Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phụng Tiên Cổ Tự và Di sản Huyền bí của Nữ hoàng Võ Tắc Thiên

23/10/202318:22(Xem: 2461)
Phụng Tiên Cổ Tự và Di sản Huyền bí của Nữ hoàng Võ Tắc Thiên

Phụng Tiên Cổ Tự
và Di sản Huyền bí của Nữ hoàng Võ Tắc Thiên

(The Fengxian Temple and Wu Zetian’s Esoteric Legacy)

 

 
vo tac thien
Nữ vương Bệ hạ
(Her Imperial Majesty)

 

Vào hôm thứ Hai, ngày 16 tháng 10 vừa qua đánh dấu Kỷ niệm 1.333 năm ngày Sáng lập triều đại Võ Chu (690-2023), triều đại mà vị nữ Hộ pháp Phật tử Hoàng đế Võ Tắc Thiên (武則天, 17 tháng 2, 624 - 16 tháng 12, 705) sáng lập tồn tại từ năm 690 đến năm 705, bà trở thành Nữ hoàng duy nhất được công nhận trong lịch sử Trung Quốc. Với danh tính Võ Chiếu (武曌) là bà tự sáng tạo ra, ví mình như mặt trời (nhật: 日), mặt trăng (nguyệt: 月) trên không trung (không: 空): (日+月+空=曌) và sự thống trị thế giới của bà. Đã có rất nhiều đấng nam nhi là Thiên tử (tianzi 天子), nhưng chỉ trong số họ được xưng là “nữ Thiên tử” (daughter of heaven). Vào ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch (23/10/2023), đánh dấu Kỷ niệm ngày Sinh nhật (誕辰) lần thứ 1.399 (624-2023) của vị nữ Đại hộ pháp Phật tử Võ Tắc Thiên, Thụy hiệu: Tắc Thiên Thuận Thánh Hoàng hậu (則天順聖皇后), Tước hiệu: Thánh Thần Hoàng đế (聖神皇帝).

 

Không cần phải nói thì ai cũng biết, vị nữ Hộ pháp Phật tử Hoàng đế Võ Tắc Thiên là một trong những người phụ nữ phi thường nhất trong lịch sử thế giới, có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới, theo đúng như thành tích xuất sắc trong kế sách trị nước, an dân, bà là người phụ nữ quan trọng nhất vào triều đại nhà Đường Trung Hoa. Chế độ cổ đại Trung Hoa là xã hội nam quyền, trong môi trường do nam giới thống trị của chế độ phụ hệ nhà Đường (618–907) Trung Hoa, bà đã bất chấp mọi thách thức cá nhân và những thách thức của thể chế để lên ngôi báu ngự Bệ rồng. Bà đã xác định lại các nghĩa vụ Nho giáo của ngôi vị Hoàng đế với đế chế theo các từ vựng Phật giáo: Bà tự xưng danh hiệu “Từ Thị Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần Hoàng đế” (慈氏越古金輪聖神皇帝) (轉輪君主, Wheel-Turning Monarch) tức hoá thân Bồ tát Di Lặc hiện thân  “Chuyển Luân Quân Chủ” (轉輪君主, Wheel-Turning Monarch).

 

Nguồn gốc của nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên có nhiều tranh cãi khác nhau, nhưng theo sử Trung Hoa ghi lại thì chúng ta tin chắc rằng, bà là con gái yêu quý của Võ Chu Thái Tổ Võ Sĩ Hoạch (武士彠; 559 - 635) và được song thân phụ mẫu hướng bà vào chốn thiền môn quy y Tam bảo trở thành Phật tử thuần lương.

 

Bà nguyên quán Văn Thuỷ, Tịnh Châu (nay là Thái Nguyên, Sơn Tây, Trung Quốc). Khi mới 14 tuổi được tuyển vào cung và được vua Đường Thái Tông Lý Thái Dân (598–649) phong làm Tài nhân, cấp bậc thứ năm trong chín bậc thuộc hậu cung.

