Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Bạch Vu Lan Phật lịch 2568

01/08/202406:44(Xem: 1801)
Thông Bạch Vu Lan Phật lịch 2568



muc kien lien

letterhead-2022-2026


Số 52-7/HĐĐH/HC/TB                       Phật Lịch 2568, Sydney ngày 01/08/2024


THÔNG BẠCH VU LAN PL 2568


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật



Kính gởi: Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni,
Quý thân hào nhân sĩ, thiện hữu tri thức,
Cùng quý đồng hương và chư thiện nam tín nữ Phật tử,

Kính bạch Chư Tôn Đức,
Kính thưa quý liệt vị,

Vu Lan, ngày báo hiếu là một lễ hội không thể thiếu đối với người con Phật, lễ hội này bắt nguồn từ tâm niệm yêu thương, mà sự yêu thương đó luôn chan hòa trong triết lý vô ngã vị tha của Phật giáo, nơi nào có đạo Phật là nơi đó có sự yêu thương, nơi nào có yêu thương là nơi đó có sự hạnh phúc và an lạc.

Là người con Phật, chúng ta không thể sống mà không có tinh thần hiếu đạo, hiếu đạo là tính chất thiết yếu để hình thành nền tảng Nhân Thừa, đây là nấc thang đầu tiên để chúng ta bước dần lên Bồ tát Thừa và Phật Thừa viên mãn.

Đối với hai đấng từ thân, ta phải hết lòng hiếu thảo. Lúc ta còn nhỏ “chỗ ướt mẹ nằm chỗ ráo phần con” thì khi cha mẹ tuổi già đừng để cha mẹ vách lá liêu xiêu mà ta thì nhà cao cửa rộng. Mẹ mười tháng cưu mang, ba năm bú móm, cực khổ tảo tần chăm sóc thân ta. Cha thì chịu nắng phơi sương, còng lưng khổ cực, lo cái ăn cái mặc, không màng thân xác khô gầy làm lụng vất vả để tạo dựng tương lai, đến khi mẹ yếu cha già đừng để ánh mắt trông chờ, ngày tháng trôi qua mà con vẫn biệt tăm! Cha mẹ đối với ta vô điều kiện, thì ta đối với cha mẹ cũng đừng so đo. Cha mẹ nuôi ta “biển Hồ lai láng” thì khi ta nuôi cha mẹ đừng “tính tháng tính ngày”. Không nên để cha mẹ tháng ngày cô đơn với tuổi già bóng xế, mà hãy gần gũi để đền đáp thâm ân.
Trong kinh Tăng Chi Phật dạy: “Những gia đình nào có con cái kính lễ Cha Mẹ trong nhà, thì những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên, được chấp nhận ngang bằng với các bậc Đạo sư, được chấp nhận xứng đáng cung kính và cúng dường”. Vì sao? Vì công lao cha mẹ sâu dày như non cao biển rộng, dùng cả đời ta báo hiếu cũng chưa hết nghĩa tình.

Vu Lan không chỉ mang ý nghĩa giải cứu sự thống khổ bị treo ngược nơi cảnh giới u đồ tối tăm, mà nó còn hàm chứa ý nghĩa làm vơi dịu đi sự thiêu đốt trong tâm hồn của mỗi chúng ta, khi chúng ta chưa thực sự áp dụng lời Phật dạy trong cuộc sống hằng ngày.

Mùa Vu Lan về, chúng ta khởi tâm TỪ, chia sẻ lời Phật dạy đối với những người quanh ta, khiến cho tất cả đều được an vui trong cuộc sống, như dòng nước mát tưới tẩm lên làm tiêu tan mọi phiền não khổ đau. Chúng ta khởi tâm BI, vận dụng mọi phương tiện thiện xảo, đem đạo lý ngàn đời san sẻ cho mọi người không còn lo sợ trước mọi sự thống khổ, mà nguyên nhân sự thống khổ ấy là do nghiệp lực nhen nhúm tạo thành. Chúng ta khởi tâm HỶ, để tâm hồn mình vui tươi khi nhìn đời bằng con mắt tuệ giác. Vui khi mình được diễm phúc được thân người hoàn hảo bởi hai đấng sanh thành, vui vì được hội ngộ với Chánh pháp giải thoát giác ngộ, vui vì được sống trong một quốc gia được bảo vệ quyền con người. Chúng ta khởi tâm XẢ để cho mình không còn dính mắc những trói buộc xung quanh, một chút cho đi sẽ có vô lượng phước báu về lại với mình, buông xuống sự cố chấp trĩu nặng trong tâm để tâm ta không còn trói buộc bởi những cái mà mình luôn cho đó là của mình. San sẻ chút phần vật chất của mình cho những mảnh đời cơ cực. Với bốn tâm vô lượng Từ, Bi, Hỷ và Xả này, chúng ta trao cho nhau trong mùa Vu Lan cũng như tu tập và áp dụng trong đời sống hằng ngày thì chúng ta cùng ở chung với Phạm Thiên, chúng ta sẽ có được đời sống phẩm hạnh cao cả đáng được mọi người tôn trọng.

