Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm nghĩ khi nghe bài pháp thoại về “Ý Nghĩa An Cư Kiết Hạ “ do TT Giảng Sư Thích Tâm Minh trình bày trong chương trình của Tổng Vụ Hoằng pháp& Giáo dục của GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan nhiệm kỳ 2022-2026.

31/07/202207:25(Xem: 3655)
Cảm nghĩ khi nghe bài pháp thoại về “Ý Nghĩa An Cư Kiết Hạ “ do TT Giảng Sư Thích Tâm Minh trình bày trong chương trình của Tổng Vụ Hoằng pháp& Giáo dục của GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan nhiệm kỳ 2022-2026.

Cảm nghĩ khi nghe bài pháp thoại về “Ý Nghĩa An Cư Kiết Hạ “ do TT Giảng Sư Thích Tâm Minh trình bày trong chương trình của Tổng Vụ Hoằng pháp& Giáo dục của GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan nhiệm kỳ 2022-2026.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức, Chư Hoà Thượng, Chư Thượng Toạ hiện diện trên Zoom online và trang Hoằng Pháp, Giáo Dục Facebook .
Kính thưa quý đạo hữu và Phật Tử tham dự buổi pháp thoại ngày 30/7/2022.


Đây là bài pháp thoại đầu tiên mở đầu cho kế hoạch hoằng pháp và giáo dục của TT Tổng Vụ Trưởng Thích Đạo Nguyên và các trợ tá nên số người tham dự trên Zoom dù chỉ có 34 người nhưng cũng đủ khích lệ cho những tuần kế tiếp trong tháng 8 về sau này và sẽ trở thành thông lệ vào ngày thứ bảy cuối tuần cho thính chúng Phật Tử muốn nghe Phật Pháp vì MC Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên đã giới thiệu 5 điều lợi ích của sự nghe pháp và cũng là một đại phước cho ai có được thân người và hữu duyên được nghe Phật pháp như trong kinh Đại Niết Bàn.

MC Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên đã có lời trình bạch và giới thiệu TT Giảng Sư như sau: "Chúng con từng nghe trong Kinh Đại Bát Niết Bàn Phật dạy rằng : “Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn như Ưu Đàm hoa” tức là “Thân người khó được, Chánh Pháp khó nghe như hoa Ưu Đàm”. Và Trong Kinh Tương Ưng Phật cũng dạy rằng nghe pháp có 5 lợi ích:

1/Nghe Pháp giúp chúng ta nghe được những điều chưa biết, chưa nghe
2/Nghe Pháp làm trong sạch điều đã được nghe
3/ Nghe Pháp giúp chúng ta có chánh kiến
4/Nghe Pháp giúp cho tâm mình được tịnh tín, có lòng tin đầy đủ
5/Nghe Pháp giúp chúng ta đoạn trừ nghi ngờ và phát tâm dũng mãnh tu tập để đạt đến giải thoát.

Trên tinh thần đó, nên sau khi Tổng Vụ Hoằng Pháp-Giáo Dục được Hội Đồng Điều Hành của Giáo Hội chuẩn y nhân sự và kế hoạch hoạt động trong nhiệm kỳ 4 năm của Tổng Vụ từ năm nay 2022 đến năm 2026, ngoài các khóa tu định kỳ như khóa an cư 10 ngày giữa năm và khóa tu học Phật Pháp Úc Châu 5 ngày cuối năm, từ nay, mỗi tối thứ bảy hằng tuần Tổng Vụ xin phép Giáo Hội tổ chức thời pháp thoại online qua Zoom meeting để tạo duyên lành cho quý Phật tử khắp nơi trong và ngoài Úc Châu có dịp nghe pháp thoại, bởi vì nghe Pháp là được phúc báu; nghe Pháp là được công đức; nghe Pháp có thể giúp chúng ta có thêm niềm tin, sức mạnh nội tâm để vượt qua chướng duyên và tu tập để chuyển hóa nghiệp báo và cuối cùng chứng đắc giải thoát.

