Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Học Phật và Phật học

10/04/201320:27(Xem: 4688)
Học Phật và Phật học

Phat_Thich_Ca_8
Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Học Phật và Phật học

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

I\ Mở Đề:

Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật. Có học Phật cặn kẽ, rõ ràng và căn bản, chúng ta mới có cơ hội để tiếp nhận ánh sáng của đức Phật tỏa chiếu muôn nơi mà không e sợ đi lạc đường, lầm lối, dẫn vào tà đạo, và mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho chính mình và cho tha nhân.
Học Phật không phải chỉ biết được lời Phật dạy, biết qua kiến thức suông để đàm luận, lý luận, mà cần phải thực tập, áp dụng vào cuộc sống của mỗi người trong sự nghe thấy, tư duy và hành động. Có như thế thì lời Phật dạy không phải là những bài pháp khô cứng, lỗi thời mang tính cổ xưa, mà chính là những lời dạy sinh động ngay trong cuộc sống, những bài pháp sống động luôn chuyển tải một tiềm năng thức tỉnh cho từng đối tượng nghiên cứu, tu tập.

II/ Nội dung:

1/ Định nghĩa:
a/ Phật học: Là một hệ thống tư tưởng của đức Phật, là tổng hợp tất cả lời dạy của đức Phật xuyên suốt trong suốt 49 năm hoằng pháp độ sanh, sau này được các vị tổ sư phân loại thành nhiều vấn đề, chương tiết. Nói chung, tất cả lời dạy của đức Phật được gói gọn một cách khoa học trong tam tạng kinh điển ( Tipitakà). Đây là một hệ thống lý thuyết bao gồm toàn bộ vấn đề liên quan đến nhân sinh và vũ trụ, do đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng, như là một bộ môn khoa học, được gọi là Phật học( Buddhist Studies). Đứng về mặt khoa học, Phật học được so sánh giống như các bộ môn khoa học khác như : Tâm lý học, Sử học, Luật học, Giáo dục học, Triết học, Xã hội học, Kinh tế học, Nhân chủng học..v.v. Do đó, để trở thành một nhà Phật học chúng ta cần phải học nhiều, biết nhiều về lời Phật dạy, tuỳ thuộc theo chương trình nghiên cứu, và phân loại đề ra. Tóm lại, Phật học là phương pháp học hỏi kiến thức của đức Phật (Tri).
b/ Học Phật: Là học về đức tánh, hạnh nguyện, nhân cách của đức Phật, học làm Phật; đây là ý nghĩa rốt ráo của đạo Phật, của những người Phật tử. Nghĩa là áp dụng lời Phật dạy vào ngay cuộc sống của mình, trong tư duy và hành động (Hành) để chuyển hóa toàn bộ từ một con người phàm phu thành một bậc giác ngộ.
2/ Phân loại:
a/: Phật học:
Là một hệ thống lời Phật dạy được thâu tóm biên soạn, chứa đựng trong tam tạng kinh điển: Kinh- Luật- Luận.
Kinh:
Được phân chia ra thành nhiều hệ thống, bộ phái.
Kinh Nguyên Thủy gồm có 5 bộ Nikaya dịch từ tiếng Pali cũng còn gọi là Kinh Điển Pali và bây giờ đã được dịch sang tiếng Việt nam.
Kinh A hàm gồm có 4 bộ A Hàm dịch từ tiếng Phạn về sau này dịch sang tiếng Trung hoa và đã dịch ra tiếng Việt nam.
Kinh Đại Thừa gồm có như kinh Pháp Hoa, Duy Ma, Bát nhã, Hoa nghiêm, Lăng Nghiêm, Lăng Già, Kinh Kim Cương, Di đà.v.v.
Luật:
