Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm Thư Hoa Hiếu Nghĩa…!

21/08/202121:37(Xem: 3845)
Tâm Thư Hoa Hiếu Nghĩa…!

Tâm Thư Hoa Hiếu Nghĩa…!

Tâm Thư Hoa Hiếu Nghĩa 2Cung kính Trân Nghiêm: Hai đấng sanh Thành cho chúng con thân mạng, để đủ phúc lành nương tựa Ba Ngôi Tăng Bảo.
Tác Giả Bên Song Thân- mùa Xuân Tân Sửu- 2021

Ánh trăng Lăng Nghiêm vừa tròn tháng bảy, mùa Vu Lan về trên triền cõi hương tâm, bậc Hiền Tăng Minh Thế muốn gói trọn tâm tình vào bên trong sự vắng lặng, ngưỡng cửa mùi thơm loài hoa tinh dịu tường Hồng trên ngực áo Huỳnh y giác ngộ, khi ai còn Cha Mẹ giữ đời, ấy là vàng châu Ngọc Bích vô giá đời con.

Ngưỡng nguyện cho cha mẹ quá vãng, hoa trắng bạch không như mây đài ngũ sắc ban tặng cho chúng con một tình hoa thơm trắng cài lên chiếc Huỳnh y phàm Tăng tục thiện mãi vẫn còn chút tinh nguyên mùi thơm bạch dị mẹ hiền cha yêu, dù ở xa chúng con vẫn luôn có mẹ bên trong tâm Phật, bên cha là vị hiện thời Thích Ca Văn, giáo hoá Bồ tát Mục Liên Tôn Giả cứu thế độ vọng, giúp cha mẹ bảy đời siêu sanh lạc cảnh, tái sanh niềm an dưỡng Tây quy.

    “ Hoa Tình Mẹ, Nghĩa Ân Sâu Báo Đáp.
       Gốc Hương Từ, Cha Dạy Bảo Đàn Con.
       Một Trăm Năm, Lấy Hiếu Đức Sắc Son.
      Tình Muôn Hạnh, Vun Bồi Áng Trăng Non.”
     “ Trích Thơ: Tịnh Tu Ngẫu Vịnh-  Thích Minh Thế …”

Mùa Vu lan năm nay, thầy trò chúng ta đang đi vào tâm chứ không thể hiện những pháp lễ Vu Lan như mọi năm, vì nguyên nhân dịch bệnh COVID-19 đang làm thế gian điên đảo, khiến cho Cha Mẹ mất con cái, con cái mất đi cha mẹ trở thành mồ côi, anh em mất nhau, bạn bè đồng nghiệp mất đi tình bạn thiêng liêng cao cả.

Vì vậy, Thầy và trò chỉ tâm niệm bằng lời tâm thư hoa Hiếu nghĩa. Gọi là nhịp cầu món quà yêu thương cài lên ngực áo của em giữ cuộc tình nhân thế.

Các học trò thương thương quý mến của Thầy…!

Các con đã khép mình ngồi yên hơn hai tuần, một tháng, hai tháng, đến ba tháng, chưa có dịp gặp nhau, vì lệnh chỉ thị 16 phải không..? Thương cho các con nhiều vì phải ngồi yên để phòng hộ giới thân, phòng hộ tâm thức, giữ gìn chung sức cho cộng đồng và xã hội, cho chính gia đình mình, cho anh chị em đồng tu trở về giữ gìn niềm tin Chánh pháp.

Hiền Tăng Minh Thế, Thầy của các con cũng phải ngồi yên như mọi người, quay về niệm công Đức Chư Phật, Thiền Thất thiếu nhiên gần 3 tháng 15 ngày không đi đâu, dù đó là sự chết của thí chủ, Hiền Tăng Minh Thế cũng thực hành pháp an trú, gọi là Tâm Niệm An cư, tự thân nổ lực hơn nữa cầu nguyện cho mọi người được Tâm trí bình an.

Các con biết không, Thầy mỗi ngày tụng kinh pháp hoa, Đọc tạng A hàm trong đại tạng,  viết bài, nghiêm cứu học thuật về nghiêm tầm giáo lý, ứng hành thức yếu từ nguồn tuệ giác chư vị tôn túc chỉ giáo.

Vu Lan năm nay, Thầy có đọc bài kinh:

Tăng Nhất A Hàm, do Ngài Minh Châu Dịch.

“Này các tỳ kheo! Có hai người mà các thầy không thể nào đền ơn cho hết được, đó là cha và mẹ. Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi xa ngàn dặm, cung phụng đủ mọi thức ăn, đồ mặc, chăn nệm và thuốc thang, thậm chí cha mẹ có tiểu tiện, đại tiện trên vai đi nữa, cũng chưa trả được ân sâu cha mẹ.

Các thầy phải biết, ân cha mẹ nặng lắm, bồng bế nuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc, làm cho ta trưởng thành. Vì thế, mà biết ân đó khó trả. Do vậy, người con hiếu thảo muốn báo đáp công ơn cha mẹ đúng chánh pháp cần phải thực hành những việc sau đây:

      – Nếu cha mẹ chưa có niềm tin, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm tin tưởng tam bảo.
      – Nếu cha mẹ xan tham, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm bố thí.
      – Nếu cha mẹ theo điều ác, phải khuyết khích cha mẹ hướng về đường thiện.
      – Nếu cha mẹ theo tà kiến, phải khuyết khích cha mẹ trở về với chánh kiến.

Làm được như vậy là trả ơn cha mẹ đúng với chánh pháp, khiến cha mẹ không những được an vui trong hiện tại, mà còn gieo phước lành trong tương lai”.

