Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thưa Ba, con xin hứa

10/04/201320:08(Xem: 4892)
Thưa Ba, con xin hứa

chickensoup_fatheranddaughter
Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Thưa Ba, con xin hứa

Nancy C. Anderson. Quảng Tịnh dịch

Nguồn: Nancy C. Anderson. Quảng Tịnh dịch


* Lời người dịch: Có lẽ không ít người trong chúng ta thường sống với quá khứ, với những kỷ niệm đẹp. Đối với QT quá khứ, những kỷ niệm đẹp cũng là những khoảnh khắc trong đời được những giây phút vui và hạnh phúc, những giây phút để mình nhìn lại và giúp cho mình chững chững chạc hơn bước tiếp trên quãng đường đời còn lại. Trên con đường đời đầy chông gai cạm bẫy, ba mẹ vẫn luôn là người bên cạnh ta, nâng đỡ, dìu dắt, giúp cho con mình hiểu đâu là đạo lý đời thường, đâu là lễ nghi phép tắc và nhiều nhiều thứ nữa không ngoài mong ước gì hơn là con của mình được nên người và trở thành những người sống có đạo nghĩa, những con người tốt trong xã hội. Xin kính dâng những bông hồng đỏ thắm lên các đấng sinh thành như là một lời tri ân công sinh thành dưỡng dục nhân Mùa Vu Lan lại một lần nữa trở về với những người con Phật trên hành tinh này.
Người bảo vệ nắm chặt cánh tay tôi. “Đi theo tôi”, ông ta lớn tiếng ra lệnh dẫn tôi trở vào cửa hàng bán giảm giá và vào văn phòng. Kế đến ông ra lệnh cho tôi ngồi vào ghế màu xanh lá. “Ngồi xuống đi!”, ông ra lệnh.
Tôi ngồi xuống. Ông ta liếc nhìn tôi và hỏi: “Bây giờ thì đưa cho tôi hay muốn tôi lấy ra, tùy cô thôi. Bây giờ cô muốn sao?”
Khi tôi lôi ra một vĩ cột tóc khỏi thắt lưng quần jean, tôi có cảm giác góc nhọn của giấy cứng khứa vào da thịt của mình. Tôi đưa lại cho ông ta và van nài: “Ông sẽ không gọi cho ba tôi chứ?”
“Tôi sẽ gọi cảnh sát và họ sẽ gọi cho ba cô.”
Tôi gục đầu vào tay và khóc nức nở. “Ồ, xin đừng! Ông không cho tôi đi sao? Tôi có thể trả tiền lại cho ông. Tôi có đủ tiền ở trong túi. Tôi chỉ có mười bốn tuổi thôi. Xin ông tha cho tôi, tôi sẽ không bao giờ ăn cắp nữa!”
“Cô đừng có đem nước mắt ra mà xin xỏ tôi, tôi sẽ không có động lòng đâu. Tôi chán ngán những đứa trẻ mới nhỏ mà đã đi ăn cắp.”
Tôi ngồi run rẩy vừa sợ vừa xấu hổ.
Khi cảnh sát tới, họ trao đổi riêng với ông bảo vệ và viên trưởng cửa hàng. Tôi thoáng nghe một viên cảnh sát nói: “Tôi biết ba cô ta”. Và còn nghe thêm: “Hãy dạy cho cô ta một bài học.”
Viên cảnh sát dẫn tôi tới xe cảnh sát và mở cửa sau. Tôi leo lên và họ chở tôi băng ngang thành phố nhỏ của chúng tôi. Tôi thu gọn người lại trong ghế để không ai thấy tôi khi nhìn ra cửa sổ bầu trời vào ban đêm. Kế đến tôi thấy nhà thờ của gia đình chúng tôi, và mặc cảm tội lỗi như cứa vào da thịt. Tôi thầm nghĩ: Sao tôi lại có thể ngốc nghếch đến như vậy. Tôi đã làm đau lòng ba tôi… Trời ơi!
Khi chúng tôi vừa đến trạm cảnh sát, một nữ cảnh sát phốp pháp có khuôn mặt vuông đã chất vấn đến khi tôi không biết đường trả lời. Bà ta chỉ cho tôi phòng giam lớn và ra lệnh tôi ngồi xuống và chờ đợi.
Tôi bước vào, tiếng chân đi của tôi vang lên dội vào những thanh nhà lao. Nước mắt tôi lại trào ra khi ngồi xuống băng ghế và nghe tiếng bà ta quay số điện thoại và cất tiếng nói: “Con gái của ông đang ở phòng giam trạm cảnh sát. Không, cô ta không có bị thương gì cả. Cô ta bị bắt quả tang khi đang ăn cắp. Ông có thể đến đón con ông được không? Vâng. Rất hân hạnh. Chào ông.” Bà ta lớn tiếng bảo tôi: “Này cô bé, ba của cô đang trên đường đến đây đấy.”
