Số 23-06/HĐĐH/HC/TB Phật Lịch 2565, Sydney ngày 01/08/2021
THÔNG BẠCH VU LAN PL 2565
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính gởi: Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni, Quý thân hào nhân sĩ, thiện hữu tri thức, Cùng quý đồng hương và chư thiện nam tín nữ Phật tử,
Kính bạch chư Tôn Đức, Kính thưa quý vị,
Thế giới đang trong thời kỳ hỗn loạn bất an, nào động đất, sóng thần, cháy rừng, lại đại dịch Covid-19, đang hoành hành và diễn biến phức tạp, khiến mọi người trên khắp hoàn vũ hoang mang và lo sợ. Theo thuyết duyên khởi Đức Thế Tôn dạy: “Do cái này có nên cái kia có. Cái này không, cái kia không. Cái này sinh, cái kia sinh. Cái này diệt, cái kia diệt”. Vì con người thời 4.0 này quá nóng lòng đạt cho kỳ được những phát minh khoa học, kỹ thuật hiện đại, đầy đủ phương tiện để khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bên cạnh đó nhu cầu hưởng thụ vật chất quá cao, nhất là ăn uống và du lịch, mọi tiện nghi, của cải vật chất cùng thi đua sản xuất; các hãng xưởng khai thác hết công suất, đặc biệt là các trại chăn nuôi và nhà máy chế biến thức ăn gia súc, đã làm tận diệt màu xanh cây cỏ, thay vào đó là những khí độc hại thải vào không khí, biển cả khiến bầu trời bị đục mờ, bầu khí quyển và môi trường nước bị ô nhiễm trầm trọng.
Ấn Quang Đại Sư từng khai thị rằng “Ăn thịt có chất độc, do lúc các con vật bị giết, tâm oán hận kết lại. Bởi thế, khi ôn dịch phát tác, người ăn chay ít bị vướng nhiễm. Hơn nữa, thịt là vật uế trược. Ăn vào máu sẽ bẩn, tinh thần tối tăm, thấy mạnh mẽ ngay đó, nhưng hiệu quả tan đi rất nhanh, dễ tạo thành đầu mối cho bệnh tật. Rau cỏ là vật thanh khiết, ăn vào khí thanh, trí sáng, khỏe mạnh, già chậm, giàu năng lượng”. Do thân, miệng, ý của con người đã tạo quá nhiều bất thiện nghiệp để dịch bịnh Covid-19 trở thành một lời kêu gọi thống thiết nhất cho nhân loại là phải “dừng lại, thường rửa tay, đeo khẩu trang và ở yên một chỗ”.
Hơn hai mươi sáu thế kỷ trước, Đức Phật đã thấy và biết rõ, Ngài dạy hàng đệ tử xuất gia phải tập sống đơn giản, hài hòa với thiên nhiên, trên tinh thần “ít muốn, biết đủ”, hằng ngày phải thiền định và mỗi năm ba tháng cấm túc, an cư, để thúc liễm thân tâm, trau giồi giới định tuệ.
Mùa An cư năm nay, cũng như năm 2020 vì Covid-19, Giáo Hội không thể tổ chức an cư tập trung được, nhưng mỗi tự viện thành viên đã tự tổ chức An cư tu học. Giáo Hội xin tán thán công đức những tự viện đã tổ chức thành công khóa An cư tại chỗ, và các chùa khác chư Tăng Ni cũng tâm niệm An cư và thực hiện đúng hướng dẫn ngăn ngừa dịch bệnh của chính phủ liên bang và tiểu bang, nên an toàn và mùa An cư đã hoàn mãn.
Dù mùa Vu Lan Báo Hiếu năm nay trong hoàn cảnh phải cách ly xã hội, nhưng với tinh thần đền đáp thâm ân, không gì hơn người Phật tử nên thực hiện lời dạy của chư Tổ “Phản quan tự kỷ, bổn phận sự, bất tùng tha đắc”, có nghĩa là “Hãy nhìn lại mình, phải có bổn phận, không cậy ai khác”. Các tự viện nên tổ chức và hướng dẫn Thiền quán hay pháp tu niệm Phật tại chỗ, qua phương tiện internet, vừa hiệu quả, vừa giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm từ bên ngoài. Đặc biệt, Thiền tập của Phật Giáo đã trở thành phương pháp ứng dụng thực tiễn giúp chuyển hóa thân tâm, một giá trị văn hóa đặc sắc toàn cầu, góp phần giảm bớt áp lực tâm lý, cân bằng giữa vật lý và tâm lý, đem lại sự an nhiên, tự tại, gia tăng hệ miễn nhiễm và khả năng tập trung, sáng tạo, niềm lạc quan trong cuộc sống. Thiền cũng góp phần chữa trị những căn bệnh hiểm nghèo do áp lực của cuộc sống hiện đại.
