Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày Vu Lan, một thoáng suy tư

11/04/201311:18(Xem: 4976)
Ngày Vu Lan, một thoáng suy tư

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Ngày Vu Lan, một thoáng suy tư

Thích Thanh Lương

Nguồn: Thích Thanh Lương

Thời gian cứ lặng lẽ trôi. Nhiều khi chúng ta như muốn níu nó lại để cảm nhận từng cung bậc buồn vui của cuộc sống. Thi sĩ Xuân Diệu cũng đã từng ôm ấp một mơ ước thật táo tợn như thế, một cảm giác yêu cuộc sống đến 'vội vã', lạ lùng:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
(Vội Vàng - Xuân Diệu)
Nhưng không! Cuộc đời vốn dĩ là một dòng chảy vô thường, là dòng sông cứ biến dịch mãi, để rồi 'không ai có thể tắm hai lần trên dòng sông đó'. Con người của ngày hôm nay quả thực đã khác hẳn con người của ngày hôm qua, giọt nắng của hôm nay đã khác đi giọt nắng của hôm qua mất rồi. Tất cả sự thay đổi nhẹ nhàng ấy dường như cứ làm lắng dịu dần những ký ức đã xa, dẫu cho đó có là niềm hạnh phúc đến vỡ òa, hay là nỗi buồn đến da diết. Sự lắng dịu đó nhiều khi khiến chúng ta có cảm giác mọi thứ đã qua rồi, đã xa thật rồi! Nhưng không đâu ạ! Nó vẫn còn nguyên vẹn trong tận sâu thẳm tâm tư của mỗi người. Nỗi buồn xưa nó vẫn cứ còn âm ĩ đâu đó và thỉnh thoảng lại thoáng hiện về làm cho lòng người càng tê tái hơn.
Và cũng thế, mùa Vu lan đến rồi lại đi lặng lẽ, nhưng đóa hoa hồng chúng ta cài trên áo theo thời gian sẽ không còn thắm đượm và đỏ tươi mãi, cứ phai dần như mái tóc của mẹ bạc theo sương khói cuộc đời. Rồi sẽ đến một lúc nào đó, chúng ta lại ngậm ngùi cài lên ngực mình một bông hoa màu trắng với ý niệm mẹ đã đi thật rồi!
Chiều nay, Vu lan cũng lại về trên xứ lạ quê người. Dường như có một cái gì đó cứ u uất và buồn bã, dẫu rằng tiết trời không phải vào thu với gió 'đìu hiu', với những chiếc là vàng rơi 'lác đác', với những cơn 'mưa dầm sùi sụt' như đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt
Toát hơi mây lạnh buốt xương khô
Não người thay buổi chiều thu
Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng.
(Văn Tế Thập Loại Cô Hồn – Nguyễn Du)
Ở đây tiết trời cuối đông lạnh giá, cây cối hoang tàn trơ trụi. Vu lan về trong không khí lạnh lẽo, khắc nghiệt, một chút nắng yếu ớt len qua từng chiếc lá khô còn đọng lại trên cành cũng chỉ để làm cho lòng người thêm buốt. Tôi lại đứng lặng trước sân Tu viện, lắng nghe tiếng chuông chiều réo rắt, trầm lắng để rồi bất chợt từ đáy lòng mình lại thốt lên:
Vu lan về trên vùng đất lạnh
Sương tuyết rơi phủ trắng cả chân đồi
Gió chiều nhẹ nâng hồn người lữ thứ
Mây lang thang phiêu bạt giữa trời Không.
Thế là ý niệm Vu lan, mùa hiếu hạnh thật sự đã về trong ký ức của tôi, tôi lại nhớ đến mẹ, người vẫn đang lầm lũi nơi quê nghèo cách biệt ấy, vẫn đang từng giờ từng phút đợi chờ những cuộc điện thoại từ phương xa…
