Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiệp hội hữu nghị Ấn Độ-Tây Tạng Tổ chức Thảo luận Trực tuyến

31/10/202121:32(Xem: 2692)
Hiệp hội hữu nghị Ấn Độ-Tây Tạng Tổ chức Thảo luận Trực tuyến

Hiệp hội hữu nghị Ấn Độ Tây Tạng Tổ chức Thảo luận Trực tuyến
Hiệp hội hữu nghị Ấn Độ-Tây Tạng Tổ chức Thảo luận Trực tuyến
(भारत-तिब्बत मैत्री संघ ने की ऑनलाइन परिचर्चा)

Cư sĩ Acharya Roshanlal Negi (Kinnaur), chuyên gia văn hóa và tác giả duy nhất "Từ điển Tây Tạng-Hindi" (तिब्बती-हिंदी शब्दकोश), đã thuyết trình một đề tài liên quan đến vấn đề này vào ngày 22 tháng 8 vừa qua, trong một cuộc thảo luận trực tuyến do Hiệp hội hữu nghị Ấn Độ-Tây Tạng tổ chức. Sự kiện do Hòa thượng Phó Chủ tịch Quốc hội lưu vong Tây Tạng, Acharya Yeshi Phuntsok chủ trì. 

Cư sĩ Acharya Roshanlal Negi, một sinh viên thâm niên tại Viện Nghiên cứu Phật học Cao cấp Tây Tạng, Sarnath (Varanasi) nhấn mạnh rằng, ba phần tư cuộc đời của Đức Đạt Lai Lạt Ma, 86 tuổi, đã sống và hoằng dương Phật pháp tại Ấn Độ, trên cơ sở này, Ngài tự coi mình là một "công dân Ấn Độ", coi mối quan hệ Ấn Độ-Tây Tạng như một mối quan hệ "guru-đệ tử" là quan trọng hàng đầu. Điều này đã mở rộng niềm tự hào của Ấn Độ trong thế giới Phật giáo. 

Điều thực tế quan trọng hơn nữa là Đức Đạt Lai Lạt Ma, và các vị Đạo sư Tây Tạng đã làm sống lại "Truyền thống Đại học Phật giáo Nālandā" (नालंदा परम्परा) của văn hóa giáo dục Phật học trong sáu thập kỷ lưu lại Ấn Độ. Điều này cũng làm tăng sự thân cận giữa các vùng khác nhau của dãy Hy Mã Lạp Sơn. 

Đại học Phật giáo Nālānda là một trung tâm nghiên cứu học tập xuất sắc, nơi đào tạo giáo dục toàn diện (Ngũ minh):

1. Thanh minh: Thuyết minh về ngôn ngữ văn tự, giống như ngôn ngữ văn tự học.

 2. Công xảo minh: Thuyết minh về mọi công nghệ, kỹ thuật, toán pháp, lịch số….

 3. Y phương minh: Thuyết minh về phương pháp trị bệnh giống như y học vậy.

 4. Nhân minh: Thuyết minh về lẽ chánh, tà, chân, ngụy. Đó là luận lý học như logic học của ngày nay vậy.

 5. Nội minh: Thuyết minh về tôn chỉ học phái mình, như Phật giáo lấy Kinh, Luật, Luận làm nội minh.

Minh có nghĩa là thuyết minh, chứng minh, Minh còn gọi tên khác của trí vì vậy mà các môn học trên được gọi là minh.

Sự phổ biến ngày càng tăng của triết lý phật giáo về cuộc sống, từ các ngôi già lam cổ tự ở những vùng không thể tiếp cận của dãy Hy Mã Lạp sơn hùng vĩ cao nhất hành tinh, đến các buổi tuyên dương Diệu pháp Như Lai mang tính quốc tế "Pháp thời luân kim cương" (དུས་ཀྱི་འཁོར་ལོ།) ở bang Karnataka, miền tây nam Ấn Độ, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ, và việc tiếp tục các Viện nghiên cứu Phật học đã trở thành một yếu tố chính. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã khuyến khích tôn giáo, cũng như đối thoại hài hòa với tất cả các tôn giáo, và điều này đã khuyến khích sự giao lưu giữa các dòng tâm linh của Ấn Độ. 

Cư sĩ Acharya Roshanlal Negi cho biết, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gìn giữ và phát huy Thông điệp về tâm linh, bất bạo động và tình bạn hữu luôn tuôn trào trong suối nguồn Từ bi tươi mát, ấm áp dưới ánh dương trí tuệ. Các khu nhà ở được xây dựng tại các vùng khác nhau cho cộng đồng người Tây Tạng, là những ví vụ sống động về cách sống bên nhau hòa bình và bất bạo động. Bất chấp những khó khăn về chính trị, lối sống của cộng đồng người Tây Tạng ở Ấn Độ, là sự kết hợp tuyệt mỹ giữa các thực hành tâm linh truyền thống, và các kỹ năng nghệ thuật hiện đại. Đức Đạt Lai Lạt Ma và cộng đồng người Tây Tạng đã truyền sức mạnh tinh thần cho lý tưởng của tinh thần “Vasudhaiva Kutumbakam” (Thế giới là một nhà), các phong trào bảo tồn thiên nhiên và ý thức môi trường trong nước và thế giới. 

