Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mẹ Của Tôi

11/04/201311:36(Xem: 4029)
Mẹ Của Tôi

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2012

Mẹ Của Tôi

Diamond Bích Ngọc

Nguồn: Diamond Bích Ngọc

Tôi được nghe Mẹ kể rằng vào năm 1954, sau hiệp-định Genève chia đôi nước Việt-Nam thành hai miền Nam-Bắc ngay tại vĩ-tuyến 17. (Nơi có cây cầu Hiền-Lương bắc ngang giòng sông Bến-Hải, ngăn hai tỉnh Quảng-Trị và Quảng-Bình), Mẹ đã khăn gói theo Bố tôi đi bằng "Tàu Há Mồm" di-cư vào Nam rời Bắc Việt, vì vậy mà tôi được sinh ra và lớn lên trong miền Nam Việt-Nam, được sống sung sướng như một đứa trẻ "Đẻ Bọc Điều".
Sau này lớn lên, có ý thức tôi mới biết được cái "Bọc Điều" đó nằm trong bụng của Mẹ với bao nhiêu là gian-truân, đoạn trường… Vì cả chục năm sau ngày di-cư vào Nam, Bố Mẹ đều trắng tay làm lại từ đầu nơi đất khách quê người (dù cùng trên một mảnh đất quốc Tổ, nhưng khác phong-thổ, khác giọng nói, lại bị kỳ-thị bởi những người cùng màu da, cùng giòng máu, giữa "Bắc-Kỳ" và "Nam Kỳ", giữa "Công-Giáo" và "Phật-Giáo"… Mẹ phải "buôn thúng, bán bưng", Bố phải đi làm công cho người ta. Cho đến khi có người quen, biết Bố tôi có trình độ học vấn và thông thạo tiếng Pháp, giới thiệu ông vào làm ở "Bộ Nội Vụ". Từ đó Mẹ của Tôi thôi vất vả, nhọc nhằn, đó cũng là lý-do Bố Mẹ buộc chúng tôi phải chăm lo học hành, vì trong bất cứ hoàn cảnh nào, những mảnh bằng vô-tri đôi khi lại là cứu cánh cho cuộc sống.
Năm tôi lên tám tuổi, có lần đang chơi trước sân nhà, chị người làm quên khóa cổng, tôi thấy một ông cụ già ốm yếu, tóc bạc phơ, đầu đội cái nón lá rách bươm, tay run rẩy cầm một ống "loong Guy-Gô" đứng xin ăn. Tôi bàng hoàng co rúm cả người, đó là lần đầu tiên trong đời tôi được thấy "ăn mày" bằng xương, bằng thịt. Tôi còn nhớ mình thu hết can đảm nói lớn:
"- Ông, ông… là ai? Ông cần gì?
Giọng ông yếu ớt:
"- Cô Chủ cho ông xin chút cơm thừa, ông đói lắm…!!!"
Không hiểu sao tôi hết sợ, thấy thương ông quá và có cảm tình với ông ngay, tôi đi đến gần ông, rồi bảo:
"Ông đợi con một tí nhe!"
Tôi chạy nhanh vào nhà bếp, lấy một cái bao ni-lông bới đầy cơm, hôm đó chị Ba nấu thịt kho tàu với trứng, tôi trút cả vào bao. Xong, chạy lên lầu, tôi vào phòng tìm con heo đất. nơi mà tôi dành dụm tất cả tiền Mẹ cho mỗi khi được "Bảng Danh Dự" đầu tháng nhờ điểm cao nhất lớp, đập ống, được bao nhiêu tôi nhét vội vào túi rồi chạy xuống sân nhà. Ông cụ già vẫn run rẩy đứng đó. Tôi trân trọng đưa cho ông bao cơm và một đống tiền. Ông cụ bật khóc khi thấy tôi ngây-thơ nói:
"- Con biếu ông nè!" Rồi ngạc nhiên tôi hỏi: "- Ủa sao ông khóc?"…
Bỗng có tiếng la hét cãi cọ trong nhà, chị người làm tất tả chạy ra đóng cổng, ông lão biến đâu mất, một bà chị của tôi với khuôn mặt đằng đằng sát khí. Chỉ thẳng vào mặt tôi, chị mắng:
"- Con Bé! Tại sao cho tiền ăn mày? Còn dám lấy cơm và thức ăn cho nó nữa. Hừm!... Chị Ba đâu, tại sao hồi nãy không khóa cổng ??? Cái kiểu này mai mốt tụi nó sẽ kéo đến cả làng, cả tổng xin ăn cho xem. Có ngày nó bắt cóc con Bé không biết chừng… Trời ơi là Trời!!! …" Chị dậm chân than thở…
Tôi ấm ức òa ra khóc, lúc bấy giờ tôi chỉ sợ chị người làm bị mất việc vì chị tôi sẽ "méc" với Bố Mẹ tôi chuyện này. Chị Ba cũng đứng khóc rưng rức…
Mẹ tôi bỗng xuất hiện, tôi chạy đến ôm chầm lấy Mẹ trong lúc chị tôi đang gân cổ kể lể sự tình. Mẹ bỗng ôn tồn bảo:
"- Con không có lòng chia xẻ cho người nghèo, sao lại mắng em tàn nhẫn đến thế. Em nó làm đúng. Mẹ không bênh con Bé, con lo sợ em bị bắt cóc là điều tốt vì thương em. Nhưng la hét với người ăn, người làm trong nhà như thế không phải tí nào."
Câu chuyện chỉ có thế, nhưng nó ám ảnh tôi cho đến ngày nay. Vì đó là bài học đầu đời Mẹ dạy chúng tôi về lòng Từ-Bi, Bác Ái. Mẹ đã ghi đậm trong trí não tôi như một tờ giấy trắng lúc bấy giờ, đó là: "Cái hành động tôi giúp ăn mày không phải là điều sai quấy". Có lẽ nhờ vậy mà sau này tôi đã khấn hứa là được theo gót chân Mẹ Terésa (Calcutta) hầu chia xẻ đến những người khó nghèo, tất bạt.

