Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hương vườn xưa

10/04/201319:40(Xem: 3442)
Hương vườn xưa

hoa hoa trangTuyển tập bài viết về Vu Lan - 2010

Hương vườn xưa

Huệ Trân

Nguồn: Huệ Trân

Chỉ hai tuần, sau khi dọn tới căn nhà mới, tôi đã biến đổi hoàn toàn mảnh vườn, khi được người chủ nhà bảo: “Muốn trồng gì, làm gì, xin tùy ý!”
Đó là một căn nhà nhỏ hai phòng, rất cũ kỹ, ước chừng cũng phải bốn, năm chục tuổi. Nhưng mới xem qua, tôi đã biết mình sẽ mướn nơi này, vì có sân cỏ phía trước và nhất là khu vườn sau, rộng mênh mông.
Căn nhà bỏ trống đã lâu, cỏ sân sau mọc cao tới đầu gối. Khi mới bước ra, tôi phát kinh hãi, nhưng chỉ một thoáng thôi, tôi hình dung ra ngay một vườn rau xanh tươi với những mùi vị thân quen của húng, ngò, của những lá răm thơm cay, của dãy cà pháo đầy hoa tím, giàn bầu bí lủng lẳng trái xanh non hay bụi ớt hiểm chi chit, đỏ tươi, nhìn đã thấy cay sè, mời gọi tô bún Huế …
Và tôi đã mướn căn nhà cũ kỹ vì hình ảnh khu vườn tương lai thân yêu đó.
Việc đầu tiên sau khi dọn vào là tôi gọi người tới phạt cỏ, soi đất. Hai bàn tay tôi trầy sước, tê buốt vì gai nhọn khi thanh toán những bụi hồng dại, mọc men theo hàng rào, không biết đã từ bao năm. Rồi những cây xương rồng, những ụ đất đá mấp mô, lồi lõm phải được san bằng, tưới nước, sau đó là hỳ hục khiêng về hàng chục bao đất tốt để sẵn sàng gieo hạt, lên luống trồng rau.
Hai tuần sau, người chủ nhà ghé tới, lấy vài món còn sót trong nhà xe, đã sửng sốt khi thấy khu vười được khai quang sạch sẽ. Hai tuần sau nữa đến lấy tiền nhà thì ông ta đã phải thốt lên: “Không thể tưởng tượng được tinh thần của người Á Đông!”
Nói thế, hẳn ông ta đã từng chứng kiến người Á Đông chăm sóc nhà cửa, vườn tược thế nào rồi.
Riêng tôi, khu vườn sau của căn nhà cũ, nơi xứ người, đang mỗi ngày mỗi đưa tôi về gần vườn rau quê nội. Khi đi tìm mua hạt giống hoặc cây non, tôi cứ tưởng là tình cờ, sau mới biết rằng những hạt ấy, cây ấy, đã từ trong tiềm thức. Vườn rau xanh non bên kho chứa thóc, ở một căn nhà trong thôn Phương Viên, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông, nơi mỗi mùa hè chị em tôi được cha mẹ cho về quê nội vui chơi thỏa thích, đã có những hạt ấy, những cây ấy. Cải bẹ xanh từng luống nõn, cắt vào luộc, chấm với tương, bầu bí nấu canh, chỉ chút bột nêm mà cũng ngọt lịm! Rau dền thì cứ như thi nhau mọc lên như thổi, quơ tay là hái cả rổ. Hôm nào bác Cả nấu bún riêu thì không phải chỉ có kinh giới thêm hương vị mà mọi thứ rau thơm ngoài vườn đều được chiếu cố, thơm lừng tô bún!
Vườn rau quê nội đang thầm lặng thành hình nơi tạm trú, khiến ở sở làm về, cơm nước xong là tôi quanh quẩn ngoài vườn đến xẩm tối. Tôi biết rõ từng lá non mới mọc, từng nụ hoa mới trổ. Tôi nói chuyện với những cây cà khi chúng bắt đầu nhú trái. Tôi kể cho chúng nghe rằng, ở quê hương Việt Nam tôi, người ta thường đo lường sự khéo léo của người nội trợ qua vại dưa, lọ cà. Mẹ tôi là con dâu trưởng trong một gia tộc lớn, càng bị chú ý nghiêm túc hơn. Có lẽ vì vậy mà mẹ chịu khó học hỏi, từ cách nấu ăn, may vá, thu vén trong ngoài, nhất nhất đều một tay mẹ đảm đương.
Tôi cũng tâm sự với giàn bí khi chúng bắt đầu trổ hoa, là ở quê ngoại tôi, canh hoa bí đầu mùa là món chỉ dành để đãi khách. Nghe thế, tôi tưởng như các bông hoa bí dụi đầu vào nhau, khúc khích cười …
