Cư sĩ Acharya Roshanlal Negi (Kinnaur), chuyên gia văn hóa và tác giả duy nhất "Từ điển Tây Tạng-Hindi" (तिब्बती-हिंदी शब्दकोश), đã thuyết trình một đề tài liên quan đến vấn đề này vào ngày 22 tháng 8 vừa qua, trong một cuộc thảo luận trực tuyến do Hiệp hội hữu nghị Ấn Độ-Tây Tạng tổ chức. Sự kiện do Hòa thượng Phó Chủ tịch Quốc hội lưu vong Tây Tạng, Acharya Yeshi Phuntsok chủ trì.
Cư sĩ Acharya Roshanlal Negi, một sinh viên thâm niên tại Viện Nghiên cứu Phật học Cao cấp Tây Tạng, Sarnath (Varanasi) nhấn mạnh rằng, ba phần tư cuộc đời của Đức Đạt Lai Lạt Ma, 86 tuổi, đã sống và hoằng dương Phật pháp tại Ấn Độ, trên cơ sở này, Ngài tự coi mình là một "công dân Ấn Độ", coi mối quan hệ Ấn Độ-Tây Tạng như một mối quan hệ "guru-đệ tử" là quan trọng hàng đầu. Điều này đã mở rộng niềm tự hào của Ấn Độ trong thế giới Phật giáo.
Điều thực tế quan trọng hơn nữa là Đức Đạt Lai Lạt Ma, và các vị Đạo sư Tây Tạng đã làm sống lại "Truyền thống Đại học Phật giáo Nālandā" (नालंदा परम्परा) của văn hóa giáo dục Phật học trong sáu thập kỷ lưu lại Ấn Độ. Điều này cũng làm tăng sự thân cận giữa các vùng khác nhau của dãy Hy Mã Lạp Sơn.
Đại học Phật giáo Nālānda là một trung tâm nghiên cứu học tập xuất sắc, nơi đào tạo giáo dục toàn diện (Ngũ minh):
1. Thanh minh: Thuyết minh về ngôn ngữ văn tự, giống như ngôn ngữ văn tự học.
2. Công xảo minh: Thuyết minh về mọi công nghệ, kỹ thuật, toán pháp, lịch số….
3. Y phương minh: Thuyết minh về phương pháp trị bệnh giống như y học vậy.
4. Nhân minh: Thuyết minh về lẽ chánh, tà, chân, ngụy. Đó là luận lý học như logic học của ngày nay vậy.
5. Nội minh: Thuyết minh về tôn chỉ học phái mình, như Phật giáo lấy Kinh, Luật, Luận làm nội minh.
Minh có nghĩa là thuyết minh, chứng minh, Minh còn gọi tên khác của trí vì vậy mà các môn học trên được gọi là minh.
Sự phổ biến ngày càng tăng của triết lý phật giáo về cuộc sống, từ các ngôi già lam cổ tự ở những vùng không thể tiếp cận của dãy Hy Mã Lạp sơn hùng vĩ cao nhất hành tinh, đến các buổi tuyên dương Diệu pháp Như Lai mang tính quốc tế "Pháp thời luân kim cương" (དུས་ཀྱི་འཁོར་ལོ།) ở bang Karnataka, miền tây nam Ấn Độ, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ, và việc tiếp tục các Viện nghiên cứu Phật học đã trở thành một yếu tố chính. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã khuyến khích tôn giáo, cũng như đối thoại hài hòa với tất cả các tôn giáo, và điều này đã khuyến khích sự giao lưu giữa các dòng tâm linh của Ấn Độ.
Cư sĩ Acharya Roshanlal Negi cho biết, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gìn giữ và phát huy Thông điệp về tâm linh, bất bạo động và tình bạn hữu luôn tuôn trào trong suối nguồn Từ bi tươi mát, ấm áp dưới ánh dương trí tuệ. Các khu nhà ở được xây dựng tại các vùng khác nhau cho cộng đồng người Tây Tạng, là những ví vụ sống động về cách sống bên nhau hòa bình và bất bạo động. Bất chấp những khó khăn về chính trị, lối sống của cộng đồng người Tây Tạng ở Ấn Độ, là sự kết hợp tuyệt mỹ giữa các thực hành tâm linh truyền thống, và các kỹ năng nghệ thuật hiện đại. Đức Đạt Lai Lạt Ma và cộng đồng người Tây Tạng đã truyền sức mạnh tinh thần cho lý tưởng của tinh thần “Vasudhaiva Kutumbakam” (Thế giới là một nhà), các phong trào bảo tồn thiên nhiên và ý thức môi trường trong nước và thế giới.
