Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giữ Thân Như “Mệ” Giữ Tâm Cho “Phật”

10/04/201320:05(Xem: 4318)
Giữ Thân Như “Mệ” Giữ Tâm Cho “Phật”

phat thich ca

Giữ Thân Như “Mệ” Giữ Tâm Cho “Phật”

Thích Hạnh Tuấn

Nguồn: Thích Hạnh Tuấn

Tại Chùa Trúc Lâm, thành phố Chicago, tiểu bang Illinois, USA, có một “Mệ” rất khỏe. Năm nay Mệ đã trên 90 tuổi. Mệ thường đi chùa với người con trai trưởng và cô dâu cả trong gia đình. Ít nhất hằng tuần Mệ cũng đi chùa 2 lần vào mỗi tối Thứ Tư hoặc Thứ Sáu và Chủ Nhật, bất kể trời mưa nắng hay tuyết rơi giá lạnh. Mệ luôn luôn vui vẻ cười nói nhẹ nhàng. Mệ có pháp danh là Bích Nhàn. Mỗi lần gặp Mệ, tôi thường chào hỏi và nắm tay Mệ để xin Mệ bố thí cho tôi vài tuổi những mong được sống lâu trường thọ như Mệ. Mệ rất tinh tấn tu học. Không có khóa tu học hằng tháng nào tại chùa mà Mệ vắng mặt. Sự có mặt của Mệ trong những giờ tụng kinh lễ bái và tu học tại chùa như là những bóng “đại thọ” cho hàng đạo hữu Phật tử trẻ tuổi trong chùa nương tựa. Vào 3 ngày lễ Vía Quan Thế Âm trong năm, quý Thầy trong chùa cùng với quý đạo hữu tu học và lễ bái Ngũ Bách Danh Quan Thế Âm, Mệ cũng lễ bái đầy đủ 500 lạy theo 500 danh hiệu của Bồ Tát Quan Thế Âm, Mệ không bỏ sót một lạy nào, thế mới thấy niềm tim Tam Bảo và sức khỏe của Mệ như thế nào.
Mỗi lần tu học tại chùa trong giờ pháp đàm, tôi hay đem hình ảnh của Mệ ra kể cho đại chúng để mong mọi người noi gương Mệ. Trước sự hiện diện của mọi người, tôi hỏi Mệ đã có những phương pháp sống như thế nào mà Mệ có được tuổi thọ cao và sức khỏe nhiều như thế. Mệ chỉ đứng dậy cười cười nói nói một câu là, “Cứ vui vẻ đừng lo nghĩ chi thì khỏe thôi, chứ có chi mô…” Giọng nói của người Huế đã lớn tuổi mà vẫn còn rõ ràng mạch lạc khiến ai nấy đều hoan hỷ vô cùng. Tôi vẫn chưa bằng lòng với câu trả lời đơn giản mộc mạc của Mệ, cứ tiếp tục gạn hỏi thì được người con trai trưởng của Mệ, Anh Nguyên Bỉnh đứng lên thay lời Mệ để kể cho đại chúng những cách sống của Mệ mà hằng ngày trong nhà Anh đã chứng kiến. Sau khi nghe câu chuyện, tôi xin được đúc kết thành 5 nguyên tắc sống của Mệ như sau:
1. Ăn uống rất điều độ với nhiều rau cãi.
2. Ngủ nghỉ đúng giờ, lễ bái và niệm Phật hằng ngày.
3. Làm việc thường xuyên đừng cho tay rảnh chân không.
4. Đi bộ nhiều thay thế cho đi xe.