Chỉ một loài hoa không thấy trong vườn quê nội mà tôi vừa trồng bên hiên nhà. Đó là hoa cúc vàng, nụ nhỏ, lá biếc xanh. Một lần, tình cờ vào thăm vườn cây của người Nhật, thấy những chậu cúc vàng này, tôi như bị thôi miên, không bước đi nổi, vì đây là loài hoa cha tôi yêu thích nhất. Cha thường nói: “không kiêu sa như lan, không đài các như hồng, không lạnh lùng như vạn thọ, chỉ giản dị sắc tươi, dáng đẹp mà gần gũi, thân thương”
Hôm đó, tôi can đảm trích một phần tiền chợ trong tháng để khiêng về 10 chậu cúc vàng. Tôi làm cỏ thật kỹ nơi sẽ trồng cúc, đào đất xấu đi, bỏ đất tốt xuống, tưới cho đất ẩm rồi mới cẩn thận, nhẹ nhàng an vị từng cây. Mỗi cây trồng xuống, tôi đều thầm thì: “Cha ơi, con trồng cúc chờ cha đó, cha sang mà chăm sóc nhé!”
Có những đêm, trời trở lạnh đột ngột, tôi thao thức, sợ những bụi cúc sẽ tê cóng mà chết trước lúc mặt trời thức dậy. Tôi nghĩ đến cha, đến mẹ, đến những tờ giấy bảo lãnh vô tri, lênh đênh mù mịt đã mấy năm trời vẫn chưa được cứu xét! Cha mẹ thì tuổi già sức yếu, biết có còn kịp thăm con cháu phương xa không! Thư cha viết, thường an ủi tôi rằng; “Con đừng quá bận tâm lo lắng, cha mẹ già rồi, đi hay ở không thành vấn đề. Đi cũng tới bến, mà ở thì bến ngay dưới chân ta. Quê nhà cũng còn các em con, và các cháu, rau cháo đỡ đần chúng cũng là niềm vui tuổi già, mang sức tàn mà giúp suối ra sông …”
Cúc chưa vàng hoa, tin xa đã tới.
Cha đi rồi!
Cha mất rồi!
Cha đi quá nhẹ nhàng vì áp huyết đột ngột tăng nhanh! Ly trà sau bữa cơm tối đang còn cầm trên tay, đã bất ngờ sóng sánh, rơi xuống sàn nhà, vỡ tan tành! Mảnh vụn thủy tinh như ghim vào trái tim mẹ, trái tim con cháu quê nhà, con cháu phương xa!
Cha ơi! Gia đình ta, nhờ tinh thần và ý chí mạnh mẽ của cha mà vượt qua bao cuộc thăng trầm, dâu bể, từ chiến chinh miền Bắc tới khi xuôi Nam. Nay, cuộc phân ly còn vượt đại dương, trùng trùng cách biệt, cha đã vội ra đi, mẹ và các con, các cháu biết nương tựa vào đâu?
Non cao núi thẳm, mờ mịt trời mây, tôi ra vườn, run rẩy cắt những bông cúc chưa kịp nở tròn sắc vàng, mang vào cúng cha. Qua ánh nến, những bông cúc trên ban thờ cha như long lanh nhỏ lệ. Những bông cúc đang cùng khóc với tôi. Nhạt nhòa nước mắt, tôi bồi hồi như cha phảng phất đâu đây, và nụ cười dịu dàng của cha, thầm lặng nhưng mãnh liệt, đang ân cần chuyển tải năng lượng an lạc cho tôi…
Phút giây, tôi bỗng cảm nhận ngay rằng, cha vẫn còn đây, vì từ cha mẹ, tôi đã chào đời. Tôi luôn mang bố mẹ mà trưởng thành, cũng như bố mẹ luôn ở trong tôi để cùng đi.
Chậm rãi lau nước mắt, tôi khoanh chân, ngồi trong thế kiết già, mời gọi cha, thở cùng tôi, khi những ý tưởng lung linh đan nhau, thành bài thơ tháng bẩy:
Pháp thân như trúc biếc,
Bát Nhã tựa hoa vàng
Tóc rơi từng sợi nhỏ,
Tàn cây nhang.
Người xòe tay,
Tay trắng
Bình bát, củ khoai lang
Cúng dường Xá Lợi Phất
Công đức ba ngàn thế giới
Hồi hướng Vu Lan.
Cha về với Phật,
Mẹ còn đây
Sương sớm có tan,
Trăng có gầy
Mẹ ơi tháng bẩy,
Vu Lan tụng.
Đóa hồng cài áo,
Hồi chuông xa bay …
Cha như núi,
Mẹ như sông,
Núi cao dựng vách,
Xanh phấn thông
Sông chảy mênh mang, dòng sữa ngọt
Một trời hư không.
Con xuống tóc, đi tìm cha
Sợi vương cửa động, san hà lung lay
Rừng chiều, một cánh chim bay
Chợt nghe gió thoảng,
Hương say hoa rừng.
Con về,
Ngủ dưới gốc thông
Trong mơ hé nụ, đóa hồng Vu Lan