Đóng góp vào cuộc thảo luận, Giáo sư Tiến sĩ Ajay Khare (Rewa) của Samajwadi Jana Parishad (Hội đồng nhân dân xã hội chủ nghĩa), là một Đảng chính trị trong Ấn Độ, đã miêu tả: "Đức Đạt Lai Lạt Ma sự thật là nhà lãnh đạo vĩ đại nhất, hòa hợp và bất bạo đông ở Ấn Độ thời hậu Thánh Mahātmā Gāndhī (1869-1948)".
Tiến sĩ xã hội học Manoj Kumar (Delhi) cho rằng: "Những lời giáo huấn của Đức Đạt Lai Lạt ma đã nâng cao nhận thức về sự hợp nhất của chúng sinh, và sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của cả nam lẫn nữ".
Diễn đàn Phụ nữ Ấn Độ, Reshbala (Jodhpur) ủng hộ Tây Tạng đã miêu tả: "Đức Đạt Lai Lạt Ma là người thúc đẩy tình hữu nghị Ấn Độ-Tây Tạng tuyệt vời".
Giám đốc Loknayak Jaiprakash Adhyayan Sansthan, Abhay Sinha (Faridabad), miêu tả: "Đức Đạt Lai Lạt Ma là sự kết hợp hấp dẫn của Chân lý, Bất bạo động và Từ bi tâm thời kỷ nguyên hiện đại".
Theo Sachin Ramteke (Nagpur): "Đức Đạt Lai Lạt Ma đã duy trì chiến dịch của Cha đẻ Hiến pháp Ấn Độ, luật gia, nhà kinh tế, chính trị gia và nhà cải cách xã hội người Ấn Độ, người đã truyền cảm hứng cho phong trào Phật giáo Dalit và vận động chống lại sự phân biệt đối xử của xã hội đối với những người không được chạm tới (Dalits), Tiến sĩ Babasaheb Bhimrao Ambedkar, người khôi phục Phật giáo ở Ấn Độ vào năm 1956 mà không xảy ra xung đột cộng đồng trong nhiều thập kỷ".
Tiến sĩ Rahul Mishra (Leh), Krishnavallabh Prasad Yadav (Nawada), Amrit Bansod (Bhandara), Brajesh Sharma (Sitamarhi), Shikha Ghosh (Bhagalpur), Utpal Kulkarni (Pune), Amit Jyotikar (Ahmedinabad), và cũng đã tham gia.
Cư sĩ Jigme Tsultrim, Giám đốc Điều phối viên Văn phòng Điều phối Ấn Độ-Tây Tạng, New Delhi nói rằng: "Sự hợp tác của Ấn Độ trong việc Giải phóng Tây Tạng Sadhana là vô giá, và nói thêm rằng, sự tôn trọng to lớn dành cho Đức Đạt Lai Lạt Ma ở mọi cấp độ tại Ấn Độ, là cơ sở tự tin cho thế hệ thanh thiếu niên mới người Tây Tạng. Dẫu sao đi nữa, Ấn Độ có rất nhiều thiện cảm đối với người Tây Tạng. Điều này giữ niềm hy vọng tồn tại tự do của Tây Tạng".
Hòa thượng Phó Chủ tịch Quốc hội lưu vong Tây Tạng, Acharya Yeshi Phuntsok, người tìm kiếm giải phóng Tây Tạng, trong khi hoan nghênh cuộc thảo luận về những cống hiến của Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã trích dẫn thiện cảm thiêng liêng và kiến thức mà Ngài nhận được từ các bậc Đại sư Ấn Độ Varanasi trong quá trình giáo dục, và nói rằng những người đàn ông và phụ nữ Tây Tạng sinh ra ở Ấn Độ nên được khuyến khích đến thăm Ấn Độ. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nêu gương truyền thống triết học tôn giáo Ấn Độ, và hiện đại đã nỗ lực nhằm tạo ra nền dân chủ trong mỗi buổi tuyên dương Diệu pháp Như Lai ở các quốc gia trên thế giới. Đó là lý do tại sao mọi người Tây Tạng xa xứ, kể cả Đức Đạt Lai Lạt Ma đều tự hào là Sứ giả của Ấn Độ.
Thích Vân Phong biên dịch
(Nguồn: India Tibet Coordination Office)