Hôm nay, tối thứ bảy 30/7/2022 nhằm ngày mùng 02 tháng 7 âm lịch Nhâm Dần, Phật lịch 2566, TT Thích Đạo Nguyên, Tổng Vụ Trưởng, Tổng Vụ Hoằng Pháp-Giáo Dục đã cung thỉnh TT Thích Tâm Minh, ngài là Hội Chủ của Giáo Hội, nhiệm kỳ 2022-2026, và TT cũng là Khai sơn và Trụ Trì Chùa Trúc Lâm, Sydney từ năm 1993. Thay mặt Tổng Vụ Hoằng Pháp-Giáo Dục, chúng con xin thành kính đảnh lễ cảm tạ TT giảng sư đã hoan hỷ nhận lời của Tổng Vụ mà quang lâm ban bố cho chúng con thời pháp đầu tiền hôm nay với đề tài: “ An Cư Kiết Hạ”, mở màn cho chương trình pháp thoại online của Tổng Vụ trong nhiệm này".

Tiếp đó, TT Giảng Sư niệm Phật cầu gia hộ và bắt đầu buổi giảng pháp. Thính chúng tham dự trực tiếp sẽ ngưỡng mộ tinh thần phục vụ hoằng pháp độ sinh của TT Giảng Sư Thích Tâm Minh khi được biết TT Thích Tâm Minh vừa trở lại Sydney sau chuyến Phật Sự tham dự tang lễ Ni Sư Thích Nữ Chân Duyên ( Sư Mẫu (Cố Vấn chùa Phật Quang vùng Footscray thuộc thành phố Melbourne do Ni Sư Thích Nữ Chân Kim trụ trì) mà giờ hỏa táng và thỉnh Giác Linh an vị vừa kết thúc lúc hai giờ chiều hôm nay, thế nên TT Tổng vụ trưởng Thích Đạo Nguyên đã có đôi lần sợ Ngài Tâm Minh mệt nên muốn chấm dứt sớm hơn trong ngày đầu tiên theo giờ quy định.

Con sẽ có vài cảm nghĩ của mình trong lời kết nhưng trước hết xin tóm tắt nội dung được Giảng Sư giải thích về ý nghĩa của An Cư Kiết Hạ.

Cũng như nhiều bài viết và những bài pháp thoại của nhiều giảng sư khác về An Cư Kiết Hạ, lý do vì sao Phật chế ra ba tháng an cư nhằm vào mùa mưa của nước Ấn Độ thời bấy giờ và đã được hiểu rằng: “. An cư kiết hạ có ý nghĩa rất lớn đối với hàng xuất gia lẫn tại gia. Đó là thời điểm chư Tăng Ni dành trọn thời gian cho việc tu học, thúc liễm thân tâm, trau giồi Giới-Định-Tuệ,là cơ hội cho hàng Phật tử tại gia phát tâm gieo trồng ruộng phước thông qua việc cúng dường”.


TT Tam Minh-112-1TT Tam Minh-112-2TT Tam Minh-112-4



Giảng Sư đã khéo léo dẫn dắt đến tình trạng đất nước Việt Nam thời trước và sau 1975 khi mà Tăng Sĩ phải “ nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực(một ngày không làm, một ngày không ăn) theo Thanh Quy của Tổ Sư Bách Trượng nên kinh kệ bị hạn chế và nhờ có an cư chư Tăng sẽ có được trú dạ lục thời với sự tịnh tu nhiều hơn.

Vì An cư kiết hạ cũng là hoạt động củng cố và duy trì nguồn nội lực sau những ngày tháng dấn thân phụng sự đạo pháp, phụng sự chúng sinh. Trong những tháng ngày cấm túc an cư, chư Tăng Ni chẳng những được bồi dưỡng, phát triển trình độ tu học Phật pháp, tăng trưởng công đức, giới hạnh, đạo lực, mà còn có dịp thực hành đời sống tập thể theo tinh thần lục hòa, có cơ hội trao đổi sẻ chia những kiến giải, kinh nghiệm tu hành, đồng thời thể hiện tình huynh đệ, tinh thần hòa hợp như nước với sữa do đó truyền thống thống an cư được chư Tăng Ni gìn giữ cho đến ngày nay để làm nòng cốt cho sự tu học và duy trì nội lực Chánh pháp.