5. Sống an vui trong giây phút hiện tại.
Ăn uống để nuôi dưỡng cơ thể. Trong nhà Thiền, nhà Chùa, việc ăn uống như là “uống thuốc” để trị cái bệnh khô chết của cơ thể. Người đời ăn uống thỏa thích như là một trong bốn thú vui của đời người. Trong nhà Thiền (Chùa) ngoài việc ăn uống để nuôi dưỡng cơ thể thì còn có niềm an lạc của thiền định nữa. Niềm an lạc trong thiền định nầy được ví như món ăn gọi là “pháp hỷ thực”. Con người cũng vì thiếu ăn, thiếu dinh dưỡng mà phải bị chết đói. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc thì hằng ngày có đến 40 ngàn trẻ em trên thế giới chết đói vì thiếu ăn và suy dinh dưỡng. Nhiều người cũng bị chết oan uổng vì dư thừa thức ăn mà ăn uống quá độ. Tại Hoa Kỳ, được biết số tiền hằng tháng mà chúng ta chi dùng để mua thực phẩm thì rất ít; nếu không nói là ít nhất so với các dân tộc khác trên thế giới. Mặc dầu chúng ta tốn tiền cho đồ ăn ít nhất hơn nhưng người Mỹ chúng ta phải mất nhiều tiền hơn bất cứ dân tộc nào trên thế giới để lo cho sức khỏe vi bệnh tật. Lý do thật đơn giản và dễ hiểu là thức ăn từ động vật (aminmal products) được sản xuất hàng loạt (mass production) theo kỷ nghệ công nghiệp. Trong cách biến chế thức ăn cho gà người ta xử dụng rất nhiều chất hóa học để kích thích cho chúng mau lớn. Thay vì phải nuôi một con gà theo cách nuôi tự nhiên phải cần đến 3 hoặc 4 tháng, thì trong các trại chăn nuôi gia súc người ta dùng phương pháp chăn nuôi khoa học với nhiều chất kích thích. Người ta chỉ cần 30 đến 45 ngày để có một con gà đủ lớn để ăn thịt. Tương tự cách nuôi gà trên đây, cách nuôi các loài gia cầm khác như heo, bò…cũng theo quy trình nầy. Vì lý do thực phẩm gia súc rẻ tiền cho nên người Mỹ ăn nhiều. Ăn uống như vậy là chúng ta đưa vào cơ thể chúng ta nhiều chất mở và độc tố của gia súc để từ đó sinh ra chứng bệnh béo phì (obesity). Tình trạng sức khỏe của người Mỹ đang là mối lo ngại lớn cho chúng ta. Đã có trên ¼ trẻ em của Mỹ đang bị bệnh béo phì (obesity) và đã có trên 70 triệu người lớn cũng đang lâm vào cơn bệnh thời đại nầy. Do vậy, đã có đạo luật không cho bán nước ngọt trong tất cả các trường tiểu học đến trung học của Mỹ. Và gần đây, Quốc Hội Hoa Kỳ cũng đã thông qua đạo luật bảo vệ sức khỏe cho trẻ em mà đệ nhất phu nhân Michelle Obama là người đứng ra chăm sóc thực đơn cho tất cả học sinh tại trường học ở Mỹ. Thật trớ treo thay, người ta thiếu ăn phải chết đói, còn người Mỹ chúng ta bị chết vì dư thừa thực phẩm. Cho nên, để được sống khỏe, sống lâu, hãy ăn uống điều độ chừng mực và ăn nhiều rau cãi (60 – 70 % phần ăn mỗi bữa là rau cải). Nếu phát tâm ăn chay trường được thì càng tốt hơn. Ăn uống như vầy là sống theo như phương pháp sống thứ nhất của Mệ pháp danh Bích Nhàn trên đây.