Trong lời dạy sâu sắc của Thế Tôn chỉ cho các vị Tỳ Kheo nên liễu đời tu học vận hành cho mình một trong những Pháp ứng dụng sau. Giờ này Thầy chia sẻ cho các con với mấy điều sau đây:

       1: Giữ gìn Quy Kính:

Thật vậy đệ tử Phật cần phải quy kính ba ngôi Tam bảo thường trụ, như cung kính cha mẹ hiện tiền Hiếu dưỡng Đức tánh, giữ gìn quy kính bậc cha mẹ nhiều đời vô thỉ kiếp, lúc ấy chính ta có thêm nhiều hạnh nguyện. Nên trong kinh Vu Lan chính Đức Thích Ca Từ Thị Mâu Ni Văn Phật dạy cho Tôn giả A- Nan đà những lời ngọc vàng trong mười đều cao cả:

       “ … Một là thai mang giữ gìn. Vì nghiệp lực nên chúng sinh thác thai mẹ. Mẹ lâu ngày khổ sở, chín tháng cưu mang, nặng nhọc như đội đá, đi đứng ngại gió mưa, quần áo không sửa soạn, trang điểm còn kể chi.

        Hai là sinh sản khổ sở. Đến tháng thứ mười, gần ngày sản nạn, thì đêm đêm như bịnh nặng, ngày ngày tợ hoàng hôn. Khiếp hãi lo nghĩ, lệ sầu tuôn rơi, chỉ sợ tử thần không dung tánh mạng.

        Ba là sinh rồi quên lo. Trong khi sinh đẻ, gan ruột từ mẫu tuồng như xé rách, đau đớn mê man, máu huyết dầm dề. Nhưng nghe con an toàn thì vui mừng quên hết. Song vui đó lại buồn đó, lo nghĩ xiết ruột gan.

       Bốn là nuốt đắng nhổ ngọt. Tình thương cha mẹ thật sâu nặng, thương mến có bao giờ lạt phai. Nhổ ngọt không tiếc nuối, nuốt đắng nào phiền hà. Thương mến càng sâu đậm, bi sầu càng tăng thêm. Miễn sao con no ấm, đói khát mẹ nào từ.

       Năm là nhường khô nằm ướt. Mẹ nằm chỗ ướt át, nâng con chỗ ấm khô. Đôi vú no đói khát, hai tay che gió sương. Yêu thương quên ngủ nghỉ, sủng ái hết giá lạnh. Chỉ mong con yên ổn, mẹ hiền không cầu an.

      Sáu là bú mớm nuôi nấng. Mẹ hiền ơn hơn đất, cha nghiêm đức quá trời. Che chở ơn cao dày, cha mẹ nào tính toán. Không hiềm không mắt mũi, không ghét què chân tay. Con sinh ra từ bụng mẹ, còn đổi dạ thương ai.

       Bảy là tắm rửa săn sóc. Không nghĩ thân phận mình, chỉ lo con bệnh tật, cho nên hết lòng tắm rửa săn sóc. Áo quần lo cho con, rách rưới mẹ cam chịu. Thân con được ấm áp là lòng mẹ ấm áp.

      Tám là xa cách thương nhớ. Chết mà từ biệt, đã đành khó nhẫn; sống mà biệt ly, lại càng thương nhớ. Con đi đường xa cách, lòng mẹ bóng theo hình. Ngày đêm không thư dạ, sớm tối nào tạm quên. Khóc như khóc vượn nhớ con, thương nhớ nát can trường.

       Chín là vì con làm ác. Lao khổ đủ muôn bề, bữa ăn rất khó kiếm. Vì muốn con no ấm, việc ác mẹ khó từ. Nuôi khôn lớn, lo gầy dựng. Lo cơm áo, sợ cơ hàn. Kho nấu bao sinh vật, cũng vì ngon miệng con.

       Mười là thương mến trọn đời. Ân đức của cha mẹ cao sâu hơn trời đất. Hi sinh hết tất cả, vẫn thấy chưa vừa lòng. Mẹ già hơn trăm tuổi còn thương con tám mươi. Tình thương có ngừng chăng, chỉ hơi thở cuối cùng”.

      Qua mười lời dạy sâu sắc, mỗi năm Vu Lan về, chính Kẻ Sĩ Thế Tôi phải Đảnh lễ quy kính Chư Phật, nhờ vậy mà hiểu hơn liễu tri hơn trong pháp hành giữ gìn quy kính.

Mùa Vu Lan trong dịch bệnh Trần kha COVID-19 này, Thầy mong tất cả các con trong ánh sáng niềm tin Hiếu kính, nếu ai còn cha mẹ nên hết lòng phụng dưỡng chớ có hỗn sượt với mẹ cha, nếu cha mẹ quá vãng rời cõi tạm các con nên tranh thủ ngồi yên trong mùa dịch bệnh mà tụng trì kinh Vu lan ngõ hầu báo đáp bốn ân mang nặng sinh thành.

 Tinh tấn các con nhé…! Chúc an yên trong vu Lan pháp học này mà Thầy trao cho các con.

       2: Tín Tâm Bố Thí:

Các con biết cách bố thí đúng thời mua hoa dâng Phật tức dâng mẹ hiền của ta, cha ta trong cuộc sống. Làm việc này tất cả là cõi lòng trong dưỡng Đức sâu, nên tín tâm bố thí cho ai đó nghèo trong mùa dịch bệnh COVID-19 thì hãy giúp họ vượt qua hoàn cảnh khó.

Các con biết không, sở học bố thí là nền tảng chân lý đi về trong đường Bồ Tát Đạo, Bồ tát hạnh, Bồ Tát nguyện, bằng chân tâm bố thí ta sẻ gặt hái nhiều tư duy Chánh kiến Hiếu thuận vào gốc rễ Bồ đề tọa.

