ở Nga, các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung vào Phật giáo Ấn Độ.

 

Giáo sư Alexey Maslov nêu bật một số học giả đã có những cống hiến đáng kể cho việc nghiên cứu Phật học, chẳng hạn như nhà Ấn Độ học người Nga, Fyodor Ippolitovich Shcherbatskoy (1866-1942), một nhà Phật học Nga lừng danh trên thế, người có công đặt nền móng cho việc nghiên cứu học thuật về triết học Phật giáo và cho Viện nghiên cứu Phật học Saint Petersburg. Tuy nhiên, Giáo sư Alexey Maslov cho biết, nhà Phật học Fyodor Shcherbatskoy phần lớn tập trung vào các việc nhà Phật học tiếng Đức (German Buddhologists) hơn là các đồng hành Nga của họ, ảnh hưởng đến những gì mà Viện nghiên cứu Phật học Saint Petersburg được coi là có thẩm quyền.

 

Rõ ràng là các chính phủ liên bang Nga thời hậu Xô Viết hầu hết đều ủng hộ sự hồi sinh của Phật giáo, cùng các tôn giáo dân tộc khác. Các quốc gia Phật giáo Tây Tạng, Nhật Bản và Trung Hoa tiếp tục là lĩnh vực chính được các học giả Nga nghiên cứu. Giáo sư Alexey Maslov nêu bật một số cống hiến của nhà Phật học Fyodor Shcherbatskoy về Phật giáo Thiền tông. Tuy nhiên, Viện nghiên cứu Phật học Saint Petersburg vẫn còn giới hạn, với một số học giả quan tâm đến Phật giáo Nga (ngoài một số vị Lạt ma vag học giả). Nhà Phật học Fyodor Shcherbatskoy lưu ý, hy vọng trong tương lai khoảng trống này sẽ được lắp đầy, vì các thế hệ học giả mới đã bắt đầu nổi lên từ các cộng đồng Phật giáo địa phương.

 