Ngủ nghỉ cũng là thú vui, sự ham thích của con người. Trong năm món dục lạc – ngũ dục, thì ngủ nghỉ đứng vào hàng thứ năm (tiền tài, sắc dục, danh vọng, ăn nhậu, ngủ nghỉ). Trong nhà Thiền, để khuyến tấn những người tu hành không nên ham mê việc ngủ nghỉ mà phải thường xuyên quán chiếu tỉnh giác thiền định. Đức Phật của chúng ta được kể lại trong một kinh là ngài mỗi đêm chỉ ngủ có 2 tiếng đồng hồ thôi và thì giờ còn lại trong đêm thì ngài quán chiếu trong thiền định. TrongKinh Di Giáo, để dạy cho người ham mê ngủ nghỉ, Đức Phật ví dụ giấc ngủ như con rắn độc đang nằm chung trong nhà cần phải khử trừ nó đi. Người tu hành tỉnh giác không thể ham mê việc ngủ nghỉ. Không thể để con rắn độc ở chung trong nhà vì sẽ bị nó cắn chết bất cứ lúc nào. Người tu phải bỏ việc ham mê ngủ nghỉ như loại bỏ con rắn độc mới an toàn trên đường tu học. Đối với người thường thì Bác Sĩ khuyên nên ngủ cho đầy đủ để bảo đảm sức khỏe để làm việc. Mỗi ngày cần ngủ từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ là vừa đủ. Ngủ nhiều cũng sinh ra bệnh béo phì. Thiếu ngủ vì phải thức khuya làm việc hoặc xem phim ảnh cũng gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống. Thật nguy hiểm khi lái xe bị buồn ngủ vì thiếu ngủ. Tai nạn chết chóc gây ra khi lái xe vì bệnh ngủ gật cũng là điều cần quan tâm. Ngủ nhiều con người bị mê muội, thiếu tỉnh giác, không lanh lẹ. Được biết, Mệ Bích Nhàn mỗi đêm đi ngủ đúng giờ, từ 9:30 đến 10:00 là Mệ đi ngủ và thức dậy lúc 5:30 sáng. Sau khi thức dậy, Mệ đi tắm rửa rồi đến trước bàn thờ Phật trong nhà lễ bái tụng kinh niệm Phật. Mệ vẫn giữ đều đặn mỗi ngày, không có ngày nào Mệ bê trễ việc nầy. Đây là phương pháp sống thứ hai trong năm phương pháp mà Mệ đã và đang thực tập hằng ngày.
Làm việc thường xuyên để vận động tay chân cho cơ bắp trong người được cứng chắc và máu huyết trong cơ thể được điều hòa. Chúng ta cần phải làm việc để kiếm tiền nuôi sống. Những người nông dân làm việc ngoài đồng hoặc trong vườn nhà thường có nhiều cơ hội để tiếp xúc với khí hậu tươi mát trong lành của thiên nhiên. Hầu hết người nông dân không có người nào bị bệnh béo phì. Làm việc thường xuyên bằng tay chân là bí quyết để giữ cho thân hình khỏe mạnh thon gọn. Làm việc như vậy thì đâu có phải bận tâm đến việc phải vào trung tâm thể thục thể thao để chạy nhãy hay bơi lội cho tiêu đường tiêu mỡ (burning fat) như nhiều người Mỹ chúng ta. Người Mỹ chúng ta làm việc nhiều, nhưng hầu hết việc làm bằng trí não, ngồi văn phòng để điều khiển máy móc, computer, cho nên ít có cơ hội vận động tay chân. Do vậy, để quân bình sức khỏe, chúng ta hãy tìm công việc ở nhà hoặc bất cứ nơi đâu cho chúng ta cơ hội vận động tay chân thì mới khỏe mạnh đươc. Chúng ta hãy để dành thì giờ đi bộ. Nếu tìm được một nơi đậu xe xa trong parking lot để có cơ hội đi bộ 5 - 10 phút đến văn phòng. Chúng ta đã ít có cơ hội làm việc tay chân thế mà sau khi làm việc về nhà chúng ta lại ngồi hay nằm trên ghế sofa hay lazy boy để ăn uống cùng lúc với xem tivi phim ảnh. Mệ Bích Nhàn, khi tuổi còn nhỏ, ngoài việc nông tang gánh vác, về nhà Mệ không lúc nào nghỉ tay. Cho đến lúc tuổi đời đã 70 – 80 – 90 mà Mệ vẫn làm việc trong nhà, từ việc nấu nướng dọn dẹp, săn sóc miếng ăn, thức uống cho con cháu trong nhà, quét dọn lau chùi. Đây là phương pháp sống khỏe, sống mạnh mà chúng ta cần phải làm theo. Làm việc trong nhà Thiền cũng là phương pháp tu tập. Có một vị Tổ tên là Bách Trượng chủ trương làm việc như là pháp môn tu thiền. “Một ngày không làm thì một ngày không ăn – Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” đó là công án thiền được áp dụng trong Thanh Quy của Tổ. Hãy làm rất nhiều việc bằng tay chân nhưng hãy quán chiếu không có việc gì để làm (nothing to do).
