Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời của Mẹ

11/04/201311:14(Xem: 4943)
Lời của Mẹ


me_conTuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Lời của Mẹ

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Bé Phương chạy quanh quẩn trong sự chăm nom đầy tình thương yêu của Mẹ. Sống ở một miền quê, cách thành phố nhộn nhịp huyên náo không xa, nhưng với mật độ dân cư thưa thớt lúc bấy giờ, nơi đây trở nên trống vắng, cảnh thôn dã về đêm cô liêu tịch lặng. Mỗi khi hoàng hôn phủ xuống, những ngọn đèn dầu leo lét được thắp sáng, sự yên tĩnh của khí trời cùng hòa quyện tiếng kêu xa của loài côn trùng rĩ rả. Tiếng gáy vọng của vài chú dế và tiếng gọi nhau đưa đẩy của vài chú cóc nào đó bên bờ ruộng hòa lẫn vào nhau để tạo nên một khúc hòa tấu sơ khai của đất trời.
Bé Phương rất sợ hãi khi những âm thanh hòa quyện đó được cất lên, em có cảm giác ghê rợn, tưởng chừng xung quanh em là cả một mối đe dọa khủng khiếp. Khi nghe những âm thanh ấy, bé Phương nghĩ rằng em đang lạc vào một thế giới riêng biệt, một thế giới không cùng với thế giới loài người. Tuổi thơ, Phương chưa đủ nhận thức để đắm mình trong suy tư về một thế giới bên ngoài bao la, rộng lớn. Thỉnh thoảng mỗi buổi sáng thức dậy sớm, Phương theo mẹ quét những chiếc lá rơi từ cây cổ thụ trước nhà, nhặt những cánh lá già yếu ớt, không đủ sức để chống chọi với đất trời, đành rơi rụng lả tả trước những cơn gió lớn cuốn phăng chúng tối qua.
Đôi chim nào đó, trên đường xa ngàn dặm bay ngang qua không tìm được chỗ trú chân, đành dừng bước, những đôi cánh mềm mại ấy mệt mỏi từ phương trời nào đến, chới với, tạm dừng chân trên mái hiên nhà của Phương tối qua, cất tiếng hót trong khí trời ban mai lảnh lót, âm thanh của chúng nhẹ nhàng cất lên khiến Phương trở về với thực tại. Bé nhìn chúng và nói với Mẹ rằng: Ôi những chú chim non đẹp quá, làm sao có những con chim đẹp thế hở Mẹ? Nó từ đâu bay đến, bố mẹ chúng ở đâu, chúng có anh em không mẹ? Bao nhiêu cây hỏi ngây thơ cùng một lúc tra khảo Mẹ. Mẹ vui lây với sự tò mò của con, vừa non dại, vừa pha một tí khôn lanh. Trong đôi mắt đầy thương yêu, bà ta đã trả lời con bằng nụ cười và xoa bàn tay trên mái tóc khi thấy con mỗi ngày khôn lớn.
Rồi Mẹ im lặng, Phương nhìn Mẹ như đang đợi câu trả lời. Tuy thế, đôi mắt long lanh trong sáng của em vẫn hướng về đôi chim đang vỗ cánh, trao nhau những tiếng hót lãnh lót như đang chia sẻ với nhau những suy nghĩ sau một đêm tạm nghỉ trước hiên nhà. Bất chợt, một tiếng động nào đó vang lên đã làm cho đôi chim hốt hoảng bay vút, bé Phương cứ dõi mắt nhìn theo, cho đến khi chúng bay xa, bay cao vượt khỏi tầm mắt của mình, để lại bên em một chút tiêng tiếc, buồn buồn. Nỗi buồn cứ hiện trong đôi mắt, trên khuôn mặt của con. Thấy thế mẹ Phương liền hỏi:
- Con có thích những con chim đó không?
Câu hỏi của Mẹ tựa như vị thuốc thần trấn tỉnh ngay dòng suy nghĩ miên man của em, đôi mắt Phương sáng lên niềm hy vọng, mừng rỡ trả lời:
- Mẹ bắt chúng cho con đi, con rất thích nó.
