Số 23-06/HĐĐH/HC/TB Phật Lịch 2565, Sydney ngày 01/08/2021
THÔNG BẠCH VU LAN PL 2565
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính gởi: Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni, Quý thân hào nhân sĩ, thiện hữu tri thức, Cùng quý đồng hương và chư thiện nam tín nữ Phật tử,
Kính bạch chư Tôn Đức, Kính thưa quý vị,
Thế giới đang trong thời kỳ hỗn loạn bất an, nào động đất, sóng thần, cháy rừng, lại đại dịch Covid-19, đang hoành hành và diễn biến phức tạp, khiến mọi người trên khắp hoàn vũ hoang mang và lo sợ. Theo thuyết duyên khởi Đức Thế Tôn dạy: “Do cái này có nên cái kia có. Cái này không, cái kia không. Cái này sinh, cái kia sinh. Cái này diệt, cái kia diệt”. Vì con người thời 4.0 này quá nóng lòng đạt cho kỳ được những phát minh khoa học, kỹ thuật hiện đại, đầy đủ phương tiện để khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bên cạnh đó nhu cầu hưởng thụ vật chất quá cao, nhất là ăn uống và du lịch, mọi tiện nghi, của cải vật chất cùng thi đua sản xuất; các hãng xưởng khai thác hết công suất, đặc biệt là các trại chăn nuôi và nhà máy chế biến thức ăn gia súc, đã làm tận diệt màu xanh cây cỏ, thay vào đó là những khí độc hại thải vào không khí, biển cả khiến bầu trời bị đục mờ, bầu khí quyển và môi trường nước bị ô nhiễm trầm trọng.
Ấn Quang Đại Sư từng khai thị rằng “Ăn thịt có chất độc, do lúc các con vật bị giết, tâm oán hận kết lại. Bởi thế, khi ôn dịch phát tác, người ăn chay ít bị vướng nhiễm. Hơn nữa, thịt là vật uế trược. Ăn vào máu sẽ bẩn, tinh thần tối tăm, thấy mạnh mẽ ngay đó, nhưng hiệu quả tan đi rất nhanh, dễ tạo thành đầu mối cho bệnh tật. Rau cỏ là vật thanh khiết, ăn vào khí thanh, trí sáng, khỏe mạnh, già chậm, giàu năng lượng”. Do thân, miệng, ý của con người đã tạo quá nhiều bất thiện nghiệp để dịch bịnh Covid-19 trở thành một lời kêu gọi thống thiết nhất cho nhân loại là phải “dừng lại, thường rửa tay, đeo khẩu trang và ở yên một chỗ”.
Hơn hai mươi sáu thế kỷ trước, Đức Phật đã thấy và biết rõ, Ngài dạy hàng đệ tử xuất gia phải tập sống đơn giản, hài hòa với thiên nhiên, trên tinh thần “ít muốn, biết đủ”, hằng ngày phải thiền định và mỗi năm ba tháng cấm túc, an cư, để thúc liễm thân tâm, trau giồi giới định tuệ.
Mùa An cư năm nay, cũng như năm 2020 vì Covid-19, Giáo Hội không thể tổ chức an cư tập trung được, nhưng mỗi tự viện thành viên đã tự tổ chức An cư tu học. Giáo Hội xin tán thán công đức những tự viện đã tổ chức thành công khóa An cư tại chỗ, và các chùa khác chư Tăng Ni cũng tâm niệm An cư và thực hiện đúng hướng dẫn ngăn ngừa dịch bệnh của chính phủ liên bang và tiểu bang, nên an toàn và mùa An cư đã hoàn mãn.
Dù mùa Vu Lan Báo Hiếu năm nay trong hoàn cảnh phải cách ly xã hội, nhưng với tinh thần đền đáp thâm ân, không gì hơn người Phật tử nên thực hiện lời dạy của chư Tổ “Phản quan tự kỷ, bổn phận sự, bất tùng tha đắc”, có nghĩa là “Hãy nhìn lại mình, phải có bổn phận, không cậy ai khác”. Các tự viện nên tổ chức và hướng dẫn Thiền quán hay pháp tu niệm Phật tại chỗ, qua phương tiện internet, vừa hiệu quả, vừa giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm từ bên ngoài. Đặc biệt, Thiền tập của Phật Giáo đã trở thành phương pháp ứng dụng thực tiễn giúp chuyển hóa thân tâm, một giá trị văn hóa đặc sắc toàn cầu, góp phần giảm bớt áp lực tâm lý, cân bằng giữa vật lý và tâm lý, đem lại sự an nhiên, tự tại, gia tăng hệ miễn nhiễm và khả năng tập trung, sáng tạo, niềm lạc quan trong cuộc sống. Thiền cũng góp phần chữa trị những căn bệnh hiểm nghèo do áp lực của cuộc sống hiện đại.
Là người con Phật, chúng ta nên giữ vững niềm tin nơi Tam bảo và sự nhiệm mầu của Phật pháp, nỗ lực hành trì, phát tâm bố thí, để có được tâm an, vì “Tâm an vạn sự an”, từ đó đạt năng lượng thiện lành giúp mọi người có được tinh thần vô úy mà vượt qua tất cả.