Vu Lan là nơi ta cần liễu tri thực tập, nên Thầy có dòng tâm sự này mong các con giữ gìn: “ Thí Tâm Bản Hạnh, Nguyện Ứng Từ Bi.”nghĩa là: “Bố thí theo năng lực hạnh nguyện, để khởi vận dụng đúng thời từ Bi tâm ấy là tình thương trong đời sống tu học.”

Hôm qua, sau giờ ngồi thiền trì kinh Vu Lan, Thầy có nghiệm về lời dạy sau:

“ Phàm làm học trò Phật phải nổ lực tu học tinh tấn, giữ gìn cương pháp thân nghiêm, thì vị ấy sẻ có lối hành thông trí, giải nghiệp ức khiêng trong muôn vàn ái dục. Nếu vị xuất gia biết giữ tâm kính ý, cung kính Thân mẫu, Hiếu dưỡng giáo hoá Nghiêm Phụ, thì tức thời Bồ đề quả vị, tự ngộ nhiên lai…!”

Lời dạy ấy thật đi vào bên trong Thầy, nên giờ trao cho các con nhớ đó làm kim chỉ nam mà tu học.

      3: Dưỡng Tình Hiếu Nghĩa:

Là người con Phật cần dưỡng tình Hiếu Nghĩa vì cha mẹ sinh ta ra giữa dòng đời đó là duyên, nhưng cộng nghiệp thiện ác đời quá khứ, cũng có khi ta đến giữa đời là trả ân cha mẹ, cũng đôi lúc ta đến giữa đời báo oán báo thù, vì ân ái là nghiệp sinh tử, nên khi ta sống có nghĩa có tình thì tức khắc ta sẻ giúp cha mẹ biết Quy y Tam bảo, Niệm Phật một tiếng, bố thí giúp nghĩa khi họ khó khăn.

Trong những ngày an yên thiền thất, Ứng Thế Sĩ Tôi, đã khởi tâm đọc bản kinh : Phật Thuyết về Người Con Hiếu Thảo- Bản dịch của Ni sư Thích Nữ Tịnh Hiền.

     “Một hôm Đức Phật hỏi các vị sa-môn:

– Cha mẹ sinh được con, phải chịu mười tháng mang thai, thân như bệnh nặng, đến ngày sinh sản, mạng mẹ nguy nan, lòng cha sợ hãi, tình cảnh lúc ấy, thật khó tả hết. Sau khi sinh xong, chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. Lòng mẹ chí thiết, máu biến thành sữa, tắm rửa ẳm bồng, lo cho cơm áo, dạy dỗ bảo ban, dâng cầu thầy bạn, phụng hiến lên vua.

Khi con vui vẻ thì cha mẹ vui theo; khi con đau khổ thì lòng mẹ héo úa. Khi con vắng nhà thì thương nhớ, lúc con trở về thì ôm ấp vỗ về. Lòng mẹ cha luôn lo sợ cho con không thành người. Ân đức cha mẹ, rộng lớn như thế, làm sao báo được?

Sa-môn bạch Phật:

– Bạch Đức Thế Tôn! Cần phải dùng hết lễ nghi, dốc hết lòng từ phụng dưỡng để báo đáp ân đức sinh thành cha mẹ.

Thế Tôn lại hỏi:

– Con phụng dưỡng cha mẹ, dâng trăm vị ngon để cha mẹ dùng, trổi nhạc hay, làm cha mẹ vui, cung cấp y phục tốt nhất để cha mẹ mặc, vai cõng cha mẹ đi khắp nơi, dùng tuổi thọ mình để báo đáp ân đức cha mẹ sinh thành. Như vậy được gọi là hiếu chăng?

Sa-môn bạch Phật:

– Bạch đức Thế Tôn! Đó là đại hiếu, không còn gì hơn!

Thế Tôn lại bảo:

– Như vậy cũng chưa phải báo hiếu! Giả sử cha mẹ si ám, không kính thờ Tam bảo, bạo ngược hung tàn, lạm dụng chiếm đoạt của người một cách phi lí, dâm dật chạy theo nữ sắc, dùng ngôn từ hư dối trái đạo, rượu chè hoang loạn, làm trái chính đạo. Cha mẹ làm những việc hung ác như vậy, làm con phải can gián để khai sáng cho cha mẹ. Nếu vẫn còn mờ mịt, thì phải lập tức khai hóa, dẫn các thí dụ, nêu các sự việc tương đồng như chỉ lao ngục của vương gia, tù nhân bị hành hình, rồi nói: “Đây là những người không theo phép luật, nên thân phải chịu khổ hình, tự rước lấy cái chết. Sau khi chết, thần thức bị giam cầm trong địa ngục, chịu cảnh nước sôi lửa đốt, muôn thứ khổ hình, kêu gào mà chẳng ai cứu giúp. Cha mẹ tạo nghiệp xấu ác như vậy, mới gặp tai ương này. Nếu cha mẹ cũng chưa chịu thay đổi, thì phải khóc lóc, thở than, nhịn ăn nhịn uống. Bấy giờ tuy cha mẹ vẫn chưa hiểu, nhưng vì đau đớn bởi tình yêu thương thế gian, vẫn sợ con mình chết. Bấy giờ người con nên cố gắng nhẫn chịu, khuyên cha mẹ hạ lòng tôn kính chính đạo…..”(1)

        Qua lời dạy trên rút cho mình pháp học cần dưỡng tình Hiếu Nghĩa đưa cha mẹ về Quy y Tam bảo. Cung kính phụng dưỡng như ngày ta mới sinh ra cha mẹ phụng dưỡng không tham thở.