* (Hình 1 bà cụ nghèo khổ vùng miền tây Việt-Nam)
Có một mùa Lễ Phật-Đản, Mẹ cho chị em chúng tôi và cả chị người làm lên Chùa cúng Phật, cũng nhằm để bố thí cho ăn mày rất đông lúc nào cũng trực sẵn trước cổng Chùa. Tôi còn nhớ Mẹ giảng dậy cho chúng tôi nghe về những lối kiến trúc và bài vị trong Chùa, đó là:


*

" Gian giữa của Chùa, tầng trên nhất thờ ba vị "Thế-Tôn", đầu tóc xoăn như ốc bám, người xưa thường gọi là "Bụt Ốc". Kế đó là bà "Mụ Thiện" có mười hai tay, rồi đến bà "Di-Lặc". Sau nữa là tượng "Quan-Âm", có Kim-Đồng, Ngọc-Nữ kèm hầu đôi bên. Một bên cưỡi con Bạch-Tượng, một bên cưỡi con Thanh-Sư.


*

Rồi đến tượng "Ngọc- Hoàng", một bên là Nam-Tào, một bên là Bắc-Đẩu. Ngoài cùng có tượng "Cửu-Long" bằng đồng, có "Phật Thích-Ca" đứng giữa.


*

Hai bên phía trong Chùa, một bên thờ ông "Tu Xương" gầy khô như Hạc, một bên thờ bà "Thị-Kính" tay bế một đứa con, cạnh mình có con Vẹt đứng. Theo tục truyền đó chính là "Thiện-Sĩ", tên của chồng bà "Thị-Kính", đã hóa thân thành con Vẹt.
Ở phía ngoài Chùa mỗi bên có năm ông "Bụt", gọi là "Thập Điện La Hán". Hai gian cạnh gần gian giữa; một bên thờ tượng "Long-Thần", mặt đỏ, mắt sắc; gọi là "Đức Ông" (cũng có nghĩa là Thổ Thần). Một bên thờ thầy "Đường-Tăng", có Đạo Thánh "Bát Giới" đứng hầu. Hai gian ngoài của nhà Chùa có thờ hai tượng Hộ-Pháp; một tượng mặt mũi hiền lành, tay cầm quả ấn; một tượng mặt mũi dữ hơn, tay vác thanh gươm.
Còn đôi bên vách tường có họa hình; nào là "Thiên-Phủ" (Thiên-Đàng), có các nàng Tiên gẩy đàn thổi sáo vui vầy. Nào là "Địa-Phủ" (Địa-Ngục), có "Diêm-Vương" hành tội những người chết, kẻ bị "Quỷ-Sứ" cưa đầu, kìm lưỡi, kẻ bị quẳng vào núi gươm đao. Tùy theo cách sống của con người trên trần gian, khi nhắm mắt xuôi tay có người được lên Thiên-Đàng, hưởng sự sung sướng ngàn thu, có kẻ bị trầm luân nơi Địa-Ngục khổ ải, phải trải nếm đắng cay.
Ngoài cửa Chùa còn có cửa "Tam Quan" làm gác chuông. Sau Chùa có "Tĩnh" để thờ "Chư-Vị" và có nhà thờ "Tổ". Nhà thờ "Tổ" là nơi mà những Tăng-Ni tu hành, tận hiến lúc sinh thời, khi chết đi nhà Chùa tô tượng để thờ. Lại có nhà "Hậu" để thờ những người mua hậu Chùa, cứ đến ngày giỗ, thì nhà Chùa phải cúng giỗ.
Sau Chùa có phòng riêng biệt lập, làm chỗ cho "Nhà Sư" ở, gọi là nơi "Trụ Trì", người thường nam cũng như nữ hoặc trẻ con không ai được phép lai vãng đến gần chốn này.
Nhà "Phương-Trượng" dùng để tiếp các "Thí-Chủ" (Khách-Khứa) được xây cách riêng chỗ "Trụ Trì" của Nhà Sư. Phía sau đó là nơi mộ-tháp của "Tăng-Ni". Chùa phải có Nhà Sư ở; Sư nam gọi là "Tăng", Sư nữ gọi là "Ni". Chùa nào không có Tăng, Ni thì có một thầy tu gọi là thầy "Già Lam" để coi việc đèn hương, cúng bái."
Cũng mùa Lễ Phật-Đản năm đó. Tôi thấy chị tôi lần đầu tiên biết bố-thí cho ăn mày, tôi nhớ rất rõ đôi mắt Mẹ sáng ngời long lanh ướt lệ, không biết vì khói hương nghi ngút trong Chùa hay Mẹ khóc vì sung sướng, cảm động khi thấy con mình biết lắng nghe và thực hành lời Mẹ dậy về lòng Nhân-Hậu, Từ-Bi trong cuộc sống.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/10/2012(Xem: 3954)
