Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lắng nghe lời Thầy

10/04/201320:27(Xem: 4188)
Lắng nghe lời Thầy

monks_1Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Lắng nghe lời Thầy

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay. Ngài chỉ quán xét đối tượng đệ tử, sau đó nói những điều cần thiết là có thể đi thẳng vào tâm thức của họ, và trợ duyên cho nhận thức của họ đi sâu vào chiều hướng thực hành. Hình ảnh này cũng là truyền thống đạo học ở Ấn Độ xưa được kết tinh trong bốn bộ kinh Vedas và áng văn Upanishad mà chúng ta biết được trong kho tàng kiến thức của nhân loại. Từ Unpanishad có nghĩa là ngồi xuống xung quanh Thầy và lắng nghe.
Ở đây, chúng ta thấy rằng con đường của đạo học nhằm để làm giàu đời sống tinh thần, làm giàu nguồn sống tâm linh, tăng trưởng nội tâm và cuối cùng bừng ngộ chân lý. Phương pháp thế học khảo sát trên nền tảng tri thức của nhân loại được sao chép, bảo lưu từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phương pháp đạo học khảo sát ngay trên bản tâm, trong đó hàm chứa cả tạp nhiễm và thanh tịnh. Tuy cả hai nền giáo dục có khác nhau nhưng cơ bản giống nhau dựa trên một thái độ: đó chính là sự lắng nghe.
Bởi vì, một thầy giáo không nghe được tiếng nói của học trò mình, không nghe tất cả những tư, trăn trở, tâm tình cũng như sự phản ánh của chúng thì không thể truyền đạt kiến thức cho người học trò có hiệu quả. Một vị thầy xuất thế nếu như không lắng nghe, không quán sát tâm tư, tiếng nói của đệ tử mình thì lời dạy của vị đạo sư cũng không có hiệu quả thiết thực. Vì vịThầy đó sẽ nói những điều vượt ra ngoài trọng tâm nhận thức của người đệ tử, nếu không muốn nói là Thầy chỉ nói những điều Thầy thích nói, còn học trò có nghe được hay không, có tiếp thu hay không chưa phải là vấn đề đáng quan tâm! Ngược lại, người học trò cũng thế, nếu không biết lắng nghe thì dĩ nhiên sẽ không tiếp thu được gì từ người thầy truyền đạt. Lắng nghe không phải chỉ đơn thuần là một thao tác đơn giản mà phải là chuyên môn, vì cần phải học cách lắng nghe,phải thực tập hạnh lắng nghe.
Cũng thế, đệ tử khi đến học đạo với một vị đạo sư, nếu như không học theo hạnh lắng nghe, thì đối với người đệ tử, buổi thuyết giảng không đem đến kết quả. Aø trình học đạo và mục đích học đạo là nhằm để chuyển đổi tâm thức của chúng ta từ ô nhiễm, xấu ác, lệch lạc về với chiều hướng tốt, để bừng sáng bản tâm, từ chuyên môn gọi là để ngộ. Nếu không ý thức việc học đạo như thế, thì khi nghe thầy thuyết giảng cũng tựa như nghe người khác diễn thuyết, ca xướng, kịch ảnh, chỉ tăng trưởng kiến thức và hý luận.
Một vị thầy có thể nghe được tiếng nói và dòng suy nghĩ cũng như sự vận hành dòng nghiệp lực của học trò thì sẽ có những tác động rất lờn đối với ngược học trò. Bởi lẽ, với tuệ giác và năng lực riêng, người Thầy có thể hướng dẫn học trò những điều gì cần làm và hững điều gì nên tránh, giúp cho người học trò có thể lọai bỏ những tập khí nhiễm ô đã bó buộc mình trong vô lượng kiếp, dẫn đến đau khổ, làm cản trở, chậm tiến đường tu của họ. Nhưng sau khi nghe lời Thầy dạy rồi mà người học trò không thường xuyên quán niệm về những lời dạy của Thầy, không đặt trọng tâm vào nỗ lực chuyển đổi tập khí thì việc học đạo không có kết quả. Trên thực tế, có rất nhiều và rất nhiều đệ tử vẫn thường xuyên được thầy nhắc nhở, nhưng người khác thì tiến bộ từng ngày còn lại thì vẫn lì y như vại bởi lẽ sự khác nhau căn bản giữa những người này là có học theo hạnh lắng nghe hay không.