Tác giả: Tiến sĩ Dipen Barua

Việt dịch: Thích Vân Phong

Nguồn: Buddhistdoor Global

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/10/2023(Xem: 4226)
Sự hiện diện của rất nhiều người là từ bi tâm và sự cống hiến của họ đã chạm đến tâm hồn và cuộc sống của rất nhiều người. So sánh sự hảo tâm hào phóng, sự tu tập và thành quả nỗ lực của bạn, thực sự tôi chỉ là một con cá bé nhỏ. Nhưng thà làm một con cá nhỏ bé tung tăng ngâm mình trong suối nguồn từ bi, còn hơn là một con cá nhỏ bị rán trong chảo lửa giận dữ.
23/10/2023(Xem: 2481)
Vào hôm thứ Hai, ngày 16 tháng 10 vừa qua đánh dấu Kỷ niệm 1.333 năm ngày Sáng lập triều đại Võ Chu (690-2023), triều đại mà vị nữ Hộ pháp Phật tử Hoàng đế Võ Tắc Thiên (武則天, 17 tháng 2, 624 - 16 tháng 12, 705) sáng lập tồn tại từ năm 690 đến năm 705, bà trở thành Nữ hoàng duy nhất được công nhận trong lịch sử Trung Quốc. Với danh tính Võ Chiếu (武曌) là bà tự sáng tạo ra, ví mình như mặt trời (nhật: 日), mặt trăng (nguyệt: 月) trên không trung (không: 空): (日+月+空=曌) và sự thống trị thế giới của bà. Đã có rất nhiều đấng nam nhi là Thiên tử (tianzi 天子), nhưng chỉ trong số họ được xưng là “nữ Thiên tử” (daughter of heaven). Vào ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch (23/10/2023), đánh dấu Kỷ niệm ngày Sinh nhật (誕辰) lần thứ 1.399 (624-2023) của vị nữ Đại hộ pháp Phật tử Võ Tắc Thiên, Thụy hiệu: Tắc Thiên Thuận Thánh Hoàng hậu (則天順聖皇后), Tước hiệu: Thánh Thần Hoàng đế (聖神皇帝).
22/10/2023(Xem: 2648)
Bài viết này được hạ bút viết với mục đích khơi dậy một cuộc thảo luận công khai, về các trường Đại học Phật giáo tại Hoa Kỳ. Các trường Đại học Phật giáo này cung cấp giáo dục về nghệ thuật tự do và các lĩnh vực chuyên môn, đồng thời sử dụng các phương pháp sư phạm truyền thống của Phật giáo, đã thử nghiệm theo thời gian. Bởi vì những trường Đại học Phật giáo này thường ít được công chúng biết đến, vì vậy tôi đã cung cấp thông tin về lịch sử của các ngôi trường Đại học Phật giáo này, chương trình học thuật và sự thành công về phương diện giáo dục, đã tạo ra trong khuôn viên của ngôi Đại
19/10/2023(Xem: 3351)
Video clip giới thiệu Chùa Việt Nam, Kanagawa, Nhật Bản Address: 4889-1 Hanbara, Aikawa, Aiko District, Kanagawa 243-0307, Japan
11/10/2023(Xem: 1304)
Toàn cầu hoá là biểu hiện mới nhất của chiến lược phát triển bền vững, dựa trên tăng trưởng kinh tế, tự do hóa thương mại và tài chính. Toàn cầu hóa chính là sự kết nối nền kinh tế trên khắp thế giới về các mảng như: thương mại, đầu tư, lao động, ngân hàng, dịch vụ, con người… Toàn cầu hoá dẫn đến toàn cầu hoá nền kinh tế và đồng nhất về văn hoá. Nó có thể làm xói mòn nền văn hoá địa phương và phá vỡ các mối quan hệ truyền thống trong một xã hội với giả định rằng, thương mại tự do cũng sẽ dẫn đến một xã hội dân chủ hơn.
23/09/2023(Xem: 1781)
Để góp phần xây dựng một trong những pho tượng Phật to nhất thế giới, cũng như 84,000 pho tượng Phật nhỏ hơn, một sự kiện gây quỹ quan trọng dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 23-24 tháng 9 này, trên một sườn núi trong khu vực “500 Cánh đồng Lúa” của Vườn Quốc gia Preah Monivong Bokor (núi Tà Lơn), tỉnh Kampot, miền nam Campuchia (Vườn quốc gia nổi tiếng với Núi Tà Lơn, một khu định cư xa xôi của thực dân Pháp hình thành năm 1921 và đã bị bỏ hoang).
02/09/2023(Xem: 3341)
Bảo tàng thành lập vào năm 1753, phần lớn dựa trên các bộ sưu tập của bác sĩ và nhà khoa học người Anh-Ireland Sir Hans Sloane. Lần đầu tiên Bảo Tàng được mở cửa cho công chúng vào năm 1759, tại Montagu House, trên địa điểm của tòa nhà hiện tại. Sự mở rộng của bảo tàng trong 250 năm sau đó chủ yếu là kết quả của quá trình thuộc địa của Anh và đã dẫn đến việc thành lập một số tổ chức chi nhánh, hoặc tổ chức độc lập, cơ sở đầu tiên là Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên vào năm 1881.
09/08/2023(Xem: 2698)
Nổi tiếng vì đã ưu tiên Chỉ số Tổng hạnh phúc quốc gia (GNH) hơn là tính hám lợi vì lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản phóng túng, Vương quốc Phật giáo Bhutan, nép mình trên cao nguyên trong bầu không khí hiếm có của phía đông Hymalaya, cũng đang có những bước tiến trong lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã. Báo cáo lần thứ tư về việc Khảo sát Bảo tồn loài Hổ Quốc gia Bhutan, gần đây Trung tâm Bảo tồn loài Hổ Quốc gia Bhutan hợp tác với Chính phủ Bhutan
20/07/2023(Xem: 3373)
Nhân dịp đến Melbourne, Úc Châu dự Hội Thảo về Xã Hội Học tại Melbourne Convention Centre. Giáo Sư Tiến Sĩ Ryushun Kiyofuji đã ghé thăm Tu Viện Quảng Đức, cách trung tâm thành phố Melbourne 30 phút xe lửa. Nhân dịp này chúng tôi đã có cuộc trao đổi ngắn về tình hình PG Nhật Bản như sau:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]