Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mẹ Của Tôi

11/04/201311:36(Xem: 4752)
Mẹ Của Tôi

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2012

Mẹ Của Tôi

Diamond Bích Ngọc

Nguồn: Diamond Bích Ngọc

Tôi được nghe Mẹ kể rằng vào năm 1954, sau hiệp-định Genève chia đôi nước Việt-Nam thành hai miền Nam-Bắc ngay tại vĩ-tuyến 17. (Nơi có cây cầu Hiền-Lương bắc ngang giòng sông Bến-Hải, ngăn hai tỉnh Quảng-Trị và Quảng-Bình), Mẹ đã khăn gói theo Bố tôi đi bằng "Tàu Há Mồm" di-cư vào Nam rời Bắc Việt, vì vậy mà tôi được sinh ra và lớn lên trong miền Nam Việt-Nam, được sống sung sướng như một đứa trẻ "Đẻ Bọc Điều".
Sau này lớn lên, có ý thức tôi mới biết được cái "Bọc Điều" đó nằm trong bụng của Mẹ với bao nhiêu là gian-truân, đoạn trường… Vì cả chục năm sau ngày di-cư vào Nam, Bố Mẹ đều trắng tay làm lại từ đầu nơi đất khách quê người (dù cùng trên một mảnh đất quốc Tổ, nhưng khác phong-thổ, khác giọng nói, lại bị kỳ-thị bởi những người cùng màu da, cùng giòng máu, giữa "Bắc-Kỳ" và "Nam Kỳ", giữa "Công-Giáo" và "Phật-Giáo"… Mẹ phải "buôn thúng, bán bưng", Bố phải đi làm công cho người ta. Cho đến khi có người quen, biết Bố tôi có trình độ học vấn và thông thạo tiếng Pháp, giới thiệu ông vào làm ở "Bộ Nội Vụ". Từ đó Mẹ của Tôi thôi vất vả, nhọc nhằn, đó cũng là lý-do Bố Mẹ buộc chúng tôi phải chăm lo học hành, vì trong bất cứ hoàn cảnh nào, những mảnh bằng vô-tri đôi khi lại là cứu cánh cho cuộc sống.
Năm tôi lên tám tuổi, có lần đang chơi trước sân nhà, chị người làm quên khóa cổng, tôi thấy một ông cụ già ốm yếu, tóc bạc phơ, đầu đội cái nón lá rách bươm, tay run rẩy cầm một ống "loong Guy-Gô" đứng xin ăn. Tôi bàng hoàng co rúm cả người, đó là lần đầu tiên trong đời tôi được thấy "ăn mày" bằng xương, bằng thịt. Tôi còn nhớ mình thu hết can đảm nói lớn:
"- Ông, ông… là ai? Ông cần gì?
Giọng ông yếu ớt:
"- Cô Chủ cho ông xin chút cơm thừa, ông đói lắm…!!!"
Không hiểu sao tôi hết sợ, thấy thương ông quá và có cảm tình với ông ngay, tôi đi đến gần ông, rồi bảo:
"Ông đợi con một tí nhe!"
Tôi chạy nhanh vào nhà bếp, lấy một cái bao ni-lông bới đầy cơm, hôm đó chị Ba nấu thịt kho tàu với trứng, tôi trút cả vào bao. Xong, chạy lên lầu, tôi vào phòng tìm con heo đất. nơi mà tôi dành dụm tất cả tiền Mẹ cho mỗi khi được "Bảng Danh Dự" đầu tháng nhờ điểm cao nhất lớp, đập ống, được bao nhiêu tôi nhét vội vào túi rồi chạy xuống sân nhà. Ông cụ già vẫn run rẩy đứng đó. Tôi trân trọng đưa cho ông bao cơm và một đống tiền. Ông cụ bật khóc khi thấy tôi ngây-thơ nói:
"- Con biếu ông nè!" Rồi ngạc nhiên tôi hỏi: "- Ủa sao ông khóc?"…
Bỗng có tiếng la hét cãi cọ trong nhà, chị người làm tất tả chạy ra đóng cổng, ông lão biến đâu mất, một bà chị của tôi với khuôn mặt đằng đằng sát khí. Chỉ thẳng vào mặt tôi, chị mắng:
"- Con Bé! Tại sao cho tiền ăn mày? Còn dám lấy cơm và thức ăn cho nó nữa. Hừm!... Chị Ba đâu, tại sao hồi nãy không khóa cổng ??? Cái kiểu này mai mốt tụi nó sẽ kéo đến cả làng, cả tổng xin ăn cho xem. Có ngày nó bắt cóc con Bé không biết chừng… Trời ơi là Trời!!! …" Chị dậm chân than thở…
Tôi ấm ức òa ra khóc, lúc bấy giờ tôi chỉ sợ chị người làm bị mất việc vì chị tôi sẽ "méc" với Bố Mẹ tôi chuyện này. Chị Ba cũng đứng khóc rưng rức…
Mẹ tôi bỗng xuất hiện, tôi chạy đến ôm chầm lấy Mẹ trong lúc chị tôi đang gân cổ kể lể sự tình. Mẹ bỗng ôn tồn bảo:
"- Con không có lòng chia xẻ cho người nghèo, sao lại mắng em tàn nhẫn đến thế. Em nó làm đúng. Mẹ không bênh con Bé, con lo sợ em bị bắt cóc là điều tốt vì thương em. Nhưng la hét với người ăn, người làm trong nhà như thế không phải tí nào."
Câu chuyện chỉ có thế, nhưng nó ám ảnh tôi cho đến ngày nay. Vì đó là bài học đầu đời Mẹ dạy chúng tôi về lòng Từ-Bi, Bác Ái. Mẹ đã ghi đậm trong trí não tôi như một tờ giấy trắng lúc bấy giờ, đó là: "Cái hành động tôi giúp ăn mày không phải là điều sai quấy". Có lẽ nhờ vậy mà sau này tôi đã khấn hứa là được theo gót chân Mẹ Terésa (Calcutta) hầu chia xẻ đến những người khó nghèo, tất bạt.