Đóng góp vào cuộc thảo luận, Giáo sư Tiến sĩ Ajay Khare (Rewa) của Samajwadi Jana Parishad (Hội đồng nhân dân xã hội chủ nghĩa), là một Đảng chính trị trong Ấn Độ, đã miêu tả: "Đức Đạt Lai Lạt Ma sự thật là nhà lãnh đạo vĩ đại nhất, hòa hợp và bất bạo đông ở Ấn Độ thời hậu Thánh Mahātmā Gāndhī (1869-1948)".
 

Tiến sĩ xã hội học Manoj Kumar (Delhi) cho rằng: "Những lời giáo huấn của Đức Đạt Lai Lạt ma đã nâng cao nhận thức về sự hợp nhất của chúng sinh, và sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của cả nam lẫn nữ"

Diễn đàn Phụ nữ Ấn Độ, Reshbala (Jodhpur) ủng hộ Tây Tạng đã miêu tả: "Đức Đạt Lai Lạt Ma là người thúc đẩy tình hữu nghị Ấn Độ-Tây Tạng tuyệt vời"

Giám đốc Loknayak Jaiprakash Adhyayan Sansthan, Abhay Sinha (Faridabad), miêu tả: "Đức Đạt Lai Lạt Ma là sự kết hợp hấp dẫn của Chân lý, Bất bạo động và Từ bi tâm thời kỷ nguyên hiện đại"

Theo Sachin Ramteke (Nagpur): "Đức Đạt Lai Lạt Ma đã duy trì chiến dịch của Cha đẻ Hiến pháp Ấn Độ, luật gia, nhà kinh tế, chính trị gia và nhà cải cách xã hội người Ấn Độ, người đã truyền cảm hứng cho phong trào Phật giáo Dalit và vận động chống lại sự phân biệt đối xử của xã hội đối với những người không được chạm tới (Dalits), Tiến sĩ Babasaheb Bhimrao Ambedkar, người khôi phục Phật giáo ở Ấn Độ vào năm 1956 mà không xảy ra xung đột cộng đồng trong nhiều thập kỷ"

Tiến sĩ Rahul Mishra (Leh), Krishnavallabh Prasad Yadav (Nawada), Amrit Bansod (Bhandara), Brajesh Sharma (Sitamarhi), Shikha Ghosh (Bhagalpur), Utpal Kulkarni (Pune), Amit Jyotikar (Ahmedinabad), và cũng đã tham gia. 

Cư sĩ Jigme Tsultrim, Giám đốc Điều phối viên Văn phòng Điều phối Ấn Độ-Tây Tạng, New Delhi nói rằng: "Sự hợp tác của Ấn Độ trong việc Giải phóng Tây Tạng Sadhana là vô giá, và nói thêm rằng, sự tôn trọng to lớn dành cho Đức Đạt Lai Lạt Ma ở mọi cấp độ tại Ấn Độ, là cơ sở tự tin cho thế hệ thanh thiếu niên mới người Tây Tạng. Dẫu sao đi nữa, Ấn Độ có rất nhiều thiện cảm đối với người Tây Tạng. Điều này giữ niềm hy vọng tồn tại tự do của Tây Tạng". 

Hòa thượng Phó Chủ tịch Quốc hội lưu vong Tây Tạng, Acharya Yeshi Phuntsok, người tìm kiếm giải phóng Tây Tạng, trong khi hoan nghênh cuộc thảo luận về những cống hiến của Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã trích dẫn thiện cảm thiêng liêng và kiến thức mà Ngài nhận được từ các bậc Đại sư Ấn Độ Varanasi trong quá trình giáo dục, và nói rằng những người đàn ông và phụ nữ Tây Tạng sinh ra ở Ấn Độ nên được khuyến khích đến thăm Ấn Độ. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nêu gương truyền thống triết học tôn giáo Ấn Độ, và hiện đại đã nỗ lực nhằm tạo ra nền dân chủ trong mỗi buổi tuyên dương Diệu pháp Như Lai ở các quốc gia trên thế giới. Đó là lý do tại sao mọi người Tây Tạng xa xứ, kể cả Đức Đạt Lai Lạt Ma đều tự hào là Sứ giả của Ấn Độ. 


