Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Có Phức tạp trong Ngoại giao với Trung cộng bởi các nước Cộng hòa Phật giáo Nga?

14/01/202221:07(Xem: 2481)
Có Phức tạp trong Ngoại giao với Trung cộng bởi các nước Cộng hòa Phật giáo Nga?
Có Phức tạp trong Ngoại giao với Trung cộng
bởi các nước Cộng hòa Phật giáo Nga?
 (Could Russia’s Buddhist Republics Complicate Relations With China?)

Ngoại giao tôn giáo có thể là một chiến thuật chính sách đối ngoại phức tạp của Đại Cung điện Kremlin, nhưng nó sẽ không bao giờ vượt qua các nhu cầu chính sách đối ngoại cơ bản của Nga. 

Có Phức tạp trong Ngoại giao với Trung cộng bởi các nước Cộng hòa Phật giáo Nga 1

Hình 1: “The Golden Abode of Shakyamuni Buddha”, ngôi già lam Phật giáo Tây Tạng, có bức tượng Phật lớn nhất ở châu Âu. Ngôi chùa hùng vĩ này là một trong những điểm thu hút chính của Elista, Cộng hòa Kalmykia, nơi những lời cầu nguyện, nghi lễ và các dịch vụ lễ hội văn hóa tôn giáo được thực hiện. Chiều cao của tòa nhà là 63 mét.


Liên bang Nga thực sự là một xã hội đa dạng phong phú về tín ngưỡng (multiconfessional, 多重信仰國家), trái ngược với chủ nghĩa đa văn hóa và chủ nghĩa thế tục quân phiệt du nhập của phương Tây, hoặc tương tự như câu chuyện được quảng bá bởi chính phủ Nga trên khắp thế giới. Một phần khuếch trương Đại Cung điện Kremlin, những nỗ lực ngoại giao tôn giáo tinh vi, những câu chuyện này dựa trên tất cả bốn tôn giáo "chính thức" của Nga: Cơ đốc giáo (chủ yếu là Chính thống giáo, cũng có Công giáo và Tin lành), cũng như Hồi giáo, Do Thái giáo và Phật giáo.


Tuy nhiên, từ trước đến nay, sự đa dạng có thể là nền tảng của sức mạnh và điểm yếu. Việc chính phủ Nga sử dụng và quan hệ với các nước Cộng hòa Phật giáo, một chủ thể liên bang Nga, cho thấy những hạn chế trong chính sách ngoại giao tôn giáo của họ, đặc biệt là trong bối cảnh quan hệ đối tác Trung-Nga đang phát triển. 


Có Phức tạp trong Ngoại giao với Trung cộng bởi các nước Cộng hòa Phật giáo Nga 2

Hình 2:Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mở đầu chuyến công du tới Buryatia bằng chuyến thăm Ivolga Datsan, tu viện chính của Tăng đoàn Phật giáo truyền thống ở Nga. Ảnh: kremlin.ru


Có ba nước Cộng hòa đa số là Phật tử ở Nga: Cộng hòa Kalmykia, một chủ thể liên bang Nga nằm ngay phía bắc Bắc Caucasus ở Đông Âu; Cộng hòa Tuva, một chủ thể liên bang Nga, về mặt địa lý Tuva nằm tại khu vực trung tâm của châu Á, thuộc miền nam Siberi và Cộng hòa Buryatia, một chủ thể liên bang của Nga tọa lạc tại Siberia với thủ đô là Ulan-Ude. Trong hai thập kỷ qua, bất chấp những nỗ lực từ trên xuống trong việc tập trung hóa, các nước cộng hòa Phật giáo này vẫn thực hiện một mức độ kiểm soát đối với các vấn đề chính của họ, bao gồm cả việc tiến hành ngoại giao cấp thấp. 


Có Phức tạp trong Ngoại giao với Trung cộng bởi các nước Cộng hòa Phật giáo Nga 3

Hình 3: Ivolginsky datsan (Иволгинский Дацан), Trung tâm Tăng đoàn Phật giáo Truyền thống Nga, tọa lạc tại Buryatia, chủ thể liên bang Nga, cách Ulan Ude 23 km, gần làng Verkhnyaya Ivolga.