* (Hình 1 bà cụ nghèo khổ vùng miền tây Việt-Nam)
Có một mùa Lễ Phật-Đản, Mẹ cho chị em chúng tôi và cả chị người làm lên Chùa cúng Phật, cũng nhằm để bố thí cho ăn mày rất đông lúc nào cũng trực sẵn trước cổng Chùa. Tôi còn nhớ Mẹ giảng dậy cho chúng tôi nghe về những lối kiến trúc và bài vị trong Chùa, đó là:


*

" Gian giữa của Chùa, tầng trên nhất thờ ba vị "Thế-Tôn", đầu tóc xoăn như ốc bám, người xưa thường gọi là "Bụt Ốc". Kế đó là bà "Mụ Thiện" có mười hai tay, rồi đến bà "Di-Lặc". Sau nữa là tượng "Quan-Âm", có Kim-Đồng, Ngọc-Nữ kèm hầu đôi bên. Một bên cưỡi con Bạch-Tượng, một bên cưỡi con Thanh-Sư.


*

Rồi đến tượng "Ngọc- Hoàng", một bên là Nam-Tào, một bên là Bắc-Đẩu. Ngoài cùng có tượng "Cửu-Long" bằng đồng, có "Phật Thích-Ca" đứng giữa.


*

Hai bên phía trong Chùa, một bên thờ ông "Tu Xương" gầy khô như Hạc, một bên thờ bà "Thị-Kính" tay bế một đứa con, cạnh mình có con Vẹt đứng. Theo tục truyền đó chính là "Thiện-Sĩ", tên của chồng bà "Thị-Kính", đã hóa thân thành con Vẹt.
Ở phía ngoài Chùa mỗi bên có năm ông "Bụt", gọi là "Thập Điện La Hán". Hai gian cạnh gần gian giữa; một bên thờ tượng "Long-Thần", mặt đỏ, mắt sắc; gọi là "Đức Ông" (cũng có nghĩa là Thổ Thần). Một bên thờ thầy "Đường-Tăng", có Đạo Thánh "Bát Giới" đứng hầu. Hai gian ngoài của nhà Chùa có thờ hai tượng Hộ-Pháp; một tượng mặt mũi hiền lành, tay cầm quả ấn; một tượng mặt mũi dữ hơn, tay vác thanh gươm.
Còn đôi bên vách tường có họa hình; nào là "Thiên-Phủ" (Thiên-Đàng), có các nàng Tiên gẩy đàn thổi sáo vui vầy. Nào là "Địa-Phủ" (Địa-Ngục), có "Diêm-Vương" hành tội những người chết, kẻ bị "Quỷ-Sứ" cưa đầu, kìm lưỡi, kẻ bị quẳng vào núi gươm đao. Tùy theo cách sống của con người trên trần gian, khi nhắm mắt xuôi tay có người được lên Thiên-Đàng, hưởng sự sung sướng ngàn thu, có kẻ bị trầm luân nơi Địa-Ngục khổ ải, phải trải nếm đắng cay.
Ngoài cửa Chùa còn có cửa "Tam Quan" làm gác chuông. Sau Chùa có "Tĩnh" để thờ "Chư-Vị" và có nhà thờ "Tổ". Nhà thờ "Tổ" là nơi mà những Tăng-Ni tu hành, tận hiến lúc sinh thời, khi chết đi nhà Chùa tô tượng để thờ. Lại có nhà "Hậu" để thờ những người mua hậu Chùa, cứ đến ngày giỗ, thì nhà Chùa phải cúng giỗ.
Sau Chùa có phòng riêng biệt lập, làm chỗ cho "Nhà Sư" ở, gọi là nơi "Trụ Trì", người thường nam cũng như nữ hoặc trẻ con không ai được phép lai vãng đến gần chốn này.
Nhà "Phương-Trượng" dùng để tiếp các "Thí-Chủ" (Khách-Khứa) được xây cách riêng chỗ "Trụ Trì" của Nhà Sư. Phía sau đó là nơi mộ-tháp của "Tăng-Ni". Chùa phải có Nhà Sư ở; Sư nam gọi là "Tăng", Sư nữ gọi là "Ni". Chùa nào không có Tăng, Ni thì có một thầy tu gọi là thầy "Già Lam" để coi việc đèn hương, cúng bái."