Sao mà buồn đến thế? Tôi tự hỏi mình để rồi hiểu thấu và cảm thông cho những người xa quê hương đã lâu, biền biệt nơi xứ người với cuộc sống với đầy lo toan và bận rộn. Có lẽ mỗi năm họ cũng đều trầm uất với nỗi nhớ mẹ, nhớ quê hương đến dai dẵng như thế này. Quả thật như vậy! Đóa hồng tươi ai đó vừa cài lên áo nhưng vẫn chan chứa một nỗi buồn man mác, vì xa và nhớ mẹ. Và trong ánh mắt ấy tôi đã nhìn ra hình ảnh của người mẹ già đang trông ngóng tin con đến mỏi mòn sâu thẳm.
Bất chợt từ trong hội chúng trước mặt, tôi lại bắt gặp hình ảnh của em bé khoảng độ lên 10 mà đã cài trên ngực mình một đóa hoa màu trắng. Khi tiếng nhạc 'Bông hồng cài áo' vừa ngân lên thì cũng là lúc em khóc nức nở làm tôi rùng mình. Tiếng khóc của em càng lúc càng lớn hơn với hai hàng lệ ngấn dài trên đôi má ửng hồng thơ dại. Tôi muốn đến bên em. Quả thật là vậy đó! tôi muốn ôm em vào lòng để vỗ về và xoa dịu nỗi đau, nỗi buồn vì nhớ mẹ vẫn đang hành hạ em trong những khoảnh khắc như thế. Tôi cũng muốn nói với em rằng: "Em ơi, xin đừng khóc nữa, bởi vì em có biết không? Tiếng khóc của em đang hằn lên những vết thương trong lòng tôi'.
Đóa hồng trắng em vừa cài lên áo
Xin chớ khóc dẫu biết mẹ xa rồi!
Đêm xuống, khi tất cả Phật tử ra về hết, để lại sân Tu viện vắng tanh. Một mình tôi vẫn bước đi những bước chân âm thầm như thường lệ và quán niệm theo từng hơi thở vào ra nhịp nhàng, đều đặn trên từng bước chân thiền hành. Hình ảnh của em bé lúc chiều cứ ám ảnh mãi trong trí, làm tôi xao xuyến bùi ngùi để suy tư về một điều gì đó của kiếp người.
Hồi còn ở Việt Nam, có một vài lần tôi đã đi hộ niệm đám tang cho những người trẻ tuổi chết do tai nạn xe cộ hay thiên tai bão lụt, … Không biết bao nhiêu lần rồi tôi cũng đã từng lén giấu đi những giọt buồn trên đôi mắt khi thấy những đứa trẻ thơ ngây đang hạnh phúc trong cái áo tang màu trắng, ngẩn ngơ trước sự mất mát lớn lao của chúng. Những mảnh đời đó rồi sẽ đi về đâu? Câu hỏi cứ mãi réo gọi trong lòng tôi, hay rồi chỉ như là hình ảnh của đứa bé 'lang thang' trong bài hát thật xúc cảm của nhạc sĩ Nguyên Khang mà thôi!
Trong đêm một bàn chân bước
Bé xíu lang thang trên đường
Ánh mắt buồn mệt nhoài của em,
Em rất buồn vì em không biết đi, đi về đâu?
Cuộc sống mưu sinh chỉ làm em qua cơn đói từng ngày
Vì em không cha, vì em đã mất mẹ
Đau thương vẫn là đau thương'
(Đứa Bé – Nguyên Khang)
Sống trên đất Úc với đời sống vật chất rất đầy đủ này, tôi tin rằng em bé lúc chiều sẽ không phải lo toan, lang thang để kiếm miếng cơm manh áo như những em bé mồ côi ở Việt Nam, nhưng cuộc sống nơi xứ người này liệu em có thể vượt qua được những cám dỗ của cuộc đời hay không khi phải một mình đi qua tuổi thơ không có mẹ. Và rồi, chắc chắn vào những đêm mùa Đông, khi tiết trời lạnh giá như thế này em sẽ khóc và nhớ mẹ nhiều lắm! Bởi vì, tất cả những gì trên thế gian này mãi mãi sẻ không bao giờ thay thế được đôi bàn tay ấm áp của mẹ hiền.
Nghĩ đến đó tôi ngước nhìn lên thánh tượng của đức Bồ tát Quán Thế Âm phía trước sân, rồi thầm khấn nguyện cho những mảnh đời bất hạnh như thế! Mong sao cho các em có được sự bình an, ấm áp và đủ nghị lực để vượt qua được bão tuyết của cuộc đời!

