Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Trường Long ở Trường Lạc, Diên Khánh

11/04/201311:16(Xem: 5957)
Chùa Trường Long ở Trường Lạc, Diên Khánh

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Chùa Trường Long ở Trường Lạc, Diên Khánh

Trí Bửu

Nguồn: Trí Bửu

CHÙA TRƯỜNG LONG

長 隆 寺
Thôn Trường Lạc
Xã Diên Lạc
huyện Diên Khánh
tỉnh Khánh Hòa
ĐT. 0905.566099
Trú trì: Đại đức Thích Giác Hạnh

Quê tôi có gió bốn mùa
Có trăng giữa tháng, có chùa quanh năm
Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm
Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi…
Cách thành phố Nha Trang khoảng 13 km về phía Tây, chùa Trường Long tọa lạc tại thôn Trường Lạc, xã Diên Lạc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Theo truyền khẩu của các bậc tiền bối trong làng, chùa được tạo lập vào năm niên hiệu Gia Long thứ 10, (tức năm 1812), cách nay 199 năm. Lúc bấy giờ chỉ là một ngôi thảo am do Bà Nguyễn Thị Đen lập để tu hành.
Sau khi Bà qua đời, thảo am được các kỳ hào bô lão cùng nhân dân trong làng tôn tạo lại trở thành ngôi chùa vách đất mái lợp ngói âm dương. Rất nhiều năm, chùa không có Thầy Trú trì mà chỉ do Phật tử địa phương lần lượt chăm nom, hương khói.
Đến năm 1961, dưới đời Đại đức Thích Hải Yến, Trú trì.chùa xin gia nhập vào hệ thống giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Sau gần 200 năm xây dựng, chùa Trường Long đã trải qua bao thế hệ thăng trầm lắm nẻo. Trải qua bao cuộc chiến tranh, bao mưa nắng dãi dầu, nhiều phen đổi phên, thay vách, ngôi chánh điện đã hư hoại và xuống cấp trầm trọng. Cho đến ngày 17-11-1990 (tức ngày 01-10-Canh Ngọ) được làng tha thiết thỉnh cầu, nên Ban Đại diện Phật giáo huyện Diên Khánh đã quyết định bổ nhiệm Đại đức Thích Giác Hạnh về Giám tự.
Từ khi nhận nhiệm vụ Trú trì, Đại đức Thích Giác Hạnh đã cũng Phật tử địa phương phát tâm đại trùng tu ngôi Đại hùng Bửu điện.
Sau 10 năm xây dựng, chùa Trường Long đã hoàn thiện trang nghiêm gồm: Ngôi Đại hùng Bửu điện, nhà Tổ, nhà Linh, cổng Tam quan, nhà Tăng, nhà khách, tượng đài Quan Âm… phạm vũ huy hoàng, trang nghiêm tú lệ, đủ điều kiện để duy trì mạng mạch của Phật pháp và làm nơi tu học cho tăng chúng cùng Phật tử địa phương, đồng thời cũng là dấu son góp phần tô tạo thêm vẻ đẹp cho nền văn hóa xã Diện Lạc, địa chỉ sinh hoạt văn hóa tâm linh của xã.
• Chùa Trường Long qua các thời kỳ chăm nom, hương khói:
- Bà Nguyễn Thị Đen tạo lập năm 1812.
- Ông Lê Đức Thừa
- Thầy Bảo Liên
- Thượng tọa Thích Trừng Phương (Thầy Hai – Phước Tuy)
- Ông Phạm Mua
- Ông Phạm Huyện
- Ông Hàng Ích
- Bà Lê Thị Mùa
- Đại đức Thích Phước Hưng: từ năm 1940-1950
- Đại đức Thích Hải Yến: từ năm 1950-1966
- Thây Tư ở Tuy Hòa, Phú Yên
- Bà Đỗ Thị Thức
- Đại đức Thích Giác Hạnh: từ năm 1990 đến nay