 

Niên hiệu Trinh Quán thứ 23 (649) vua Đường Thái Tông băng hà, bà cùng với một số phi tần khác xuất gia tu học tại ngôi già lam Cảm Nghiệp Tự (感業寺), Tây An, nay là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

 

Năm 660, bà nhanh chóng thuyết phục, vận động để giành quyền kiểm soát chính trị sau cơn đột quỵ của Đường Cao Tông Lý Trị (628-683), vị Hoàng đế thứ ba của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc.

 

Năm 690, bà đã tập hợp bên cạnh một lực lượng ưu tú cố vấn chính trị, các quan chức chỉ huy quân sự, các bậc Đại sư, Cao tăng thạc đức trong Phật giáo, tuổi xế chiều 66, bà đã đánh bại hoàn toàn Đế quốc Đại Đường. Vào ngày 9 tháng 9 âm lịch năm 690, bà chính thức lên ngôi ở Tắc Thiên môn (則天門), đổi tên triều đại từ "Đường" thành "Chu", đổi niên hiệu làm Thiên Thụ (天授). Ngày 12 tháng ấy, quần thần tôn hiệu là Thánh Thần Hoàng đế (聖神皇帝), sử thường gọi sự kiện này là "Tắc Thiên cách mệnh" (則天革命) hoặc "Chu Đường cách mệnh" (周唐革命).

 

Mặc dù triều đại của bà chỉ với thời gian 684–705, đôi khi được gọi là “khoảng cách giữa hai đời vua” (interregnum) của triều đại nhà Đường, tân triều đại này đã mở ra một kỷ nguyên của khoa học, nghệ thuật,và phát triển văn hóa. Triều đại của bà quan tâm nhiều hơn đến tình hình của phụ nữ trên khắp đế quốc. Hơn nữa chính trong khoảng thời gian 15 năm này, chúng ta có thể thấy đạo Phật đã trở thành Quốc giáo ở Trung Hoa. Có thể lần duy nhất Phật giáo đạt đến tầm ảnh hưởng lớn dưới thời nữ Hộ pháp Phật tử Hoàng đế Võ Tắc Thiên, là trong một thập kỷ ngay sau khi bà cai trị, khi ngài Bất Không Kim Cương (Amoghavajra) hiệu Trí Tạng (智藏, 705-774, một Đại sư của Phật giáo Mật tông và cũng là một trong bốn dịch giả danh tiếng nhất của Thánh điển Phật giáo tại Trung Quốc có tầm ảnh hưởng đến triều đình nhà Đường được khôi phục được khôi phục từ năm 755–765.

 

Sự liên thông Mật tông

 (Esoteric Connection)

 

Tại triều đình Võ Chu do nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên lãnh đạo tối cao, có các vị Cao tăng Thạc đức Phật giáo như ngài Bồ Đề Lưu Chi (菩提流志, viên tịch năm 722) một tăng sĩ và dịch giả người Nam Ấn, ngài Thật Xoa Nan Đà ( 實 叉難陀, 651–710), Cao tăng nước Vu Điền (Hoà Điền thuộc Tân Cương, ngài mang bản Kinh Hoa Nghiêm Phạn ngữ đến Lạc Dương, nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên thành tâm cung thỉnh Ngài và các vị Bồ Đề Lưu Chí và Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh (635-713) dịch sang Hán Văn ở ngôi già lam Đại Biến Không trong đại nội, Đông Đô, đó chính là bản dịch mới của Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm (大方廣佛華嚴經) gồm 80 quyển.