      4: Gốc Rễ Quy Y:

Nghĩ là ta phát tâm quy y Tam bảo như gốc rễ tự rữa sạch vết bùn lầy lầm lạc mà do ta tạo vô thỉ kiếp, khi gốc rễ Quy y phát sinh, thì niềm tin trí tuệ phát triển, năng lượng tu học sẻ được tốt hơn.

Vu Lan về ta cần Quy y cho cha mẹ đã qua đời từ nhiều năm tháng kiếp trượt lầm mê, vì cha mẹ đã chưa đủ duyên gặp Phật, Quy y Tăng già. Nên vì vậy phải cầu thất thế mẹ cha thí chủ, định tâm an trú thiền mà chuyển hoá nội tâm.

Cho nên Đức Thế Tôn có dạy rằng:

      “Vô thỉ là luân hồi. Này các tỳ kheo, không dễ gì tìm được một chúng sanh trong một thời gian dài này lại không một lần nào làm mẹ, làm cha”. (2).

Các con trong mùa Vu lan năm nay cần nên chiêm nghiệm và thực hành vận dụng từ gốc rễ Quy y quay về niềm tin Tam bảo.


      5: Thâm Sâu Nguồn mạch Pháp:

Thực hành pháp thâm sâu đó là tín hạnh nguyện lưu giữ cho cha mẹ, mang vào vận hành khi mẹ đã cực khổ nuôi dưỡng ta nên người.

Pháp thâm sâu cần thiết trong mùa Vu lan về thì các học trò ngồi yên biên chép kinh theo tâm nguyện, ngõ hầu dâng lên cha mẹ để báo đáp chút thâm sâu nguồn mạch Pháp.

Trong lời huấn thị của Đức Phật ngài có dạy cho các vị tỳ kheo và tôn giả A-Nan trong phương tiện báo ân, phẩm Hiếu dưỡng như sau:

“Bấy giờ Đức Như Lai, hiện ra những thân như thế rồi, Ngài bảo Tôn giả A Nan, và các vị đại Bồ Tát ở khắp mười phương và tất cả chúng sinh rằng:

- Các Thiện nam tử! Nay Như Lai, khắp biết chân chính, tuyên nói lời chân thực rằng: Phật pháp vốn không có ngôn thuyết, Như lai dùng phương tiện nhiệm mầu hay dùng pháp không tướng ấy (tùy cơ phương tiện phân biệt) mà nói danh tướng! Như Lai khi còn phải ở trong đường sinh tử, ở trong tất cả loài chúng sinh, cũng đã phải chịu đủ mọi thân hình nhiều như những hạt bụi, không thể lấy lòng nghĩ, miệng bàn cho xiết được.
     
Vì phải chịu thân như thế, cho nên tất cả chúng sinh, cũng từng đã làm cha mẹ của Như Lai, Như Lai cũng đã làm cha mẹ của tất cả chúng sinh, vì tất cả cha mẹ, nên Như Lai thường làm khổ hạnh khó làm, bỏ cả những sự khó bỏ như : Đầu, mắt, tủy, não, quốc, thành, thê tử, voi, ngựa, bảy báu, kiệu cáng, xe cộ, y phục, ẩm thực, đồ nằm ngồi, thuốc thang, cấp cho tất cả, siêng tu tinh tiến, bố thí, trì giới, đa văn, thuyền định, trí tuệ, cho đến đầy đủ tất cả vạn hạnh, thường không dừng nghỉ, tâm không biết mỏi mệt hiếu dưỡng cha mẹ, biết ơn trả ơn, nên mau chóng thành Vô thượng Chính đẳng Chính giác.


Bởi thế, chính tất cả chúng sinh, đã khiến cho Như Lai, đầu đủ bản nguyện, vì thế nên biết, tất cả chúng sinh, là trọng ân đối với Phật, vì có trọng ân như vậy, cho nên Như Lai không bỏ chúng sinh, Như Lai đem tâm đại bi thường tu tập phương tiện hữa vi để cứu độ chúng sinh. Như Lai vì tất cả chúng sinh ở trong ba cõi, hai mươi lăm cõi, mà không nghĩ đến công lao của mình.

Thường tu hành từ bi bình đẳng, xả hành phương tiện, thấu suốt tất cả chúng sinh không, pháp không, năm ấm không, cho nên không thoái chuyển tâm Đại thừa, để an vui lấy một mình, không để mất Đại nguyện, bỏ chúng sinh chìm dắm trong bể khổ sinh tử, chẳng trược Tiểu thừa chấp “không”, chẳng đọa phàm phu chấp “có”, tu hành thực tướng phương tiện, chẳng bỏ lối tu hành Nhị thừa, học tất cả phương tiện.

Tu mọi hạnh như vậy, là phương tiện nhiệm mầu sâu xa, cho nên thấu suốt được thực tướng cả các Pháp, rồi tùy theo căn cơ của chúng sinh mà phật nói pháp trước, sau có khác.

Nhưng, vì chúng sinh mê muội điên đảo, lầm chấp thấy có ba Thừa, bị ái dục che đậy, chìm dắm trong bể khổ, bị bốn đảo làm cho điên đảo: Đối với các pháp hữu lậu, vọng tưởng phân biệt; đối với các pháp là vô ngã, vọng tưởng thấy có ngã; đối với các pháp không phải là vui, vọng tưởng chấp cho là vui; đối với các pháp là bất tịnh, vọng tưởng, cho là tịnh, sinh, lão, bệnh, tử, biến đổi hoại diệt, niệm niệm vô thường, năm cái, mười triền che đậy, luân hồi ba cõi, phải chịu sinh tử không có trước sau, cũng như vòng bánh xe, bởi thế Như Lai, lập giáo cũng tùy theo cơ nghi của chúng sinh, mà chia ra có ba tạng cho đến mười hai bộ Kinh, đạo hóa chia giòng, tùy theo tín tâm nông sâu, nói ra mọi kinh điển biện duyên, khiến cho chúng sinh có thể liễu ngộ được thực tướng của các pháp mà chứng Niết Bàn giải thoát….”(3)

Thầy nghiền ngẫm pháp học này nên thấy tâm đắc trong đời, nếu vị xuất gia hay tại gia Bồ tát cũng nên cần thực hành pháp để thâm sâu nguyện lành trong Chánh pháp từ đời này qua đời khác.