Dễ thương thay, vuốt đầu con bà ôn tồn bảo:
- Loài chim tuy nhỏ nhưng chúng vẫn có một cuộc sống riêng tư, như bao loài vật khác đang hiện hữu trên cõi đời này, con ạ! Chúng không chấp nhận sự nuôi dưỡng của người khác, ngoài cha mẹ và sự giúp sức của đồng loại của chúng. Chúng không muốn bị kềm hãm trông ngôi nhà đẹp do kẻ khác làm ra. Loài chim chỉ thích ăn những trái chín còn ở trên cây do đất trời biếu tặng, thích ngủ trong những ngôi nhà đơn giản do chính chúng tạo ra hoặc thiên nhiên vô tình ban phát, đời sống của chúng là vậy đó! Chúng sẽ đau khổ và kêu la thảm thiết khi bị nhốt vào lồng, dù loài người có tử tế cỡ nào chăng nữa. Những món ăn của con người đem đến không làm thỏa mãn cho chúng, ngược lại còn mang mùi chua chát.
Nghe Mẹ nói xong, bé Phương liền bảo:
- Vậy loài chim nhỏ bé chúng khôn quá hở Mẹ.
Bà mẹ lại vuốt đầu con lần nữa, như để cảm tạ trời đất đã cho mình một đứa con có sự nhận thức vượt trội thời gian.
* *
*
Ngày tháng trôi qua, trôi qua không một chút lưu luyến, như vì sao nào đó xẹt qua màn đen của bầu trời vô tận, không để lại dấu vết mà không biết sẽ bay về đâu.
Một ngày nọ, được dịp Mẹ cho lên thành phố thăm lại bà con trong một thời gian dài xa cách. Bé Phương được mẹ dẫn vào sở thú, em rất sung sướng, một sự sung sướng khơi dậy từ đáy lòng. Tận mắt thấy được nhiều loài chim còn đẹp hơn những con chim mình đã từng thấy, tiếng hót của chúng vô cùng lãnh lót, vang động như tiếng sáo thổi giữa khoảng không vi vút, như tiếng đàn của chàng Trương Chi trong chuyện cổ tích thuở nào mà em đã được nghe Nội kể hằng đêm. Và rất nhiều loại thú khác, lớn có nhỏ có, đủ màu sắc, đủ tướng trạng. Lần này không như mọi lần trước, Phương không đòi hỏi có được một chú chim dễ thương trong tay để vuốt ve, âu yếm; bởi lẽ Phương đã được mẹ kể về sự khôn ngoan của loài vật nhỏ bé này.
Trên đường về, hai mẹ con vui vẻ, đặc biệt nỗi vui của người con làm lay động tình cảm của Mẹ. Phương rất thích chuyến đi này, có lẽ đây là lần đầu tiên mà em sung sướng đến thế, tận mắt thấy những gì mình thích. Và luôn hy vọng rằng, sẽ có một dịp nào đó, Mẹ sẽ cho mình ở lại nơi này chơi lâu hơn nữa và để nghe các loài vật chúng nói gì.
Đến nhà, trong tâm hồn thầm kín của Phương vẫn còn ngây ngất với không khí được đi xem sở thú. Tất cả khi đã chín mùi tự nó phải tuôn trào và cứ tuôn trào mãi khó có thể ngăn chặn lại được. Phương hỏi Mẹ: Mẹ à! Tại sao người ta lại nhốt những con vật dễ thương đó, trong khi nó không muốn như thế. Một câu hỏi bắt nguồn tận đáy lòng của em, mang theo nhiều bực tức và giận dữ, kèm theo bao nhiêu sự lo lắng. Tại sao có con người và con vật hở mẹ? Nó có trở thành con người được khôngï? Bao nhiêu câu hỏi được đặt ra, và cứ dồn dập, Phương cầu Mẹ phải giải đáp. Bà Mẹ cú nhẹ trên đầu con rồi im lặng xa trông, sự trầm tư của Mẹ khiến cho Phương lại thêm chú ý và mong đợi. Bà Mẹ đáp: con còn nhỏ không nên hỏi nhiều chuyện quá, khi nào lớn đi học, lúc ấy con sẽ biết tại sao và tại sao… tuổi còn nhỏ không nên thắc mắc nhiều, con hãy vui chơi giống như các bạn của con, đừng suy nghĩ nhiều vì sẽ làm cho con vất vả lắm. Bà Mẹ nghiêm khắc vỗ về.
Tuy nghe lời Mẹ. Nhưng Phương vẫn không từ bỏ suy nghĩ của mình, hình như nó đã ăn sâu và đeo đẳng trong ký ức của em từ bao giờ, đó là chiều suy nghĩ.
Thời gian! Thời gian cũng lại trôi qua như mọi khi một cách lạnh lẽo, lững lờ, mỗi lần trôi là mỗi lần sức sống của Phương mãnh liệt, sung mãn và đầy ý vị. Vấn đề thắc mắc trong tâm trí của em và lời của Mẹ đã lớn dần theo năm tháng và sự hiểu biết, không ai khác: “Tất cả đều do hành động của con người tạo ra”.