 

Do bởi sự bảo trợ của nữ Hộ pháp Phật tử Hoàng đế Võ Tắc Thiên mà có một nhóm dịch giả xuất sắc của Phật giáo đã quy tụ tại một số cơ sở tự viện Phật giáo ở Lạc Dương. Lạc Dương chính là thành đô của Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên khi Bà cầm quyền triều đại Nhà Chu (690-705). Ngoài những vị tăng sĩ được nhắc đến ở trên, lại còn có thêm một nhóm tu sĩ người nước ngoài là những người chịu trách nhiệm phần lớn cho việc quảng bá các yếu tố Mật tông trong Phật giáo vào thời Nhà Đường, đôi khi còn được gọi là “sự truyền bá Mật tông của Võ Nữ Hoàng Đế” ( (Empress Wu’s Esoteric Buddhism). Những vị tu sĩ Phật giáo nước ngoài này bao gồm ngài Địa Bà Ha La (Divākara, 地婆訶羅, 613-687) đạo hiệu Nhật Chiếu (日照), người sinh quán miền trung Ấn Độ, sinh trưởng trong gia đình đẳng cấp Bà La Môn, ngài Bảo Tư Duy (Kashmiri Baosiwei 寶思惟, viên tịch năm 721) đến từ Kashmiri, khu vực phía tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ, và một vị khác tên Lý Vô Siểm (李無諂), Cư sĩ Phật giáo Trung quốc, sống vào đời Đường, gốc người nước Lam ba thuộc Bắc Ấn độ, dòng dõi Bà la môn. Ngoài ra, cả hai ngài Bồ Đề Lưu Chi (菩提流志) và Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh (635-713) cũng đều chuyển dịch các bản văn Mật điển, và Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên đã rất háo hức ủng hộ những vị Bản tôn mới mẻ trong các nghi thức và nghi quỹ hành trì Mật điển này. Tất cả những hoạt động này đã dọn đường cho sự chấp nhận Mật tông vào thế kỷ thứ 8 tại Trung Hoa, và như đã sắp xếp sẵn cho sự xuất hiện của ba vị Đạo sư Mật tông là ngài Thiên Vô Úy (Subhakarasimha, 善無畏, 637-735), ngài Kim Cương Trí (金剛智, 669-741) và ngài Bất Không Kim Cương (不空 金剛, 705-774) tại triều đình của Nhà Đường.  (Wong 2012, 225 – 26)

 

Wong viết rằng, nữ Hộ pháp Phật tử Hoàng đế Võ Tắc Thiên đã tài trợ cho một bản dịch mới của Kinh Hoa Nghiêm, và một trong những cố vấn công trình phiên dịch đáng tin cậy nhất của bà là Tam tổ Hoa Nghiêm Tông Phật giáo Trung Hoa, Đại sư Pháp Tạng (法藏, 643–712), Người Tập Đại Thành Tông Hoa Nghiêm. Quan trọng hơn, trong Vũ Trụ Hoa Nghiêm Luận (華嚴宇宙論, the Huayan cosmology), Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (毘盧遮那佛),  được biết đến là Pháp thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vị Phật lịch sử đã khai sinh ra đạo Phật như hiện nay. Đức Phật Tỳ Lô Giá Na có một vị trí vô cùng quan trọng trong vũ trụ quan Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Mật tông Tây Tạng, Phật giáo Đại thừa và Kim cương thừa. Ngài là vị Phật đại diện cho trí tuệ toàn vẹn, là ánh sáng tinh khiết soi rọi hướng đi cho người tu hành đạt đến sự giác ngộ trên con đường tu học. Sự tôn kính của nữ Hộ pháp Phật tử Hoàng đế Võ Tắc Thiên đối với Đức Phật Tỳ Lô Giá Na có ý nghĩa biểu tượng lớn cho triều đại của bà cũng như mối liên hệ Phật giáo Kim Cương thừa Phật giáo Mật tông: “Khái niệm Vũ Trụ Luận này đã hình thành nên hình tượng của ngôi già lam Phụng Tiên Tự (奉先寺) được xây vào đời Đường và là hang động lớn nhất ở Long Môn thuộc thời kỳ này”.