Các con cần tu học tốt hơn nữa để tự giải thoát cho mình trong đời này và muôn đời vị lai, Nguyện cứu độ cha mẹ bảy đời bị nghiệp lực trong vòng trầm Kha luân hồi đâu khổ.

Tinh tấn lên các con nhé, để dũng tiến trên đường đạo.

Tâm Thư Hoa Hiếu Nghĩa 1
 
Tác giả Bên Bà Nội- Pháp Danh Tâm Nguyện, Pháp Tự Tịnh Bang. Tục danh Trần huý Thị Lợi. Sinh năm 1921.
Người đã tạo nên một hướng đi tâm linh. Kỷ niệm Xuân Tân Sửu 2021.


 
6: Áng Mây Tình Mẹ:

 Mẹ là tiếp nối sự thành công cao cường giữa đời cao bằng tình thương yêu vô bờ, Cha là ngọn đèn dầu nghiêm nghị luôn ôn tồn bảo vệ đời con. Chính vì thế Vu Lan năm nay, thầy được học thêm lời từ mẫu thân của Thầy trao lại, lời dạy ấy thật sâu sắc: “ Năm nay hạ về, trong hoàn cảnh khó khăn, dịch bệnh chia cắt hai niềm, Thầy luôn giữ gìn Bồ đề tâm giới như hạnh nguyện tỳ kheo mà thầy đã thọ, nhớ tu thân dưỡng tâm, nhớ tu Huệ dưỡng trí, nhớ bảo trọng thân thể như chính Thầy học được từ niệm công Đức Phật kim cang thượng sư Tây Phương lạc cảnh Di Đà. Tuổi hạ thêm tròn Vu Lan thêm tình, luôn nhớ ngẫm lại nguồn cội Chánh Pháp mà Đức cha lành chỉ giáo….”

      Thế rồi mẹ bảo:

      “ Thầy nhớ giữ gìn tình mẹ dưỡng cha trong Vu Lan Hiếu kính trở thành áng mây tình mẹ thiêng liêng…! “

       Các con biết không, hạnh phúc lắm khi được mẹ và cha chia sẻ, vì mình biết rằng mẹ ba đã luôn luôn dõi theo thân hành tâm thức ta.

      Mong các con thức tỉnh nguồn mê quay về bến giác.

      7: Trăng Sáng Nghiêm Từ:

Vu Lan về ánh trăng sáng thật lung linh, trăng sáng nghiêm từ tượng trưng cho người cha it nói, nhưng rất chân tình, chỉ theo dõi đàn con trong từng dấu chân đi.

Trăng sáng bao nhiêu tình cha đẹp bấy nhiêu, nên Thầy nhớ lời Ôn Thiện Hạnh dạy rằng:

“ Giữ giới như trăng sáng ở tâm, vì giới như bầu trời đứng ngọ, ngũ sắc mây bay giữa cung trời tự do. Nên làm vị Tỳ Kheo cần giữ giới đã thọ trì, tu học hành trì Pháp Hoa Kinh mà nhất chuyên công phu niệm Phật Di Đà mới là người con Phật xuất gia, y nguyên mà cầu phúc cha mẹ trường thọ bên đời. Ấy là vị Tỳ Kheo có trí.“

Thức tỉnh thực hành thầy nhớ lắm câu nói ấy, giờ trao lại cho các con. Vu Lan năm nay Tôn Sư Thiện Hạnh đã về cõi tịnh lạc bằng liên Thuỳ, học công hạnh ấy như tâm sáng vầng trăng.

      8: Vượt Qua Thời Hoạn Dịch:

Vu Lan năm nay khác hơn mọi năm các con ạ…? Vì dịch bệnh COVID-19 đang lang thang tiềm ẩn quá nhiều, nên thầy trò chỉ hướng về tâm linh mật niệm, chỉ lần chuổi niệm công Đức Phật A Di Đà thì sẻ cúng dường cho Cha Mẹ Trường thọ thêm tuổi, niềm tin Chánh Pháp vững chắc, tím tâm tăng trưởng, hạnh tu sáng hơn.

Vu Lan lần này cầu nguyện cho các vị chân linh, hương linh, không may xã báo thân trong thời dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam và Thế giới, theo sở nguyện mà tự tại đôi bờ sanh tử, chốn lạc bang Huyền giác tiêu diêu sanh an lạc dưỡng.

Thầy trò chúng ta phát nguyện đồng tu giữ gìn thế giới vượt qua nạn thời dịch bệnh thế kỷ mà đời các con và thầy chính như nhân chứng thời cuộc thịnh suy vô thường sanh tử.

Nổ lực tu học nghe không…!

     9: Giữ Giới Pháp Tâm:

Các con nhớ học cách giữ giới pháp tâm, ai thọ tam quy giới, thọ trì năm cấm giới nhớ tu học tinh chuyên, ai thọ thật thiện giới nhớ giữ tâm trong sạch, ai thọ giới Bồ Tát càn thông minh hơn khi biết hướng tâm an tỉnh. Vị ấy là học trò ngoan của chư Phật.