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: India Tibet Coordination Office)

 
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/11/2021(Xem: 4360)
Buổi sáng ngày 17 tháng 11 vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma là khách mời online của Cục Quản lý thảm họa quốc gia (NDMA) Ấn Độ, được chào đón bởi Giám đốc Điều hành Thiếu tướng Manoj Kumar Bindal. Ông đã cung thỉnh Ngài đăng lâm Bảo tọa chia sẻ pháp thoại với chủ đề "sự Thấu cảm và Tình thương giữa Bối cảnh Quản lý Thiên tai" (Love and Compassion in the Context of Disaster Management).
22/11/2021(Xem: 3736)
Theo thống kê của Bộ du lịch Vương quốc Phật giáo Campuchia, lượng du khách thập phương hành hương trên toàn quốc đã được ghi nhận trong ngày thứ 2 của Lễ hội Té nước. Cư sĩ Thong Khon, Bộ Trưởng Bộ Du lịch Vương quốc Phật giáo Campuchia cho biết, trong ngày thứ 2 của Lễ hội Té nước, tại các địa điểm du lịch khác nhau trong của nước đã thu hút 330.000 người. Ngoài khách du lịch trong nước, cũng có một số khách du lịch nước ngoài được ghi nhận.
21/11/2021(Xem: 3712)
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã chế tác một "bản sao siêu tuyệt" bức tranh trong hang động thế kỷ thứ 7 và hai bức tượng Phật Bamiyan bị Taliban phá hủy, sử dụng kết hợp các kỹ thuật truyền thống và kỹ thuật số mà họ hy vọng sẽ cứu vãn "linh hồn" của tác phẩm cho các thế hệ tương lai.
21/11/2021(Xem: 2893)
Gần đây, nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hạ lệnh đóng cửa Trường Phật học Gedeng, thuộc Tu viện Ganden Rao Denglangjie (壽靈寺), huyện Luhuo, châu tự trị dân tộc Tạng Garzê, tỉnh Tứ Xuyên, với lý do vi phạm luật sử dụng đất và thiếu cơ sở pháp lý liên quan, đồng thời hạ lệnh phá dỡ trường Phật học. Các lớp học và ký túc xá của trường, cưỡng bức toàn bộ học sinh phải trở về tư gia của họ.
18/11/2021(Xem: 2797)
Theo truyền thông quốc gia Phật giáo này đưa tin, vào ngày 14 tháng 11 vừa qua, Lễ hội Kathina cấp Quốc gia Dưới sự Bảo hộ và chủ trì của Tổng thống nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka Cư sĩ Gotabaya Rajapaksa, sự kiện được tổ chức tại các cơ sở tự viện Phật giáo Miyugunarama, Raja Maha Viharaya, Colabagama, Kurunegala.
14/11/2021(Xem: 5634)
Vào ngày 11 tháng 11 vừa qua, Cư sĩ Mã Anh Cửu, cựu Tổng thống Đài Loan và đoàn tùy tùng của ông đã thân lâm viếng thăm Phật đà Kỷ niệm quán (佛陀紀念館), và thưởng ngoạn "Triển lãm đặc biệt Con đường Hải tuyến Phật giáo & Nghệ thuật Truyền thông Mới" (佛教海線絲綢之路&新媒體藝術特展) và kịch trường tương tác 360 độ để có tự thân trải nghiệm. Sau chuyến thăm thực tế này, Cư sĩ Mã Anh Cửu nói rằng, trước đây ông đã nghe nói về cuộc triển lãm này, quả thật là "Thật tuyệt vời!"
14/11/2021(Xem: 3313)
Vào hôm thứ Hai ngày 1 tháng 11 vừa qua, các thành viên của năm tổ chức bộ lạc từ gia tộc của Tripura, đã tổ chức một cuộc biểu tình trước Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) tại Bangladesh, để lên án các cuộc tấn công và phóng hỏa đốt tu viện Phật giáo tại làng Katakhali quận Cox's Bazar, Bangladesh.
12/11/2021(Xem: 2856)
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất, mà thế giới nhân loại phải đối mặt. Báo cáo của Liêp Hợp quốc đã cảnh báo rằng, lượng khí phát thải nhà kính do các hoạt động của con người đang ở mức kỷ lục, “không có dấu hiệu thuyên giảm”. Rất nhiều quốc gia đã ghi nhận thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình cao và tăng mực nước biển. Trong khi đó, làn sóng đầu tiên về gia tăng số lượng người tỵ nạn vì biến đổi khí hậu sẽ định hình lại cuộc sống của con người.
11/11/2021(Xem: 2913)
Hội thảo Quốc tế Tuần lễ Thiền Thư giãn này, do báo ibulgyo.com (불교신문) thuộc Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc và báo Bulgwang Media (불광미디어가) đồng đăng cai tổ chức, đã long trọng khai mạc vào ngày 5 tháng 11 vừa qua.
11/11/2021(Xem: 3639)
Ba pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Đản sinh, Thành đạo và nhập Niết bàn, tạc trên vách đá Phnom Sampov, huyện Banan, tỉnh Battambang, Vương quốc Phật giáo Campuchia. Đội thi công xây dựng dự kiến ​​hoàn thành vào cuối năm 2021. Ông Sin Sarin, một nhà thầu xây dựng xác nhận rằng, ba pho tượng Phật được khởi công kiến tạo vào năm 2018. Nhưng chậm trễ trong thi công là do vướng trong mẫu thiết kế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]