Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản mạn về Bông Hồng Cài Áo

11/04/201312:12(Xem: 8254)
Tản mạn về Bông Hồng Cài Áo

red_rose_55
Các Bài Viết Về Vu Lan


Tản Mạn Về Những Màu Sắc Của Bông Hồng Cài Áo Mùa Vu Lan Báo Hiếu (Ullambana)

Cư Sĩ Liên Hoa
Nguồn: Cư Sĩ Liên Hoa


Nhìn sắc màu hoa hồng
tươi xinh trên ngực áo
những người con thiện tâm
lòng tôi bâng khuâng hỏi
Màu hoa sao chứa đủ
trời thương của mẹ cha ???
( Minh Thanh )

Khi hơi Thu dừng chân truớc ngõ, sớm trở về đem theo những cơn gió mát êm dịu, sau những ngày bị hâm nóng vì thời tiết. Có một cái gì đó làm cho mọi người bâng khuâng, vương vấn. Không phải vì những cánh mây bay thênh thang trên bầu trời, không phải vì tình cảm mông lung, lãng mạn, cũng không phải do những chất Thu vàng nhã nhặn, chuyển mình, khẻ nói…mà là chất ngọt êm ái, dịu dàng của tình cha mẹ.

Vâng, mùa Vu Lan Báo hiếu trở về, đang có mặt.

Là con nguời, có cội có nguồn, có tổ tiên, có ông bà, cha mẹ v.v..và càng văn minh, trưởng thành …thì ý thức về cội nguồn càng tô đậm nét trong tâm tưởng. Cho nên, mỗi lần cảm thấy hơi dáng của Mùa Vu Lan- thì lòng chúng ta lại chợt dấy lên những bồi hồi, xúc động.

Với người Phật tử, trên vai mang nặng Bốn ân: Ơn của trời đất, khí hậu, mùa màng…đã giúp cho chúng ta ổn định cuộc sống, được an cư, lạc nghiệp. Ơn của quốc gia mà nơi đó ta sống, đã lớn lên, trưởng thành, cưu mang chúng ta. Ơn của thầy, của cha mẹ- người đã sinh thành, dưỡng dục, giáo dục chúng ta nên nên vóc nên hình, nên người biết tôn trọng lẽ phải, việc thiện. Ơn của tất cả mọi người đã làm nên lúa gạo, vật thực, những vật chất hay tinh thần hữu dụng cho chúng ta thọ huỡng hàng ngày v.v…

Mỗi ân đều nặng, đáng cưu mang như để cho nguời Phật tử sống sao cho xứng đáng là nguời. Con của Bậc Đại Tỉnh Thức cũng phải mang dáng dấp của Tỉnh thức- dù ít hay nhiều theo thời gian tu học. Vào vườn trầm, khi đi ra cũng phải có hơi hướm hương trầm, mới đúng chứ lị. Và Mùa Vu Lan Báo hiếu cũng là dịp để sống với một trong Bốn Ân đó: Sự báo hiếu.

Không phải đợi đến Vu Lan mới Báo hiếu, nhưng người con Phât luôn luôn mang tâm niệm báo hiếu trong từng giây, từng giờ, từng ngày. Sống với Chánh niệm là sự báo hiếu tuyệt vời vì đã góp phần làm cho con nguời, xã hội, quốc gia đẹp hơn, như câu nói: Con hơn cha là nhà có phúc.

Trong Kinh điển Phật giáo, chúng ta đọc và nhận thức rằng: Đức Phật là người rất đề cao chữ Hiếu: “Gặp thời không có Phật, kính hiếu cha mẹ là cúng dường Phật” “Việc thiện tối cao- đó là hiếu. Việc ác tối xấu- đó là bất hiếu”. Chữ Hiếu đuợc đặt nặng, vì đó là khởi đầu của cuộc sống tỉnh thức.

Con người không có ai từ một cõi nào có mặt trên trái đất nầy, dù là bậc Thánh nhân. Ai cũng phải do cha mẹ sinh ra và duỡng dục. Tỉnh thức đầu tiên là nhận chân được chân lý nầy, đó là sự có mặt của một sinh vật và cũng là khởi điểm của sự nhận thức về Từ bi và Trí tuệ qua tình yêu thương của cha mẹ. Phủ nhận điều nầy, chúng ta vô tình vong thân trong sự đánh mất tánh Phật.