Bé Phương năm xưa không còn nữa, bây giờ là một cô gái trưởng thành, đầy đủ suy tư và mơ ước, không còn bận bịu với những câu hỏi vu vơ như xưa. Khuôn mặt tròn trịa và đôi mắt sáng rực hiểu biết của em, cân xứng với tấm thân và dáng đi chậm rãi, vững chắc. Bao nhiêu điều thắc mắc lơ lững non dại đó không còn nữa, giờ này nó đã được lớn lên theo dòng tư tưởng của một người trưởng thành thật sự.
Theo suy nghĩ của Phương, những con thú đó phải nhận lãnh quả báo là do hành động nào đó trong quá khứ, và nó sẽ thọ lãnh mãi cho đến khi nào có sự hối cải, chuyển tâm, đổi nghiệp của mình và phải quyết chí cải tạo hành động đó. Không có một ai khác có thể thay thế việc nhận lãnh hậu quả bằng cách này hay cách khác. Chúng ta không thể trốn thoát hậu quả mà mình gây ra, dù trốn trong núi cao vực thẳm, ở thế giới này hay thế giới khác, ở thời điểm này hay thời điểm khác. Dù có chạy suốt cả cuộc đời rồi rốt cuộc cũng phải trả quả báo mà thôi! Theo qui luật nhân quả, rồi chúng ta cũng sẽ bị gông cùm, bị trở thành thú nếu như chúng ta gây những hành động bất thiện với người khác, bằng vụ lợi riêng tư và trên mồ hôi nước mắt của họ. Chỉ cần khởi lên một ý niệm bất thiện là sẽ có một hậu quả. Sở thú này, chúng ta đã xem hoài không biết nhàm chán và sẽ mãi diễn ra không bao giờ chấm dứt, nếu không có một sự thay đổi lớn, một sự nhận thức sâu sắc về nhân quả và về hành động của chính mình.
Phương lại được Mẹ dạy và cảm nhận rằng, sở thú từ con người mà có, không phát xuất từ nơi tác nhân sâu kín vô hình nào mà chính từ nơi tâm con người tạo ra. Từ đó, Phương không muốn chứng kiến cảnh tượng những con thú bị gông cùm bên miếng thịt ngon mà con người đã cho nó, rồi sau đó sai khiến nó làm trò vui cho khách vãng lai.
Phương cảm nhận thật sâu sắc từng bước đi của tư tưởng, biết rằng chính trong đầu óc, suy nghĩ của con người là một sở thú hấp dẫn, vườn thú trần gian khó có thể sánh bằng. Có những lúc tâm con người thật thánh thiện, là những bông hoa tươi đẹp làm an vui cuộc đời, có lúc là một sự hăm dọa, là những tay săn thú bịp bợm, ghê tởm, biến dạng, thay đổi tướng trạng không cùng.
Nghe chim hót những bài ca tuyệt tác gây hưng phấn lòng người, khơi dậy đời sống thật sự an lạc, đó là chính là lúc ta nghĩ đến con đường không vụ lợi riêng tư. Nghe những loài thú gầm gừ, dữ tợn muốn nuốt sống con người, đó chính là ngọn lửa sân hận đang bốc cháy hừng hực trong ta.
Ngồi xem sở thú để gạn lọc, để suy xét tâm thức, lúc ấy ta thật sự mỏi mệt, không cần phải xem sở thú ở đâu nữa. Và sở thú ấy chính là sự hiểu biết của chúng ta gây dựng nên.
* *
*
Lời của Mẹ đã đi cùng Phương theo năm tháng, từ khi dòng suy nghĩ của Phương chập chững vào đời, cho đến hôm nay nó vẫn mãi bất biến và chính chúng cũng là hơi thở, là sự nghiệp, là tác nhân để con người có thể kiến tạo được chính họ và thế giới xung quanh. Lời của Mẹ, không những chỉ là những cảm xúc trong trái tim ngọt ngào vị yêu thương mà đôi khi tựa như những bài học khô khan đầy triết lý. Nhưng có dù khô khan hay ướt át thế nào chăng nữa, lời của Mẹ vẫn tựa như lời ru từ thuở nằm nôi mà con hằng mong muốn được nghe, mặc dầu những lời ấy lắm lúc không thể hiểu được, vì con chưa được bước qua những chặng đường như thế.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4420)
Vu Lan về trên vùng đất lạnh Sương tuyết rơi phủ trắng cả chân đồi Gió chiều nhẹ nâng hồn người lữ thứ Mây lang thang phiêu bạt giữa trời Không.
