Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Bạch Vu Lan

11/04/201312:14(Xem: 4611)
Thông Bạch Vu Lan
Các Bài Viết Về Vu Lan


Thông Bạch Vu Lan

HT Thích Như Huệ
Nguồn: HT Thích Như Huệ


SỐ 48-02/HĐĐH/HC/TB PHẬT LỊCH 2550, ngày 20 tháng 7 năm 2006

Của Hòa Thượng Hội Chủ GHPGVNTN Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi—Tân Tây Lan

Hàng năm, cứ mỗi độ Thu sang—Rằm Tháng Bảy, dân tộc Việt Nam nói riêng, các quốc gia Á đông nói chung, đều trang trọng hướng về Mùa Lễ Hội vừa có tính truyền thống thiêng liêng, vừa mang nét đặc thù hiếu ân, nghĩa đạo, mà ai ai cũng cưu mang, thừa hưởng, đón nhận, đáp đền.

Đức Phật từng dạy : Không hạnh nào cao cả cho bằng hạnh hiếu, không tội nào nặng hơn cho bằng tội bất hiếu, lại còn giảng giải, chỉ dạy tường tận thâm sâu trong Vu Lan Bồn Kinh và Báo Hiếu Phụ Mẫu Trọng Ân Kinh.

Ngài khẳng định “Phụ mẫu tại tiền, như Phật tại thế”. Ca dao Việt Nam có nói “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Vì vậy, đạo lý Phật Giáo và đạo lý dân tộc đã hòa quyện vào nhau như một thực thể tương sinh tương tức bất phân ly, đã tự ngàn xưa đến mãi mai sau. Ân phụ mẫu có sâu dày mới ngược về nguồn gốc Tổ Tiên nòi giống. Ân quốc gia dân tộc có thâm diệu mới hiển hiện quốc hồn quốc túy tôn thờ, theo dòng lịch sử gánh vác hy sinh. Ân Tam Bảo có thâm uyên mới kế thừa hoằng khai xiển dương tế độ. Ân Thầy bạn chúng sanh có thật chân mới tận tụy miệt mài không quản gian truân.

Xuyên qua Đông Tây, đều thấy có Lễ Thù Ân, Lễ Khánh Thọ, Lễ Thầy Cô, Ngày Cho Mẹ, Ngày Cho Cha. Ngoài ra, còn có Lễ Quốc Tổ, Quốc Khánh, Truy Niệm, Tưởng Niệm vân vân và vân vân. Tất cả đều nói lên ý nghĩa, giá trị, mục đích, dù bất cứ quốc gia nào, thời đại nào, đã là con người đều có mang những ân, hiếu, nghĩa, tình vô cùng thắm thiết sâu xa, mà phải sống sao cho trọn, làm sao cho tròn.

Tổ chức những ngày Lễ sao cho thành công tốt đẹp đã khó, thể hiện những ngày Lễ sao cho hiệu quả, hiệu lực, hiệu nghiệm, lại càng khó hơn. Về mặt hình thức tuy cũng có giá trị nhưng đó là bóng dáng bên ngoài, về mặt nội dung tức chiều sâu bên trong mà thành tựu, đó mới là ý nghĩa thâm thuý cao siêu. Vì Lễ Vu Lan không phải chỉ đơn thuần là hiếu hạnh, đền ơn, báo ơn, mà còn ý nghĩa trọng đại hơn là : giải tỏa oán cừu, dẹp tan nội kết, giải cứu tam đồ, thoát ly bát nạn, hoằng dương chánh pháp, cứu khổ hàm linh.

Là hàng Trưởng tử Như Lai, phải biết đón nhận thấu triệt khi phát đại nguyện bước vào con đường giác ngộ, xuất thế tục gia, xuất phiền não gia, xuất tam giới gia. Là hàng Phật tử tại gia, phải biết chân thành tín cẩn để ân đức tô bồi, phước huệ song tu, nhất tâm hộ trì chánh pháp. Hai hàng đệ tử của Đức Phật với đại bồ đề tâm, đại từ bi tâm, đại hùng lực tâm, tiến bước trên hành trình thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ tam đồ, đã trải qua 26 thế kỷ và còn tiếp tục nhập thế nhưng xuất thế, xuất thế nhưng nhập thế, bởi Phật Pháp ở ngay tại thế gian để giúp chúng sinh lìa tâm phiền trược, cấu uế, mà phát đại bi tâm tu tập, thực hành Bồ Tát hạnh.