Lễ Vu Lan tại Tu viện Vạn Hạnh, Canberra
Thích Thanh Lương




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/08/2019(Xem: 16169)
Bao năm rồi con lưu lạc ngàn phương, Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải, Ơn dưỡng dục mẹ ôi ! Sao xiết kể, Công sinh thành con nghĩ : quặn lòng đau.
31/07/2019(Xem: 12724)
Trong tiết trời giá lạnh của mùa đông xứ Úc, mùa Vu Lan lại trở về với những người con Phật trên khắp Năm Châu. Mùa Hiếu Hạnh nhắc nhở cho con cháu tưởng nhớ đến công ơn giáo dưỡng của ÔNG-BÀ-CHA-MẸ nên Lễ VU LAN cũng là Mùa BÁO ÂN ĐÁP NGHĨA, giáo dục đạo đức nhân sinh, xây dựng nếp sống THANH LƯƠNG tiến đến CHÂN-THIỆN-MỸ, góp phần tạo sự an lành trong gia đình và xã hội.
30/07/2019(Xem: 11864)
Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi. Hình ảnh của cha mẹ còn sống hay đã qua đời, đều là những ảnh cao cả thiêng liêng bất diệt trong mỗi người con. Đạo tràng Tu Viện Quảng Đức long trọng tổ chức Ngày Lễ Hội Vu Lan Báo Hiếu vào lúc 11 giờ sáng ngày Chủ Nhật 11/8/2019 (nhằm ngày 11 tháng Bảy âm lịch năm Kỷ Hợi ).
30/07/2019(Xem: 4636)
Chúng ta thường nghe 2 câu “An cư lạc nghiệp” và “An cư kiết hạ” hai câu nói ấy ẩn tàng giá trị nhứt định về đời cũng như đạo giáo. An Cư kiết hạ có truyền thống lâu đời hơn 2600 năm, từ thời Đức Phật còn tại thế, mãi tới nay vẫn còn lưu dụng trong chốn thiền gia. An cư Kiết Hạ không ngoài nghĩa báo ân và báo hiếu, mà ân hay hiếu đối với người Phật tử thì vô cùng sâu rộng không thể đền đáp đủ trong đời này nên phải trải qua nhiều đời mới trọn vẹn. Thế nhưng, nếu trong thế kỷ 21, khoa học kỹ thuật tiến tới hai vấn đề mới mẻ: “Công nghệ sinh học và trí thông minh nhân tạo” (AI: Artificial Intelligence) như Yuval Noah Harari nêu lên trong “21 bài học cho thế kỷ 21” gần đây thì, liệu sẽ ảnh hưởng ra sao đến tinh thần hiếu đạo? Đó là hai vấn đề dày cộm thách thức đối với người Phật tử không có gì đáng lo lắng, hốt hoảng, cũng như không phải là việc siêu vượt ngoài trí suy tưởng của con người hiện đại. Nếu là người Phật tử chân chánh có tu tập, học hỏi giáo pháp của Phật Đà, ứng dụng giáo ph
26/07/2019(Xem: 6469)
Mục Liên Thanh Đề là một đại bồ tát thị hiện nơi địa ngục để từ đó Đức Phật từ bi chỉ dạy cho chúng sinh một pháp môn thật vi diệu về KHỔ TREO NGƯỢC ( ULLAMBANA) . Theo kinh Vu Lan, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, để tưởng nhớ và muốn biết mẹ bây giờ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp thế gian.
22/07/2019(Xem: 5018)
Các tự viện khuyến khích các em nhỏ viết bài về “cha mẹ tôi” hoặc bằng tiếng Việt hay Anh. Đây là quà Vu Lan đơn sơ nhưng nặng tình của các cháu tặng cha mẹ trong ngày Lễ. Chúng ta cũng khuyến khích những Phật tử gửi quà Vu Lan cho nhau trong mùa lễ bằng ECard đến với bạn bè, người thân và người Mỹ. Vu lan là một văn hóa đặc thù của Phật giáo và Dân tộc Việt Nam, mùa Lễ về nhớ ơn và đền ơn. Mỗi người con Phật chúng ta nỗ lực phổ biến những ngày lễ Phật giáo cho cộng đồng Việt và Mỹ vì Phật giáo chỉ là một tôn giáo mới và nhỏ nhoi nơi đất nước nầy.
21/07/2019(Xem: 5443)
Thư Mời Tham Dự Lễ Vu Lan PL 2563 tại Thắng Đức Đạo Tràng, London, Anh Quốc (Chủ Nhật 4-8-2019)
27/06/2019(Xem: 10175)
Trăm Câu Hiếu Hạnh (Tặng chị Bùi Thị Đề, ngày chị thọ tang thân phụ.) Rưng rưng nến lệ nhỏ tràn Khói hương quyện mối tâm tang thở dài. Đón cha: gỗ ướp thi hài Phủ thân con: áo sô gai lạnh đời. Mầu liễn đối treo nơi nhà cũ, Vách tường xưa nhớ chủ đeo tang.
25/06/2019(Xem: 6503)
"Công Cha như núi Thái Sơn Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra” Đây là bài thơ cảm tác để tri ân và tán tụng công đức của Người Cha trên cõi trần gian mộng mị lao khổ, nhân "The Father Day" vừa qua, và cũng để góp bút với trang mạng Phật giáo nhân dịp đón lễ Vu Lan Rằm Tháng Bảy, vì thường thấy dịp lễ này người đời hay nhắc đến Người Mẹ nhiều hơn. Hi vọng sẽ có rất nhiều người tìm thấy bóng dáng, hình tượng, ân nghĩa của phụ thân mình sau khi ngâm đọc xong bài thơ song thất lục bát này. Trân trọng!
26/05/2019(Xem: 7722)
Món Quà Vu Lan (tác giả: Thích Phước Hạnh)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]