Trong sự luân chuyển của kiếp người qua vô lượng kiếp, chúng ta có biết bao nhiêu là cha mẹ và chúng ta đã trưởng thành, lớn khôn, tiến hoá tâm linh trong vô ngần kiếp đó. Và vì đã mang ân nặng cha cha mẹ trong những kiếp đó, từ hình hài, tinh thần, vật chất v.v…và tất cả những gì cấu tạo nên con nguời. Cho nên, đến khi bước lên Bờ Giác thoát- thì chính lúc đó là sự báo hiếu mới cao đẹp, hoàn mãn nhất.

Bông hồng cài áo đã tự nhiên trở thành biểu trưng của Mùa Báo hiếu Vu Lan, vì đó là cái Đẹp nhân bản, vô giá. Tư tưởng cài bông hồng nầy đã được Thầy Nhất Hạnh khi đi Nhật và trùng với ngày Mẹ ( Mother’s Day ). Họ đã cài cho những người còn Mẹ một bông hồng đỏ và mất mẹ thì bông hồng trắng. Biểu trưng nầy gây xúc động, ấm áp tình người. Do đó, Thầy đã đem về Việt Nam, viết sách “Bông hồng cài áo” và sách nầy đã được nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ phổ nhạc duới cùng tựa đề. Từ ngày đó đến nay, tục Bông hồng cài áo đã trở thành truyền thống nhân Mùa Vu Lan Báo hiếu và ai nấy đều hãnh diện có thêm truyền thống tốt đẹp nầy.

Là một con nguời, một nguời con, một Phật tử, không ai không rơi lệ khi nhắc về Tình Mẹ. Bông hồng đỏ hay trắng càng làm thêm nổi bức xúc, thâm ân. Tuy nhiên, có nhiều khi tôi chợt hỏi: Thế thì tình Cha thì sao?

Sự có mặt của nguời con không chỉ do mình người Mẹ tạo thành. Vẫn viết rằng người mẹ mang nặng, đẻ đau và trăm bề khổ cực vì con, cần phải đuợc đề cao, kính trọng. Tuy nhiên, khi nói về sự Báo hiếu như y cứ vào tinh thần của Mùa Vu Lan, thì không lẽ chỉ báo hiếu duy nhất cho mẹ. Mẹ là trái tim thương yêu, thì Cha là bàn tay dìu dắt. Mẹ là tấm lòng, Cha là bảo bọc, chở che như Từ bi phải có Trí tuệ, hoặc nguợc lại.

Chúng tôi xin phép được đề nghị là có thể nào đặt lại vấn đề nầy đuợc chăng?

Văn hoá Việt Nam chúng ta đề cao sự hiếu thảo và dẫn dắt từng thế hệ thấm nhuần tư tưởng mang ơn, hiếu thảo đó qua câu ca dao:

Công cha như núi Thái sơn
Nghiã mẹ như nước trong nguồn chảy ra
một lòng thờ mẹ kính cha
cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Mùa Vu lan cũng là ngày Tự Tứ của chư Tăng, ngày Phật hoan hỷ. Do công đức sau 3 tháng An cư Kiết hạ, chư Tăng Ni sẽ chú nguyện và cầu cho cha mẹ nhiều đời, cha mẹ hiện tại và mọi chúng sinh…kẻ còn đuợc an lành, vun trồng cội phúc, kẻ mất được siêu sinh v.v…theo tinh thần Kinh Vu Lan.

Văn hoá Việt Nam đã nói đến Hiếu hạnh như thế, huống hồ là Đạo Phật. cho nên, tinh thần nầy chuyển hoá thành ngày Báo hiếu, không phải chỉ cho một ngày nầy, nhưng là để nhắc nhở, tiếp nối, cho nhiều thế hệ về sự có mặt của Hiếu hạnh: Cha mẹ hiện tại cũng như nhiều đời.