Huệ Trân
(Vu Lan, hồi tưởng ngày được tin cha)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2014(Xem: 16878)
Tạ ơn đời gìn giữ (thơ) Thơ: Lãm Thúy Design Thơ Tranh: Kim Loan
08/08/2014(Xem: 4015)
Theo phong tục Rằm tháng 7 Âm lịch, người Hàn Quốc gọi là Bách Trung (Baekjung-백중-百中) hay Bách Chủng (Baekjong-百種), tức là 100 chủng loại hạt ngũ cốc, vì đây là thời điểm có nhiều loại rau củ quả có thể thu hoạch trong năm. Ngoài ra, người Hàn Quốc còn gọi ngày rằm tháng 7 Âm lịch là ngày lễ Hội Vu Lan Bồn (우란분회-盂蘭盆會), cũng gọi là ngày lễ hội Trung Nguyên (Jungwon-중원). Còn theo quan niệm của Đạo giáo rằng, các vị thần linh trên thiên giới một năm có ba đợt suy xét về cái thiện cái ác của người trần gian. Đó là ngày rằm tháng Giêng, ngày hội Thượng Nguyên (Sangwon-상원), rằm tháng 7, ngày hội Trung Nguyên (Jungwon-중원) và rằm tháng 10, ngày hội Hạ Nguyên (Hawon-하원). Vào những ngày này, người ta làm mâm cơm cúng để lễ tạ các vị thần linh trên thiên giới. Đây cũng là ngày cúng cho các vong hồn được siêu thoát.
08/08/2014(Xem: 6710)
Tâm hay trách móc, hay hờn tủi, tâm đó sẽ làm cho chúng ta khổ đau. Không sợ già, không sợ chết, chỉ sợ chúng ta không có trí tuệ, chúng ta không biết tu tập, nên chúng ta không có khả năng để vẽ đời sống của chúng ta, cái dáng dấp đẹp đẽ của chúng ta trong tương lai. Chúng ta phóng sanh loài khác chính là phóng sanh cho chính chúng ta, chúng ta cứu giúp sự sống của người khác chính là cứu giúp sự sống của chính chúng ta. Chúng ta có thể tiếp xúc, cảm nhận được hạnh phúc và an lạc ở bất cứ thời gian và không gian nào. Khi chúng ta ý thức rõ về sự sống, chúng ta biết gạn lọc tất cả những cái gì làm cho sự sống của chúng ta bị cáu bẩn, thì sự thanh trong của cuộc sống tự nó sẽ hiện ra.
07/08/2014(Xem: 7460)
Rằm tháng Bảy còn gọi là ngày lễ Vu lan. Đây không chỉ là ngày lễ của riêng Phật giáo mà còn là ngày lễ lớn cho những người con nước Việt, thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với các đấng sinh thành dưỡng dục của mình. Vu lan là ngày lễ của cha mẹ. Vì vậy vào những ngày này mỗi người con đều cảm nhận sự da diết trong