h26
Mệ Bích Nhàn
Đi lại là quyền tự do làm người. Đi bằng đôi bàn chân để làm cho cơ thể khỏe mạnh cứng cáp. Lúc còn trẻ, Mệ Bích Nhàn đi bộ mỗi ngày trên chục cây số (km) để làm việc và buôn bán đó đây. Đi bộ là cơ hội tốt để vận động cơ thể điều hòa máu huyết. Đây cũng là cơ hội tốt để chúng ta tiếp xúc với thiên nhiên có khí trời trong mát. Chúng ta hãy để ý nhìn phía sau lưng tấm áo của những người nông dân thường có một màu trắng hòa lẫn với mồ hôi. Màu trắng đó chính là muối đường và mỡ theo mồ hôi trong cơ thể tiết ra khi vận động dưới ánh nắng để cày ruộng cuốc đất. Như vậy, người nông dân không bận tâm đến việc có nhiều chất đường chất mỡ trong cơ thể. Vận động tay chân như thế thì làm tiêu hết chất mỡ (cholesterol) và đường trong cơ thể. Người Mỹ chúng ta đang sống trong xã hội công nghiệp. Chúng ta đi lại bằng phương tiện xe hơi, máy bay mà ít có cơ hội đi bộ. Vậy là cơ thể chúng ta dư thừa nhiều chất đường, chất mỡ. Làm sao chúng ta có cơ hội ngắm nhìn một đóa hoa đang nở bên hàng dậu, trên đường phố hay trên xa lộ trong khi chúng ta lái xe chạy vun vút với tốc độ hàng trăm cây số mỗi giờ. Tại thành phố Chicago, hầu hết khắp nới nhà cửa được kiến thiết rất quy cũ. Đường phố rất rộng, trước nhà thường có rất nhiều cây cao bóng mát. Không có dryway hay nhà đậu xe phía trước nhà mà chỉ có vườn cỏ hay vườn hoa. Chúng tôi thường đi bộ buổi chiều để tập thể dục và ngắm nhìn hàng trăm thứ hoa thi đua khoe sắc. Trong giới tu sĩ Phật Giáo Việt Nam ở Hải Ngoại, có một vị Trưởng Lão, Hòa Thượng Thích Tâm Châu, năm nay đã 92 tuổi. Ngài vẫn còn khỏe và tinh thần rất minh mẫn. Hãy xem và nghe Ngài ban “Đạo Từ” trong dịp Lễ Hội Quan Âm tại Trung Tâm Phật Giáo Chùa Việt Nam, Houston, TX vào tháng 03 năm nay (2011) để thấy sức khỏe của Ngài như thế nào. Một trong những phương pháp sống để có sức khỏe của Ngài đó là đi bộ. Mỗi ngày Ngài đi bộ từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Tôi còn nhớ vào tháng 7 năm 1992 trong dịp tham dự Lễ Khánh Thành Chùa Viên Giác, Hanover, Germany. Vì chùa không đủ chỗ ngủ cho trên một trăm vị Tăng Ni về tham dự lễ. Chúng tôi phải ở khách sạn gần chùa. Khách sạn cho xe đưa đón về chùa. Thay vì lên xe về chùa thì Hòa Thượng đi bộ về chùa từ khách sạn.