Cũng mùa Lễ Phật-Đản năm đó. Tôi thấy chị tôi lần đầu tiên biết bố-thí cho ăn mày, tôi nhớ rất rõ đôi mắt Mẹ sáng ngời long lanh ướt lệ, không biết vì khói hương nghi ngút trong Chùa hay Mẹ khóc vì sung sướng, cảm động khi thấy con mình biết lắng nghe và thực hành lời Mẹ dậy về lòng Nhân-Hậu, Từ-Bi trong cuộc sống.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/07/2014(Xem: 24825)
Hồng đỏ cài lên đẹp tuyệt vời Phải nên trân trọng nhé người ơi! Những ai còn mẹ còn hồng đỏ Màu đỏ thắm tươi vẻ rạng ngời
24/07/2014(Xem: 4566)
Tối nay ngồi vẽ Mẹ. Một người Mẹ của đồng quê đất Việt. Da mặt Mẹ đã xạm đen vì dãi dầu. Đôi mắt Mẹ đã trĩu xuống vì suy nghĩ, vì chịu đựng, vì lo lắng cho các con. Đôi môi Mẹ đã khô khan nứt nẻ, vì tranh thủ, vì buôn bán, vì cãi cọ, vì van xin, vì cầu nguyện.
24/07/2014(Xem: 4394)
Vu Lan là lễ truyền thống lâu đời có từ thời Đức Phật còn tại thế hơn 2,500 năm trước; đồng thời cũng là lễ tiết quan trọng phổ thông của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa mà tổ tiên chúng ta đã giữ gìn qua nhiều thế hệ. Lễ tiết Vu Lan hay Vu Lan thắng hội gắn liền với lễ giải Hạ - Tự tứ của Tăng đoàn Phật Giáo. Lễ Tự tứ có nghĩa là sau những tháng ngày tịnh tu Giới - Định - Tuệ, ba nghiệp của hành giả sâu lắng thanh tịnh; hai vị Tỳ kheo đối thú nhau chân thành bày tỏ khởi đi từ đạo tình cao quý nhẹ nhàng trong sáu tiếng: thấy tội, nghe tội, nghi tội, những mong đợi vị thầy đối diện chỉ bày cho ta thành tâm sám hối trước hội chúng và Tam Bảo, nguyện cải đổi không tái phạm, nếu xét thấy mình có tội. Thật là thành khẩn, cao đẹp trong hòa hài, từ bi, nhẫn thuận, bình đẳng. Nhẹ nhàng nhưng mang chất liệu tuệ giác tự thân và san sẻ với giác tha của người đối diện kết nên vòng nhân duyên thù thắng hầu tiến đến giác hạnh viên mãn.
24/07/2014(Xem: 4415)
Mỗi mùa Vu Lan đến Biết bao dòng lệ rơi Cho tình vô bờ bến Bày tỏ không nên lời Nghẹn ngào trong nước mắt Tưởng nhớ đến mẹ cha Ân tình cao chất ngất Suốt đời đã bôn ba
19/07/2014(Xem: 5000)
Vu Lan phiên âm từ Phạn ngữ Ullambana, Trung Hoa dịch là “Giải đảo huyền” có nghĩa là cởi mở những cực hình hay giải thoát những khổ đau trong 3 cảnh giới: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Phật giáo chủ trương nhân quả theo nhau như hình với bóng, nghĩa là người gây nhân lành ắt sẽ hưởng quả tốt, ngược lại kẻ tham lam, vị kỷ, độc ác... chỉ biết lợi mình, không kể đến hậu quả làm phiền lụy khổ đau cho tha nhân, rộng ra là cả sinh linh vạn loại, đương nhiên sẽ gặp những phiền toái, chịu đựng những trách móc, oán hận của những nạn nhân, hay khi xả bỏ cuộc sống sẽ lãnh sự trừng phạt trong 3 ác đạo mà thế nhân hay tín ngưỡng nào cũng nghĩ bàn để khuyến miễn người đời phải lo tu thân hành thiện, làm đẹp nhân sinh. Mùa Vu Lan báo hiếu phát xuất từ đức Mục Kiền Liên kiếm tìm, thăm viếng rồi giải thoát mẹ ngài khỏi cảnh giới ngạ quỷ, có từ thời đức Phật còn tại thế; văn hóa thế nhân có từ khi loài người hướng về nẻo thiện. Gần chúng ta là văn hóa Á Đông, lấy nhân luân làm căn bản: Hiếu, đễ, tru