Nên trong kinh Tâm Địa Quán, Đức Thế Tôn đã chỉ giáo như sau:

“Thiện-nam-tử! ƠN CHA MẸ: Cha có "từ-ân", mẹ có "bi-ân". Bi-ân của mẹ, nếu Tôi ở đời trong một kiếp để nói về ơn ấy cũng không thể hết được. Nay Tôi vì các ông nói một ít phần về công ơn ấy để các ông hiểu: Giả-sử có người vì việc phúc-đức, cung-kính, cúng dàng một trăm vị Đại-bà-la-môn tịnh-hạnh, một trăm vị Đại-thần-tiên được năm pháp thần-thông, một trăm người bạn lành, xếp đặt cho các vị ấy ở yên trong nhà thất-bảo rất đẹp, đem trăm nghìn thứ đồ ăn ngon quý, y-phục bằng mọi thứ báu tua rủ các chuỗi ngọc, dựng các phòng xá bằng gỗ chiên-đàn 10, trầm-hương, chăn gối, giường nằm trang-nghiêm bằng trăm báu, cùng trăm thứ thuốc thang chữa khỏi các bệnh và nhất tâm cúng-dàng trọn trăm nghìn kiếp, cũng không bằng một niệm để tâm hiếu-thuận, đem chút ít vật nuôi nấng sắc-thân bi-mẫu. Và, theo chỗ cúng dàng hầu hạ ấy, đem so-sánh với công-đức trước thời đến trăm nghìn vạn phần cũng không thể nào xét lường kịp.

Sự thương nhớ con của bi-mẫu ở thế-gian không gì sánh được. Ân ấy đến với con ngay từ khi chưa có hình-hài. Nghĩa là bắt đầu từ khi thụ-thai, trải trong mười tháng, đi đứng, ngồi, nằm, mẹ chịu mọi khổ-não, không thể dùng miệng mà nói hết được. Tuy có những sự dục-lạc, ẩm-thực, y-phục nhưng, mẹ vẫn không sinh tâm ưa thích, mà tâm mẹ chỉ luôn luôn lo nghĩ đến con không quên nhãng.

Hãy tự suy-nghĩ: khi sắp sinh-sản, mẹ âm-thầm chịu đựng mọi khổ, ngày đêm sầu-não. Nhưng, đến lúc lâm-bồn, sự đau-khổ ấy quá đỗi, như trăm nghìn mũi nhọn bâu vào cắt xé, thực không thể nào kể xiết được, có khi đến chết. Sinh nở rồi, mẹ không còn bị khổ-não gì nữa, lúc đó họ hàng thân-thích vui mừng vô tận, cũng như người đàn bà nghèo được ngọc Như-ý. Khi đứa con cất tiếng khóc chào đời, mẹ như là người nghe được âm-nhạc. Mẹ dùng ngực mẹ làm nơi ngủ-nghỉ của con và trên hai đầu gối mẹ, thường thường là nơi chơi giỡn của con. Trong nơi ngực mẹ tuôn ra những dòng sữa như nước suối cam-lộ để nuôi lớn con. Ơn nuôi lớn ấy nhiều hơn trời đất và đức thương-xót ấy rộng lớn không gì sánh được. "Thế-gian, núi non là cao, ơn bi-mẫu còn cao hơn thế - cao hơn cả núi Tu-di. Thế-gian cõi đất là nặng, ơn bi-mẫu còn nặng hơn thế!"

Thảng-hoặc có con trai, con gái nào bội-ân, không hiếu-thuận với cha mẹ, làm cho cha mẹ sinh tâm oán-niệm, mà mẹ bực-bội, thốt ra một lời nói ác, tức thời con phải sa-đọa theo lời nói ấy, hoặc vào địa-ngục, hay ngã-quỷ, súc-sinh. Thế-gian, nhanh gì hơn gió dữ, một chút oán-niệm của cha mẹ còn nhanh hơn gió ấy, hết thảy Như-Lai, chư Thiên, Kim-cương cùng các vị Tiên được năm pháp thần-thông… không cứu-hộ được.

 Nếu thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân nào theo lời dạy bảo của bi-mẫu và thừa-thuận không trái, thời được chư Thiên hộ-niệm, phúc-lạc vô-tận. Những nam, nữ ấy tức là dòng giống tôn-quý của Thiên, Nhân, hoặc là Bồ-tát vì độ chúng-sinh, hiện làm nam, nữ đem lại lợi-ích cho cha mẹ….”(4).
   
Các con càng tu học càng tinh tấn trong mùa Hiếu hạnh Vu lan năm nay.

Qua chín thứ bông hoa Hiếu dưỡng, như bản nguyên các con tự thân quay về.

Năm nay, 2021 Vu lan khó quên, lần đầu trong Chánh pháp mà không tổ chức Vu lan rình rang, âm thầm như hạt bụi hơi thở giữa cõi Huyền vầng trăng thương yêu thơm thảo.

Nhớ lời dạy của Phật tinh tuý và sắc nét:

         Thuở Phật còn tại thế có một vị chư Thiên đến hỏi :

          “Bạch Đức Thế Tôn, làm sao để có được vận may?”

Phật đáp:

“ Phụng dưỡng cha và mẹ là vận may tối thượng”. (5)

Năm nay trong khi Việt Nam và Thế giới đã và đang chống dịch, Thì thầy chỉ ngồi yên khi mọi người ngồi lại thực tập cầu nguyện cho Thế giới an lành, chư Tăng tinh tấn.

