Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu chuyện văn nghệ về bài ca vọng cổ Nước mắt chảy xuôi

11/04/201311:28(Xem: 4391)
Câu chuyện văn nghệ về bài ca vọng cổ Nước mắt chảy xuôi

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2012

Câu chuyện văn nghệ về bài ca vọng cổ Nước mắt chảy xuôi

Dương Kinh Thành

Nguồn: Dương Kinh Thành




(download file MP3)

nuoc_mat

Khi người bạn thân của tôi đột ngột qua đời, để lại trần gian người vợ trẻ và một đứa con gái chưa dứt sữa. Người đàn bà này vẫn ở vậy nuôi con, dành hết mọi nguồn yêu thương cho đứa con gái duy nhất của hai người, như thể để bù đắp cho nó sự thiếu vắng người cha trên bước đường đời sắp tới.
Sự yêu thương ấy-một bà mẹ dành cho đứa con là lẽ hẳn nhiên. Cũng may mà khi ra đi vĩnh viễn, người chồng còn để lại một ít vốn liếng kha khá để bà tiếp tục kinh doanh, giữ vững nguồn thu nhập cho gia đình. Đứa con gái vì thế lớn lên trong tình yêu thương hết mực và tài vén khéo của người Mẹ thủy chung một dạ. Đó là một nguồn phước báo lớn.
Thế nhưng, đáng nói là sự yêu thương ấy của người Mẹ chỉ lặng lẽ độc hành trên con lộ mang tên Mẹ-Con. Phía bên kia, đứa con gái ngày một hiểu ra mình “đương nhiên” phải được thừa hưởng như thế. Cho đến một khi, người Mẹ thất bại trong việc kinh doanh, trở về công việc bếp núc cho đứa con gái an tâm đi học và thậm chí cưới chồng cho an bề gia thất, thì cái khổ đau của bà như bị nhân lên gấp bội phần trên con lộ độc hành ấy.
Rồi một ngày kia, sự đau khổ ấy bà mới chợt nhận ra khi nhìn lại tuổi đời chồng chất của mình mà sự yêu thương đứa con gái duy nhất này chỉ là nghĩa vụ không hơn không kém.
Bà tìm đến tôi giải bày nguồn cơn với hy vọng mong manh tiếng nói của tôi sẽ giúp đứa con gái bà bớt khinh bạc mình. Tôi vì nghĩa tình thâm giao không thể từ chối ý nguyện tưởng chừng quá giản đơn này, nhưng biết làm sao được khi mình chỉ giúp lời khuyên chứ không thể giúp chuyển nghiệp. Là Phật tử với nhau bà hiểu điều đó.
Khoảng một thời gian sau đó, sáng sớm tinh mơ bà tìm đến gõ cửa nhà tôi, tay run run đưa tờ báo Phụ Nữ mà đôi mắt đỏ hoe. Sau khi tôi hỏi thăm và trấn an, bà nói “Anh coi, sáng sớm nay đi chợ mua tờ báo này, có bài viết sao mà nó giống trường hợp của tui quá anh ơi, nên tui vội mang tới đưa cho anh coi nè”.
Bài báo ấy có tựa đề là “Nước Mắt Không Bao Giờ Chảy Ngược” của tác giả Thụy Vi. Chỉ có hơi khác là câu chuyện bài báo nói về người Mẹ có ba người con, hai anh trai và cô con gái út. Chính nhân vật đứa con gái út này mới giống đứa con gái của bà làm sao. Tờ báo ra ngày 25.5.1994.(xem ảnh minh họa của bài báo đính kèm)
Dù tư tưởng chung của bài báo, phần lớn quy kết vào tình yêu thương con sai lầm của người Mẹ , nhưng trên hết vẫn không xa rời bức tranh lung linh về tình mẹ mà cha ông ta xưa đã phải thốt lên : “Nước Mắt Chảy Xuôi”.
Năm 1995 tôi đem câu chuyện và bài báo đến gặp Thượng Tọa Đồng Bổn và nghệ sĩ Út Bạch Lan –lúc này đang là chủ nhiệm Câu lạc Bộ Cải Lương-Cổ Nhạc Phật Giáo TP/HCM. Thượng Tọa gợi ý nên viết thành bài hát để phổ biến rộng rãi. Nghệ sĩ Út Bạch Lan hứa sẽ thể hiện bài hát một cách tốt nhất .
Do nhiều nghịch duyên, mãi đến năm 2006, bài hát mới được chính thức thu âm và nằm trong album Mênh Mông Trời Biển do Đạo Phật Ngày Nay phát hành.(Đính kèm audio).
Nhân dịp mùa Vu Lan Báo Hiếu, xin được chia sẻ tác phẩm này đến chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử gần xa, để một lần nữa chiêm nghiệm về tình Mẹ tuyệt vời của muôn thuở.

