Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản mạn hiếu dưỡng

10/04/201320:30(Xem: 4611)
Tản mạn hiếu dưỡng

vulan_muabaohieu 2Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Tản mạn hiếu dưỡng

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Arthur Schopenhauer là một triết gia Âu Tây. Thuở thiếu thời, ông như nhiều đứa trẻ đồng tuổi khác, nhưng khác là ông đã gặp nhiều trái ngang trong cuộc đời, một sự thật đúng ra lứa tuổi của ông không nên hội ngộ quá sớm. Và có thể, từ những kinh nghiệm đau đớn này đã tạo nên một dòng tư tưởng lớn, sau này chúng ta biết ông là một triết gia có tư tưởng gần tương đồng với Phật giáo: Quan niệm khổ và nguyên nhân của khổ trong nhân sinh - vũ trụ.
Một trong nhiều buồn khổ lớn của đời ông đó là giai đoạn khi cha mất, ông sống với mẹ, cảnh mẹ ông trở nên quá phóng túng, lãng mạn, thật hết sức đau đớn và tủi nhục nếu cứ sống mãi trong cảnh ngộ này. Arthur Schopenhauer quyết định trốn nhà ra đi và dắt theo đứa em gái đến ở nơi khác, để em gái ông không tiêm nhiễm tác phong của bà mẹ vô phước, có đời sống phóng túng lãng mạn.
Mạnh Tử là một triết gia phương Đông. Khi còn thiếu thời, mẹ của Mạnh Tử đã nhiều lần thay đổi, chọn chỗ ở, quyết tâm không để màu trắng tâm hồn con mình nhuộm đen thói xấu. Đầu tiên là phố chợ nơi diễn ra nhiều cảnh tượng gian lận, đấu tranh của người lớn, kế đến lò mổ heo nơi nuôi dưỡng lòng giết hại, ác tâm và cuối cùng con đường dẫn đến gần trường học, một môi trường xây dựng nhân cách con người tốt có động lực thúc đẩy nhân cách của ông. Từ những nỗ lực của mẹ, để cuối cùng Mạnh Tử có một tiếp cận tốt đẹp trong ông, nhân cách đạo đức, một luồng tư tưởng nói lên bản chất con người trong quan niệm: Bản tính con người là thiện.
Tình phụ mẫu tử hiếu dưỡng, huynh đệ hiếu thuận, xét cho đến tận cùng ngõ ngách trong vũ trụ này, chúng ta thấy rằng, nơi đâu cũng đều có những tấm gương hiếu hạnh, sự lựa chọn nuôi dưỡng vĩ đại. Bởi lẽ, trong con người ai cũng có trái tim và lý trí, đây là sự khác biệt giữa con người và các loài khác (nhơn vi tối thắng).
Nền tảng từ trái tim và lý trí của con người trong mối quan hệ tương duyên nhân quả, Đức Phật đã triển khai và định hình hai thuộc tính ấy lên đỉnh cao tuyệt đối hóa thành tình thương và sự hiểu biết. Dưới con mắt trí tuệ, Đức Phật đã chỉ ra rằng, con người không thể sống tách biệt bởi một cá thể, nói rộng ra, không có một pháp nào tồn tại độc lập, chúng đều đồng trụ và phát triển trong mối tương duyên trùng trùng.
Con cái không thể không có sự chăm sóc chu đáo của cha mẹ, chúng khôn lớn trưởng thành không thể thiếu tình thương và sự hiểu biết của người lớn. Anh chị em có hòa hiếu với điều kiện không thể vắng mặt lòng thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Cũng thế, cha mẹ thiếu con cái, thiếu sự hiếu đễ của các con dành cho chắc hẳn cha mẹ đó sẽ thiếu hạnh phúc, gia đình ấy không an toàn. Tóm lại, không có sự hiểu biết chủ động trong sợi dây tình cảm thì một gia đình sẽ không trọn vẹn có một hạnh phúc tương đối khả dĩ được thiết lập.
Nhìn ra xã hội rộng lớn cũng thế, nếu không có ân tình, ân nghĩa làm chủ đạo trong giao tiếp thì xã hội sẽ lọan ly, môi trường ấy chỉ là cạnh tranh và giết chóc, không có một xã hội gọi là văn minh - tiến bộ - an lạc hạnh phúc, nếu con người chỉ biết sống cho mình, ích kỷ, vong thân, mất gốc.
Từ tình thương và sự hiểu biết, Đức Phật khẳng định trong đạo làm người, Hiếu là căn bản. Trong kinh Đại Tập có dạy rằng: "Sanh đời không có Phật, khéo thờ cha mẹ là thờ Phật". Và cũng thế, một trong năm tội lớn nhất, nhà Phật gọi là tội ngũ nghịch nếu ai phạm vào sau khi chết sẽ đọa vào địa ngục Vô gián khó có thể thoát khỏi được, đó là: Bất hiếu với cha mẹ. Kinh Nhẫn Nhục ghi rằng: "Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu, cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu".