 

Trong khoảng thời gian này, có nhiều hình tượng Mật tông đã xuất hiện tại Long Môn, chẳng hạn như là vị Phật chủ trì ở tại Lôi Cổ Đài (擂鼓台), được xem như là Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (毘盧遮那佛), nhưng được tạc theo hình tượng của Mật tông. Rất có thể là bức tượng này mới đây đã được di dời từ Lôi Cổ Đài thuộc phía nam tại Long Môn, nhưng nói chung, tôn tượng này được trang nghiêm với một vương miện cao dài, có trang trí bằng vòng đeo cổ và các vòng đeo ở cánh tay, cùng với bàn tay phải trong ấn an địa. Được xem như là một hiện thân của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na, hình tượng này tương ứng với một đoạn văn mô tả Phật Đỉnh (Usnisa) tức là đức Phật Đỉnh Tôn Thắng trong Tập Hợp Đà La Ni Kinh. (Wong 2012, 223).

 


chua phung tien-2chua phung tien-1


Ngôi Già lam Phụng Tiên Tự Dấu ấn nữ Hoàng đế Duy nhất của Trung Hoa

     (The Imprint of China’s Only Female Emperor: The Fengxian Temple)

Chùa Phụng Tiên (奉先寺) là hang động có quy mô lớn nhất trong quần thể hang đá Long Môn, được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 618 đến năm 904. với chiều rộng 36 mét và chiều dài 41 mét. Có chín bức tượng lớn với những diện mạo khác nhau ở ngôi chùa động này. Bức tượng ấn tượng nhất ở đây là pho tượng Đức Phật Tỳ Lô Giá Na ngồi kiết già trên đài sen. Bức tượng này cao 17.14 mét, và khuôn mặt của tượng được cho là phỏng tạc theo khuôn mặt của nữ hoàng Võ Tắc Thiên.

Theo chữ khắc ở hang động, nữ hoàng Võ Tắc Thiên từng cùng với những quần thần của mình tham gia một lễ hội Truyền đăng ở đây. Hai bên pho tượng Đức Phật Tỳ Lô Giá Na là tượng các vị Bồ tát, Thiên vương và thần Kim Cương. Những bức tượng ở hang động này mang phong cách đời Đường, khuôn mặt bầu bỉnh, hiền từ, mắt rũ xuống, hình dáng cân đối và hoàn hảo. Tượng Phật, Bồ tát và Hiền Thánh tăng ở đây được thể hiện với dáng vẻ mềm mại và khuôn mặt trầm tĩnh; trong khi đó tượng Thiên vương và Kim Cương thì trông sinh động hơn. Toàn bộ các cụm điêu khắc ở đây được đánh giá là một chỉnh thể nghệ thuật hoàn mỹ, nổi tiếng nhất là pho tượng Đức Phật Tỳ Lô Giá Na. Một mạng lưới ngoạn mục gồm các cơ sở tự viện Phật giáo nằm sâu trong tỉnh Hà Nam, Trung Hoa, nép mình vào những vách đá dựng đứng của sông Nghi (沂河) và ẩn mình trong màn sương của quá khứ lãng mạn.

chua phung tien (1)

Là một Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, mạng lưới hang động, hốc đá, mảng vách đá khổng lồ này đóng vai trò phụng sự vĩ đại đối  với nghệ thuật Phật giáo. Công trình trơ gan cùng tuế nguyệt với hàng thế kỷ và không thuộc một giai đoạn lịch sử duy nhất. Vào thời điểm đó, chúng cũng đóng vai trò như một tấm gương nghệ thuật phản ánh các môi trường chính trị xã hội khác nhau. Chùa Phụng Tiên (奉先寺) là hang động có quy mô lớn nhất trong quần thể hang đá Long Môn tự hào giới thiệu với du khách thập phương hành hương chiêm bái, ngày nay cho thấy tầm nhìn của nữ hoàng Võ Tắc Thiên, được khắc vào đá, dấu ấn của bà vẫn tồn tại vượt xa triều đại ngắn ngủi của bà. (UNESCO)