Thay vì chỉ Cài bông hồng đỏ hoặc trắng để nói lên sự việc Mẹ còn hay mất của ngày Mẹ ( Mother’s Day ), sao không dùng cũng bông hồng đỏ hoặc trắng đó cài lên áo để nói lên một ngày Trọng đại là Ngày Cha Mẹ ( Parent’s Day ) hay ngày Báo hiếu, đúng theo tinh thần của Phật giáo. “ Cha mẹ tại tiền, như Phật tại thế”

Nếu cha mẹ còn thì chúng ta hãnh diện đuợc cài bông hồng đỏ, còn nếu như cha hoặc mẹ mất ( Một trong 2 nguời mất ), thì phải đau đớn, xót xa nhận cài bông hồng trắng.

Cha và Mẹ, cả hai cũng đều quan trọng, trân quí. Mất cha hay mất mẹ- nổi đau nào cũng là niềm đau khổ như nhau, đối với đấng sinh thành của mình. Giáo lý Từ bi và Trí tuệ của Đức Phật lúc nào cũng đặt nặng trên ân nghiã hiếu hạnh nầy, vì như đã nói, công cha nghiã mẹ ân trọng vô cùng. Cho nên, không lý chỉ thiên nặng một người mẹ hoặc cha, mà quên nguời kia. Hạnh phúc của người con vẫn là mong cha mẹ sống thọ, biết làm phuớc thiện, biết tu học v.v…và con được gần gủi cha mẹ.

* Riêng về cài bông hồng vàng :
Có rất nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao các vị tu sĩ lại cài bông hồng vàng thay
vì bông hồng đỏ hoặc trắng như tất cả mọi người khi mẹ mất hoặc còn sống.

Vì phương tiện thiện xảo để độ sinh, người tu sĩ cũng hoà đồng với truyền thống Bông hồng cài áo, theo tinh thần “Phật pháp bất ly thế gian pháp”.

Vẫn biết màu sắc của các loại bông hoa có ý nghiã khác nhau do sự đặt danh của con người, nên tạo thành ngôn ngữ của hoa. Thực tế, bông hoa tự nhiên chỉ làm đẹp cho vũ trụ, đất trời, con người..do hương và sắc. Cho nên, khi nói bông hồng đỏ hay trắng tượng trưng cho mẹ còn hoặc mất, cũng chỉ là biểu tượng được đặt danh.

Do đó, khi tham gia vào Lễ hội nầy, bông hồng cài lên áo của người tu sĩ phải khác hơn- đó là bông hồng vàng.

Khi lìa bỏ đời sống thế tục, xuất gia; người tu sĩ mượn thân tứ đại do cha mẹ sinh ra để “trên cầu giải thoát, dưới cứu độ chúng sinh”. Cứu cánh đạt đến sự giác ngộ là cách báo ân tuyệt diệu nhất, vì báo hiếu cho cha mẹ hiện đời và cha mẹ ở nhiều đời khác.

Thay vì cài bông hồng đỏ hoặc trắng để chỉ cho cha mẹ hiện đời, việc đó rất là đúng, hợp với trời đất. Nhưng người tu sĩ còn có cha mẹ rộng hơn, lớn hơn, cao cả hơn- đó là tất cả chúng sanh. Cho nên, cài bông hồng vàng để tỏ rõ lý tưởng nầy.

Màu vàng là màu của giải thoát như Vô thượng phước điền y ( làm ruộng phước điền cho chúng sanh ), màu của Đất ( Thổ ). Trên đất, chúng ta có thể dẫm, đạp, cày xới, khạc nhổ hay làm bất cứ gì v.v… đất vẫn trơ trơ, vì đất là sức sống, là nhẫn nhục, cưu mang tất cả những hạnh, vì coi tất cả chúng sinh là cha mẹ, là quyến thuộc, họ hàng và quan trọng nhất- là những vị Phật tuơng lai. Bồ tát Địa Tạng Vương ( Ksitigarbha Boddhisattva ) cũng là biểu tượng của màu vàng nầy.

Và vì lý do đó, dù hoà mình trong Lễ hội Vu Lan Báo hiếu, nguời tu sĩ cũng muốn mượn màu sắc cuả hoa màu vàng để nói lên tinh thần đúng nghiã cuả Mùa Báo hiếu- sự giải thoát.

Với những ý kiến thiển cận, con xin dâng cúng tư tưởng nầy lên Mùa Vu Lan như một tấm lòng chung Báo hiếu và cầu xin mọi người đều sống trong tinh thần nầy- không phải một ngày, hai ngày, mà là mãi mãi….


