Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mẹ đã ra đi

11/04/201311:14(Xem: 5485)
Mẹ đã ra đi

vulan_mevaconTuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Mẹ đã ra đi

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Mẹ tôi đã thật sự ra đi!!!
Tôi vẫn biết rồi ai cũng phải chết, nhưng sao vẫn đớn đau vô ngần. Có ai biết được tâm trạng của những người con mất Mẹ. Tôi cố nén lòng mình, nhưng nỗi đau vẫn tuôn trào biến thành những giọt nước mắt. Những giọt nước mắt ấy dù đi ra hay chảy ngược vào trong tâm khảm,vẫn không có nghĩa lý gì vì không thể nào khỏa lấp được nỗi bơ vơ cùng tận.
Vẫn biết trước rồi một ngày nào đó, mình sẽ cô đơn và thật sự heo hút khi mất Mẹ, thế mà vẫn níu kéo, vẫn than vãn lững lờ như những tầng mây man dại.
Không biết bây giờ Mẹ đang ở đâu nhỉ! Ở thế giới bên kia hay ở ngay bên cạnh mình. Một câu hỏi cất lên tưởng như tiếng nói của Đức Mục-Kiền-Liên ngày trước. Nhưng tôi lại khác! Tôi không có diễm phúc để gặp được hội chúng Thánh Tăng và Đức Phật hổ trợ dẫn đường, tôi là một kẻ phàm phu. Do vậy, tôi vẫn tìm kiếm dù bất cứ Mẹ đang ở đâu, tôi đã dõi theo con đường mà người xưa đã từng bước.
Tình Mẹ nói sao cho hết. Mẹ đã sống trọn đời vì các con yêu của Mẹ, vì những đứa con khờ dại nhất. Chúng chưa từng khôn lớn, trưởng thành trong vòng tay của Mẹ, thế mà Mẹ vẫn cười, vẫn hừng sáng, như ánh trăng tỏa sáng êm đềm giữa màn đêm bao la. Mẹ vẫn vui tươi như cành dương luôn rũ xuống trần thế, và luôn hạnh phúc bên đàn con trẻ.
Ngày Mẹ đưa con vào chùa, cũng là ngày con lạy tạ từ Mẹ để ra đi. Xin Mẹ tha thứ cho! Con đã bỏ mẹ đi theo một con đường, con đường ấy cao hơn xa hơn và hạnh phúc hơn theo nhận thức của chính con.
Ngày ấy con lạy Mẹ! Đó cũng là ngày mà con đã qùy dưới chân Đức Phật thề nguyện với chính mình: “Con sẽ tạo niềm hạnh phúc cho riêng Mẹ”.
Mẹ đã khóc! Phải chăng Mẹ đã khóc vì con? Khóc cho đứa con thơ dại đã bỏ Mẹ đi tìm đường và chấp nhận sống đời tu sĩ không nhà, thực hiện nếp sống giản đơn. Tại sao Mẹ vẫn vui? Dòng nước mắt của Mẹ là dòng nước mắt hạnh phúc nhất, nhưng vẫn chứa đựng nỗi xót xa.
Con vô tư giỡn chơi xung quanh Đức Phật. Ngày ngày mẹ thấy vui, niềm vui cứ thế mà dâng trào. Con không hiểu sao Mẹ lại vui khi con sống xa Mẹ, sống bơ vơ giữa chốn rừng hoang dã, giữa những âm thanh chỉ là lời kinh và tiếng mõ vang hồi trong những đêm đông lạnh buốt. Phải chăng Mẹ đã nhận ra giá trị của những cánh đồng hoang mà chính Mẹ là người đã gieo nhân và không mong chờ một mùa gặt sắp đến? Hay là Mẹ hằng mong mõi, sự yên tỉnh độc cư tạo nên những vĩ nhân trần thế? Nếu quả là vậy thì Mẹ ơi, con vẫn chưa thể là một người con Hiếu vì vẫn chưa thể thỏa lòng mong đợi của Người!
Mỗi lần gặp Mẹ, con thẹn thùng và thèm khát được ngồi trong lòng của Mẹ, thế mà chỉ mới cái vuốt ve đầu tiên trên chiếc chỏm tóc thưa thớt của con, nước mắt Mẹ đã rơi. Thấy vậy con chạy trốn để Mẹ đừng khóc nữa.
Cuộc đời con gian truân! Đã nhiều lần con cố dấu Mẹ, nhưng nào có dấu được đâu! Bởi vì trong tâm tư của Mẹ, hình ảnh con vẫn mãi hiện hữu. Mẹ sống giữa đời để cho con. Mẹ sống lam lũ, Mẹ nhẫn nại, chịu đựng tất cả cho con mau khôn lớn thành người.