Trộm nghĩ …
Nếu như bài thơ về “An Cư Kiết Hạ” của Hoà Thượng Thích Nhật Tân được mở đầu qua giọng ngâm của TT Tổng thư ký Hội đồng Điều Hành Thích Nguyên Tạng để giới thiệu ý nghĩa bài giảng của TT Giảng Sư Thích Tâm Minh thay vì vào giữa giờ giải lao sẽ kích thích và làm người nghe hưng phấn nhiều hơn nữa.

Vì sao vậy ?? Kính mời quý Ngài cùng đọc lại bài thơ sẽ thấy từng chữ từng câu đã đúc kết được ý nghĩa bài giảng một cách rất sâu sắc nào là giới trường, nào là nội lực của người xuất gia, nào là giới đức tự chỉnh trang.


An Cư Kiết Hạ mỗi hàng năm
Pháp Phật chế ra nhất nhất hoằng
Bất luận Nam Truyền hay Bắc Hệ
Giới trường tổ chức thật trang nghiêm
 
Phật sự từng nơi dù thiểu đa
Một khi Trường Hạ được ban ra
Tăng Ni lớn nhỏ đồng câu hội
Sách tấn tựa nương Bóng Phật Đà
 
Chẳng khác như thời Phật tại thế
Chia nhau hành đạo khắp muôn phương
An Cư ba tháng trong Mùa Hạ
Tất cả đồng câu tại Giới Trường
 
Dưới bóng từ nghiêm rợp đạo vàng
Một màu hoại sắc hợp hòa mang
Thân tâm thúc liễm cho nghiêm túc
Giới đức trau dồi tự chỉnh trang
 
“Nguyện ngày an lành đêm an lành
Đêm ngày sáu thời thường an lành
Tất cả các thời đều an lành
Xin Đức Từ Bi thường gia hộ”
 
Gia hộ chúng con nương Phật ân
Trau dồi nội lực cho chuyên cần
Mang đi trang trải đường du hóa
Bát chánh tôn thờ nguyện dấn thân
 
Tùy duyên bất biến nguyện viên thành
Bất biến tùy duyên hạnh kỷ canh
Đời Khổ, nguyện lên đường cứu khổ
Đạo Vàng chuyên chở khắp quần sanh
 
Ba tháng An Cư thật nhiệm mầu
Ba rừng giáo lý thấm thâm sâu
Tương chao dưa muối nâu sồng nhuận
Chuông mõ thanh tao, kệ gối đầu
 
Vàng thật phải cần luyện lửa nung
Con đường Tứ Thánh lại cao hơn
Trần gian không lấy gì so sánh
Siêu tuyệt trinh nguyên Ánh Đạo Vàng
 
Cảm cơ tâm niệm Mùa An Cư
Đạo pháp truyền lưu đâu dễ ư
Muốn được trường tồn hằng tấn phát
Vô, vốn thường chơn mới hữu dư
 
Ba tháng An Cư tại Giới trường
Đoan nghiêm diện mạo, tướng đường đường
Oai nghi tế hạnh châu viên thể
Mới xứng làm con của Pháp Vương
 
Tăng Ni, trưởng tử Đức Như Lai
Gương sáng điểm tô bóng Phật đài
Chiếu diệu hào quang soi pháp giới
Tam thừa nhị đế pháp môn khai.

(thơ của HT Thích Nhật Tân viết vào mùa An Cư năm 2010, mời xem trang tác phẩm của Ngài)
 