Tuy nhiên, chúng ta nhớ rằng không phải vì sợi dây ràng buộc nhân quả của hiếu hạnh, mà chúng ta phải chấp nhận tất cả mọi thứ phi lý để trọn vẹn chữ hiếu. Hiếu không thể thiếu trí tuệ, tình cảm không thể thiếu lý trí. Không phải vì quá thương con, theo lòng tham khát của chúng mà những bậc làm cha mẹ đành phải hy sinh nhân phẩm, địa vị, quên luôn cả tội lỗi của hành động mình gây ra để cưng chiều, đáp ứng đòi hỏi sai trái của chúng. Cũng thế, không vì nghiệp chướng, tập khí của cha mẹ mà kẻ làm con phải lặng thinh để phục vụ những thèm khát ích kỷ, tà kiến của cha mẹ cho tròn chữ hiếu. Những thương - thảo - hiếu - nghĩa như thế, Đức Phật bác bỏ vì đó chỉ là những tình thương thiếu hiểu biết, những việc làm chỉ mang lại hậu quả xấu không những trong đời này mà chôn vùi lẫn nhau trong nhiều đời kế tiếp.
Kinh Phật dạy rằng, cha mẹ biết thương con là những bậc biết hướng con xa lìa nẻo ác, đến với nẻo thiện, biết hướng con vào mục đích sống có lợi cho mình và cho người chứ không phải lợi mình mà hại ngưòi. Làm con chí hiếu không những cung phụng đủ vật thực cần thiết để đền đáp công ơn nuôi dưỡng, những tháng năm khó nhọc tần tảo nuôi con mà cần phải biết tạo điều kiện để cha mẹ gần với việc thiện nếu cha mẹ đang đi trên nẻo ác. Cụ thể là biết quy hướng cha mẹ đến với Tam bảo nếu cha mẹ chưa gặp được Phật pháp để có một tánh linh trong sáng.
Arthur Schopenhauer dám mạnh dạn vượt qua tình cảm thiêng liêng, rời bỏ người mẹ kính yêu của mình ra đi, lý do đơn giản là để cho người em gái của mình khỏi trông thấy cảnh vẫy vùng nghiệp lực của mẹ mình, và hơn thế nữa để người em gái không vì gương ấy mà tiêm nhiễm, có nguy cơ hủy hoại cuộc đời của em mình trong tương lai, bởi lẽ hành động của cha mẹ là tấm gương phản chiếu, quyết định chiều suy tưởng của con cái sau này.
Người mẹ của ngài Mạnh Tử vì tình thương vô biên dám hy sinh đời sống yên ổn của mình, sẵn sàng di chuyển nhiều nơi, để tìm một chỗ xứng đáng khả dĩ là môi trường tốt, hoàn cảnh thuận lợi để con mình có cơ hội tiến thân, phát triển thiện tâm, không bị tạp khí ô nhiễm, tính xấu bên ngoài tác động.
Dưới cái nhìn của Đức Phật, chúng ta là những người con Phật có thể rút ra được nhiều bài học quý báu trong những gương hiếu hạnh từ xưa cho đến hôm nay. Cụ thể hai sự kiện trên có thể học được cách hiếu dưỡng cho đúng với tinh thần tri ân - báo ân thiêng liêng của con người bất biến với thời gian. Nếu làm người mà thiếu vắng đi suy tưởng ân tình nghĩa trọng, thiếu đi tấm lòng nhân nghĩa, mất đi tâm niệm đền ơn đáp trả, thì chính ngay lúc ấy con người đã đánh mất đi địa vị làm người của mình. Hơn thế nữa, hiếu nghĩa đã là một đạo lớn, đạo lý của loài người dù Đông Tây Nam Bắc,ở khắp phương trời nào chăng nữa cũng không thể xem thường.
Mùa Vu lan lại về, nhắc nhở chúng ta những người làm con chạnh lòng nhớ nghĩ đến các bậc sanh thành, ân tình với đồng loại cộng tồn dù hữu hình hay vô hình, để có những hành động thiết thực, đời sống phù hợp với một thế giới phát triển khoa học, mà trong đó nguồn sống tâm linh thật sự là chủ đạo.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 4680)
Hàng năm, cứ mỗi độ Thu sang—Rằm Tháng Bảy, dân tộc Việt Nam nói riêng, các quốc gia Á đông nói chung, đều trang trọng hướng về Mùa Lễ Hội vừa có tính truyền thống thiêng liêng, vừa mang nét đặc thù hiếu ân, nghĩa đạo, mà ai ai cũng cưu mang, thừa hưởng, đón nhận, đáp đền. Đức Phật từng dạy : Không hạnh nào cao cả cho bằng hạnh hiếu, không tội nào nặng hơn cho bằng tội bất hiếu, lại còn giảng giải, chỉ dạy tường tận thâm sâu trong Vu Lan Bồn Kinh và Báo Hiếu Phụ Mẫu Trọng Ân Kinh.