Nhưng tuổi thơ của con sống như gió bay giữa bầu trời lơ lững, con chỉ nhớ Mẹ, khi tâm hồn con bị cấu xé, nát tan- Lạy Mẹ, hãy tha thứ cho con.
Có những đêm con nằm trên một chiếc giường to. Chiếc giường đó gợi lại tâm trí của con ngày nào đó được nằm bên Mẹ, thật ấm áp vô cùng. Thế mà bây giờ con lạnh buốt! Nhưng con lại không muốn bỏ nó đi, để chạy về nhà thoáng nhìn thấy Mẹ đứng ở đầu đường, sức mạnh nào đó đã vô hình cuốn lấy con. Phải chăng niềm tin của Mẹ và đó cũng chính là hoài bảo của Mẹ, đã gởi gắm những chất liệu khó phai nhòa trong trái tim non trẻ của con.
Mẹ đã lạy với trời đất rằng: Sinh con ra nhưng mẹ đã hiến dâng lên Đức Phật, và cho con làm đệ tử của Ngài. Một sự dâng hiến cao cả, vô bờ bến. Sự dâng hiến đó đòi hỏi cả cuộc đời hy sinh của Mẹ.
Đức Phật cao xa đã chứng giám cho Mẹ chúng con. Người đã dâng hiến lên Ngài những gì Người đã yêu thương nhất. Giờ này nó không còn ở bên người sinh ra nó nữa, nó đã theo ly tưởng của Ngài
Con mỗi ngày lại càng đi xa, xa theo chiều con lớn. Con đi mãi, đi mãi trên đoạn đường cô lữ, phố thị viễn phương. Đôi mắt ướt của con mỗi ngày mỗi sáng lên, cô động lại thì thân con lại xa Mẹ. Mẹ đã già đi theo năm tháng, nhưng con vẫn chưa có cơ hội để có lời an ủi bên Mẹ tuổi già, như con đã làm và đã từng khuyên nhủ, sẽ chia bao nhiều người bằng tuổi mẹ.
Những ngày xa Mẹ, nếu có ai đó nhắc về con, thế là hai dòng nước mắt của Mẹ tuôn trào. Con biết những dòng nước mắt ấy chứa đựng biết bao tâm can của Mẹ. Nó chưa hẳn là những dòng nước mắt của khổ đau hay hạnh phúc, nhưng đó chỉ là tâm trạng muốn gặp được con, Mẹ đã trông chờ con trong từng giây phút. Cửa Thiền khép kín quá phải không Mẹ? Không!
Thóang một chiếc áo vàng phất phơ cuối ngõ, hình bóng của một vị Sư đi ngang qua mắt của Mẹ. Mẹ cảm động, niềm vui đột ngột dâng trào, tựa như là con của Mẹ đã về đây.
Bao nhiêu thị phi ngang trái của cuộc đời khi họ bàn luận về con đã đến tai của Mẹ. Họ nói về con ư, Mẹ nở nụ cười hoan hỷ nhất để trả lời thị phi đó. Chỉ tâm niệm một đời mong con mau lớn, ở bên đức Phật, với Mẹ là đủ rồi.
Có những tháng ngày con lây lất giữa chợ đời tấp nập, đời thổi con bay, Mẹ khóc - Mẹ đau khổ! Mẹ đã đánh đổi toàn bộ tâm trí, Mẹ điên dại, lây lất giữa đoạn đường còn lại. Mặc tình cho người thương hại, cho kẻ chê bai, Mẹ sẳn sàng hy sinh tất cả _ chỉ vì những đứa con mà Me đã cưu mang.
Cuộc đời đã nhiều lần đẩy con Mẹ đi xa. Các con của Mẹ đôi lúc lẫn vào dòng xóay bụi bậm của cuộc đời và bỏ quên Mẹ – Mãi đến giờ này chúng con đã tỉnh giấc mộng tang bồng chưa vậy Mẹ? Và có sự đau khổ nào sánh với nỗi đau khi Mẹ đã qua đời? Cuộc đời của chúng con còn quá dài, nhưng chúng con tin chắc rằng không có nỗi đau nào lớn nhất bằng nỗi đau mất Mẹ.
Mẹ đã đi rồi!!!