Vì có lẽ như lời trần tình trước thính chúng, đây là lần đầu tiên TT sử dụng hệ thống zoom online nên thời gian để trình bày quá nhanh chỉ vẻn vẹn có 36 phút là kết thúc và sau đó dành cho thính chúng tham gia có dịp được nghe giải thích về những thắc mắc, nên có 3 câu hỏi được đặt ra như sau:
1- từ Đạo hữu Tịnh Bảo “ Thế nào được gọi là tuổi hạ” và điều kiện nào để được tính một tuổi hạ,
2- từ một huynh trưởng tại Việt Nam nếu một Tăng, Ni không thể tham dự được khoá An Cư Kiết Hạ thì họ có được tính tuổi hạ không ?
3- từ MC Hoàng Lan, hỏi về phạm vi của tiểu giới trường và đại giới trường được quy định ra sao?
Tuy TT Giảng Sư có nhắc đến chữ sau ngày Tự Tứ mỗi vị Tăng Ni có tham dự đầy đủ trọn vẹn 3 tháng An Cư sẽ được tăng thêm tuổi hạ gọi là Hạ Lạp (Tự tứ, là hình thức thú lỗi lẫn nhau, vì trong thời gian an cư chắc chắn ít nhiều có những lỗi lầm do thấy, do nghe, do nghi nên thú lỗi với chư Tăng trước khi từ giã lên đường hành đạo. Nghi lễ bắt đầu với việc chư Tăng nhập hạ chung mặc y phục chỉnh tề, lễ bái Tam bảo, ngồi theo thứ tự hạ lạp, lớn hạ đọc trước nhỏ hạ đọc sau: “Đại đức nhất tâm niệm. Hôm nay chúng tăng Tự tứ. Con tỳ kheo.... cũng Tự tứ. Nếu quý Ngài thấy con có tội được thấy , được nghe và được nghi, xin quý Ngài thương tưởng chỉ giáo cho con, con thấy có tội, sẽ như pháp sám hối”. (bạch ba lần).

TT Giảng Sư cũng nhắc đến vì phương tiện và hoàn cảnh hiện nay tại Hải ngoại cũng như nhiều địa phương hẻo lánh tại quê nhà thường mỗi chùa chỉ có một vị Tăng thôi nên có thể áp dụng TÂM NIỆM AN CƯ hay gọi là tự quy định cho mình khuôn phép như nơi trường hạ …nghĩa là tự an cư cấm túc hàng năm, phải tự khép mình trong nền nếp Pháp và Luật, chuyên tu Giới-Định-Tuệ.
Và với câu hỏi về tiểu giới trường được quy định trong nội khuôn viên nhà chùa trong vòng bốn phương Đông Tây Nam Bắc , cò đại giới trường có thể trong phạm vi một quận, thành phố không hơn 100 km chẳng hạn để có thể một Tăng Sĩ vì lý do bất khả kháng có thể xin khiếm diện một vài ngày vì Phật Sự
Lời kết:
Kính bạch quý Ngài trong Hội Đồng Điều Hành và Tổng Vụ Hoằng Pháp,

Tuần lễ này từ 25/7/2022 nhiều tang lễ trọng đại quá nhất là khi Phật Giáo thế giới mất đi Đức Đại Trưởng Lão HT Tịnh Không, nên con đã dành hết thì giờ trong ngày nghe lại các pháp thoại của Đức Hoà Thượng và trong đó Đại Lão Hoà Thượng đã nhắc đến sự quan trọng của việc nghe pháp, không phải chỉ một lần là đủ mà phải nhiều lần cho mỗi một bài pháp thoại. Cho nên việc ghi âm lại trên hệ thống livestream rất hữu ích cho người học Phật ngày nay, kính tán thán.

Chỉ còn hai tuần lễ nữa là lễ hội Vu Lan cũng là ngày chư tăng vừa xong lễ an cư tự tứ . Sau lễ Tự tứ mọi người đều tăng trưởng hạ lạp, tức thêm một tuổi đạo. Đây là niềm vui lớn nhất của người xuất gia học đạo.

Đúng như lời thơ trong Kiều mà TT Đạo Nguyên muốn ám chỉ về nội lực nếu không được nuôi dưỡng lại thì sẽ bị cạn kiệt “ Tinh hoa phát tiết ra ngoài - Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa” và TT Thích Nguyên Tạng đã thuật lại câu chuyện hành hương Âu Châu năm 2015 trong ngài hướng dẫn phái đoàn 80 Phật tử TV Quảng Đức sang dự lễ đại tường HT Thích Minh Tâm Chùa Khánh Anh, Paris, Pháp Quốc, rằng luật của Bộ Giao Thông các quốc gia Âu Châu quy định tài xế lái xe bus không được lái quá 12 tiếng đồng hồ trong ngày, vì họ cần nghỉ dưỡng sức, nạp năng lượng, mạnh khỏe, tỉnh táo, để không gây tai nạn; đó cũng chính là ý nghĩa "nạp năng lượng" sau những ngày tháng vân du giáo hóa của chúng đệ tử xuất gia mà Đức Thế Tôn đã chế ra vào 26 thế kỷ trước. Đức Đại Lão HT Thích Huyền Tôn trong một lần khai thị trong mùa An Cư đã ứng khẩu với 2 câu đối để nói lên cốt tủy của ý nghĩa An Cư tu tập rằng:
"Hạ Lạp trang nghiêm đời Tăng Sĩ
An Cư là năng lượng đạo Bồ Đề".