Mùa Vu Lan Báo hiếu 2006
Ngày Rằm tháng 7 âm lịch
08.08.2006
http://www.lien-hoa.net
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/07/2014(Xem: 9154)
"Cây có cội mới trổ cành xanh lá Nước có nguồn mới tỏa khắp rạch sông" Được làm người công đức của cha ông Nên danh phận cảm nhờ ơn xã hội Chúng ta được thân làm người, là nhờ có tổ tiên, ông bà, cha mẹ và nhiều nhân duyên hội tụ. Chúng ta được khôn lớn nên người là nhờ ở sự trưởng dưỡng, giáo dục của Cha, Mẹ, Thầy, Cô và Xã Hội. Công ơn to lớn ấy, trong kinh Phật đã dạy có Bốn Đại trọng ân: 1/ Ơn Quốc gia, thủy thổ, 2/ ơn Cha, Mẹ, 3/ Ơn Tam bảo, 4/ Ơn Đàn na tín thí (xã hội), trong đó công ơn của cha mẹ là to lớn nhất, sánh bằng non biển, không thể bút mực nào tả xiết. Chỉ có tri niệm và thực hành mới hy vọng có một chút đáp đền. Đức Phật đã dạy rằng: công ơn của cha mẹ bao la như biển cả và cao vòi vọi như trời xanh vô hạn, với sự hy sinh cao đẹp, “bên ước mẹ nằm, bên ráo phần con”, thật là “ Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng Mẹ, gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng Cha”, Thương và lo cho con nên “miễn sao có lợi thì làm, chẳng màng tội lỗi, bị giam bị cầm…”.
29/07/2014(Xem: 24885)
Hồng đỏ cài lên đẹp tuyệt vời Phải nên trân trọng nhé người ơi! Những ai còn mẹ còn hồng đỏ Màu đỏ thắm tươi vẻ rạng ngời
24/07/2014(Xem: 4618)
Tối nay ngồi vẽ Mẹ. Một người Mẹ của đồng quê đất Việt. Da mặt Mẹ đã xạm đen vì dãi dầu. Đôi mắt Mẹ đã trĩu xuống vì suy nghĩ, vì chịu đựng, vì lo lắng cho các con. Đôi môi Mẹ đã khô khan nứt nẻ, vì tranh thủ, vì buôn bán, vì cãi cọ, vì van xin, vì cầu nguyện.
24/07/2014(Xem: 4438)
Vu Lan là lễ truyền thống lâu đời có từ thời Đức Phật còn tại thế hơn 2,500 năm trước; đồng thời cũng là lễ tiết quan trọng phổ thông của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa mà tổ tiên chúng ta đã giữ gìn qua nhiều thế hệ. Lễ tiết Vu Lan hay Vu Lan thắng hội gắn liền với lễ giải Hạ - Tự tứ của Tăng đoàn Phật Giáo. Lễ Tự tứ có nghĩa là sau những tháng ngày tịnh tu Giới - Định - Tuệ, ba nghiệp của hành giả sâu lắng thanh tịnh; hai vị Tỳ kheo đối thú nhau chân thành bày tỏ khởi đi từ đạo tình cao quý nhẹ nhàng trong sáu tiếng: thấy tội, nghe tội, nghi tội, những mong đợi vị thầy đối diện chỉ bày cho ta thành tâm sám hối trước hội chúng và Tam Bảo, nguyện cải đổi không tái phạm, nếu xét thấy mình có tội. Thật là thành khẩn, cao đẹp trong hòa hài, từ bi, nhẫn thuận, bình đẳng. Nhẹ nhàng nhưng mang chất liệu tuệ giác tự thân và san sẻ với giác tha của người đối diện kết nên vòng nhân duyên thù thắng hầu tiến đến giác hạnh viên mãn.
24/07/2014(Xem: 4448)
Mỗi mùa Vu Lan đến Biết bao dòng lệ rơi Cho tình vô bờ bến Bày tỏ không nên lời Nghẹn ngào trong nước mắt Tưởng nhớ đến mẹ cha Ân tình cao chất ngất Suốt đời đã bôn ba
19/07/2014(Xem: 5041)