Hầu hết các Phật tử nga đều thực hành hình thức tôn giáo của Kim Cương thừa Mật tông Phật giáo Tây Tạng và họ coi Đức Đạt Lai Lạt Ma với tư cách là nhà lãnh đạo tinh thần của họ, một lập trường được phản ánh trong các nỗ lực tiếp cận ngoại giao của các nước Cộng hòa Phật giáo. 


Ví dụ: năm 2019, sau khi tổ chức nghênh đón Thượng toạ Arjia Rinpoche, cựu Viện chủ Tu viện Kumbum kiêm Giám đốc Trung tâm Văn hoá Phật giáo Tây Tạng và Mông Cổ. Năm 2020, Cư sĩ Sholban Kara-ool, Chủ tịch Cộng hòa Tuva đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Năm 2021, Cộng hòa Tuva đã tổ chức Đại hội các đại biểu từ Hội nghị Châu Á vì Hòa bình (Asian Buddhist Conference for Peac (Phật giáo Tây Tạng). 


Sự tham gia này có thể gây căng thẳng với Trung cộng, quốc gia kiên định phản đối quyền tự trị của Tây Tạng. Nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã áp dụng các chính sách chống tôn giáo, chống lại cộng đồng Phật giáo Tây Tạng kể từ khi họ tiếp thu lãnh thổ Tây Tạng vào thập niên 1950, phản ánh việc Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu vong từ năm 1959. Gần đây, chính quyền địa phương tỉnh Tứ Xuyên thừa lệnh nhà cầm quyền ĐCSTQ đã cấm người dân Tây Tạng treo hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người mà Trung cộng coi là đòi ly khai. 


Trong bối cảnh này, Nga ngày càng phụ thuộc vào mối quan hệ của Trung cộng, với thương mại giữa hai quốc gia đang tăng mạnh kể cả trong năm 2020. Là một siêu cường toàn cầu, Trung cộng đang trên vị thế tốt để yêu cầu nhượng bộ chính trị trong các lĩnh vực mà nước này cho là nhạy cảm đối với an ninh quốc gia của mình. Đại Cung điện Kremlin đã nghiêng mình cúi đầu trước áp lực này (theo suy luận chứ chưa rõ ràng), bằng cách cấm Đức Đạt Lai Lạt Ma đến viếng thăm các khu vực Phật giáo thuộc chủ thể liên bang của Nga, bất chấp lời cầu xin từ các quan chức khu vực để hủy bỏ lệnh cấm này. 


Với sự mất cân bằng quyền lực ngày càng tăng giữa Nga và Trung cộng, có thể tưởng tượng được rằng, nhà cầm quyền Đảng cộng sản Trung Quốc có thể báo hiệu sự bất mãn của họ về các cuộc Hội nghị do Cư sĩ Sholban Kara-ool, Chủ tịch Cộng hòa Tuva tổ chức vào năm 2020 hoặc về việc các vị tu sĩ Phật giáo Tây Tạng đi du lịch đến Nga để giảng dạy Phật pháp và hành hương chiêm bái. Rốt cuộc, cả hai những hoạt động này được cho là hợp pháp hóa chính phủ Tây Tạng lưu vong của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngay cả khi điều đó không được thể hiện một cách công khai, Đại Cung điện Kremlin có thể sẽ cảm thấy áp lực vô hình để chọc giận các đối tác Trung cộng của họ. 