Luật Thanh Văn( Tỳ kheo giới).
Luật Bồ tát (Đại thừa giới).
Luận: Luận của Nguyên thủy Phật giáo.
Luận của Hữu bộ.
Luận của Đại thừa.
Từ tam tạng kinh điển này, về sau chúng ta thấy lại được các nhà Phật học phân loại thành nhiều ngành thuộc về Phật học như: Tâm lý học phật giáo; Sử học phật giáo; Luật học phật giáo; Triết học phật giáo; Xã hội học phật giáo; Chính trị học phật giáo; Phụ nữ học phật giáo; Kinh tế học phật giáo; Nghệ thuật học phật giáo, Âm nhạc Phật giáo; Mỹ học phật giáo; Kiến trúc phật giáo.v.v.
b/ Học Phật: Là học bao gồm cả: Đức tánh, Hạnh nguyện, Nhân cách của đức Phật, và học làm Phật.
Đức tánh: Đại Hùng- Đại Lực- Đại Từ Bi. Đại hùng là người đã đủ sức mạnh, hùng lực ở ngôi vô thượng, là Thầy của ba cỏi sáu đường. Là người đã vượt thoát lưới ma, phá tan màn vô minh, thoát ra sanh tử luân hồi. Đại lực là người có đủ trí tuệ phá tan được nghiệp chướng, phiền não mê hoặc sâu dày của mình và của chúng sanh. Đại từ bi là người có khả năng cứu độ chúng sanh trong chín nẽo luân hồi. Và còn rất nhiều đức tánh chi tiết khác nữa chúng ta cần phải học.
Hạnh Nguyện: Tự giác, Giác tha và Giác hạnh viên mãn. Tự giác là người đã tự nguyện giác ngộ lấy chính mình. Giác tha là mang sự giác ngộ của mình giúp cho người khác giác ngộ. Giác hạnh viên mãn là mọi công hạnh đã trọn vẹn đầy đủ.
Nhân cách: Đức Phật là một mẫu người siêu việt trong tam giới. Là một Đạo sư khả kính của trời người. Là một biểu tượng của lòng vị tha và nhân ái.
Học làm Phật: là học những điều Phật đã học, đã tu và đã chứng, học cách để chuyển một chúng sanh thành một vị Phật. Học cách để làm sáng lên đức Phật sẳn có trong mỗi con người.
3/ Sự tương quan mật thiết giữa Phật học và Học Phật:
- Tu mà không học là tu mù; Học mà không tu là đãy sách: Có kiến thức về Phật học cho một phật tử đi trên con đường tầm đạo là một điều kiện cần thiết nhưng chưa đủ. Bởi vì nếu chỉ có kiến thức thì đó thuộc phần phân biệt của tâm thức, không cẩn trọng chỉ làm tăng thêm bản ngã của mỗi người. Kiến thức chỉ mang lại sự hiểu biết nhưng không mang lại sự giải thoát và giác ngộ, sự dập tắt bản ngã, bứng rể phiền não nguồn gốc của khổ đau. Như vậy, cần phải lấy kiến thức đó, áp dụng vào trong cuộc sống thường ngày, để đối trị thói quen, tật xấu, và nghiệp chướng phiền não của chính mình, thì đó mới chính là ích lợi thiết thực của việc học Phật và mới đủ khả năng xây dựng một xã hội tốt đẹp.
- Tri hành hợp nhất: Thế giới bao gồm cả hai mặt tương đối và tuyệt đối, sự việc nào luôn có hai mặt của chúng. Việc tu tập cũng thế, học mà không hành thì không có kết quả thiết thực. Việc học và hành trong đạo phật rất cần thiết, và luôn song hành với nhau, không thế tách rời được, cũng không thể thiếu cái này và cái khác mà nhất thiết phải được xem là một. Học mà không tu cũng giống như chúng ta đọc mớ lý thuyết đã chết, không có kết quả gì cả, ngược lại có tu tập thì lời dạy của Phật trở nên sống động, những bài pháp sống.