Vu Lan phiên âm từ Phạn ngữ Ullambana, Trung Hoa dịch là “Giải đảo huyền” có nghĩa là cởi mở những cực hình hay giải thoát những khổ đau trong 3 cảnh giới: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Phật giáo chủ trương nhân quả theo nhau như hình với bóng, nghĩa là người gây nhân lành ắt sẽ hưởng quả tốt, ngược lại kẻ tham lam, vị kỷ, độc ác... chỉ biết lợi mình, không kể đến hậu quả làm phiền lụy khổ đau cho tha nhân, rộng ra là cả sinh linh vạn loại, đương nhiên sẽ gặp những phiền toái, chịu đựng những trách móc, oán hận của những nạn nhân, hay khi xả bỏ cuộc sống sẽ lãnh sự trừng phạt trong 3 ác đạo mà thế nhân hay tín ngưỡng nào cũng nghĩ bàn để khuyến miễn người đời phải lo tu thân hành thiện, làm đẹp nhân sinh. Mùa Vu Lan báo hiếu phát xuất từ đức Mục Kiền Liên kiếm tìm, thăm viếng rồi giải thoát mẹ ngài khỏi cảnh giới ngạ quỷ, có từ thời đức Phật còn tại thế; văn hóa thế nhân có từ khi loài người hướng về nẻo thiện. Gần chúng ta là văn hóa Á Đông, lấy nhân luân làm căn bản: Hiếu, đễ, tru
18/07/2014(Xem: 4991)
Nhờ năng lực của Tăng đoàn mà mẫu thân của ngài Mục Kiền Liên được thoát khỏi cảnh bi thống nơi chốn địa ngục. Tăng đoàn thanh tịnh hòa hợp là năng lực vô biên hóa giải được khổ đau từ cõi vô hình cho đến thế giới con người. Trọng tâm của Giáo hội chúng ta đặt ở sự hiệp lực này, trong ấy những Phật sự hằng năm của Giáo hội, tất cả tăng ni và thiện tín cùng nhau chung lo. Bốn phật sự thường xuyên của Giáo hội mà mỗi thành viên đều chung sức chung lòng đó là: Phật đản, An Cư, Khóa Tu Học Bắc Mỹ và Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ.
15/05/2014(Xem: 7120)
Hôm nay ngày giỗ của Ba tôi, tự dưng lòng tôi thèm viết một chuyện gì đó về Ba tôi…như nhà văn Võ Hồng thường khuyên mọi người nên viết lại những kỷ niệm sinh hoạt của cha, của mẹ mình, những kỷ niệm mà mình nhớ hơn hết, đáng nhớ hơn hết…để nhân ngày k?giỗ của cha mẹ, tập trung về, cùng đọc, cùng nghe, cùng xúc động, hồi tưởng công ơn. Con cháu sẽ có dịp sống lại không khí đại gia đình, con nhớ thương cha mẹ, cháu gần gủi, quý trọng ông bà!
16/10/2013(Xem: 19141)
Có lẽ, trong thời gian qua, trong cuộc sống vật chất tương đối đầy đủ dù chưa dư thừa với đa số, nên con người cần một cái gì đó về đạo đức tâm linh, muốn trở về nguồn cội, nên tưởng nhớ nhiều về tổ tiên ông bà mà gần gũi nhất là cha mẹ, anh em huyết thống. Tập sách nhỏ này, tôi viết để tưởng nhớ mẹ tôi, nhưng may mắn trong cái riêng ấy lại hòa nhập được với cái chung của những tấm lòng hiếu kính. Do đó, rất nhiều người tâm đắc muốn có, muốn đọc, có người vừa gọi điện vừa khóc, tôi cũng chạnh lòng nhớ mẹ mà khóc theo, đa số qua điện đàm yêu cầu tái bản, vâng lời, tôi cũng cố gắng tái bản 2 lần rồi.
16/10/2013(Xem: 15393)
Kính lạy vong linh cha, Khác biệt với muôn ngàn trường hợp khi cầm viết đặt lên giấy. Con ghi lại vài nét – chỉ vài nét thôi về đời sống của cha – một người cha có lắm điều độc đáo, không những chỉ trong hàng con cháu mà bất cứ ai cũng công nhận là hãn hữu và cần rút tỉa những điểm son để soi sáng vào nếp sống của mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]