Để thể hiện tinh thần hiếu đạo, trong thời gian bị phong tỏa khắp nơi này, Giáo Hội khuyến thỉnh toàn thể Tăng Ni cùng quý đồng hương Phật tử tùy theo tình hình dịch bệnh và quy định của địa phương mà tổ chức lễ Vu Lan Báo Hiếu, đặc biệt thiết lập đàn tràng cầu nguyện cho các nạn nhân dịch Corona virus vào dịp Đại Lễ Vu Lan Rằm tháng Bảy ÂL (22/8/2021) và Lễ vía Bồ Tát Quan Thế Âm ngày 19 tháng 9 ÂL (21/10/2021), nguyện cầu những thương vong siêu thoát, những nạn nhân lây nhiễm chóng hồi phục.
Thành tâm khánh chúc Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni tăng thêm hạ lạp, pháp thể khinh an và pháp duyên vô ngại. Kính chúc quý đồng hương Phật tử nhiều sức khỏe, vui trong thiền định; đem công đức này cầu nguyện Cửu huyền thất tổ, cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp siêu sanh Tịnh độ và pháp giới chúng sanh, được cộng hưởng thanh bình tịnh lạc.
Như một người Việt định cư tại Úc Châu và hành nghề luật sư, cách đây khoảng một thập niên, mỗi lần thăm viếng người thân hay bạn bè có con cháu nhỏ, tại vùng Fairfield- Cabramatta, Sydney, nơi nhiều Việt kiều cư ngụ, tôi thường gặp cảnh các em học tiếng Việt, ê a một bài thơ mà chính cá nhân tôi cũng như anh em trong nhà đều được dạy dỗ.
Đó là bài “Công đức sinh thành”:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Không cần diễn giải nhiều từ hoa mỹ, chỉ một vài phiên khúc và điệp khúc nhấn nhá làm chủ đạo, một bài hát của người nhạc sĩ có tâm và tầm kiến thức nhất định, đủ đưa tâm thức người nghe đến bến bờ chủ định. Nhất là những tác phẫm được dựa hoặc phổ từ thơ vốn đã sẵn men đồng cảm, đặc biệt những đề tài nói về lòng hiếu thảo mà đại diện là hình ảnh tần tảo của người mẹ.
" Mẹ ơi Con Đã Già Rồi" được dùng làm tựa đề trên, đó không phải là một bài thơ mà là một bài nhạc có chất thơ mang tên Mẹ Tôi của người nhạc sĩ chuyên lấy từ chất liệu sống của gia đình, bạn bè của chính mình để hóa tròn từng nốt nhạc và chưa bao giờ đi phổ từ thơ của bất cứ ai. Đó là nhạc sĩ Trần Tiến.
Ngồi im giữa những náo động. Nghe tiếng cười giỡn của bầy trẻ hàng xóm. Nghe lá khua xào xạc nơi cây bằng lăng trước sân. Xa hơn, có tiếng xe máy rì rầm đâu đó tựa như những cơn sấm động giữa trưa hè. Chợt liên tưởng những lần trong hầm trú ẩn, nghe tiếng bích-kích-pháo xé toang màn đêm hãi hùng. Đạn bom một thời tuổi thơ trên quê hương, cho đến ngày nay, vẫn còn được thị uy trên những vùng trời và nơi chốn khác. Mãnh liệt, dữ dội hơn.
Tuổi mình đã sắp sáu mươi
Vẫn như con nít bên Người kính yêu
Vẳng nghe câu hát ru chiều
Vẫn vòng tay Mẹ nâng niu tháng ngày
Huyết ngà những giọt còn đây
Nhiệm mầu tươm chảy nuôi bầy con thơ
Ngày xưa trôi đến bây giờ
Vẫn vòng tay Mẹ vô bờ yêu thương
Thầy Về
Tháng Bảy Mùa Thương
THÍCH HUYỀN LAN
Cung kính thành tâm dâng lên
Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh. vừa về tới Việt Nam trong mùa Vu Lan tháng bảy 2017.
Thầy về quê mẹ mùa thu
Vu Lan Báo Hiếu nghe bùi ngùi thương
“Bông Hồng Cài Áo” ngát hương
Đoản văn nốt nhạc thắm tươi giữa đời
Dáng Thầy tuổi hạc chín mươi
Nâu sòng chiếc áo thiền sư đạo tình
Thật sự mãi tới gần đây, QT mới để ý thấy có một sự trùng hợp rất thú vị là ở Úc những Ngày Nhớ Ơn Mẹ thường rơi vào khoảng thời gian các chùa tổ chức Lễ Phật Đản và Ngày Nhớ Ơn Cha vào dịp Lễ Vu Lan. Năm nay cũng không ngoại lệ, khi Chủ Nhật tuần này 3/9/2017 Ngày Nhớ Ơn Cha cũng trùng với việc Tu Viện Quảng Đức Úc Châu và một số chùa ở khắp nơi cũng trang nghiêm tổ chức Lễ Vu Lan. Ngày Nhớ Ơn Cha hay Ngày Nhớ Ơn Mẹ hoặc Lễ Vu Lan hằng năm kh ông ph ải chỉ đơn giản là những ngày chúng ta tưởng nhớ đến các đấng sinh thành, ông bà tổ tiên mà chính là những dịp để nhắc nhở chúng ta luôn khắc cốt ghi tâm công ơn sinh thành dưỡng dục. Thật vậy, công ơn sanh thành dưỡng dục của các đấng sinh thành bao la như biển, cao như núi, cho dù kiếp này có đền đáp công ơn cha mẹ cũng không thể nào trả hết được. Khi các đấng sanh thành còn hiện hữu hay đã quá vãng, đệ tử Phật luôn cố gắng học và thực hành theo lời Phật dạy chính là món quà đầy ý nghĩa kính dâng Ngài trong Mùa Vu Lan.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.