Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùm Thơ Về Công Ơn Cha Mẹ

22/08/202408:52(Xem: 815)
Chùm Thơ Về Công Ơn Cha Mẹ

                                   
cha-me-02


Chùm Thơ Về Công Ơn Cha Mẹ
 

Thích Minh Chánh


                               Chiều ngồi nhìn lá thu rơi

                               Ép dòng dư lệ trùng khơi nổi sầu

                               Ơn cha, nghĩa mẹ, liên thâu

                               Mắt tràn khóe mắt rầu rầu ruột gan

                                                        ***

                               Còn trời còn nước còn non

                               Còn cha còn mẹ là còn yêu thương

                               Ai ơi, đừng có xem thường

                               Một mai mất hết, vấn vương lệ sầu

                                                        ***

                               Công cha, tình mẹ bao la

                               Ai, người thấu hiểu mới là thượng nhơn

                               Đừng nên đụng chút dỗi hờn

                               Khi cha mẹ mất không vờn được đâu

                                                        ***

                               À ơi, tiếng mẹ ru hời,

                               Tình thương vô hạn biển trời bao la

                               Dù cho đất nổi phong ba

                               Lời ru của mẹ chan hòa yêu thương

                                                        ***

                               Đêm nằm nghe tiếng mưa rơi

                               Nhớ thương cha mẹ tơi bời lệ tuôn

                               Làm con, chữ hiếu chưa tròn

                               Cầu Phật, phụ mẫu thoát vòng trầm luân

                                                   ***

                               Hai miền sanh tử khổ đau

                               Ơn cha, nghĩa mẹ làm sao đáp đền?

                               Vu lan vọng tiếng vang rền,

                               Tủi thân, con khóc bên thềm biệt ly

                                                    ***

                               Ru đời một thoáng phù du

                               À, ơi tiếng mẹ nghìn thu muôn trùng

                               Vu lan gia giết vô cùng

                               Ngực cài hoa trắng não nùng ruột đau.

                                                               Vạn Hạnh

                                                           Mùa Vu Lan 2023


 
vuon bap

Giã Biệt Phố Phường

                Thích Minh Chánh                       

Từ đây giã biệt phố phường

Tôi về chốn củ mộng thường trăm năm

Chùa xưa không chút tiếng tăm

Nên chi cứ thế trăng rằm nguyên sơ

Sáng ra phủi bụi mộng mơ

Đêm về ngồi đếm dòng thơ điêu tàn

Bắp xanh, xanh mướt cưu mang

Vườn rau cải với khoai lang ấm lòng

Bên dàn mướp mới trổ bông

Bầu trơ trụi lá vì dòng sinh ly

Đôi con bướm mộng đương thì

Vờn bay lã lướt đám mì thanh xuân

Ong về hút mật tần ngân

Chim ca hạnh phúc trên cành líu lo

Ngẩm đời trăm mối tơ vò

Tự nhiên bất chợt quẳng cho tháng ngày.

                                Vạn Hạnh ngày 19/8/2024


                                                       chua van hanh-1chua van hanh-2


Thư Ngỏ kêu gọi cúng dường
xây cổng Tam Quan Tu Viện Vạn Hạnh
thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu




                                                                    Vạn Hạnh ngày 12/8/2024

          Kính thưaQuý Phật Tử, Quý Mạnh Thường Quân Và Thiện Hữu Tri Thức gần xa.


          Trước đây, chúng tôi có viết bức tâm thư vận động hùn phước để xây cổng Tam Quan Tu Viện Vạn Hạnh, tọa lạc tại khu phố Vạn Hạnh, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nhưng do kinh phí quá hạn hẹp nên chưa hoàn thiện được cổng Tu Viện nhằm trang nghiêm chốn Già Lam thêm đượm nét hưng quang.

          Hôm nay, có chút duyên, tích góp được ít kinh phí, chúng tôi lại tiếp tục tiến hành xây dựng cổng Tam Quan của Tu Viện. Tuy nhiên, vì kinh phí quá eo hẹp nên rất khó mà hoàn thiện mặc dù chúng tôi đã rất cố gắng chắt chiu từng đồng từng cắc.

          Bởi vậy, chúng tôi mạo muội viết tâm thư này gởi đến quý Phật tử, quý mạnh thường quân, thiện hữu tri thức gần xa hoan hỷ phát tâm hổ trợ để hoàn thiện cổng Tam Quan của Tu Viện nhằm mang lại lợi ích cho chư thiên và loài người cũng như hoàn thành ý nguyện phụng sự đạo pháp mà Đức Thích Ca Mâu Ni đã huấn thị.