Thật lâu sau đó, tôi nghe giọng nói ba tôi gọi tên tôi. Bà ta lớn giọng hơn mức cần thiết gọi tên tôi đến bàn của bà. Mắt tôi nhìn chằm chằm xuống đất khi tôi bước về phía họ. Tôi nhìn thấy giầy của ba tôi nhưng không dám nhìn hay nói chuyện với ông. Và cám ơn trời, ông ta đã không hỏi tôi. Ông ký vài giấy tờ và viên cai tù bảo chúng tôi: “Hai người có thể đi được rồi.”
Trời sẫm tối và lạnh lẽo khi chúng tôi bước ra xe trong sự im lặng nặng nề. Tôi bước vào xe và đóng cửa lại. Ba tôi đề máy xe và lái đi ra khỏi chỗ đậu xe, đầu nhìn thẳng phía trước. Kế đến ông thì thầm, giọng buồn bã: “Con gái tôi … một tên ăn cắp.”
Tôi ân hận khóc sướt mướt. Khoảng đường dài năm dặm sao mà xa đến vô tận. Khi xe chúng tôi vào đến lối đi vào chỗ đậu xe, tôi thoáng thấy bóng mẹ ở cửa sau.
Mặc cảm xấu hổ cuồn cuộn dâng trào.
Sau khi bước vào nhà, ba tôi mới lên tiếng: “Chúng ta hãy vào phòng khách.” Ba mẹ ngồi ở ghế xa-lông, và tôi ngồi một mình cứng đơ ở chiếc ghế.
Ba tôi gãi đầu, nhìn tôi và hỏi: “Tại sao vậy con?”
Tôi kể lại về cái lần đầu tiên tôi đã ăn cắp một cây son và cảm giác sung sướng và tội lỗi đều giống nhau như thế nào. Rồi lần thứ hai, khi tôi ăn cắp một tạp chí cho lứa tuổi thiếu niên, cảm giác tội lỗi bớt dần đi và niềm sung sướng tăng lên. Tôi kể tiếp cho ba mẹ nghe về lần thứ ba, lần thứ tư, và lần thứ mười. Một phần trong tôi muốn ngưng thú tội, nhưng mặt khác lại tuôn trào như vòi nước phun chữa lửa vậy. Tôi tiếp lời: “Mỗi lần ăn cắp mỗi lần con lại cảm thấy dễ dàng hơn cho đến bây giờ. Con thấy mình đã sai biết chừng nào”. Những giọt nước mắt nóng hổi chảy dài trên má khi tôi nói tiếp: “Xin ba mẹ hãy tha thứ cho con. Con sẽ không bao giờ tái phạm lần nữa. Ăn cắp thì dễ nhưng bị bắt thì khó lắm.”
Ba tôi đáp lại: “Đúng rồi, và bây giờ thì khó hơn đây.” Ba bảo mẹ trao cho tôi một xấp giấy nhỏ và cây viết ở gần điện thoại. Mẹ bước tới, khẽ nhẹ tay tôi và đặt chúng vào đùi tôi. Ba tiếp tục: “Ba muốn con ghi hết những chỗ mà con đã từng ăn cắp. Ghi xuống con đã lấy những gì và giá cả bao nhiêu. Đây là cơ hội duy nhất cho con tạ tội và ba mẹ tha thứ cho con. Nếu như con tái phạm lần nữa thì ba đây sẽ không có che chở hay xin tha cho con đâu nhé. Ba mẹ lúc nào cũng thương con, nhưng hành vi này phải được chấm dứt, ngay bây giờ, hôm nay, có đúng không?”
Tôi nhìn ba, khuôn mặt ông như chợt già đi và nói: “Thưa ba, con xin hứa”. Khi tôi đang viết xuống những lần phạm tội, mẹ tôi còn răng đe: “Con nhớ là không được bỏ xót bất cứ lần nào đấy nhé; đây là cơ hội duy nhất cho con đấy.”
Khi viết xong danh sách những lần phạm tội, tôi tiến đến ghế xa-lông, đưa cho ba và hỏi: “Thưa ba, bây giờ con phải làm gì?”
Ba tôi nhìn tờ giấy, thở dài. Ông khẽ nhẹ vào chiếc gối dựa và tôi ngồi xuống giữa ba và mẹ. Ba tôi nói tiếp: “Sáng mai, chúng ta sẽ đến những chỗ trong danh sách này, rồi con xin phép được nói chuyện với viên trưởng cửa hàng. Con sẽ bảo với họ là con là tên ăn cắp. Con nói với họ con đã ăn cắp những gì ở tiệm của họ, xin lỗi và trả lại tiền cho họ. Ba sẽ cho con mượn tiền và suốt mùa nghỉ hè tới con phải làm việc để kiếm tiền trả cho ba. Con hiểu chứ?”
Tim tôi đập thình thịch, bàn tay toát mồ hôi, tôi khẽ gật đầu.
Sáng hôm sau, tôi làm theo những gì ba tôi bảo. Thật không dễ dàng chút nào, nhưng tôi đã làm được. Mùa hè năm đó, tôi đã trả nợ hết cho ba tôi nhưng tôi sẽ không bao giờ trả được hết bài học quý giá mà ba đã dạy cho tôi. Cũng nhờ lòng quả cảm của ba mà tôi đã không bao giờ làm lỗi một lần nữa.