18/07/2014(Xem: 4952)
Nhờ năng lực của Tăng đoàn mà mẫu thân của ngài Mục Kiền Liên được thoát khỏi cảnh bi thống nơi chốn địa ngục. Tăng đoàn thanh tịnh hòa hợp là năng lực vô biên hóa giải được khổ đau từ cõi vô hình cho đến thế giới con người. Trọng tâm của Giáo hội chúng ta đặt ở sự hiệp lực này, trong ấy những Phật sự hằng năm của Giáo hội, tất cả tăng ni và thiện tín cùng nhau chung lo. Bốn phật sự thường xuyên của Giáo hội mà mỗi thành viên đều chung sức chung lòng đó là: Phật đản, An Cư, Khóa Tu Học Bắc Mỹ và Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ.
15/05/2014(Xem: 7027)
Hôm nay ngày giỗ của Ba tôi, tự dưng lòng tôi thèm viết một chuyện gì đó về Ba tôi…như nhà văn Võ Hồng thường khuyên mọi người nên viết lại những kỷ niệm sinh hoạt của cha, của mẹ mình, những kỷ niệm mà mình nhớ hơn hết, đáng nhớ hơn hết…để nhân ngày k?giỗ của cha mẹ, tập trung về, cùng đọc, cùng nghe, cùng xúc động, hồi tưởng công ơn. Con cháu sẽ có dịp sống lại không khí đại gia đình, con nhớ thương cha mẹ, cháu gần gủi, quý trọng ông bà!
16/10/2013(Xem: 19049)
Có lẽ, trong thời gian qua, trong cuộc sống vật chất tương đối đầy đủ dù chưa dư thừa với đa số, nên con người cần một cái gì đó về đạo đức tâm linh, muốn trở về nguồn cội, nên tưởng nhớ nhiều về tổ tiên ông bà mà gần gũi nhất là cha mẹ, anh em huyết thống. Tập sách nhỏ này, tôi viết để tưởng nhớ mẹ tôi, nhưng may mắn trong cái riêng ấy lại hòa nhập được với cái chung của những tấm lòng hiếu kính. Do đó, rất nhiều người tâm đắc muốn có, muốn đọc, có người vừa gọi điện vừa khóc, tôi cũng chạnh lòng nhớ mẹ mà khóc theo, đa số qua điện đàm yêu cầu tái bản, vâng lời, tôi cũng cố gắng tái bản 2 lần rồi.
16/10/2013(Xem: 15333)
Kính lạy vong linh cha, Khác biệt với muôn ngàn trường hợp khi cầm viết đặt lên giấy. Con ghi lại vài nét – chỉ vài nét thôi về đời sống của cha – một người cha có lắm điều độc đáo, không những chỉ trong hàng con cháu mà bất cứ ai cũng công nhận là hãn hữu và cần rút tỉa những điểm son để soi sáng vào nếp sống của mình.
10/10/2013(Xem: 5237)
Mùa Vu Lan năm nay tôi sẽ gắn trên ngực mình một bông hồng trắng vì mẹ tôi đã mất. Nhớ mẹ, tôi viết đôi dòng tâm tình cùng chư huynh đệ pháp lữ gần xa, để những ai còn mẹ mà không biết cung kính, hiếu dưỡng thì ngay bây giờ hãy nên suy ngẫm lại mà được sống với mẹ bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]