Đi bộ nhiều không những chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn làm giảm thiểu việc tiêu xài năng lượng của trái đất. Dân số của Mỹ bằng 1/23 nhân loại trên trái đất mà người Mỹ phải xài 1/5 năng lượng xăng dầu của thế giới. Như vậy chúng ta chính là thủ phạm gây ra sự khủng hoảng về sức nóng của trái đất vì chúng ta đã thải ra rất nhiều chất nhiểm ô cho không khí chung quanh chúng ta trong khi chúng ta xử dụng xe cộ, máy móc v.v... Nếu chúng ta không biết tiết kiệm năng lượng bây giờ thì mai sau con cháu của chúng ta còn đâu để xử dụng. Hãy đi như Đức Phật của chúng ta đã từng đi khắp đó đây bằng đôi chân trần của Ngài để hoằng pháp độ sanh. Đi khắp nơi bằng đôi chân mà không có nơi nào để đến (tathagata – no where to go). Hãy đi trong chánh niệm, tỉnh giác (walking meditation).
Đời sống con người được đánh giá từ sự an lạc thảnh thơi. Có an lạc là có giải thoát. Chúng ta sống ở cõi trần mà có an lạc là chúng ta được ví như chúng ta đang ở trên cõi thiên đường. Bạn trở nên người giàu có vô cùng nếu bạn biết sống có an lạc thảnh thơi. Nếu bạn giàu có mà bị chi phối bởi lo âu phiền muộn thì đời sống trở nên vô vị. Điều gì làm cho chúng ta phải bận tâm lo lắng? Có một công thức thật đơn giản đó là hãy sống “tri túc”. Có người bận tâm đặt ra câu hỏi là phải có bao nhiêu tiền bạc trong ngân hàng và có nhà cửa như thế nào mới đủ để sống “tri túc”. Kỳ thực, khi Đức Phật dạy cho chúng ta phải sống “tri túc” để có an lạc, Ngài không cho chúng ta biết phải có bao nhiêu tiền bạc trong ngân hàng và nhà cửa xe cộ như thế nào. Vậy là chúng ta chỉ cần bớt tham dục – ngũ dục. Muốn có an lạc giải thoát thì đừng để tiền tài, sắc dục, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ chi phối chúng ta. Hãy để dành chút thì giời đọc lại Chương 38 “Ôi Hạnh Phúc” trong sách Đường Xưa Mây Trắng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh để thấy sống “hạnh phúc an lạc là sống như thế nào”. Mệ Bích Nhàn không thuộc lòng bài kinh “Người Biết Sống Một Mình” mà phương pháp sống thứ năm của Mệ chính là tinh hoa của bài kinh nầy. Sống an vui trong giây phút hiện tại, không lo nghĩ chi mô đó chính là thực hành theo thông điệp mà Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử của ngài bất luận là tại gia hay xuất gia trong đoạn kinh sau đây được trích từ Kinh Người Biết Sống Một Mình do Thiền Sư Thích Nhất Hạnh phiên dịch:
Đừng tìm về quá khứ
Đừng tưởng tới tương lai
Quá khứ đã không còn
Tương lai thì chưa tới
Hãy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại
Kẻ thức giả an trú
Vững chãi và thảnh thơi.
Phải tinh tiến hôm nay
Kẻo ngày mai không kịp
Cái chết đến bất ngờ
Không thể nào mặc cả.
Người nào biết an trú
Đêm ngày trong chánh niệm
Thì Mâu Ni gọi là
Người Biết Sống Một Mình.