Sự bảo trợ của nữ Hộ pháp Phật tử Hoàng đế Võ Tắc Thiên cho nhiều địa điểm linh thiêng của Phật giáo, bao gồm cả Ngũ Đài Sơn, nơi bà hợp thông phụng sự Đức Bồ tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi (Rothschild 2021, 12). Nhưng nhờ công trình kiến tạo của bà ở Chùa Phụng Tiên (奉先寺) là hang động có quy mô lớn nhất trong quần thể hang đá Long Môn, việc chạm khắc hang đá Long Môn đã đạt đến đỉnh cao dưới triều đại của bà. (thepaper.cn) Bà đã sáng tạo nghệ thuật độc đáo vào dự án hợp pháp hoá đế quốc của bà, coi tác phẩm điêu khắc Phật giáo như một công cụ mạnh mẽ để củng cố triều đại của bà, và thể hiện quyền lực của bà như thần thánh. (Kareyzky 2013, 280). Hình ảnh trung tâm của Chùa Phụng Tiên (奉先寺) là biểu hiện cho sự cai trị của nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên thông qua Đức Phật Tỳ Lô Giá Na. Đức Phật Tỳ Lô Giá Na ngự nơi đây, thống lĩnh hang động với vẻ uy nghi hoà bình, pho tượng Đức Phật Tỳ Lô Giá Na ngồi kiết già trên đài sen. Bức tượng này cao 17.14 mét, riêng phần đầu của ngài cao 4  mét. Đôi tai xinh đẹp của ngài dài 1,9 mét. Với nụ cười hỷ xả bí ẩn, vầng trán rộng, đôi má bầu bĩnh, dái tai dài, đôi mắt hình trăng lưỡi liền, đôi mắt tinh anh sắc sảo, vị Phật này thể hiện ấn tượng sống động về sự thanh nhã, trang nghiêm, trầm hùng và uy nghiêm. Dọc hai bên có hai đệ tử, hai vị Bồ tát, hai vị Thiên Vương và hai vị Kim Cương Lực Sĩ. (China Discovery)

Văn hoá đại chúng cho rằng bức tượng này là “chân dung” của vị nữ Hoàng đế lúc 44 tuổi (tức là đúng 22 năm trước khi bà lên ngôi Cửu ngũ ‘bắt đầu làm vua’, một lần nữa cho thấy điều ám ảnh của bà về những ngày cát tường linh thiêng), tượng trưng cho thông thiên và uy lực ở trần thế của bà. Tuy nhiên ý tưởng này vẫn chưa rõ ràng (vì thực tế chưa ai biết gương mặt, hình dáng thật của bà như thế nào), nhưng điều hoàn toàn chắc chắn là chính tự nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên hình dung Đức Phật Tỳ Lô Giá Na(Colla 2018, 21).

Sự giống nhau giữa Kinh Hoa Nghiêm và Kim Cương thừa Phật giáo Mật tông nằm ở chỗ cả hai đều có cùng một vị Bản tôn chính yếu, đó là Đức Phật Tỳ Lô Giá Na hay Đại Nhật Như Lai (Vairocana). Tôn tượng này được tạc vào khoảng năm 700, là thời điểm trị vì của Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên.  Có một số ấn bản bằng gỗ của “Đại Tuỳ Cầu Đà La Kinh” (大隨求陀羅尼經), Mahāpratisarā Dhāraṇī) đã được ngài ngài Bảo Tư Duy (寶思惟, Manicintana) chuyển dịch vào năm 693, đã được tìm thấy ở Trường An. Các ấn bản bằng gỗ này bao gồm cả Sanskrit (Bắc Phạn ngữ) lẫn Hoa ngữ; có ấn bản đã xuất hiện từ rất sớm, có lẽ từ đầu thế kỷ thứ 8 hoặc thế kỷ thứ 9, và điều này cho thấy Mật tông lúc ấy đang lan truyền tại Trung Hoa. (Wong 2012, 229)