III/ Kết luận:

-Tin Ta mà không hiểu Ta là hủy báng Ta. Đây là lời nói của đức Phật nhắc nhỡ đến hàng đệ tử của Ngài, không đến với Ngài chỉ vì lòng tin, mà phải từ sự nhận định sáng suốt, có hiểu biết.
- Cần phải nổ lực tìm hiểu hơn nữa, hiểu rồi cần phải thực hành. Có thực hành thì mới mong có kết quả trong việc tu tập, ích lợi trong khi học đạo. Học đạo mà không thực hành giống như chúng ta đi ăn ở nhà hàng, chỉ đọc thực đơn mà không ăn. Học Phật mà không thực hành, áp dụng sự hiểu biết và đời sống thì việc học đạo chỉ đứng ngoài cửa ngõ chứ chưa vào được nhà Như lai.

Tài liệu tham khảo:

1-Phật học Phổ Thông. Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa biên soạn.
2-Phật học Tinh Yếu. Cố Hòa Thượng Thích Thiền Tâm biên soạn.
3-Phật học Quần Nghi. Hòa thượng Thánh Nghiêm biên soạn, Thích Minh Quang dịch.

Câu hỏi tìm tòi suy nghĩ:
1-Phật học là gì? Học Phật là gì?
2-Sự tương quan giữa chúng trong đời sống tu tập?
3-Nội dung Phật học gồm những gì?
4-Thiết thực của việc tu học là gì? Hãy nêu một số kinh nghiệm cụ thể về mặt tiêu cực cũng như tích cực khi học phật.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 20674)
Bao giờ chúng sanh còn đau khổ còn sanh tử luân hồi, thì lòng từ ứng hiện của Bồ Tát Quán Âm vẫn biến hiện mãi mãi để cứu độ dẫn dắt chúng sanh ra khỏi luân hồi đau khổ.
11/04/2013(Xem: 5052)
Người con chưa đầy 20 kg, cao 90cm, sớm hôm lặn lội nhặt rác nuôi cha già suốt 20 năm qua. Câu chuyện hiếu nghĩa được lan truyền, cảm động lòng người Vĩnh Phúc.
11/04/2013(Xem: 10455)
If you ever going to love me, - Nếu con yêu Mẹ con ơi Love me now while I can know - Hãy yêu khi Mẹ còn nơi cõi trần The sweet and tender feelings - Mẹ còn cảm nhận tình chân Which from true affection flow. - Ngọt ngào, êm dịu con dâng tràn đầy.
11/04/2013(Xem: 15246)
Bồ Tát Hạnh, bài giảng của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng (Giảng tại Khóa An Cư 2011, tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức
11/04/2013(Xem: 6567)
Ngưỡng bái bạch……..hôm nay là ngày……..tháng…..năm ……Chùa …… long trọng tổ chức lễ Vu Lan Báo Hiếu, để bày tỏ tấm lòng hiếu kính của những người con Phật. Giờ này đạo tràng chúng con đã trang nghiêm thanh tịnh, chúng con thành tâm cung thỉnh………quang lâm đạo tràng chứng minh và cử hành khóa lễ hôm nay.
11/04/2013(Xem: 3811)
Phải chi ngày ấy mình biết chuyện ấy? Tại sao chị không nói cho em biết chứ? Tại sao mẹ lại bỏ rơi con?Phải chi ngày ấy mình đừng… Chúng ta đôi lúc vẫn sống với những câu hỏi mà không có câu trả lời, vẫn ôm ấy thay vì là những kỷ niệm đẹp lại là những hờn giận, oán trách với những nỗi buồn, nỗi đau, trằn trọc, những câu hỏi không được lý giải… để rồi có lúc lại ân hận vì sao ngày ấy mình lại hành xử như vậy, tại sao mình không cho người ta cơ hội giải thích, v.v…
11/04/2013(Xem: 35966)
Mùa an cư năm nay hai chú Sa Di Viên Từ và Minh Hạnh được phân công cúang cháo thí thực buổi chiều; nhiều Phật tử thắc mắc tại sao phải cúng cháo mà không cúng cơm hay cúng món gì khác; nên bài viết ngắn này hy vọng sẽ giải thích đôi điều về lễ nghi đặc biệt này.
11/04/2013(Xem: 3527)
Hundreds of stars in the pretty sky, - Hàng trăm sao chiếu sáng ngời Hundreds of shells on the shore together, - Điểm tô rực rỡ bầu trời trên cao, Hundreds of birds that go singing by, - Hàng trăm vỏ ốc dạt dào Hundreds of birds in the sunny weather, - Cùng theo sóng biển trôi vào bờ xa,
11/04/2013(Xem: 21844)
Cúng Quá Đường là một nghi thức quan trọng không thể thiếu trong mùa an cư kiết hạ hay kiết đông của hàng đệ tử xuất gia. Năm nay, Canh Dần 2010, mùa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 11 của Giáo Hội Úc Châu được tổ chức từ ngày 6 đến 16-7 năm 2010 tại Thiền Viện Minh Quang, ở thành phố Canley Vale, cách trung tâm thành phố Sydney 30 phút lái xe, người viết xin ghi lại đôi nét về lễ nghi quan trọng này để giúp quý Phật tử mới vào đạo hiểu thêm về nghi thức này.
11/04/2013(Xem: 4928)
On the day - Một ngày nào đó con ơi when you see us - Cả hai cha mẹ con thời già đi old, weak and weary… - Chán chường, yếu đuối còn chi… Have patience - Mong con kiên nhẫn nghĩ suy tỏ tường. Để rồi bộc lộ tình thương and try to understand us… - Cảm thông cha mẹ nay đương nhọc nhằn…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]