          Hiện tại, chúng tôi đang tiến hành xây dựng, nhưng vì thiếu kinh phí nên buộc phải cho thợ nghỉ và ngưng công trình. Do đó, trước tình hình quá cấp bách và bi thương, một lần nữa, chúng tôi tha thiết kêu gọi quý Phật tử, các mạnh thường quân, thiện hữu tri thức gần xa chung tay hổ trợ để hoàn thiện cổng Tam Quan của Tu Viện.

          Tổng kinh phí xây cổng là 900 triệu tiền Việt, nhưng bây giờ, chúng tôi còn thiếu hụt khoảng 200 triệu để hoàn thiện.

          Vì thế, chúng tôi rất mong quý vị phát tâm cùng chúng tôi hoàn thành công tác Phật sự này nhằm trang nghiêm Tam Bảo, mang lại phước lợi cho chư thiên và loài người.

                        NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT MA HA TÁT

                                                                                         Kính Thư

                                                                                         TM Tu Viện

                                                                             Tỳ kheo Thích Minh Chánh


          Mọi phát tâm hùn phước, xin liên hệ:

          Tỳ Kheo Thích Minh Chánh

          Số điện thoại: 0798092759 hoặc 0908435951

          Email: [email protected]

          Địa chỉ hùn phước: Thích Minh Chánh (Đoàn Minh An), Tu Viện Vạn Hạnh, khu phố Vạn Hạnh, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

          Địa chỉ chuyển khoản trong nước: Đoàn Minh An, mã số tài khoản 0081000774955, Vietcombank, chi nhánh Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

          Địa chỉ chuyển khoản từ nước ngoài: Doan Minh An, 0081000774955, BFTVVNVX008, Vietcombank, Phu My Town, Ba Ria-Vung Tau province, Vietnam.

                              

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4301)
Trong tất cả lễ hội của Phật giáo, chúng ta thấy rằng Vu-Lan Báo Hiếu là một lễ hội được quần chúng biết đến, quan tâm nhiều, dù người đó là Phật tử hay không phải Phật tử. Dân gian quen gọi ngày rằm tháng bảy là ngày lễ Trung Nguyên, ngày “Xá tội vong nhân” qua khẩu truyền.
10/04/2013(Xem: 5702)
Khi nghĩ về công ơn sanh thành dưỡng dục, thì chúng ta đã tạo nên một mạch nguồn của ân đức, của nghĩa trọng tình sâu, của dòng tâm thức luân lưu bất diệt. Một suối nguồn của thơ ca, của tiếng nhạc trầm hùng, lúc sâu lắng lúc thì nhẹ nhàng đi vào nhân thế vừa bất hủ vừa rung động thức tỉnh. Thế mới biết, giấy mực trần gian chẳng viết lên nỗi hai chữ “Mẹ ơi” cho trọn vẹn.
10/04/2013(Xem: 4824)
Giáo pháp của đạo Phật sâu thẳm được ví như đại dương mênh mông. Cửa vào đạo có muôn ngàn lối, hành giả khi bước vào nếu không trang bị đức tin vững vàng chắc sẽ choáng ngợp bởi sự uyên áo, sâu kín và pháp mầu vi diệu. Nếu thế thì con đường vào đạo của chúng ta thì sao, những người đầy nghiệp lực và hệ lụy của tham ái?
10/04/2013(Xem: 4471)
Với cái nhìn tuệ giác, Đức Phật quán chiếu trong vòng nghiệp duyên của chúng sanh, Ngài đã thấy được không có một chúng sanh nào tồn tại độc lập, mà ngược lại lưu chuyển trong vòng tương duyên với nhau. Tất cả vì vô minh, mà chúng sanh không thấy được Ngài. Trong kinh Báo Phụ Mẫu Ân diễn tả, có lần Đức Phật đi trên đường và thấy bên lề đường một đống xương khô, Ngài đã lễ lạy đống xương ấy.
10/04/2013(Xem: 4615)
Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật. Có học Phật cặn kẽ, rõ ràng và căn bản, chúng ta mới có cơ hội để tiếp nhận ánh sáng của đức Phật tỏa chiếu muôn nơi mà không e sợ đi lạc đường, lầm lối, dẫn vào tà đạo, và mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho chính mình và cho tha nhân.
10/04/2013(Xem: 4182)
Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay.
10/04/2013(Xem: 5067)
Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy.
10/04/2013(Xem: 5287)
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như.
10/04/2013(Xem: 4385)
Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
10/04/2013(Xem: 4593)
Đức Phật thường được ca tụng như một bậc vĩ nhân. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi vì vĩ nhân thường được hiểu như những bậc kỳ tài xuất chúng trong một lĩnh vực nào đó, hoặc có thể là nhiều lĩnh vực, mang lại lợi lạc cho con người trong một mức độ nào đó. Có thể là một vĩ nhân ở phương Đông nhưng chưa hẵn là kỳ tài ở phương Tây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]