Dịch theo tài liệu “Yes, Daddy, I promise”, Nancy C. Anderson, Chicken Soup for the Father and Daughter Soul,2005, Jack Canfield and Mark Victor Hansen, Health Communications, Florida, USA.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 7139)
Chiêm ngưỡng tôn tượng mỗi Chư Phật, Chư Bồ Tát, Phật tử đều có thể thấy phần nào hạnh nguyện của Quý Ngài. Bồ Tát Quán Thế Âm với nhành dương liễu và bình tịnh thủy trên tay, nghe tiếng kêu thương nơi đâu, Ngài liền đến cứu khổ. Nhành dương liễu phẩy sạch bụi uế trược, nước Cam Lộ rưới mát khổ đau:......
10/04/2013(Xem: 5397)
Canh một đại chúng sẵn sàng Vào thiền đường giữ tâm an phút này Ba nghiệp thanh tịnh đẹp thay Dung nhan Phật thánh hiển bày uy nghiêm
10/04/2013(Xem: 9302)
Tôn Giáo đã xuất hiện trên quả địa cầu nầy đã từ rất lâu; nhưng để trở thành văn bản của một Tôn Giáo, có lẽ không quá 3.000 năm lịch sử. Vì trước đó, đa phần loài người trên quả địa cầu nầy chưa có chữ viết. Nếu có, chỉ là những lời nói trao đổi giữa người và người; chứ chưa biến thể thành chữ viết theo mẫu tự La Tinh hay các bộ chữ của Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
10/04/2013(Xem: 11498)
Hôm nay là ngày giỗ cha tôi. Ngày đánh dấu ba mươi lăm năm chìm nổi của đời tôi. Ba mươi lăm năm là một quãng đời dài. Thế nhưng, tất cả chi tiết, hình ảnh về ngày bất hạnh đó vẫn còn nguyên vẹn.
10/04/2013(Xem: 5086)
Dù ba là một tăng sĩ, nhưng những lời cuối này con vẫn muốn gọi lại từ “Ba” vì vĩnh viễn con không bao giờ còn được gọi nữa. Con cũng xin lỗi đã tả ba không giống một vị Thánh mà ghi đủ tính tật như bao phàm nhân bình thường, song đây chính là điểm con vui - bởi con nghĩ người ta sẽ chẳng có hy vọng gì khi đọc tiểu sử của những vị vãng sinh có đời sống đầy thiện nghiệp, sạch như vỏ ốc, họ sẽ lý luận: Các vị ấy sinh ra đã là Thánh rồi!...
10/04/2013(Xem: 4051)
Mẹ tôi không muốn di cư sang Mỹ ở tuổi sáu mươi. “Già rồi, sang bên ấy chỉ ăn bám vợ chồng chúng mày!”. Bà nói khăng khăng như thế nhưng con gái xuống nước năn nỉ ỉ ôi, bà lại xiêu lòng. Ờ, nó nói cũng phải, mình qua bên ấy giữ cháu ngoại cũng vui, lại đỡ nhớ, khỏi phải chờ mong. Mình ở đây nó phải gửi tiền về cấp dưỡng, tốn kém lắm chớ chẳng không!” Dì tôi cười, nói như lẩy: “Nợ đòi rồi đấy, cứ sang mà trả cho xong!” ...........
10/04/2013(Xem: 4923)
Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo Từ trước đến giờ chúng ta thường biết đến hai câu thơ trên với hàm ý chán chê kiếp làm người, bởi kiếp người có muôn ngàn khổ đau, thà rằng làm một cây Thông đứng giữa trời còn hơn. Nhưng hình như ý của Nguyễn Công trứ không dừng ở đó
10/04/2013(Xem: 4216)
Hôm qua xem Những nàng công chúa nổi tiếng, con thốt lên: “Bà mẹ này khổ quá!” Mẹ nói vui: “Bà mẹ nào mà chẳng khổ?” Bất giác con thảng thốt...
10/04/2013(Xem: 6010)
Người có biết, ơn Cha hơn non thái. Đức Mẹ Hiền, hơn biển cả trời xanh. Mang công ơn, dưỡng dục đấng sanh thành. Ta đâu nở, phụ phàng không hiếu đạo. Phận làm con, giữ tròn câu hiếu thảo, Ơn Mẫu từ ví tựa sánh trời cao, Còn phần cha gian khổ cũng như nhau, Cha săn sóc và có ơn bảo bọc.
10/04/2013(Xem: 5571)
Bần thần hương huệ thơm đêm khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn chân nhang lấm láp tro tàn xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]