Thế giới và nhân loại trong thời đương đại đang trên đà cao tốc của văn minh, tiến bộ, khoa học, nhưng con người vốn mang nặng phù phiếm vật chất tranh đua, ẩn hiện cặn bả lợi danh quyền lực, vô tình bào mòn tính nhân bản tương lân, lòng đạo đức chân thiện, đã gây nên nội kết, đố kỵ, oán cừu, làm cho xã hội chưa thực sự bình an, con người chưa thực sự sống với nhau bằng lương tri tôn trọng. Do đó, Lễ Vu Lan không những chỉ cứu đảo tam đồ viễn ly khổ ách, mà còn cứu đảo trần gian thoát khỏi tai ương. Chốn dương gian có an lạc thì địa ngục mới xa lìa. Tình con người có thiện mỹ thì thánh đức mới thăng hoa.

Mùa Vu Lan Thắng Hội năm nay, kính nguyện Chư Tôn Đức Tăng Già lợi sanh đa hạnh, chúc nguyện Chư Phật tử đa sở như cầu, và chúc nguyện thế giới được an bình, nhân loại trên khắp năm châu đức sơn phước hải.


NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT
Nay thông bạch

Hội Chủ
GHPGVNTN Hải Ngoại Úc Đại Lợi—Tân Tây Lan

(Đã ký)
HÒA THƯỢNG THÍCH NHƯ HUỆ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5698)
Khi nghĩ về công ơn sanh thành dưỡng dục, thì chúng ta đã tạo nên một mạch nguồn của ân đức, của nghĩa trọng tình sâu, của dòng tâm thức luân lưu bất diệt. Một suối nguồn của thơ ca, của tiếng nhạc trầm hùng, lúc sâu lắng lúc thì nhẹ nhàng đi vào nhân thế vừa bất hủ vừa rung động thức tỉnh. Thế mới biết, giấy mực trần gian chẳng viết lên nỗi hai chữ “Mẹ ơi” cho trọn vẹn.
10/04/2013(Xem: 4820)
Giáo pháp của đạo Phật sâu thẳm được ví như đại dương mênh mông. Cửa vào đạo có muôn ngàn lối, hành giả khi bước vào nếu không trang bị đức tin vững vàng chắc sẽ choáng ngợp bởi sự uyên áo, sâu kín và pháp mầu vi diệu. Nếu thế thì con đường vào đạo của chúng ta thì sao, những người đầy nghiệp lực và hệ lụy của tham ái?
10/04/2013(Xem: 4467)
Với cái nhìn tuệ giác, Đức Phật quán chiếu trong vòng nghiệp duyên của chúng sanh, Ngài đã thấy được không có một chúng sanh nào tồn tại độc lập, mà ngược lại lưu chuyển trong vòng tương duyên với nhau. Tất cả vì vô minh, mà chúng sanh không thấy được Ngài. Trong kinh Báo Phụ Mẫu Ân diễn tả, có lần Đức Phật đi trên đường và thấy bên lề đường một đống xương khô, Ngài đã lễ lạy đống xương ấy.
10/04/2013(Xem: 4605)
Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật. Có học Phật cặn kẽ, rõ ràng và căn bản, chúng ta mới có cơ hội để tiếp nhận ánh sáng của đức Phật tỏa chiếu muôn nơi mà không e sợ đi lạc đường, lầm lối, dẫn vào tà đạo, và mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho chính mình và cho tha nhân.
10/04/2013(Xem: 4177)
Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay.
10/04/2013(Xem: 5055)
Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy.
10/04/2013(Xem: 5282)
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như.
10/04/2013(Xem: 4374)
Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
10/04/2013(Xem: 4585)
Đức Phật thường được ca tụng như một bậc vĩ nhân. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi vì vĩ nhân thường được hiểu như những bậc kỳ tài xuất chúng trong một lĩnh vực nào đó, hoặc có thể là nhiều lĩnh vực, mang lại lợi lạc cho con người trong một mức độ nào đó. Có thể là một vĩ nhân ở phương Đông nhưng chưa hẵn là kỳ tài ở phương Tây.
10/04/2013(Xem: 7105)
Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: "Tín là gốc của Đạo, là mẹ đẻ của mọi thứ công đức, nuôi lớn hết thảy gốc của Thiện". Đối với tôn giáo nói chung, đức tin phần lớn là bước đầu tiên để con người phát sinh lòng mến yêu đạo. Trong đạo Phật, tín là một trong những điều kiện căn bản để thành tựu các công đức lành (Tín- Hạnh- nguyện). Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng nói: Tin ta mà không hiểu ta là hủy báng ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]