Là người con Phật, chúng ta nên giữ vững niềm tin nơi Tam bảo và sự nhiệm mầu của Phật pháp, nỗ lực hành trì, phát tâm bố thí, để có được tâm an, vì “Tâm an vạn sự an”, từ đó đạt năng lượng thiện lành giúp mọi người có được tinh thần vô úy mà vượt qua tất cả.
Để thể hiện tinh thần hiếu đạo, trong thời gian bị phong tỏa khắp nơi này, Giáo Hội khuyến thỉnh toàn thể Tăng Ni cùng quý đồng hương Phật tử tùy theo tình hình dịch bệnh và quy định của địa phương mà tổ chức lễ Vu Lan Báo Hiếu, đặc biệt thiết lập đàn tràng cầu nguyện cho các nạn nhân dịch Corona virus vào dịp Đại Lễ Vu Lan Rằm tháng Bảy ÂL (22/8/2021) và Lễ vía Bồ Tát Quan Thế Âm ngày 19 tháng 9 ÂL (21/10/2021), nguyện cầu những thương vong siêu thoát, những nạn nhân lây nhiễm chóng hồi phục.
Thành tâm khánh chúc Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni tăng thêm hạ lạp, pháp thể khinh an và pháp duyên vô ngại. Kính chúc quý đồng hương Phật tử nhiều sức khỏe, vui trong thiền định; đem công đức này cầu nguyện Cửu huyền thất tổ, cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp siêu sanh Tịnh độ và pháp giới chúng sanh, được cộng hưởng thanh bình tịnh lạc.
Mỗi khuya thức dậy, nghe mõ nhịp nhàng, nghe chuông nhẹ điểm, hòa trong tiếng tụng kinh nho nhỏ mà tha thiết chân thành của mẹ; gần đó, hồng chung chùa sư nữ Vạn Thạnh ngân vang, xa xa vẳng tiếng chuông Hải Đức dội về. Tất cả những thanh âm thiền vị, sâu lắng và đẹp đẽ nhất đã nuôi dưỡng tâm hồn nhạy cảm của tôi từ lúc bé thơ.
Trước tiên, xin nói tóm lược ngay rằng, trong dòng lịch sử nghiệt ngã đấu tranh chống ngoại xâm, với gần hơn một ngàn năm bị thống trị bởi phương Bắc, dân tộc ta trong nhiều mặt cũng chịu tác đông ít nhiều ảnh hưởng , trong đó có Phật giáo .
Sinh sống tại Hoa Kỳ hay những quốc gia tân tiến, xe hơi là phương tiện giao thông không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Điều này càng đúng hơn cho những người cư ngụ tại những thành phố như Los Angeles hay quận Cam, thủ đô tinh thần của người Việt tị nạn; những nơi mà hệ thống chuyên chở công cộng thiếu thốn hay không thuận lợi, không đáp ứng được nhu cầu di chuyển của đại chúng.
Cứ trưa thứ hai, tư, sáu hàng tuần, những người lao động nghèo, đạp xích lô, nhặt đồng nát, bán vé số, ăn xin… ở Nha Trang lại rủ nhau đến nhận cơm miễn phí tại nhà hàng Lanterns.
Làm người ai cũng có đấng sinh thành là Cha Mẹ. Đặc biệt nhân mùa Vu Lan báo hiếu này, tôi xin được nói về Mẹ như một bó hoa tưởng niệm Mẹ tôi đã qua đời tại Việt Nam ngày 1-3-1996. Khi đề cập đến Mẹ trong ngôn từ tiếng Việt, ta thử so sánh với nhiều ngôn ngữ khác nhau gọi Mẹ như thế nào và tìm xem có từ nào mà toàn thể các dân tộc trên thế giới nầy có tiếng gọi chung về Mẹ hay không?
Mẹ trong văn hóa và tập tục của Đông Phương và Tây Phương như thế nào?
Mẹ trong kinh điển Phật Giáo, và phương pháp báo hiếu ra sao?
Một phụ nữ nhà quê. Một con người luôn ném hết nghị lực ra giữa trời đất để sống. Bảy mươi ba tuổi. Tên Cao Thị Mỹ. Mỹ trong nghĩa từ Hán – Việt là "cái đẹp". Nhưng ít ai gọi cái tên ấy, người ta thường nhắc đến bà một cách nửa lạ nửa quen: bà cụ có chiếc xe chó.
Theo Thầy hành hương Tích Lan
nhân duyên thấy được danh lam, tình người
Hotel nằm cạnh biển khơi
cát vàng, biển trắng, lã lơi bóng dừa
đêm trăng lụa trải màn thơ
nghe nguồn an lạc đợi chờ... tử sinh.
On the day when the lotus bloomed, alas, my mind was straying,
and I knew it not. My basket was empty and the flower remained unheeded.
Vào ngày sen nở, chao ôi,
Tâm hồn tôi bỗng bồi hồi lang thang
Tôi đâu có biết rõ ràng
Lẵng hoa trống rỗng, hoa vương chốn nào.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.