Đã có biết bao lớp người, rất thành kính và rất hồ hởi tìm đến một vị thầy để học đạo, nhưng khi được thầy khuyến tấn bỏ ngay những suy nghĩ dẫn đến vướng mắc trong cuộc sống, thì người đệ tử ấy không nghe theo, vẫn bo bo cố chấp, gìn giữ cho đó là suy nghĩ chín chắn của mình. Hơn nữa, có những vị đến học đạo nhưng lại không tháo gỡ tâm tánh của mình thóat khỏi sự vướng kẹt bởi hệ lụy; hoặc không mấy tin tưởng về khả năng của vị thầy. Đối với người học đạo nói chung, nếu như cứ ôm ấp, gìn giữ những tâm lý ấy, tất sẽ mang lại sự chậm tiến nếu không muốn nói là không có kết quả trong việc học đạo.
Thực tế cho chúng ta thấy, người học đạo thì nhiều, nhưng để sửa tâm tánh thì không bao nhiêu, đó là kết quả do việc không chịu lắng nghe. Lắng nghe ở đây không phải chỉ nghe để nghe suông, nghe ở đây là phải biết vận dụng sự nghe ấy vào trong đời sống thực tiễn tu học; cũng tựa như mỗi ngày chúng ta cần phải có tắm rữa để vệ sinh, ăn uống ngủ nghỉ để bảo vệ sức khỏe, giải trí để giảm lượng căng thẳng sau khi làm việc, và tập thư giãn để thu nhận niềm hạnh phúc. Lắng nghe lời thầy cũng thế, cần phải được học hỏi và trau giồi thường xuyên bằng ý thức tự giác cao độ.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/07/2021(Xem: 3986)
Điều quan tâm lo lắng nhất hiện nay của cả thế giới nhân loại, là sự kiện virus biến thể từ virus Corona Vũ Hán (Covid-19) biến dạng qua virus Delta và Delta +. Tuy rằng hiện tình tại Âu Châu đã và đang phục hồi nhịp độ sinh hoạt trở lại bình thường trên mọi khía cạnh của cuộc sống nhân sinh xã hội. Nhưng các nhà chức trách cơ quan y tế, chính phủ quốc gia, cũng không tránh khỏi lo âu, nếu virus Delta và Delta+ bùng phát tại Âu Châu. Nhìn theo định lý Nghiệp duyên, thì đây là một hệ quả, mà cả cộng đồng nhân loại đang gánh chịu. Đức Phật dạy : Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị. Nghĩa là muốn biết đời trước đã tạo nhân gì, thì hãy xem kết quả đời nay mình đang thọ nhận. May mắn thay ! Dù ít dù nhiều nhân loại vẫn luôn hướng đến chân thiện mỹ với niềm tin riêng của tự thân và đã góp phần hỗ trợ trong công cuộc chống đại dịch. Những nhà Dịch Tễ học đã kịp thời phát minh những loại tiêm chủng ngừa virus lây nhiễm, nhờ vậy hiện tình có phần giảm thiểu bùng phát.
23/07/2021(Xem: 2760)
Câu ca dao được trao truyền từ hàng ngàn năm ấy, cho chúng ta thấy một nền tảng văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam. Tình nghĩa hiếu trung được đặt tuyệt đối lên hàng đầu trong tư tưởng và giữa trái tim. Đọc lại cho nhau nghe câu ca dao ấy hôm nay chính là để chúng ta cùng niệm nhớ ân đức sanh thành của Cha mẹ, thắp sáng tâm linh ta ý thức tình nghĩa và hạnh phúc giữa cuộc đời mà ta đang có. Tượng cha, thân trúc thẳng Hình mẹ, nhánh mai gầy Trúc mai cùng sóng sánh Bát thơ con thêm đầy.
