Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Không có cơ hội thứ hai

11/04/201311:31(Xem: 3830)
Không có cơ hội thứ hai

mevacon_dich1
Các bài viết về Vu Lan

Không có cơ hội thứ hai

Quảng Tịnh

Nguồn: Christine Smith, Quảng Tịnh dịch

Lời người dịch: Phải chi ngày ấy mình biết chuyện ấy? Tại sao chị không nói cho em biết chứ? Tại sao mẹ lại bỏ rơi con?Phải chi ngày ấy mình đừng… Chúng ta đôi lúc vẫn sống với những câu hỏi mà không có câu trả lời, vẫn ôm ấy thay vì là những kỷ niệm đẹp lại là những hờn giận, oán trách với những nỗi buồn, nỗi đau, trằn trọc, những câu hỏi không được lý giải… để rồi có lúc lại ân hận vì sao ngày ấy mình lại hành xử như vậy, tại sao mình không cho người ta cơ hội giải thích, v.v…Trên cuộc đời này, mẫu chuyện mà QT muốn chia sẻ với bạn đọc vẫn đâu đó hiện hữu với nhiều hình thức khác nhau, QT hy vọng rằng khi đọc xong câu chuyện này, mỗi chúng ta sẽ có một lúc thật lắng đọng trong tâm hồn để xem mình đã hoặc đang hay sẽ làm một điều gì đó thật có ý nghĩa, thật vị tha, thật chân thành để cho mình đặc biệt là ba mẹ hoặc những người thân gia đình, bạn bè và những người chung quanh sẽ nở nụ cười hoan hỷ, an bình, không ân hận, không hối tiếc khi một mai một ai đó trong chúng ta đi đến một nơi thật xa…
Lúc tôi được mười tuổi, tôi không biết tại sao chị em tôi lại phải cách ly ba mẹ, ba anh chị em và bị đưa vào nhà nhận con nuôi. Năm đầu tiên thỉnh thoảng chúng tôi được phép về thăm gia đình được vài tiếng đồng hồ. Kế đến những anh chị em còn lại cũng bị đưa vào nhà nhận con nuôi. Hai người anh em được nhận làm con nuôi, còn người còn lại thì bị đưa vào viện mồ côi, rồi sau đó cũng được chuyển đến nhà nhận con nuôi . Ở nơi đây người ta bảo chúng tôi hãy quên đi ba mẹ và anh chị em của mình vì chúng tôi sẽ không được phép thăm họ nữa.
Mãi đến năm tôi lên mười tám thì tôi mới biết được nguồn gốc cội rễ của câu chuyện đã làm cho tôi cứ thắc mắc dày vò gậm nhấm tôi khi còn nhỏ. Rồi cuối cùng tôi cũng đã tìm lại được hai người chị em ruột và đã lái xe cả hai ngàn dặm để có thể có được những giây phút hội ngộ tuyệt vời với từng người một.
Có lẽ định mệnh đã an bày khi tôi dừng lại một đêm nọ ghé thăm người dì em mẹ tôi đang sinh sống ở thành phố Arizona vào lúc đó. Tôi hoàn toàn không biết một tí gì về dì cả, nhờ vậy đây cũng là dịp để được làm quen với gia đình dì, vì vậy khi được gợi ý ở lại tôi tự hỏi tại sao không nhỉ?
Dì Bobby đã thức trắng cả nữa đêm để kể chuyện cho tôi nghe về mẹ tôi. Người mẹ mà tôi chẳng biết gì về bà. Tôi tâm sự với dì và kể hết cho dì nghe về cảm giác rối bời, bị bỏ rơi và bị chối bỏ như thế nào. Tôi cũng kể với dì là tôi đã thương và khinh miệt mẹ tôi như thế nào nhưng chẳng hiểu một tí gì cả.
"Mẹ con mắc phải căn bệnh mà bây giờ người ta gọi là 'chậm trí', dì kể. "Mẹ con có một người em sinh đôi. Dì ấy đã mất khi mới lọt lòng, và mẹ con thì bị hư não bộ loại nhẹ. Các bác sĩ đã bảo ông bà ngoại con là mẹ con cơ thể sẽ phát triển bình thường nhưng đầu óc thì sẽ không phát triển hơn một con bé mười hai tuổi. Bà ngoại, mẹ của dì và mẹ… ừ thì ban đầu cũng chẳng ai chịu chấp nhận sự thật ấy. Để rồi thời gian trôi qua cũng không có cách nào khác hơn học cách chấp nhận điều đó.