Ngoài mối quan hệ mật thiết của nữ Hoàng đế Võ TắcThiên với Đức Phật Tỳ Lô Giá Na, sáng kiến của bà là gắn kết Đức Bồ tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi với Ngũ Đài Sơn, và việc cho bà là hoá thân của Đức Bồ tát Di Lặc, các hình thức hoá thân Bồ tát Quán Thế Âm theo hình tướng Mật tông đã phát triển mạnh mẽ dưới triều đại của bà (Wong 2012, 229–30), và những người sao chép bản thảo đã xây dựng một câu chuyện kể về việc bà đã ứng nghiệm lời tiên tri về một “nữ Chiến binh toàn quyền” (female warrior sovereign), sự thuần khiết và quang minh toả rạng (Vimalaprabhā) (Rothschild 2021, 18–19). Nhìn chung, các ý tưởng Phật giáo Mật tông đã lan rộng khắp đế quốc và được biểu hiện về phương diện vật chất cũng như nghệ thuật kiến trúc Phật giáo dưới sự cai trị của bà. Bằng chứng để lại văn bản và cơ sở vật chất từ thời kỳ này chứng thực cách bản thân nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên đã kết nối với tất cả các lênh và nhân vật quyền lực thần bí, thánh thiện.

 
chua phung tien (2)chua phung tien (1)


Tuyên cáo Chấp chính của Bà

         (Proclaim Her Reign)

 

Trước và sau nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên, với tư cách là một hệ tư tưởng nhà cầm quyền, Phật giáo không bao giờ có thể vượt qua ảnh hưởng của Nho giáo, và nó luôn chịu sự kiểm tra và kiểm duyệt của các cơ quan công quyền (Colla 2018, 19). Trong lịch sử Phật giáo không thể tách rời khỏi các đặc quyền của nhà nước (Goble 2019, 176), theo định nghĩa của nhà Hán học, Sử học Trung Quốc cổ đại người Mỹ, Mark Edward Lewis (陸威儀) về một “sự chính thức hoá Phật giáo” hay Phật giáo Hoàng gia, cấp dưới “Phật giáo” đối với “Hoàng gia”:

 

Trong nhiều thế kỷ, nhiều thế hệ đế vương, nhà cầm quyền đã nỗ lực cải tạo trật tự chính trị Trung Hoa bằng cách xây dựng một quốc gia Phật giáo rõ ràng, một nhà nước tự biện minh ít nhất một phần thông qua sự bảo trợ của Phật giáo. Trọng tâm của những nỗ lực này là việc thành lập một trung tâm Phật giáo chính thức, và những chùa này được gọi là Quốc tự, thực hiện các nghi lễ vì lợi ích của nhà cầm quyền và đế chế, đồng thời biên soạn và được phê duyệt chính thức các bộ sưu tập kinh điển Phật giáo khổng lồ. (Lewis 1990, 232)

 

Thậm chí điều này còn xảy ra với một người có tính cách trái ngược như nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên. Điều quan trọng cần quan tâm là bà rất sùng mộ Phật giáo lẫn Đạo giáo (Tiên gia), giống như những người tình trong cung điện của bà, chưa bao giờ nhận được sự quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, nếu chúng ta đủ táo bạo để tiếp tục ví dụ về người kính tin yêu quý Phật giáo, thì có thể nói ngôi già lam Phụng Tiên Tự là một món quà tinh tế và chân thành từ bà. Nhờ người hào phóng phát tâm bảo trợ văn hoá nghệ thuật Phật giáo này, các hang động Phật giáo này đã phát triển đáng kể nhờ những món quà quý báu của bà kính dâng lên cúng dường Tam bảo Phật, Pháp, Tăng và cống hiến cho Đạo pháp – Dân Tộc Trung Hoa cũng như nhân loại chúng sinh. (Wong 2012, 223)

 