Mỗi độ Đại Lễ Vu Lan về Mùa Báo Hiếu Mẹ Cha lại đến, chúng ta thường về chùa cúng dường, lễ bái tụng kinh cầu siêu cho Ông Bà Cha Mẹ nhiều đời nhiều kiếp được siêu sanh tịnh độ và cầu nguyện cho Cha Mẹ đang còn sống được nhiều sức khỏe, bình an. Chúng ta dùng rất nhiều cách khác nhau để thể hiện lòng hiếu kính của người con Phật đối với Cha Mẹ. Trong Kinh Báo Hiếu Trọng Ân của Cha Mẹ, Đức Phật có dạy, “Hiếu hạnh là Phật hạnh, tâm hiếu là tâm Phật.” Chúng ta hãy sống hiếu thảo với Cha Mẹ là chúng ta làm giống theo hạnh của Chư Phật, và chúng ta cần giữ tâm hiếu thảo với Cha Mẹ là tâm chúng ta đồng với tâm Phật. Nhân mùa Vu Lan Phật Lịch 2555, tôi có bài viết nầy, “Giữ Thân Như Mệ, Giữ Tâm Cho Phật”, xin làm món quà tặng bạn. Hãy sống như Mệ Bích Nhàn đã và đang sống để được khỏe mạnh, an vui và trường thọ. Có đấng Cha Mẹ nào không muốn con mình được mạnh khỏe an vui và trường thọ? Tôi tin chắc rằng bạn thông minh để sống theo năm phương pháp trên đây như Mệ Bích Nhàn để làm món quà mang nhiều ý nghĩa nhất để bạn dâng hiến cho Cha Mẹ hiền tiền cũng như Bảy Đời Cha Mẹ đã quá vãng.
Mệ Bích Nhàn đã giữ thân cho mình cũng chính là giữ thân cho Ông Bà tổ tiên và cho con cháu. Một thân thể nhẹ nhàng khỏe mạnh với tuổi đời trên 90 mà không có tật bệnh gì là nhờ lối sống đơn giản với việc ăn uống điều độ có nhiều rau cãi cộng với việc đi bộ và làm việc thường xuyên. Một tâm hồn luôn luôn hoan hỷ an lạc của Mệ là nhờ vào lòng kính ngưỡng Tam Bảo, lễ bái tụng niệm hằng ngày cùng với sự sống hồn nhiên thảnh thơi không lo nghĩ về quá khứ hay tương lai mà chỉ có an trú trong hiện tại. Tâm của Mệ như vậy là giống với Tâm của Chư Phật. Mệ Bích Nhàn đang giữ Tâm cho Phật đó. Chúng ta hãy cùng nhau giữ thân như Mệ và giữ tâm cho Phật như Mệ Bích Nhàn ở chùa Trúc Lâm, thành phố Chicago, tiểu bang Illinois, USA.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 5286)
"Phật tại thế thời ngã trầm luân Kim đắc nhơn thân Phật diệt độ Áo não thử thân đa nghiệp chướng Bất kiến Như Lai kim sắc thân."
11/04/2013(Xem: 5109)
Thời gian cứ lặng lẽ trôi. Nhiều khi chúng ta như muốn níu nó lại để cảm nhận từng cung bậc buồn vui của cuộc sống. Thi sĩ Xuân Diệu cũng đã từng ôm ấp một mơ ước thật táo tợn như thế, một cảm giác yêu cuộc sống đến 'vội vã',
11/04/2013(Xem: 6009)
Thôn Trường Lạc Xã Diên Lạc huyện Diên Khánh tỉnh Khánh Hòa ĐT. 0905.566099 Trú trì: Đại đức Thích Giác Hạnh
11/04/2013(Xem: 7350)
Dòng tâm thức nối tiếp từng sát na sanh diệt liên tục luôn trôi chảy không ngừng, do đó tri giác không thế nào nắm bắt thực tại một cách toàn diện được. Tất cả sự vật được dung chứa trong không gian đều có lực cản của chính nó và bị trọng lực thu hút và ảnh hưởng của sáu đại khác, có thể gây thêm cho sự vật ấy di động với những tốc độ khác nhau và có thể làm tổn hại đến chính nó và các sự vật khác.