10/04/2013(Xem: 4871)
Barossa Em ở Đâu? Trở về đây giữa một chiều nắng chói Trời Adelaide trong mây dõi bước chân êm Xa xa, Barossa[1], phủ đầy cát bụi Nắng rớt nhẹ theo những tán thông xanh Đêm buông xuống Barossa u tịch Tìm gặp em, Barossa! Barossa! Ta mãi gọi em giữa đêm thâu lặng lẻ Như vọng về từ địa đàng xa tít Ta thấy em rồi! Vẫn trên môi một nụ cười hoang dại
10/04/2013(Xem: 4870)
Con biết gọi tiếng Ba Từ hồi chưa biết nói Con biết kêu tiếng Mạ Từ thủa mới thôi nôi. Nay con đã lớn rồi Đến phương trời xứ lạ Hai tiếng Ba và Mạ Vẫn ngọt ngào êm ã! Như trưa hè nắng lóa Ngâm mình bên suối sâu, Như mùa đông lạnh giá Đắp chăn phủ kín đầu.
10/04/2013(Xem: 3989)
Truyền thống hiếu đạo lâu đời của đạo Phật và của dân tộc Việt hòa quyện vào nhau thành một thực thể không thể phai mờ trong tâm khảm của người con Phật, dù sống ở bất cứ quốc độ nào trong cõi Ta bà gọi là kham nhẫn này. Theo như Tăng Chi Bộ Kinh, chương ba Pháp có nêu kẻ Hiền trí và bậc Chân nhân hàm dung đủ bố thí, xuất gia và hầu hạ cha mẹ theo như lời đức Phật dạy.
10/04/2013(Xem: 4013)
ưới đây là một bài Pháp ngắn do Ngài Ajahn Chah thuyết giảng cho một cụ bà người Anh vừa trải qua thời gian hai tháng, vào cuối năm 1978 và đầu năm 1979, tu học dưới sự hướng dẫn của Ngài, trước khi cụ bà lên đường về xứ
10/04/2013(Xem: 4709)
Làm Thơ thanh thản mà làm, Nếu như cố sức là ham ngôn từ; Bỏ bớt loạn động tâm tư, Học Phật là chính cầu Sư giải bày.
10/04/2013(Xem: 7618)
Ngày 15-2-1965, tôi và thầy Chơn Thanh cũng như các học Tăng khác từ các nơi tập trung về Phật học viện Huệ Nghiêm dự thi tuyển vào khóa II của Phật học viện. Thầy thì từ Phật học đường Phổ Quang Gia Định đến, tôi thì từ Phật học đường Lưỡng Xuyên- Trà Vinh lên, tất cả cùng một chí hướng, một mục đích và một ước nguyện là thi đậu vào Phật học viện. Kết quả, thầy thi đậu lớp Sơ trung 2, tôi thi đậu vào lớp Sơ trung 1
10/04/2013(Xem: 4671)
Năm lên mười mấy tuổi Tôi đã vội xa nhà Bên hàng cau nhớ mẹ Chiều chiều bỗng xót xa
10/04/2013(Xem: 3939)
Cơn trốt tàn nhẫn quét ngang cánh đồng trống, ngang qua những căn nhà gỗ mong manh, xoáy mạnh và bốc lên cao những người, thú, đất đá và cây cối…, rồi vô tình thả xuống lại trên những đồng cỏ và mặt đất xác xơ. Trốt qua rồi, không gì còn nguyên vẹn. Trên những dặm vuông dài là hoang tàn, đổ nát.
10/04/2013(Xem: 3975)
Mỗi năm đến mùa Vu Lan, trong lòng chúng ta lại rộn lên một niềm hiếu hạnh, nhớ thương cha mẹ nhiều hơn. Đây là dịp làm ấm lại ân tình ân nghĩa sâu đậm của cha mẹ, công ơn sanh thành dưỡng dục nặng tợ cù lao, để rồi trong mỗi thời khắc của cuộc sống, chúng ta không bao giờ quên ơn cha mẹ dù còn sống hay đã khuất. Không phải đợi đến Rằm Tháng Bảy chúng ta mới cảm thấy thương nhớ cha mẹ, mà phải tâm niệm rằng ngày nào, giờ nào, phút nào, tình yêu thương cha mẹ vẫn luôn chứa chan trong lòng mỗi người con hiếu hạnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]