Kính bạch Giảng Sư, con cũng rất tâm đắc khi Ngài nhận xét rằng ngày nay số Phật tử có cơ hội được cùng quý Tăng Ni an cư càng ngày càng tăng như vậy là điều đáng mừng cho thời đại văn minh công nghiệp số nhờ qua màn ảnh livestream đã có thể trú dạ lục thời tu tập theo tuy không được tăng tuổi hạ nhưng có thể là hạt giống tốt trong A lại Da thức và một ngày nào đó ….
Kính bạch Giảng Sư , với bài pháp thoại hôm nay hẵng người nghe đã hiểu rằng:

“Thông qua mỗi mùa An cư, các hành giả tự thân cảm nhận được năng lực tu học của mình. Phước đức tăng trưởng, đạo nghiệp viên dung đó là ý nghĩa thiêng liêng và cao quý nhất “.
Kính tán thán chương trình hoằng pháp và giáo dục của Tổng Vụ Hoằng Pháp nói riêng và cũng là chủ trương từ Hội đồng điều hành GHPGVNTN tại Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan trong nhiệm kỳ 2022-2026 với thành phần trẻ và đầy nhiệt huyết phụng hiến.
Kính tri ân TT Tổng Thư ký Hội Đồng điều hành Thích Nguyên Tạng đã ngâm bài thơ đầy đủ ý nghĩa nhất về An Cư Kiết Hạ của Trưởng lão HT Thích Nhật Tân cựu Tổng Thư Ký Giáo Hội.

Kính chúc TT Giảng Sư được pháp thể khinh an và pháp duyên vô ngại.

Kính chúc quý nhân sự trong Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục hoàn thành viên mãn đường hướng và kế hoạch đã thiết lập.
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính trân trọng,


Hạnh phúc thay …
Những ai mỗi tuần tham dự pháp thoại
Nghe được điều chưa nghe, giáo lý thâm huyền
Dù trách nhiệm xã hội gia đình chưa thể an nhiên
Xin dành chút thời giờ lắng tâm theo dõi !!!!

Kính tán dương kế hoạch, đường hướng mới
Với nhiệt tình phụng hiến cho Phật Giáo ngày mai
Vẫn huy hoàng sáng lạn thuở còn Đức Như Lai
Giúp kết chặt vững bền tâm linh thăng tiến!!!

Phải chăng Tăng đoàn …
đã nương uy Đức Thế Tôn bao la như biển ???
Thành tâm kính chúc nhiệm kỳ mới tựu thành mãn nguyện