Dì Bobby nhìn thấy phản ứng của tôi khi nghe câu chuyện, dì đã ôm tôi vỗ về và tiếp tục kể, 'vì bà ngoại đã cố gắng che chở cho mẹ con nên bà đã mất sớm và để lại mẹ con bơ vơ một mình. Cũng vì căn bệnh này nên bà luôn bị lợi dụng và quấy nhiễu. Bà đã có ba đời chồng và tám đứa con…. và đều bị tước đoạt khỏi mẹ của chúng. Ông chủ thì bóc lột bà. Bà đã làm việc từ 18 đến 24 tiếng mỗi ngày trong hãng giặt ủi công nghiệp với đồng lương chết đói. Người thì mỉa mai, kẻ thì chế nhạo bà ta. Bà không biết lái xe nên chỉ biết đi bộ và đón xe buýt. Con cái thì ở nhà hàng giờ nheo nhóc không ai chăm sóc. Dẫu bà bị khả năng hạn hẹp nhưng vẫn ráng nuôi nấng đàn con của mình. Bà đã thương yêu các con với hết cả tấm lòng và vô điều kiện. Ba con là một kẻ nát rượu và thường xuyên mất việc. Ông ta đã đánh đập bà và nghe mẹ con nói là ông ta đã đánh đập luôn cả con cái nữa. Đó cũng là lý do tại sao chính quyền can thiệp và giám hộ các con. Dù mẹ con đã cố gắng giành lại các con nhưng rồi các con cũng đều xa rời bà.
Tôi điếng cả người. Đây là lần đầu tiên mà tôi được nghe toàn bộ câu chuyện. Phải chi mà tôi được nghe sớm hơn thì có lẻ tôi sẽ khác hơn bây giờ. Nếu tôi hiểu được bà, có lẽ tôi sẽ tử tế, nhẹ nhàng với mẹ nhiều hơn. Tại sao lại không có ai kể cho tôi nghe sớm hơn chứ? Tôi tự giận mình và tự trong sâu thẩm của cơn giận là một nổi buồn man mác.
Những hình ảnh không vui lại hiện về trong tâm trí tôi. Có những lúc tôi đã la mắng mẹ thậm tệ: "Bà thật là đần độn. Tại sao bà chẳng giống mẹ của bạn tôi thế?" Tôi nhớ lại mình đã xấu hổ khi thấy bà trò chuyện với ai đó hoặc trông thấy bà ăn mặc khi ra đường. Thật là xấu hổ vì bà chẳng biết đọc, biết viết…… Tôi nhớ mình đã chẳng bao giờ mời mẹ đến tham dự những buổi họp mặt tiệc tùng dành cho mẹ và con gái chẳng qua vì tôi không muốn bạn bè tôi trông thấy bà. Những nổi đau như đâm vào tim gan, tôi cảm thấy như chết ngất. Tôi nói không nên lời và cảm thấy như muốn nghẹt thở vì đau đớn.
Dì Bobby đã ôm và vỗ về tôi như một đứa trẻ. Nỗi đau trong tôi từ từ vơi nhẹ….. tôi mới có thể suy nghĩ, thở và khóc thổn thức. Tôi đã khóc vì tôi đã bao lần mắng nhiếc mẹ về những bất hạnh của đời tôi. Tôi khóc vì đã làm cho mẹ chịu đựng không biết là bao nhiêu buồn phiền, tổn thương và tủi nhục. Tôi khóc cho chính mình và cho anh chị em tôi vì không biết là mẹ đã thương chúng tôi đến ngần nào. Tôi khóc vì tôi biết sẽ chẳng có cơ hội thứ hai.
"Dì chỉ muốn con hiểu rằng mẹ rất là thương các con. Con thấy đấy cũng vì bị bệnh nên bà không bao giờ oán hận ai. Bà ta lúc nào cũng chỉ thấy mặc tốt của bất cứ ai. Bà ta chẳng nhớ đến những chuyện buồn phiền, những tổn thương hay chán chường mà chỉ hồi tưởng những ký ức đẹp mà thôi. Phải chi mà bà được chăm sóc và điều dưỡng đặc biệt như những người được hưởng như bây giờ thì có lẽ cuộc đời mẹ con sẽ khác hơn. Dẫu vậy bà vẫn sống lạc quan yêu đời vì bà biết bà luôn được phù hộ mà không ai có thể tướt đoạt đi của bà." Dì Bobby thêm lời khi chia tay chào tạm biệt tôi.