Dương Kinh Thành



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 6162)
Trong các sinh hoạt nhân gian của truyền thống ta, tháng bảy là tháng đượm nhiều sắc thái văn chương nhất. Tháng bảy, mưa ngâu, nhịp cầu ô thước bắc qua giải Ngân-hà; hai tâm hồn lẻ loi cô độc, hằng đêm tư lự trong nỗi sầu ly biệt thiên thu giữa bầu trời cao rộng, chọn mùa mưa sụt sùi để gặp nhau, chỉ trong một thoáng chốc, rồi đời cũng như con nước trôi xuôi…
11/04/2013(Xem: 6735)
Trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, ý nghĩa hiếu đạo, được xem là một di sản qúi báu ,một chất liệu sống tốt đẹp được mọi người yêu chuộng và giữ gìn Khi Phật Giáo xuất hiện ở Việt Nam thì đạo đức dân tộc và đạo đức Phật Giáo hòa quyện vào nhau như nước với sữa. Do người Việt sẵn có tinh thần yêu chuộng đạo hiếu và giá trị giải thoát nên đã tiếp nhận giáo lý Phật Giáo một cách dễ dàng. Làm người ai cũng mang ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ.
11/04/2013(Xem: 4575)
Tâm tư tôi thật mông lung, Vừa muốn chia xẻ niềm vui về chuyến du lịch vừa qua bằng những bài ký sự trên Trang nhà, lại vừa muốn viết Bài để cho ra đời Nội san Phật học và Văn hoá Hải Triều Âm Tập 3 như dự tính, nhưng…chữ nhưng luôn là “cứu bồ tinh” được đem ra giúp đở, thay vì phải nói là mình hư quá, dở quá, thiếu khả năng mới là phải phải.
11/04/2013(Xem: 5830)
Vu lan đã về. Có những cơn mưa vô tình đến, như trêu ghẹo lòng nguời, sau những ngày nóng bức, oi ả. Trời Hưong Thông ( Houston ) năm nay, cũng như năm nào, mỗi năm, lại thêm một lần đón mừng Vu Lan. Mùa Vu Lan năm nào lại chẳng có mưa rơi, những giọt mưa tuôn tràn, có khi là trận mưa rào, có khi là những cơn mưa nặng hột …
11/04/2013(Xem: 8202)
Khi hơi Thu dừng chân truớc ngõ, sớm trở về đem theo những cơn gió mát êm dịu, sau những ngày bị hâm nóng vì thời tiết. Có một cái gì đó làm cho mọi người bâng khuâng, vương vấn. Không phải vì những cánh mây bay thênh thang trên bầu trời, không phải vì tình cảm mông lung, lãng mạn, cũng không phải do những chất Thu vàng nhã nhặn, chuyển mình, khẻ nói…
11/04/2013(Xem: 75295)
Một thuở nọ Thế Tôn an trụ Xá Vệ thành Kỳ Thụ viên trung Mục Liên mới đặng lục thông Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân. Công dưỡng dục thâm ân dốc trả Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền Làm con hiếu hạnh vi tiên Bèn dùng huệ nhãn, dưới trên kiếm tìm. Thấy vong mẫu sanh làm ngạ quỉ Không uống ăn tiều tụy hình hài Mục Liên thấy vậy bi ai Biết mẹ đói khát ai hoài tình thâm.
11/04/2013(Xem: 5477)
Mỗi thế hệ thi ca đều xuất hiện những tâm hồn đặc biệt của các nhà thơ qua từng thế hệ. Phần nhiều, tâm hồn xuất phát từ cảm tính của thi nhân qua mọi sinh hoạt của xã hội. Tập thơ Hoa Song Đường của nhà thơ Mặc Giang vượt ra ngoài cái vòng tâm tư hiện hữu xưa nay, nó mang tính chất triết lí nhân sinh, chứa chất mọi quy luật sinh tồn mà con người và vũ trụ cố gắng tranh đấu để bảo tồn lẽ sống cùng với vạn hữu.
11/04/2013(Xem: 5564)
Ta hiện hữu trên cõi đời này do nghiệp duyên đưa đẩy. Nghiệp là năng lực dẫn dắt ta đi theo nghiệp nhân mà ta đã tạo để rồi kết hợp với người hữu duyên hình thành thân này trong hoàn cảnh xứng hợp.
11/04/2013(Xem: 5626)
Nay nhân mùa Vu Lan thắng hội, tôi có đôi dòng cảm nghĩ về người con hiếu hạnh trong ý nghĩa Vu Lan. Khi tôi còn nhỏ ở cái tuổi mười một mười hai, mỗi lần gần đến rằm tháng bảy, tôi nghe thấy bà con xóm làng bảo nhau, rủ nhau mua sắm nhang đèn hoa quả mang lên chùa cúng lễ Vu-Lan, cúng dường Tam-Bảo, cầu siêu độ mẹ cha ông bà quá cố, cửu huyền thất tổ siêu thăng. ...
11/04/2013(Xem: 5350)
Mỗi năm cứ vào tiết thu, trời cao xanh ngắt, cỏ cây đổi màu, lá vàng lìa cành lác đác nhẹ rơi. Người con thảo cháu hiền không thốt nên lời xúc cảm nỗi nhớ niềm thương, chạnh lòng tưởng nhớ đến bậc thương thân cha mẹ. Tiếng chuông chùa chiều thu ngân nga từ xa vang vọng, hình bóng cha già mẹ yếu, hình ảnh người con hiếu hạnh muôn thuở Mục-Kiền-Liên lại rạng rỡ hiện về trong mùa Vu-Lan. Đó đây phảng phất khói trầm hương nghi ngút quyện lấy lời cầu nguyện của chư Tăng, âm vang lan dần cao ngất tỏa khắp mười phương thấm nhập vào các cõi hư không pháp giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]