11/04/2013(Xem: 6237)
Trong các sinh hoạt nhân gian của truyền thống ta, tháng bảy là tháng đượm nhiều sắc thái văn chương nhất. Tháng bảy, mưa ngâu, nhịp cầu ô thước bắc qua giải Ngân-hà; hai tâm hồn lẻ loi cô độc, hằng đêm tư lự trong nỗi sầu ly biệt thiên thu giữa bầu trời cao rộng, chọn mùa mưa sụt sùi để gặp nhau, chỉ trong một thoáng chốc, rồi đời cũng như con nước trôi xuôi…
11/04/2013(Xem: 6820)
Trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, ý nghĩa hiếu đạo, được xem là một di sản qúi báu ,một chất liệu sống tốt đẹp được mọi người yêu chuộng và giữ gìn Khi Phật Giáo xuất hiện ở Việt Nam thì đạo đức dân tộc và đạo đức Phật Giáo hòa quyện vào nhau như nước với sữa. Do người Việt sẵn có tinh thần yêu chuộng đạo hiếu và giá trị giải thoát nên đã tiếp nhận giáo lý Phật Giáo một cách dễ dàng. Làm người ai cũng mang ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ.
11/04/2013(Xem: 4664)
Tâm tư tôi thật mông lung, Vừa muốn chia xẻ niềm vui về chuyến du lịch vừa qua bằng những bài ký sự trên Trang nhà, lại vừa muốn viết Bài để cho ra đời Nội san Phật học và Văn hoá Hải Triều Âm Tập 3 như dự tính, nhưng…chữ nhưng luôn là “cứu bồ tinh” được đem ra giúp đở, thay vì phải nói là mình hư quá, dở quá, thiếu khả năng mới là phải phải.
11/04/2013(Xem: 5908)
Vu lan đã về. Có những cơn mưa vô tình đến, như trêu ghẹo lòng nguời, sau những ngày nóng bức, oi ả. Trời Hưong Thông ( Houston ) năm nay, cũng như năm nào, mỗi năm, lại thêm một lần đón mừng Vu Lan. Mùa Vu Lan năm nào lại chẳng có mưa rơi, những giọt mưa tuôn tràn, có khi là trận mưa rào, có khi là những cơn mưa nặng hột …
11/04/2013(Xem: 8279)
Khi hơi Thu dừng chân truớc ngõ, sớm trở về đem theo những cơn gió mát êm dịu, sau những ngày bị hâm nóng vì thời tiết. Có một cái gì đó làm cho mọi người bâng khuâng, vương vấn. Không phải vì những cánh mây bay thênh thang trên bầu trời, không phải vì tình cảm mông lung, lãng mạn, cũng không phải do những chất Thu vàng nhã nhặn, chuyển mình, khẻ nói…
11/04/2013(Xem: 75387)
Một thuở nọ Thế Tôn an trụ Xá Vệ thành Kỳ Thụ viên trung Mục Liên mới đặng lục thông Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân. Công dưỡng dục thâm ân dốc trả Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền Làm con hiếu hạnh vi tiên Bèn dùng huệ nhãn, dưới trên kiếm tìm. Thấy vong mẫu sanh làm ngạ quỉ Không uống ăn tiều tụy hình hài Mục Liên thấy vậy bi ai Biết mẹ đói khát ai hoài tình thâm.
11/04/2013(Xem: 5546)
Mỗi thế hệ thi ca đều xuất hiện những tâm hồn đặc biệt của các nhà thơ qua từng thế hệ. Phần nhiều, tâm hồn xuất phát từ cảm tính của thi nhân qua mọi sinh hoạt của xã hội. Tập thơ Hoa Song Đường của nhà thơ Mặc Giang vượt ra ngoài cái vòng tâm tư hiện hữu xưa nay, nó mang tính chất triết lí nhân sinh, chứa chất mọi quy luật sinh tồn mà con người và vũ trụ cố gắng tranh đấu để bảo tồn lẽ sống cùng với vạn hữu.
11/04/2013(Xem: 5632)
Ta hiện hữu trên cõi đời này do nghiệp duyên đưa đẩy. Nghiệp là năng lực dẫn dắt ta đi theo nghiệp nhân mà ta đã tạo để rồi kết hợp với người hữu duyên hình thành thân này trong hoàn cảnh xứng hợp.
11/04/2013(Xem: 5701)
Nay nhân mùa Vu Lan thắng hội, tôi có đôi dòng cảm nghĩ về người con hiếu hạnh trong ý nghĩa Vu Lan. Khi tôi còn nhỏ ở cái tuổi mười một mười hai, mỗi lần gần đến rằm tháng bảy, tôi nghe thấy bà con xóm làng bảo nhau, rủ nhau mua sắm nhang đèn hoa quả mang lên chùa cúng lễ Vu-Lan, cúng dường Tam-Bảo, cầu siêu độ mẹ cha ông bà quá cố, cửu huyền thất tổ siêu thăng. ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]