Ngôi già lam Phụng Tiên Tự, nơi những bức tường đá mang dấu ấn của sự pha trộn độc đáo giữa khát vọng tâm linh và tham vọng chính trị của nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên, ví dụ nổi bật nhất về sự hợp nhất giữa Hoa Nghiêm tông và Mật tông của nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên. Những bức tượng nơi đây kể câu chuyện về một vị Hoàng đế - vị nữ Hoàng đế duy nhất trong lịch sử - người đã sử dụng nghệ thuật như một bức hoạ để thể hiện di sản lâu dài của mình, tích hợp các thành phần tâm hồn con người,chính trị và văn hoá thành một sự hội nhập độc đáo tạo được tiếng vang xuyên suốt các cung điện lịch sử. Quần thể di tích Phật giáo trong hang động đóng vai trò như một lời nhắc nhở nổi bật về sự cai trị của nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên, khi một người phụ nữ vươn lên đỉnh cao quyền lực trong một xã hội phụ hệ và Phật giáo trở nên hưng thịnh hơn bao giờ hết.

 

Tham khảo

(References)

Elisabetta Colla. 2018. “When the Emperor Is a Woman: The Case of Wu Zetian武則天 (624–705), the ‘Emulator of Heaven’.” In Elena Woodacre (e.d.). 2018. A Companion to Global Queenship. Leeds: Arc Humanities Press

 

Geoffrey C. Goble. 2019. Chinese Esoteric Buddhism: Amoghavajra, the Ruling Elite, and the Emergence of a Tradition. New York: Columbia University Press

Patricia Eichenbaum Karetzky. 2013. Chinese Religious Art. Lanham, Maryland: Lexington Books.

Mark Edward Lewis. 1990. “The Suppression of the Three Stages Sect: Apocrypha as a Political Issue.” In Robert E. Buswell (e.d.). 1990. Chinese Buddhist Apocrypha. Honolulu: University of Hawaii Press.

 

N. Harry Rothschild. 2021. “Chrysanthemum Cakravartin: How the Convergence of the Double Ninth Festival and a Buddhist Prophecy of a Female Warrior King Helped Wu Zhao Inaugurate the Zhou Dynasty and Fashion a New Paradigm of Political Authority.” In Tang Studies, Number 39, 2021, 1–39.

 

Dorothy C. Wong. 2012. “The Art of Avataṃsaka Buddhism at the Courts of Empress Wu and Emperor Shōmu/Empress Kōmyō.” In R. M. Gimello, Frédéric Girard, & Imre Hamar. 2012. Avatamsaka Buddhism in East Asia: Huayan, Kegon, Flower Ornament Buddhism: Origins and Adaptation of a Visual Culture. Wiesbaden: Harrassowitz Verlag.

 