Thầy đã thay lời phục nguyện kỳ siêu:

      -Phụng vị Cầu Siêu Pháp giới đa sanh phụ mẫu, hiện tại sanh thành phụ mẫu, tứ thân phụ mẫu, lục thân quyến thuộc, thất thế phụ mẫu, Cửu Huyền thất tổ, lụy thế thân duyên quá cố hương linh liệt vị.

      -Phụng vị Cầu Siêu Bách Gia bá tánh tiền hậu công đức, quá cố ân nhân, quy y ký nguyện cầu siêu, nhập ư linh sớ, ký danh, ký nguyện vọng bái gia Trung cầu siêu nam nữ hương linh,  phổ cập chúng sinh âm linh cô hồn, oan gia trái chủ, cừu thù chấp đối liệt vị.

       -Phụng vị Cầu Siêu Chư gia bá tánh, cung ngộ Trung Nguyên Vu Lan Thắng Hội, xá tội vong nhân, ký danh cầu siêu nam nữ hương linh, vong linh liệt vị.

       -Phụng vị Cầu Siêu Thiên Tai, Địa Chấn, Bão Lũ, Hoả Tai, Đại dịch Covid, nhất thiết nạn trung, chư nhơn tử nạn, thảm tử uổng vong nhất thiết hương linh liệt vị.

        - Phụng vị Hợp nhất Chơn Tâm, Thế giới xã báo nạn nhân, dịch thời lâm nạn hành vi, Covid di báo  nghiệp chướng sanh tiêu, cảnh lành an dưỡng cõi tịnh tuỳ duyên. Nhất thiết gia bị, trì nguyện chơn linh Liệt vị.

Qua năm phục nguyện hằng ngày mong Vu lan về luôn an tịnh.

Thật hạnh phúc cho chúng con, mùa An cư năm nay tuy dịch thời bệnh tật, nhưng chúng con đã tâm niệm thiết lễ an cư đúng pháp di huấn Thế Tôn chỉ giáo y cứ giới nghiêm mà bản nguyên thành tựu.

Vu Lan vọng về, Kính Nguyện chư tôn túc Thiền Tăng Phương Trượng, Viện Chủ, Trú Trì, Tổ Đình, Bản tự Tăng Già Lam trú xứ một khánh Lạp y tăng vuông tròn hạnh quả.

Vu Lan vọng về, Cố Đô Xứ Huế, nơi thân giáo dưỡng giới Tăng, tác thành Huệ mạng, chúng con kính dâng lên Tôn Sư truyền giới, Tôn Sư Thế Độ, Giáo Thọ Huấn Thị, dạy bảo tu học, Chư vị giới sư truyền thụ đắc giới đàn đầu, Yết ma, Thất chứng, dẫn thỉnh, Đàn chủ, chúng con kính nguyện, Tăng nghiêm hạ Lạp tròn quả Bồ đề chơn tâm, cho chúng con nương bóng cội Bồ đề tu học. Trên lộ trình giác ngộ chân như.

Vu Lan vọng về, Hướng tâm Chơn Giác-Sài Gòn, Pháp Vân-Đồng Nai, Phước Duyên- Xứ Huế, Phước Thành Bổn Tự- Cố Đô, nơi chúng con vọng bái tác thành, nương chỉ luật sư y Chỉ, trong pháp hạ năm Tân Sửu, tác như y luật giả, cho chúng con đồng âm Đảnh lễ cung kính….! Niệm âm Tăng già.

Vu Lan Vọng về, chư huynh đệ Nam- Trung- Bắc, nơi chúng con Minh Thế kết duyên, nguyện chư huynh đệ Hạ Lạp Tăng Y.

Vu Lan vọng về, chúng con nguyện chư vị Tôn Túc Tăng - Ni Trưởng lão Trú xứ Hải Ngoại, chư vị pháp huynh, pháp đệ một mùa hạ vu lan luôn: Đủ Nguyện Độ Sanh- Lạp Hạ Tăng Trưởng, Hoá Duyên Tịnh Xứ, Nhiếp Nguyện Xương Minh…!

         Vu Lan về chúc cha mẹ hiện thời Phúc báu tăng thọ, Cha mẹ quá vãng, tái sanh cõi tịnh.

        Vu Lan về, hướng tâm đến chư vị thí chủ, Cận sự giới nam, cận thân giới nữ, luôn tinh tấn hộ trì tam bảo một một sáng hơn,  nhất nhất tín Phật Pháp Tăng..!

        Một lần nữa, thành tâm cung kính, cuối đầu vọng niệm, về Tâm Thư Hoa Hiếu Nghĩa Vu Lan…!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Tôn Giả Tác Chứng Tâm Thành Vu Lan mật niệm…! Dịch thời COVID.

Tk: Thích Minh Thế
Bút danh: Hỷ Tâm Hải Triều.
Bút hiệu: Tịnh Nhật Vân Quang
Ngày 21-08-2021
Ngày Âm Lịch: 14-07- Tân Sửu.
Viết tại Thiền Thất Phổ Tịnh- Hà nội, nhân mùa Hạ an cư, giữa mùa bệnh viên phổi COVID-19. Từ nơi xa ấy vọng về tâm hương…!