Nhiều chuyện đã xảy ra từ lúc tôi mười tám cho đến bây giờ. Anh chị em chúng tôi đã đoàn tụ và sinh sống gần nhau khi trưởng thành. Tôi đã lập gia đình và có ba đứa con cùng mười ba đứa cháu và thậm chí đã nhận nhiều đứa con nuôi. Ồ, phải rồi tôi còn nhớ tôi đã ở bên cạnh mẹ, nắm đôi bàn tay mẹ khi mẹ trút hơi thở cuối cùng. Tôi đã tìm thấy mẹ trong nhiều năm trước và khám phá ra rằng ông trời thật sự đã cho tôi cơ hội thứ hai.
Dịch từ tài liệu tiếng Anh: "No Second Chances", Christine Smith. Chicken Soup for the Soul Celebrating Mothers and Daughters", 2007 John T, Canfield and Hansen and Hansen LLC, Health Communications, Florida, USA.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4432)
Trong tất cả lễ hội của Phật giáo, chúng ta thấy rằng Vu-Lan Báo Hiếu là một lễ hội được quần chúng biết đến, quan tâm nhiều, dù người đó là Phật tử hay không phải Phật tử. Dân gian quen gọi ngày rằm tháng bảy là ngày lễ Trung Nguyên, ngày “Xá tội vong nhân” qua khẩu truyền.
10/04/2013(Xem: 5859)
Khi nghĩ về công ơn sanh thành dưỡng dục, thì chúng ta đã tạo nên một mạch nguồn của ân đức, của nghĩa trọng tình sâu, của dòng tâm thức luân lưu bất diệt. Một suối nguồn của thơ ca, của tiếng nhạc trầm hùng, lúc sâu lắng lúc thì nhẹ nhàng đi vào nhân thế vừa bất hủ vừa rung động thức tỉnh. Thế mới biết, giấy mực trần gian chẳng viết lên nỗi hai chữ “Mẹ ơi” cho trọn vẹn.
10/04/2013(Xem: 4942)
Giáo pháp của đạo Phật sâu thẳm được ví như đại dương mênh mông. Cửa vào đạo có muôn ngàn lối, hành giả khi bước vào nếu không trang bị đức tin vững vàng chắc sẽ choáng ngợp bởi sự uyên áo, sâu kín và pháp mầu vi diệu. Nếu thế thì con đường vào đạo của chúng ta thì sao, những người đầy nghiệp lực và hệ lụy của tham ái?
10/04/2013(Xem: 4584)
Với cái nhìn tuệ giác, Đức Phật quán chiếu trong vòng nghiệp duyên của chúng sanh, Ngài đã thấy được không có một chúng sanh nào tồn tại độc lập, mà ngược lại lưu chuyển trong vòng tương duyên với nhau. Tất cả vì vô minh, mà chúng sanh không thấy được Ngài. Trong kinh Báo Phụ Mẫu Ân diễn tả, có lần Đức Phật đi trên đường và thấy bên lề đường một đống xương khô, Ngài đã lễ lạy đống xương ấy.
10/04/2013(Xem: 4704)
Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật. Có học Phật cặn kẽ, rõ ràng và căn bản, chúng ta mới có cơ hội để tiếp nhận ánh sáng của đức Phật tỏa chiếu muôn nơi mà không e sợ đi lạc đường, lầm lối, dẫn vào tà đạo, và mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho chính mình và cho tha nhân.
10/04/2013(Xem: 4264)
Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay.
10/04/2013(Xem: 5137)
Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy.
10/04/2013(Xem: 5377)
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như.
10/04/2013(Xem: 4452)
Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
10/04/2013(Xem: 4645)
Đức Phật thường được ca tụng như một bậc vĩ nhân. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi vì vĩ nhân thường được hiểu như những bậc kỳ tài xuất chúng trong một lĩnh vực nào đó, hoặc có thể là nhiều lĩnh vực, mang lại lợi lạc cho con người trong một mức độ nào đó. Có thể là một vĩ nhân ở phương Đông nhưng chưa hẵn là kỳ tài ở phương Tây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]