Kỳ Viên - Nha Trang 16/4 Bính Tý.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4181)
Mỗi rằm tháng bảy vào thắng hội Vu Lan hầu như chùa nào cũng tụng kinh Phụ Mẫu Báo Ân, Kinh Vu Lan, Sám Vu Lan để nhớ đến công hạnh của tôn giả Mục Kiền Liên hiếu thảo với thân mẫu quá vãng và bảy đời cha mẹ quá khứ. Ngài đã vâng lời Phật dạy cúng dường trai tăng, cầu thập phương thường trụ Tam bảo gia hộ cho thân mẫu buông xả lòng tham, sân, si, ích kỷ, độc ác và được nhẹ nhàng siêu sanh tịnh độ. Từ đó, tôn giả được tôn vinh như một tấm gương sáng về hạnh Đại hiếu.
10/04/2013(Xem: 7280)
Chiêm ngưỡng tôn tượng mỗi Chư Phật, Chư Bồ Tát, Phật tử đều có thể thấy phần nào hạnh nguyện của Quý Ngài. Bồ Tát Quán Thế Âm với nhành dương liễu và bình tịnh thủy trên tay, nghe tiếng kêu thương nơi đâu, Ngài liền đến cứu khổ. Nhành dương liễu phẩy sạch bụi uế trược, nước Cam Lộ rưới mát khổ đau:......
10/04/2013(Xem: 5529)
Canh một đại chúng sẵn sàng Vào thiền đường giữ tâm an phút này Ba nghiệp thanh tịnh đẹp thay Dung nhan Phật thánh hiển bày uy nghiêm
10/04/2013(Xem: 9630)
Tôn Giáo đã xuất hiện trên quả địa cầu nầy đã từ rất lâu; nhưng để trở thành văn bản của một Tôn Giáo, có lẽ không quá 3.000 năm lịch sử. Vì trước đó, đa phần loài người trên quả địa cầu nầy chưa có chữ viết. Nếu có, chỉ là những lời nói trao đổi giữa người và người; chứ chưa biến thể thành chữ viết theo mẫu tự La Tinh hay các bộ chữ của Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
10/04/2013(Xem: 11907)
Hôm nay là ngày giỗ cha tôi. Ngày đánh dấu ba mươi lăm năm chìm nổi của đời tôi. Ba mươi lăm năm là một quãng đời dài. Thế nhưng, tất cả chi tiết, hình ảnh về ngày bất hạnh đó vẫn còn nguyên vẹn.
10/04/2013(Xem: 5173)
Dù ba là một tăng sĩ, nhưng những lời cuối này con vẫn muốn gọi lại từ “Ba” vì vĩnh viễn con không bao giờ còn được gọi nữa. Con cũng xin lỗi đã tả ba không giống một vị Thánh mà ghi đủ tính tật như bao phàm nhân bình thường, song đây chính là điểm con vui - bởi con nghĩ người ta sẽ chẳng có hy vọng gì khi đọc tiểu sử của những vị vãng sinh có đời sống đầy thiện nghiệp, sạch như vỏ ốc, họ sẽ lý luận: Các vị ấy sinh ra đã là Thánh rồi!...
10/04/2013(Xem: 4146)
Mẹ tôi không muốn di cư sang Mỹ ở tuổi sáu mươi. “Già rồi, sang bên ấy chỉ ăn bám vợ chồng chúng mày!”. Bà nói khăng khăng như thế nhưng con gái xuống nước năn nỉ ỉ ôi, bà lại xiêu lòng. Ờ, nó nói cũng phải, mình qua bên ấy giữ cháu ngoại cũng vui, lại đỡ nhớ, khỏi phải chờ mong. Mình ở đây nó phải gửi tiền về cấp dưỡng, tốn kém lắm chớ chẳng không!” Dì tôi cười, nói như lẩy: “Nợ đòi rồi đấy, cứ sang mà trả cho xong!” ...........
10/04/2013(Xem: 5016)
Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo Từ trước đến giờ chúng ta thường biết đến hai câu thơ trên với hàm ý chán chê kiếp làm người, bởi kiếp người có muôn ngàn khổ đau, thà rằng làm một cây Thông đứng giữa trời còn hơn. Nhưng hình như ý của Nguyễn Công trứ không dừng ở đó
10/04/2013(Xem: 4329)
Hôm qua xem Những nàng công chúa nổi tiếng, con thốt lên: “Bà mẹ này khổ quá!” Mẹ nói vui: “Bà mẹ nào mà chẳng khổ?” Bất giác con thảng thốt...
10/04/2013(Xem: 6101)
Người có biết, ơn Cha hơn non thái. Đức Mẹ Hiền, hơn biển cả trời xanh. Mang công ơn, dưỡng dục đấng sanh thành. Ta đâu nở, phụ phàng không hiếu đạo. Phận làm con, giữ tròn câu hiếu thảo, Ơn Mẫu từ ví tựa sánh trời cao, Còn phần cha gian khổ cũng như nhau, Cha săn sóc và có ơn bảo bọc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]