Huệ Hương
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/07/2013(Xem: 7805)
Mỗi mùa Vu Lan về, chúng ta thường nghĩ đến Mục Liên Thanh Đề, người mẹ nghiệp chướng nặng nề của ngài Mục Kiền Liên và thương hại cho bà đã bị đọa vào địa ngục, . . .
28/05/2013(Xem: 6057)
Con thương yêu Khi gần đến lần sinh nhật thứ 18 và con đã sắp tốt nghiệp trung học, mẹ bỗng thấy lòng mình ngập tràn những tình cảm vui buồn lẫn lộn. Mẹ sung sướng vì con đã trưởng thành nhưng mẹ cũng lo âu vì chưa làm được gì nhiều cho con mà thời gian trôi nhanh quá.
09/05/2013(Xem: 3148)
Bà mẹ già ngồi ở băng ghế sau chiếc xe hơi bỏ mui màu đỏ sậm đang rẽ quặt xuống xa lộ. Bà ghì chặt lấy cái giỏ đồ để trên đùi như sợ gió ào ào thổi đến sẽ cuốn giỏ đi mất. Bà không quen với cái tốc độ quá nhanh như bay thế này. Với hai bàn tay run run bà siết lại chiếc dây an toàn quấn ngang người cho chặt hơn, nhưng bà vẫn cẩn thận không để các ngón tay chai sần của bà chạm vào đệm xe bọc da. Đệm quý giá lắm đấy! Con gái bà luôn miệng dặn bà đừng làm bẩn ghế: “Dấu tay sẽ lộ rất rõ ra trên đệm xe màu trắng đấy Mẹ à!”
22/04/2013(Xem: 7544)
Pháp môn niệm Phật, câu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” họăc ngắn gọn hơn “A Di Đà Phật” đã hiện hữu với dân tộc Việt Nam hơn ngàn năm nay. Lúc tôi lên tám tuổi (1950), sống ở Hải Phòng, bà nội thường kể cho nghe Hội Chảy Chùa Hương lúc bà nội còn trẻ (thập niên 1920&1930). Lúc này đường đi còn khó khăn, đường lên Chùa núi dốc quanh co. Thế nhưng các cụ cứ chống gậy trúc mà miệng thì niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”.
11/04/2013(Xem: 9501)
Thuở Đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt ra một giới luật cho hàng Tăng ni là mỗi năm phải An cư Kiết hạ vào mùa mưa [1]. Vì mùa mưa ở Ấn Độ, các loại côn trùng sinh sôi nảy nở rất nhiều, mà chúng Tăng đi khất thực sẽ dẫm đạp lên chúng, giết hại nhiều chúng sanh nhỏ nhoi, làm tổn thương đến lòng từ bi tế vật của hàng Phật tử, nên chư Tăng ni không được phép du hành ra ngoài, mà phải ở yên một chỗ trong thời gian ba tháng để nỗ lực tu tập thiền định, trau dồi giới định tuệ, cùng nhau sống trong hoà hợp thanh tịnh.
11/04/2013(Xem: 6624)
Ba ơi, con nhớ Ba, nhớ Ba nhiều lắm, ở xứ lạ quê người này con rất nhớ về Ba. Năm trước khi Ba chưa đi xa, cứ mỗi khi nhớ về Ba con chỉ cần nhất điện thoại là đã nghe được giọng nói của Ba, được ba động viên cổ vũ, kể cả khi Ba nằm viện, lúc mà cái đau thân xác đang không ngừng hành hạ Ba, Ba vẫn cố gắng nén nỗi đau để gượng cười với con và động viên con qua điện thoại, con đã cố rất nhiều ở xứ người để Ba mãn nguyện về con.
11/04/2013(Xem: 5948)
Con vẫn nhớ như in những ngày sau khi tháo bột và con bắt đầu đứng trước những thử thách khi tập vật lý trị liệu. Ba đã lặn lội đi tìm mua những cây tre thật chắc mà lại phải vừa tầm tay nắm của con để con tập đi. Sau những bước đi đầu tiên con đã khóc thét lên: “Đau quá, con không đi nữa!”, và mẹ đã nói những lời như cầu xin: “Mẹ xin con, con thương mẹ thì con phải cố, cố cho mẹ còn có nơi nương tựa nữa chứ con! Đừng phụ lòng mẹ!...”. Và con lại cắn răng tập từng bước đi...
11/04/2013(Xem: 4681)
Hàng năm, cứ mỗi độ Thu sang—Rằm Tháng Bảy, dân tộc Việt Nam nói riêng, các quốc gia Á đông nói chung, đều trang trọng hướng về Mùa Lễ Hội vừa có tính truyền thống thiêng liêng, vừa mang nét đặc thù hiếu ân, nghĩa đạo, mà ai ai cũng cưu mang, thừa hưởng, đón nhận, đáp đền. Đức Phật từng dạy : Không hạnh nào cao cả cho bằng hạnh hiếu, không tội nào nặng hơn cho bằng tội bất hiếu, lại còn giảng giải, chỉ dạy tường tận thâm sâu trong Vu Lan Bồn Kinh và Báo Hiếu Phụ Mẫu Trọng Ân Kinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]