* Trong hai ngày 23-24.6.Tân Mão (tức 23-24.7.2011) Đại đức Trú trì Thích Giác Hạnh đã tổ chức đại lễ Khánh tạ lạc thành thù ân Tam bảo, phố tế âm linh, dưới sự chứng minh của HT Thích Trí Tâm – thành viên HĐCM, Trưởng Ban Nghi Lễ TƯ, Phó ban thường trực BTS PG Khánh Hòa, HT Thích Ngộ Tánh – Phó BTS, HT Thích Thiện Danh, HT Thích Như Tịnh, HT Thích Thiện Đức, HT Thích Minh Khai, HT Thích Nguyên Quang, HT Thích Trí Viên và Chư Tôn đức Tăng Ni BTS Phật giáo Khánh Hòa, Ban Đại diện huyện hội Phật giáo Diên Khánh, các cấp chính quyền địa phương, cùng hàng nghìn đồng bào Phật tử tham dự.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 7175)
Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: "Tín là gốc của Đạo, là mẹ đẻ của mọi thứ công đức, nuôi lớn hết thảy gốc của Thiện". Đối với tôn giáo nói chung, đức tin phần lớn là bước đầu tiên để con người phát sinh lòng mến yêu đạo. Trong đạo Phật, tín là một trong những điều kiện căn bản để thành tựu các công đức lành (Tín- Hạnh- nguyện). Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng nói: Tin ta mà không hiểu ta là hủy báng ta.
10/04/2013(Xem: 4956)
Trong tất cả công việc, trước khi tiến hành thì bao giờ cũng vậy, chúng ta thường nghĩ đến mục đích của công việc sẽ làm sau đó, đưa ra nhiều suy tính, cách làm nào để đạt đến mục đích ấy. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng lý tưởng, ước vọng công việc trong mỗi người ai cũng có, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được. Có người đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn, có người tốn kém nhiều thời gian, có người dễ dàng nhưng với người khác thì không thể trôi chảy. Cuối cùng vẫn có những người không bao giờ đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra.
10/04/2013(Xem: 4627)
Để trở thành một người Phật tử, việc phát nguyện Quy y Tam Bảo và giữ gìn Ngũ giới là tâm nguyện, là việc cần làm đầu tiên. Do đó, chúng ta cần phải học và tìm hiểu, để thực hành hầu mang lại nhiều lợi lạc cho chính chúng ta, gia đình và khả dĩ kiến tạo một xã hội tốt đẹp.
10/04/2013(Xem: 4725)
Như chúng ta đã biết, Phật giáo Thái Lan là một trung tâm Phật giáo Nguyên thủy có tầm cỡ trong khu vực cũng như trên thế giới, về chất cũng như lượng. Ở Thái Lan, Phật giáo là quốc giáo, hơn 95% dân chúng Thái theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy. Bên cạnh đó, không kể một số lượng lớn người nước ngoài đến Thái Lan để tu tập, nghiên cứu và học hỏi về truyền thống Phật giáo này.
10/04/2013(Xem: 5458)
Phật sự viên thành là lời tán thán, cầu nguyện chúng ta thường nghe trong lễ hội, các buổi tụng kinh sau phần hồi hướng, ước nguyện thành tựu của những người con Phật luôn mong muốn trong sự thừa hành Phật đạo. Ý nghĩa cao cả của người Phật tử ở phần tự thân (tự giác) là giải trừ tam độc ở mỗi con người, diệt trừ mọi phiền não, nhằm hướng đến nhất tâm thanh tịnh.
10/04/2013(Xem: 5099)
Con đường đi đến mục đích tối hậu của đạo Phật là Giải thoát và Giác ngộ thì có rất nhiều, điều này rất hữu ích và thiết thực trong bối cảnh đa dạng về nghiệp cảm và sự sai khác về chủng tánh của chúng sanh. Đức Phật với suối nguồn tuệ giác, ngài đã quan sát đầy đủ mọi căn cơ của chúng sanh mà dùng nhiều phương tiện để hóa độ, phù hợp với mọi tâm bệnh như vị lương y giỏi dựa theo bệnh mà cho thuốc.
10/04/2013(Xem: 4354)
Hạnh phúc thay chư Phật ra đời! Xã hội Ấn Độ thời Đức Phật đản sinh, nằm trong một trạng thái đen tối và nhiều đau khổ. Sự u ám đó không phải phát sinh đơn thuần từ nghèo đói, bệnh tật mà chính là sự bế tắc từ tư tưởng con người. Biết bao học thuyết được dựng lên nhằm góp phần xóa tan nỗi khó khăn này bởi những nhà tư tưởng, tôn giáo, đạo học, tuy nhiên vẫn không chữa được căn bệnh mà con người đang vướng phải trong tâm thức của họ.
10/04/2013(Xem: 4299)
Bạn đã từng hỏi tôi: giữa cuộc đời này có tình yêu chân thật hay không? Câu hỏi quá sức hóc búa này, không phải khó đối với riêng tôi, mà khó trả lời cho rất nhiều người trong từng thời đại. Vì đây chính nội dung câu hỏi mang đầy tính thời sự và nhạy cảm của nhiều giới, mọi lứa tuổi.
10/04/2013(Xem: 4253)
Sống và Chết là hai vấn đề tối trọng. Đã biết bao nhiêu nhà tư tưởng, triết gia cho đến hàng thứ dân, tất cả đã tốn nhiều công sức, bút mực, và để tâm tìm hiểu đến vấn đề này. Thế mới biết sống và chết thật hệ trọng biết bao, cho thân phận con người trong trần thế.
10/04/2013(Xem: 4070)
Hướng nhìn về vầng trăng trên cao, mỗi người trong chúng ta sẽ có rất nhiều cách nhìn và suy nghĩ khác nhau phụ thuộc vào cảm thụ, cảm thức từng người. Tùy thời điểm rung động sai biệt của con tim, vầng trăng bất động tưởng chừng như vô thức sẽ trở nên sống động và hàm ẩn nhiều ý nghĩa dạt dào. Ở đây, hình tượng vầng trăng mà tôi nói đến chính là một điểm để hướng về, một nơi qui hướng tin cậy, một nhân cách sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]