Có Phức tạp trong Ngoại giao với Trung cộng bởi các nước Cộng hòa Phật giáo Nga 4

Hình 4: Cư sĩ Sholban Kara-ool, Chủ tịch nước Cộng hòa Phật giáo Tuva, một chủ thể liên bang Nga phát biểu trong ngày lễ đăng quang lãnh đạo quốc gia. Ảnh:  savetibet.ru


Sự nhạy cảm như thế, một phần là dấu hiệu có giá trị thể hiện sự tôn trọng của Nga đối với quốc gia láng giềng, nhưng nếu không được xử lý cẩn thận, họ cũng có thể gây ra sự tức giận trong nội bộ. Với những kinh nghiệm của họ về sự áp bức dưới bàn tay của nhà nước Liên bang các nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết do Đảng Cộng sản Liên Xô lãnh đạo, các dân tộc theo đạo Phật ở Nga cũng có thể coi những hành vi xâm phạm đến đức tin của họ là một dấu hiệu ảm đạm. Hơn nữa, sự bất mãn của giáo phái trong các khu vực này sẽ khiến Đại Cung điện Kremlin tự nói rằng một nhà nước Liên bang Nga thực sự là một xã hội đa dạng phong phú về tín ngưỡng bị lừa dối. 


Có Phức tạp trong Ngoại giao với Trung cộng bởi các nước Cộng hòa Phật giáo Nga 5

Hình 5: Cư sĩ Sholban Kara-ool, Chủ tịch nước Cộng hòa Phật giáo Tuva, một chủ thể liên bang Nga bái kiến chư tôn tịnh đức Tăng già Phật giáo trong ngày lễ đăng quang lãnh đạo quốc gia. Ảnh:  savetibet.ru


Mặt khác, việc phớt lờ sự nhạy cảm của Trung cộng có thể làm phức tạp thêm mối quan hệ ngoại giao hữu ích cho Đại Cung điện Kremlin. Trong thương mại, tài nguyên thiên nhiên và định vị chiến lược, cả Trung cộng và Nga đều coi nhau là những đối tác quan trong trong thế giới đa cực đang nổi lên. Kể từ năm 2014, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã cô lập Nga khỏi Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ, một xu hướng ít có dấu hiệu giảm bớt. Trong bối cảnh này, trục quay về phía đông của Nga trở nên quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước và duy trì vị thế quốc tế. 


Có Phức tạp trong Ngoại giao với Trung cộng bởi các nước Cộng hòa Phật giáo Nga 6
Hình 6: Telo Tulku Rinpoche và Cư sĩ Kirsan Ilyumzhinov, Tổng thống nước Cộng hòa Kalmykia trong buổi yết kiến ​​Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala, Ấn Độ 2018. Ảnh: kirsan.today
 

Sự cân nhắc này, kết hợp với sức mạnh kinh tế tuyệt đối và định vị chiến lược của Trung cộng, khiến nước Nga trở thành đối tác cấp dưới. Với lập trường này, cộng với tiền lệ từ chối các chuyến viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma, có khả năng Nga sẽ tiếp tục thận trọng trong việc quản lý các yêu cầu và nhu cầu của các nước Cộng hòa Phật giáo, một chủ thể liên bang Nga, ưu tiên sự nhạy cảm của Trung cộng hơn là quyền tự do tôn giáo của các nước trước đây. Bất kỳ quyết định nào như vậy sẽ làm dễ dàng hơn bởi sự tôn trọng bề ngoài của Trung cộng đối với chủ quyền của Nga và cách xử lý tinh tế của Trung cộng trong việc xoay chuyển tình thế quyền lực lớn giữa hai quốc gia. Như vậy, với điều kiện Nga phải thận trọng, Trung cộng không có khả năng đòi hỏi hoặc thậm chí công khai yêu cầu nhượng bộ, thay vào đó đưa ra bất kỳ yêu cầu nào một cách ngầm định như thế. 


Có Phức tạp trong Ngoại giao với Trung cộng bởi các nước Cộng hòa Phật giáo Nga 7

Hình 7: Cư sĩ Kirsan Ilyumzhinov, Tổng thống nước Cộng hòa Kalmykia trình bày bộ phim tài liệu Đức Phật Nga-Ấn Độ với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ảnh: kirsan.today


Trong khi bằng chứng về sức mạnh tinh vi và sự hiểu biết lẫn nhau, củng cố mối quan hệ ngày càng tăng của Nga và Trung cộng, sự cân bằng lực lượng phức tạp này cũng nhấn mạnh sự rỗng tuếch bởi các câu chuyện ngoại giao của Nga. Thay vì một pháo đài của sự đa tôn giáo, trong đó quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được bảo vệ, chúng ta thấy một quốc gia sẵn sàng hy sinh quyền của môn đồ Phật giáo để mối quan hệ êm đẹp với một thế lực ngoại bang vô thần cực đoan. Nói cách khác: Ngoại giao tôn giáo có thể là một chiến thuật chính sách đối ngoại phức tạp của Đại Cung điện Kremlin, nhưng nó sẽ không bao giờ vượt qua các nhu cầu chính sách đối ngoại cơ bản của Nga.  