11/04/2013(Xem: 6692)
Nhân là nguyên nhân, là năng lực phát động; quả là kết quả, là sự hình thành của năng lực phát động. Định luật nhân quả chi phối vạn sự vạn vật trong vũ trụ không có ngoại lệ:....Luật nhân quả hay sự tương quan giữa nguyên nhân và kết quả trong luật về "Nghiệp" của Phật giáo. Mọi hành động là nhân sẽ có kết quả hay hậu quả của nó. Giống như vậy, mọi hậu quả đều có nhân của nó. Luật nhân quả là luật căn bản trong Phật giáo chi phối mọi hoàn cảnh. Luật ấy dạy rằng người làm việc lành, dữ hoặc vô ký sẽ nhận lấy hậu quả tương đương. Người lành được phước, người dữ bị khổ.
11/04/2013(Xem: 11284)
Một con người với nhiều huyền thoại bao phủ theo từng bước đi, dù ngàn năm trôi qua nhưng dấu ấn vẫn còn đong đầy trong tận cùng tâm thức, hạnh nguyện độ sanh vẫn lớn dần theo nhịp tử sinh, in dấu trên từng hoá độ, kỳ bí trong vô cùng không tận, không ngôn ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Một sự lặng thinh phổ cập trên từng đường nét, chỉ có cõi lòng thành kính tri ơn, nhớ ơn, biết ơn, được nhân dân tôn thờ lễ bái
11/04/2013(Xem: 5121)
Bé Phương chạy quanh quẩn trong sự chăm nom đầy tình thương yêu của Mẹ. Sống ở một miền quê, cách thành phố nhộn nhịp huyên náo không xa, nhưng với mật độ dân cư thưa thớt lúc bấy giờ, nơi đây trở nên trống vắng, cảnh thôn dã về đêm cô liêu tịch lặng. Mỗi khi hoàng hôn phủ xuống, những ngọn đèn dầu leo lét được thắp sáng, sự yên tĩnh của khí trời cùng hòa quyện tiếng kêu xa của loài côn trùng rĩ rả.
11/04/2013(Xem: 5487)
Mẹ tôi đã thật sự ra đi!!! Tôi vẫn biết rồi ai cũng phải chết, nhưng sao vẫn đớn đau vô ngần. Có ai biết được tâm trạng của những người con mất Mẹ. Tôi cố nén lòng mình, nhưng nỗi đau vẫn tuôn trào biến thành những giọt nước mắt. Những giọt nước mắt ấy dù đi ra hay chảy ngược vào trong tâm khảm,vẫn không có nghĩa lý gì vì không thể nào khỏa lấp được nỗi bơ vơ cùng tận.
11/04/2013(Xem: 4822)
Hình ảnh đàn gà con chạy quanh quẩn, ngơ ngác kêu la thất thanh một khi lạc bầy, mất mẹ; trong chúng ta ai cũng từng thấy và cảm nhận trong đời sống thường ngày. Điều này, đã chứng minh hùng hồn rằng tình thương yêu phụ mẫu tử không chỉ thể hiện sâu sắc trong phạm vi loài người.
10/04/2013(Xem: 5056)
Từ ngàn xưa cho đến hôm nay, đã có rất nhiều, và rất nhiều cảm niệm về Mẹ. Mẹ, chỉ có một ý niệm này thôi mà đã thôi thúc bao áng văn hay, trác tuyệt diễm lệ để diễn tả về Người; và, cảm nhận của chúng ta về Mẹ thì dường như bất tận. Sao lại không bất tận? Tình Mẹ đối với con đâu có ý nghĩa về không gian và thời gian, bầu sữa Mẹ có thể dứt nhưng tình thương của Mẹ không bao giờ chấm dứt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]