Chữ hiếu trong đạo Phật mang tính toàn diện và siêu việt hơn những quan niệm hiếu thảo thông thường. Hiếu thảo là một truyền thống đạo đức quý báu của người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung.
11/10/2012(Xem: 3678)
À ơi con ngủ cho tròn Mẹ ru.. bể cạn non mòn vẫn ru Ơi à.. giấc ngủ mùa thu Mẹ đưa qua những sương mù tháng năm. Bàn tay lót chỗ con nằm Dịu dàng ấp ủ, âm thầm sớm khuya Lời ru thắm đượm tình quê Ầu ơ.. lặng cả tiếng ve muộn phiền.
14/09/2012(Xem: 3653)
Tình cảm giữa con cái với cha mẹ luôn là tình cảm ấm áp thiêng liêng nhất trong tất cả những tình cảm của con người. Những ngày còn cắp sách đến trường, học trò tuổi ấu thơ đã ra rã thuộc lòng
30/08/2012(Xem: 6507)
Vu Lan của người xuất thế ngoài lắng sâu trong tiềm thức tưởng nhớ mẹ cha, hiếu nghĩa ông bà còn phải làm những việc hiếu mà người ngoài thế khó có thể đảm đương nổi...
28/08/2012(Xem: 4141)
Hôm nay là mùa Vu lan báo hiếu, chúng ta dành thì giờ nghĩ đến Phật, Bồ-tát, Hiền Thánh Tăng và tất cả những người thân của chúng ta, ông bà, cha mẹ, anh em… Sanh ta ra là cha mẹ và chúng ta lớn lên, trưởng thành nhờ thầy bạn. Vì vậy, chúng ta tưởng niệm họ và gần chúng ta nhất, thân thương nhất là người mẹ.
27/08/2012(Xem: 4040)
Đây là mùa Vu Lan đầu tiên trong đời mẹ tôi không còn. Cảm giác này chỉ khi nào tự thân mình trải nghiệm thật sự thì mới cảm nhận được trọn vẹn ra sao. Bao nhiêu năm, tôi chỉ vay mượn cảm giác của người khác về trạng huống tâm thức của người con mất mẹ làm cảm thức cho mình. Đôi khi tôi bị lôi cuốn vào
19/08/2012(Xem: 3839)
Bên đường, từng hàng phượng vỹ thay lá mới, đâm chồi non và chuẩn bị tung hoa đỏ thắm báo hiệu mùa hè đang đến gần. Bất chợt một ngày nào đó dạo xe phố cổ Thần Kinh, bắt gặp cô gái bán sen e ấp nón lá bài thơ trong chiếc áo bà ba, lặng hồn nhớ mùa sen hồ Tịnh Tâm đang nở rộ. Đó cũng là mùa Vu lan, mùa mà bất cứ chùa nào cũng đầy ắp sắc hương sen và tràn ngập âm vang kinh đền ơn báo hiếu cha mẹ. Trong biển từ âm vang vọng từng lời kinh tiếng kệ thanh thoát ấy, cứ mỗi lần niệm khúc sám Vu lan trổi lên là mỗi lần triệu triệu nhịp đập con tim người Phật tử thổn thức.
16/08/2012(Xem: 5446)
Mỗi năm vào rằm tháng bảy mùa Vu Lan Hiếu Hạnh lại trở về, mùa của những con tim rộn ràng thổn thức, hy vọng đợi mong nhớ thương cha mẹ người thân tìm về ngự trị. Cũng là dịp để chúng ta tri ơn, nhớ ơn, báo ơn, đền ơn đến với cha mẹ, ông bà, tổ tiên, người còn kẻ mất, những anh hùng liệt nữ, chiến sỹ trận vong, đồng bào tử nạn, đã hy sinh cho sự sống còn của Dân Tộc, cho đến muôn loài chúng sanh.
14/08/2012(Xem: 4098)
Trước mắt tôi hiện lên bao người Mẹ. Này đây nước mắt Mẹ mừng vui khi con khôn lớn, khi con nên vợ nên chồng; này đây dáng Mẹ cánh cò, cánh vạc xăm xăm sớm tối đi về...
04/07/2012(Xem: 4134)
Lễ Vu Lan 2015 do Cộng Đồng Phật Tử VN tổ chức tại Chùa Quốc Tế, Darwin, Bắc Úc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567