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: The Diplomat)

 
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/05/2023(Xem: 128320)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
02/05/2023(Xem: 1297)
Trân trọng kính cung thỉnh chư vị Tăng Ni và kính mời quý đồng hương Phật Tử tham dự ngày Đại Lễ Phật Đản, Thành Đạo và Nhập Niết Bàn năm 2023. Ngày: Thứ Bảy 13 tháng 5, 2023. Địa điểm: 576 Victoria Parade East Melbourne. Góc đường Victoria Parade và đường Hoddle Street Catholic Leadership Center. Giờ: Có mặt lúc 9:45 am tại địa điểm. Có lễ sớt bát, cúng dường chư vị Tăng Ni , đi diễu hành qua phố phường tại Thành phố Melbourne cuối cùng rồi đến tòa Thị Sảnh ( Melbourne TownHall ) cùng nhau cử hành Đại Lễ. Lưu Ý: Phần cúng dường chư vị Tăng Ni do Phật tử chùa Quang Minh hỉ cúng. Phần lunch của Phật tử do chùa Từ Quang đảm trách Phần nước do ban tổ chức chịu trách nhiệm. Cách đi : Lấy xe lửa đến trạm North Richmond. Rồi lấy xe tram số 12, 109 hay Bus , 905, 906, 907 hoặc 302 tới góc đường Victoria Parade và Hoddle Street thì xuống. Diệu Thông thay mặt HT Thích Phước Tấn & Ban Tổ Chức
23/04/2023(Xem: 6201)
Thông Báo Thay Thư Mời tham dự Đại Lễ Phật Đản 2647 và Lễ Tưởng Niệm 60 Năm (1963-2023) Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu để Bảo Tồn Đạo Pháp
19/04/2023(Xem: 2559)
Trong khi các chính trị gia và nhà đầu tư trên khắp thế giới ca ngợi việc thực hành chánh niệm như một công cụ “trấn tỉnh” để giảm mức độ căng thẳng, tăng năng suất và duy trì sự tập trung, không coi trọng trí tuệ là ưu tiên hàng đầu mà là sản phẩm phụ phát sinh từ chánh niệm sâu sắc. Nhưng trí tuệ là một trong ba thành phần không thể thiếu của giáo lý nhà Phật, cùng với kỷ luật đạo đức và định tâm, để phát triển cá nhân và trau dồi tinh thần.
12/04/2023(Xem: 3920)
Tôi muốn chia sẻ về mối quan hệ tôn giáo và xã hội hiện đại. Vì bản tính tự nhiên, mỗi cá nhân đều có sự cảm nhận về tự ngã. Từ đó, mỗi cá nhân đều trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác thống khổ, cảm xúc vui sướng hay yên tĩnh. Đây là sự thật, không cần phải trình bày tỉ mỉ nữa. Động vật cũng thế. Vì bản tính tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn đạt được an lạc hạnh phúc, không muốn thống khổ và bất hạnh. Ta khỏi cần phải chứng minh điều này. Trên cơ sở này, chúng ta đàm luận về quyền của mọi người được hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc, quyền vượt qua mọi thống khổ.
10/04/2023(Xem: 1391)
Chenrezig Institute (Quan Âm Viện) hiện đang tiến hành dự án xây Chánh điện mới theo kiến trúc truyền thống Tây Tạng. Phật tử Việt Nam chúng con ở Brisbane cũng muốn phụ chùa một phần công sức, nên chúng con kính mong quý Phật tử Việt Nam xa gần phát tâm phụ giúp, vì đề án này đã được trình lên Đức Đạt Lai Lạt Ma và Lama Zopa Rinpoche vào tháng 3 vừa qua, khi Thầy Trụ Trì, Geshe Phuntsok Tsultrim và các thành viên ban Trị Sự đã diện kiến hai Ngài ở Ấn Độ, và Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ban lực gia trì cho đề án. Lama Zopa Rinpoche cũng có đôi lời về đề án này.