Tác giả: Samantha Li

Việt dịch Thích Vân Phong

Nguồn:  Buddhistdoor Global

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/10/2023(Xem: 4209)
Sự hiện diện của rất nhiều người là từ bi tâm và sự cống hiến của họ đã chạm đến tâm hồn và cuộc sống của rất nhiều người. So sánh sự hảo tâm hào phóng, sự tu tập và thành quả nỗ lực của bạn, thực sự tôi chỉ là một con cá bé nhỏ. Nhưng thà làm một con cá nhỏ bé tung tăng ngâm mình trong suối nguồn từ bi, còn hơn là một con cá nhỏ bị rán trong chảo lửa giận dữ.
22/10/2023(Xem: 2624)
Bài viết này được hạ bút viết với mục đích khơi dậy một cuộc thảo luận công khai, về các trường Đại học Phật giáo tại Hoa Kỳ. Các trường Đại học Phật giáo này cung cấp giáo dục về nghệ thuật tự do và các lĩnh vực chuyên môn, đồng thời sử dụng các phương pháp sư phạm truyền thống của Phật giáo, đã thử nghiệm theo thời gian. Bởi vì những trường Đại học Phật giáo này thường ít được công chúng biết đến, vì vậy tôi đã cung cấp thông tin về lịch sử của các ngôi trường Đại học Phật giáo này, chương trình học thuật và sự thành công về phương diện giáo dục, đã tạo ra trong khuôn viên của ngôi Đại
19/10/2023(Xem: 3327)
Video clip giới thiệu Chùa Việt Nam, Kanagawa, Nhật Bản Address: 4889-1 Hanbara, Aikawa, Aiko District, Kanagawa 243-0307, Japan
11/10/2023(Xem: 1303)
Toàn cầu hoá là biểu hiện mới nhất của chiến lược phát triển bền vững, dựa trên tăng trưởng kinh tế, tự do hóa thương mại và tài chính. Toàn cầu hóa chính là sự kết nối nền kinh tế trên khắp thế giới về các mảng như: thương mại, đầu tư, lao động, ngân hàng, dịch vụ, con người… Toàn cầu hoá dẫn đến toàn cầu hoá nền kinh tế và đồng nhất về văn hoá. Nó có thể làm xói mòn nền văn hoá địa phương và phá vỡ các mối quan hệ truyền thống trong một xã hội với giả định rằng, thương mại tự do cũng sẽ dẫn đến một xã hội dân chủ hơn.
23/09/2023(Xem: 1770)
Để góp phần xây dựng một trong những pho tượng Phật to nhất thế giới, cũng như 84,000 pho tượng Phật nhỏ hơn, một sự kiện gây quỹ quan trọng dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 23-24 tháng 9 này, trên một sườn núi trong khu vực “500 Cánh đồng Lúa” của Vườn Quốc gia Preah Monivong Bokor (núi Tà Lơn), tỉnh Kampot, miền nam Campuchia (Vườn quốc gia nổi tiếng với Núi Tà Lơn, một khu định cư xa xôi của thực dân Pháp hình thành năm 1921 và đã bị bỏ hoang).
02/09/2023(Xem: 3321)
Bảo tàng thành lập vào năm 1753, phần lớn dựa trên các bộ sưu tập của bác sĩ và nhà khoa học người Anh-Ireland Sir Hans Sloane. Lần đầu tiên Bảo Tàng được mở cửa cho công chúng vào năm 1759, tại Montagu House, trên địa điểm của tòa nhà hiện tại. Sự mở rộng của bảo tàng trong 250 năm sau đó chủ yếu là kết quả của quá trình thuộc địa của Anh và đã dẫn đến việc thành lập một số tổ chức chi nhánh, hoặc tổ chức độc lập, cơ sở đầu tiên là Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên vào năm 1881.
09/08/2023(Xem: 2671)
Nổi tiếng vì đã ưu tiên Chỉ số Tổng hạnh phúc quốc gia (GNH) hơn là tính hám lợi vì lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản phóng túng, Vương quốc Phật giáo Bhutan, nép mình trên cao nguyên trong bầu không khí hiếm có của phía đông Hymalaya, cũng đang có những bước tiến trong lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã. Báo cáo lần thứ tư về việc Khảo sát Bảo tồn loài Hổ Quốc gia Bhutan, gần đây Trung tâm Bảo tồn loài Hổ Quốc gia Bhutan hợp tác với Chính phủ Bhutan
20/07/2023(Xem: 3357)
Nhân dịp đến Melbourne, Úc Châu dự Hội Thảo về Xã Hội Học tại Melbourne Convention Centre. Giáo Sư Tiến Sĩ Ryushun Kiyofuji đã ghé thăm Tu Viện Quảng Đức, cách trung tâm thành phố Melbourne 30 phút xe lửa. Nhân dịp này chúng tôi đã có cuộc trao đổi ngắn về tình hình PG Nhật Bản như sau:
13/07/2023(Xem: 1730)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để tuyên dương giáo dục, văn học nghệ thuật, văn hoá và âm nhạc cũng như truyền lửa cho nhau, và giới thiệu một số sách sách quý, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU 17 sẽ được tổ chức tại Chùa Phổ Hiền 311 Route de la wantzenau, 6700 Strasbourg, France. Chương trình bắt đầu lúc 8:00PM, Thứ Bảy, ngày 15 tháng 07, 2023.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]