Nay gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, để thể hiện tinh thần tri ân và báo ân song thân Phụ Mẫu, các Tự Viện thành viên Giáo Hội tùy nghi trang nghiêm tổ chức lễ hội Vu Lan để quý thiện nam tín nữ, thập phương bá tánh, câu hội thành kính cầu nguyện, siêu độ Cửu Huyền Thất Tổ, quá cố Nội Ngoại tôn thân, đa sanh Phụ Mẫu, tự tha tiên vong, gia thân quyến thuộc, chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, oan hồn uổng tử, vô tự âm linh, sớm rõ đường lành, thoát vòng mê muội, ra khỏi u đồ, siêu sanh Lạc Quốc.

Thay mặt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan, tôi xin gởi lời cầu chúc Khánh tuế đến với Chư Tôn Thiền Đức trong hai Hội Đồng, kính nguyện quý Ngài pháp thể khinh an, pháp duyên vô ngại và đạo nghiệp viên thành.

Kính chúc quý đồng hương Phật tử, quý thiện hữu trí thức trong và ngoài Úc Châu một mùa Vu Lan tràn đầy ý nghĩa tri ân và báo ân, thân tâm thường lạc, và vạn sự cát tường như nguyện.



Nam Mô Vu Lan Duyên Khởi Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.

TM. Hội Đồng Điều Hành
Hội Chủ
(Xem phiên bản pdf có ấn ký)
Hòa Thượng Thích Tâm Minh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4302)
Trong tất cả lễ hội của Phật giáo, chúng ta thấy rằng Vu-Lan Báo Hiếu là một lễ hội được quần chúng biết đến, quan tâm nhiều, dù người đó là Phật tử hay không phải Phật tử. Dân gian quen gọi ngày rằm tháng bảy là ngày lễ Trung Nguyên, ngày “Xá tội vong nhân” qua khẩu truyền.
10/04/2013(Xem: 5705)
Khi nghĩ về công ơn sanh thành dưỡng dục, thì chúng ta đã tạo nên một mạch nguồn của ân đức, của nghĩa trọng tình sâu, của dòng tâm thức luân lưu bất diệt. Một suối nguồn của thơ ca, của tiếng nhạc trầm hùng, lúc sâu lắng lúc thì nhẹ nhàng đi vào nhân thế vừa bất hủ vừa rung động thức tỉnh. Thế mới biết, giấy mực trần gian chẳng viết lên nỗi hai chữ “Mẹ ơi” cho trọn vẹn.
10/04/2013(Xem: 4824)
Giáo pháp của đạo Phật sâu thẳm được ví như đại dương mênh mông. Cửa vào đạo có muôn ngàn lối, hành giả khi bước vào nếu không trang bị đức tin vững vàng chắc sẽ choáng ngợp bởi sự uyên áo, sâu kín và pháp mầu vi diệu. Nếu thế thì con đường vào đạo của chúng ta thì sao, những người đầy nghiệp lực và hệ lụy của tham ái?
10/04/2013(Xem: 4473)
Với cái nhìn tuệ giác, Đức Phật quán chiếu trong vòng nghiệp duyên của chúng sanh, Ngài đã thấy được không có một chúng sanh nào tồn tại độc lập, mà ngược lại lưu chuyển trong vòng tương duyên với nhau. Tất cả vì vô minh, mà chúng sanh không thấy được Ngài. Trong kinh Báo Phụ Mẫu Ân diễn tả, có lần Đức Phật đi trên đường và thấy bên lề đường một đống xương khô, Ngài đã lễ lạy đống xương ấy.
10/04/2013(Xem: 4620)
Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật. Có học Phật cặn kẽ, rõ ràng và căn bản, chúng ta mới có cơ hội để tiếp nhận ánh sáng của đức Phật tỏa chiếu muôn nơi mà không e sợ đi lạc đường, lầm lối, dẫn vào tà đạo, và mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho chính mình và cho tha nhân.
10/04/2013(Xem: 4185)
Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay.
10/04/2013(Xem: 5081)
Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy.
10/04/2013(Xem: 5310)
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như.
10/04/2013(Xem: 4402)
Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
10/04/2013(Xem: 4604)
Đức Phật thường được ca tụng như một bậc vĩ nhân. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi vì vĩ nhân thường được hiểu như những bậc kỳ tài xuất chúng trong một lĩnh vực nào đó, hoặc có thể là nhiều lĩnh vực, mang lại lợi lạc cho con người trong một mức độ nào đó. Có thể là một vĩ nhân ở phương Đông nhưng chưa hẵn là kỳ tài ở phương Tây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]