04/04/2023(Xem: 2674)
96 học sinh tiểu học viếng Tu Viện Quảng Đức: ngày 8/3/2023, Sáu Thầy, Cô giáo cùng 96 học sinh lớp 4 thuộc Trường Tiểu Học Fawkner, đã viếng thăm và tìm hiểu giáo lý Đạo Phật; TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng đã tiếp phái đoàn, hướng dẫn ngồi thiền và giảng giải giáo lý cơ bản cho các em. Phần lớn các em là học sinh da trắng Úc theo đạo Thiên Chúa, đã tỏ ra rất thích thú khi nghe về giáo lý ăn chay, vô thường và sự tái sinh của người quá cố, có nghĩa là sau khi chết có thể trở lại làm người, có thể đọa lạc vào loài cầm thú hay rơi vào địa ngục, ngạ quỷ... Đây là những điều mới mẻ đối với các em. Hằng năm có nhiều trường tiểu học trong tiểu bang thường đưa các em đến Tu Viện Quảng Đức để tham quan, tìm hiểu về kiến trúc, văn hóa và giáo lý Đạo Phật, sau khi về lại trường, các học sinh sẽ viết 1 bài essay về buổi học ngoại khóa của mình, đây là 1 nét sinh hoạt đặc biệt của học đường tại Úc châu.
29/03/2023(Xem: 947)
Cú nhấp chuột không chỉ “xoáy” vào cuộn giấy trên màn hình máy tính mà còn “khuấy động” tâm tư người điều khiển nó. Vì vậy, cố gắng sống chân thực và không chịu khuất phục trước vô số trải nghiệm vô nghĩa đã trở thành sự phấn đấu hằng ngày của tất cả chúng ta. Ở đây, vị Tổ sư sáng lập Thiền phái Won - Phật giáo Hàn Quốc là Đại Tông sư đạo hiệu Thiểu Thái San, tục danh Phác Trọng Bân (1891-1943) đã thấy trước mặt trái của sự tiến bộ nền văn minh khoa học chính là khả năng làm nô lệ hóa tâm trí con người. Do đó, phương châm sáng lập của Thiền phái Won - Phật giáo Hàn Quốc nhắm thẳng vào vấn đề:
27/03/2023(Xem: 1121)
Ngày Giải phóng Quốc gia Triều Tiên, những thành phần Cơ đốc nhân cực đoan ngông cuồng đã gây ra hàng loạt các vụ phóng hỏa thiêu hủy, phá hoại, trong đó có nhiều di sản văn hóa cấp quốc gia đã bị phá nát trong khi cộng đồng Phật giáo đang kiên quyết phản ứng mạnh mẽ để kiềm chế và ngăn chặn các việc sai quấy này.
26/03/2023(Xem: 917)
Đế quốc Maurya là một thế lực hùng mạnh trên một diện tích rộng lớn vào thời Ấn Độ cổ đại, do vương triều Maurya cai trị từ năm 321 đến 185 trước TL, triều đại đầu tiên thống nhất miền bắc Ấn Độ, có liên hệ mật thiết với lịch sử Phật giáo. Đặc biệt, Đại đế Asoka thuộc thế hệ thứ ba vương triều Maurya do ông nội ông, Chandragupta, sáng lập. Hoàng đế Maurya Ashoka (trị vì từ năm 273 đến 232 trước TL), một trong những hoàng đế Ấn Độ kiệt xuất, Hoàng đế Maurya Ashoka toàn thắng trong một loạt các cuộc chinh phạt và đã cai trị phần lớn vùng Nam Á, từ Afghanistan cho đến Bengal hiện nay và đi sâu đến miền Nam tận Mysore.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567