24/06/2021(Xem: 2733)
Hằng ngày tưởng nhớ Song Thân Tuy đà xa vắng cận gần tâm tư Vẫn nghe tiếng nói bây chừ Lời khuyên an ủi con thư thới niềm Cha thời khuất núi nhiều niên Mẹ còn gánh vác truân chuyên lo tròn Một thân nuôi dạy các con Hết con tới cháu sắc son Mẹ Hiền
22/06/2021(Xem: 2962)
Mỗi từng giây tâm thức Nghĩ thương tưởng mẹ cha Nắng mưa trăm khổ cực Tình thương hoài ngân nga. Mỗi ngày mỗi Vu Lan Mỗi công ơn trời bể Mỗi viên dung nguyện thệ Cha mẹ hằng bảo ban.
11/10/2020(Xem: 4318)
Nói đến lễ Vu Lan thì ai cũng biết đó là mùa báo hiếu, đề cao, tưởng nhớ công ơn sinh thành của bậc cha mẹ nhất là mẹ. Có nhắc nữa chỉ phiền lòng quí bạn, than: “Khổ lắm, biết rồi, nói mãi„ nên trong bài này tôi không nhắc nữa, vì khi Quí bạn đọc bài này, Quí bạn đã là người con hiếu thảo nên mới quan tâm về lễ Vu Lan. Tuy nhiên, vì Quí bạn không tham dự nên tôi mới kể bạn nghe những diễn tiến tại Tu viện Viên Đức trong dịp lễ giữa mùa dịch bịnh còn đang hoành hành này.
10/10/2020(Xem: 7804)
Truyện Tranh Phật Giáo: Kinh Báo Đáp Công Ơn Cha Mẹ TN Huyền Linh - TN Tịnh Chúc Diễn đọc: Ngọc Hân
09/10/2020(Xem: 10167)
Truyện Tranh Phật Giáo: Kinh Vu Lan Bồn TN Huyền Linh - TN Tịnh Chúc Diễn đọc: Ngọc Hân
30/09/2020(Xem: 19214)
Thư gởi Chư Thiện tri thức trong và ngoài nước..nhân Tết Nhi Đồng 2020 (HT Thích Tuệ Sỹ)
09/09/2020(Xem: 6433)
Vào sáng ngày 06/9/2020 (nhằm 19 tháng 7 âm lịch), tại ngôi chùa còn mới lạ mang tên Kỳ Viên Khánh Phú, tại xã Khánh Phú, huyện miền núi Khánh Vĩnh, đã diễn ra buổi lễ Vu Lan Báo Hiếu - Cúng Dường Trai Tăng, với đầy đủ nghi thức trang nghiêm, cùng các tiết mục “Bông Hồng Cài Áo”, “Dâng Hoa Cúng Dường” mang đậm niềm tôn kính tri ân, và tình yêu thương rộng lớn của những người con Phật luôn hướng về một ngày mai tươi sáng an vui dưới Ánh Đạo Vàng…
09/09/2020(Xem: 6752)
Ghi lại hình ảnh và video tổ chức Lễ Vu Lan tại Tự Viện Pháp Bảo Sydney - Chủ Nhật, Ngày 30 Tháng 8, Năm 2020. Tổ chức trong không gian và điều kiện khiêm tốn (dưới 100 người như Chánh Phủ Úc, Tiểu Bang NSW đã quy định) trong mùa COVID. Chương Trình: • Thông Bạch Vu Lan 2020 • Đạo Từ của Hội Chủ Giáo Hội Phật Giáo VNTN UDL TTL • Nghi Thức Cài Hoa Hồng • Tụng Kinh Vu Lan • Hồi Hướng - Hoàn Mãn Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Đạo tràng Phật tử Tự Viện Pháp Bảo chúng con xin thành kính niệm ân: HT Thích Bảo Lạc Hội Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại UĐL – TTL kim Phương Trượng Pháp Bảo Tự Viện TT Thích Phổ Huân - Trụ Trì Thiền Lâm Pháp Bảo SC Thích Nữ Giác Anh - Quyền Trụ Trì Pháp Bảo Tự Viện Quý Sư Cô Giác Duyên, Giác Trí, Giác Niệm Sư chú Thanh Ngộ, Cô SDN Diệu Lai Đã tham dự chứng minh cho Lễ Vu Lan đặc biệt mùa Corona 2020 được thập phần viên mãn. Chúng con, chúng tôi cũng xin cảm tạ tri ân: Anh HT Chúc Tâm, chị HT
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]