lòng. Bởi có người may mắn thì cha mẹ còn sống, nhưng có người cha mẹ đã qua đời. Dù cha mẹ còn sống hay đã qua đời, nghiệm lại chúng ta vẫn chưa đền đáp được phần nào thâm ân dưỡng dục cao thâm, mà niềm lo nỗi nhớ mình đem đến cho cha mẹ thì chất chồng đầy vơi. Nên mỗi khi nhắc đến, lại thấy tủi thân, nhớ thương và nuối tiếc khôn nguôi.
06/08/2014(Xem: 6312)
Mẹ : Trong vũng tối thả buồn hiu hắt, Mẹ bây giờ là hạt sương rơi, Sao cầm được đôi dòng nước mắt, Phận lẻ loi trong chốn chợ đời. Con : Còn nợ trần bờ vai đeo nặng, Con u buồn giữa phố đông vui. Vu Lan tới, Phật Đường thầm lặng, Nghe tiếng chuông, nhớ mẹ ngậm ngùi.
06/08/2014(Xem: 7239)
Nhạc phẩm: Tháng Bảy Vu lan Nhạc sĩ: Chúc Linh Trình bày: Ca Sĩ Thanh Thúy.
06/08/2014(Xem: 5734)
Âm nhạc Phật giáo ở đây đang được nói đến là âm nhạc của cộng đồng và trình diễn, không phải là âm nhạc của nghi lễ. Trước tiên cũng xin được mạn phép minh định như vậy bởi vì chuyện tuy nhỏ nhưng lâu nay có rất nhiều ngộ nhận và đánh đồng hai thể loại này với nhau khiến hình thức âm nhạc trình diễn và cộng đồng của Phật giáo chúng ta trở nên nặng nề dưới mắt quần chúng, nhất là với những ai lần đầu tiên tiếp xúc nghe thấy (hay “phát hiện”) Phật giáo cũng có một thể loại âm nhạc như vậy.
06/08/2014(Xem: 5632)
Lễ Vu Lan 2014 tại Chùa Bảo Minh, Victoria, Úc Châu Chủ nhật 3-8-2014 Trụ Trì : ĐĐ Thích Viên Tịnh
06/08/2014(Xem: 4288)
Mùa Vu Lan, đọc báo trong nước thấy thiên hạ bây giờ bỗng khoái chuyện vàng mã hơn bao giờ hết. Một ông triệu phú miền Bắc chỉ trong một đêm đã đốt sạch 1000 con ngựa giấy và hình nhân trị giá 400 triệu đồng Việt Nam. Đổi sang tiền Mỹ, số vàng mã đó trên 20 ngàn dollar. Lại thêm một chuyện để suy nghĩ...
06/08/2014(Xem: 4320)
Nhớ một câu chuyện đăng trên báo về một bà mẹ làm ruộng ở một nơi xa xôi nào đó để nuôi đứa con trai duy nhất đi học. Đến lúc đứa bé vào được lớp cuối tiểu học thì bà mẹ bị đau cột sống không thể làm việc được. Đứa con muốn bỏ học để làm việc giúp mẹ nhưng bà nhất định không chấp nhận nên cuối cùng cậu bé “đành” phải cắp sách đi học.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]