***********
Ghi chú :
1: Kinh Hiếu Tử là cuốn kinh số 687 trong Đại Chính Đại Tạng Kinh. Kinh này mất tên dịch giả từ chữ Phạm sang chữ Hán và nay phụ vào Tây-Tấn-Lục.- Việt Dịch: Ni Sư Thích Nữ Tịnh Hiền
2: Kinh Tương Ưng- Hoà Thượng thích Minh Châu Dịch.
3: Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân- trích Chương 2 Phẩm Hiếu Dưỡng. Trang 15-17 bản kinh. Dịch giả: Thích Chính Tiến - Thích Quảng Độ. 1962.
4: Kinh Tâm Địa Quán- Phẩm Báo Ân- Kinh này là cuốn kinh số 159 trong Đại-tạng-kinh. Kinh Đại-thừa bản-sinh tâm-địa-quán là cuốn kinh thuộc Đại-thừa-giáo, nói rõ về việc làm của đức Phật trong những kiếp xưa (bản-sinh) và trong hiện-tại, vị-lai. Những việc ấy quán-sát thấy, đều do nơi tâm phát-khởi và sinh-trưởng, tỷ-dụ như đất, muôn vật đều từ đấy phát-sinh (tâm-địa-quán).
Hoà Thượng Thích Tâm Châu Dịch. Trích trang QuangĐức.Com.
5: Kinh Hạnh Phúc




facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4862)
Cuộc thi viết ngắn Mẹ tôi: Ví dầu cầu ván đóng đinh Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi Khó đi mẹ dắt con đi Con đi trường học, mẹ đi trường đời
10/04/2013(Xem: 4912)
Anh Sanjay Kumar, 42 tuổi được dân làng ngưỡng mộ kể từ khi bắt đầu hành trình "Kanwar" - gánh cha và mẹ trên vai, băng qua quãng đường 216 km tới nhà mình ở khu Seelampur, thủ đô Delhi, Ấn Độ.
10/04/2013(Xem: 4720)
Vào buổi chiều mùa hè, một người đàn ông đi cùng một cậu trai; hai người khách đặc biệt ấy xuất hiện trước một nhà hàng. Nhìn họ biết là hai cha con. Người cha mù lòa được đứa con cẩn thận nắm lấy tay trái dắt vào nhà hàng. Cậu trai còn rất trẻ, chỉ khoảng 17 tuổi, ăn mặc rất đúng thời trang, có vẻ như là một học sinh trung học
10/04/2013(Xem: 4906)
Mới đây, những hình ảnh về một con khỉ mẹ ở Ấn Độ đã không quản nguy hiểm lao mình ra đường để cứu đứa con chuẩn bị rơi vào miệng một con chó dữ đã khiến nhiều người không khỏi thán phục.
10/04/2013(Xem: 8281)
Văn như thị, Nhứt thời Phật tại Xá Vệ Quốc. Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên. Đại Mục Kiền Liên, Thỉ đắc lục thông, Dục độ phụ mẫu, Báo nhủ bộ chi ân. Tức dĩ đạo nhãn, Quán thị thế gian, Kiến kỳ vong mẫu, Sanh ngạ quỷ trung, Bất kiến ẩm thực,
10/04/2013(Xem: 4988)
Một gia đình có tiếng ở Mequen đã mất đứa con trai 25 tuổi (tên Arun Gopal Ratnam) vào ngày 4 Tháng Sáu vì bị lửa cháy.
10/04/2013(Xem: 4862)
Vóc dáng đấng cha lành còn đó, hình ảnh pháp hội Linh Sơn như vẫn còn hiện hữu theo dấu chân hàng trưởng tử Như Lai kế thừa đạo pháp. Dù Đức Phật đã thị tịch cách nay 2553 năm, nhưng những lời giáo huấn của Ngài qua pháp âm vẫn còn vang vọng đâu đây để cho tứ chúng đệ tử hành trì tu tập đạo giải thoát, đạo nhân thừa mà hiếu đạo là nền tảng của cổ kim, con người không thể thiếu sót hay thờ ơ được.
10/04/2013(Xem: 4388)
Rằm tháng bảy, Vu Lan không còn là ngày lễ dành riêng cho những người Phật tử, mà dường như nó đã trở thành một ngày lễ truyền thống mà mọi người con nước việt cần tưởng niệm Tri Ân và Báo Hiếu. Con được nuôi dưỡng bằng một tình thương không bờ bến. Con là người được cha mẹ ban ân Nếu không có cha mẹ thì chúng ta không có mặt trên cuộc đời này, thế nhưng, đôi khi có những người con vô tình đánh mất cái tình cảm thiêng liêng yêu quí nhất mà chúng ta dành cho cha mẹ.
10/04/2013(Xem: 5037)
Trước Phật đài Tam Bảo chứng minh. Trong bửu điện trang nghiêm thanh tịnh. Đại Lễ Vu Lan Thắng Hội thập phần viên mãn. Mùa Báo Hiếu thiêng liêng lan tỏa khắp mười phương. Chắc chắn ba ngàn thế giới lay chuyển sáu lần rung động. Chắc chắn mười tám tầng địa ngục sẽ được mở toang. Bởi công ơn Cha Mẹ là một sự hiện hữu nhiệm mầu, tình thương Cha Mẹ là tất cả đất trời cao rộng, ngân hà xao xuyến, vũ trụ nao nao, trăng sao vằng vặc. Là con hiền cháu thảo, ai ai cũng lặng yên, ai ai cũng trầm lắng, để nghe trong sâu thẳm tâm hồn tiếng nói dâng lên cho Cha, dâng lên cho Mẹ trong giờ phút trang trọng này đây.
10/04/2013(Xem: 4553)
Đã mấy chục năm trôi qua, sinh ra làm người giữa cuộc đời này, cho đến hôm nay, hương linh đã chính thức kết thúc cuộc đời con người, đã chấm dứt cuộc sống và chỉ còn vỏn vẹn đêm nay, hương linh lưu lại dưới mái ấm gia đình để rồi mai nay, tất cả nội ngoại con cháu xa gần sẽ chính thức đưa hương linh về nơi an nghỉ cuối cùng trên miền đất của dương thế, một phút chia tay ngìn thu vĩnh biệt. Trước giờ phút âm dương hai ngã, trong cảnh kẻ ở người đi, đất khuất đây còn,.......
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]