Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Diệu lực Vu Lan

10/04/201319:39(Xem: 4275)
Diệu lực Vu Lan

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2010

Diệu lực Vu Lan

Hạnh Phương

Nguồn: Hạnh Phương

Cảm thụ bài thơ Mẹ của nhà thơ Doãn Lê
Là vầng trăng mát, là vòm trời xanh, là cam lồ ngọt mật; Doãn Lê đã khéo khái quát hóa hình ảnh mẹ vào những đường nét lớn lao tổng hòa thành vũ trụ. Khái quát ấy khiến người đọc liên tưởng đến một nhân cách kỳ vĩ, lớn lao của hình ảnh mẹ.
Mẹ là trăng nên trần gian chỉ một
Là bầu trời nên vũ trụ không hai
Mẹ huyền nhiệm như ngày đầu sáng thế
Như cam lồ dòng ngọt thuở xuân khai.

Chính vì tính cách ngỡ là bình dị của một bà mẹ đã gợi mở cho chúng ta thấy tính bao dung vĩ đại của người. Với tầm cỡ là con được an ổn trưởng thành trong vòng tay thương yêu của mẹ, dễ gì anh thấy hết được tính bao dung vô bờ vô bến tình thương của mẹ:
Con dẫu lớn chẳng bao giờ thấy hết
Mẹ cả bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông
Vạn kỳ quan cũng rêu mờ phế tích
Mãi muôn đời TIM MẸ sáng càn khôn

Tim mẹ là tình thương. Tình mẹ thương con thì miên trường vĩnh cữu. Vì thế, bao nhiêu kỷ lục, không kỷ lục nào vượt được kỷ lục tình mẹ thương con. “Vạn kỳ quan cũng rêu mờ phế tích”. Chỉ có tình thương của mẹ là một kỳ quan long lanh hào quang vĩnh cữu, bất chấp phương sở, bất chấp trú xứ, bất chấp thời gian:
“ Mãi muôn đời TIM MẸ sáng càn khôn”
Tình thương của mẹ là như vậy, thì cho dù anh có đi đến cuối đất cùng trời, hải giác thiên nhai, anh có đi khắp cùng trời Âu, đất Á… thì anh ơi! Anh vẫn là con của mẹ, thế nên anh “chưa ra khỏi mắt mẹ bao giờ”. Cho dù đến tận cùng chân trời góc bể, mẹ vẫn dõi bước theo anh giữa muôn trùng hỗn độn, duy nhất mẹ bảo vệ, chăn dắt nâng đỡ anh, vẫn chỉ bằng những tiếng hát ru:
Giấc ru chiều, giọng mẹ hát ầu ơ.
Hình như, đây là bài thơ Doãn Lê khóc mẹ, truyền thống văn hóa nghi lễ, tập quán phong tục Việt Nam, đêm tịch điện có văn tế. Thì, đây chính là bài văn tế, bài văn Doãn Lê khóc mẹ, cung kính tế lễ giác linh của mẹ.
Con dẫu muốn mãi quỳ bên gối mẹ
Biết làm sao mẹ hỡi, cuộc vô thường!
Con cúi lạy trước vong linh từ mẫu
Nguyện nương thuyền bát nhã siêu sanh.

Thế mới biết sức mạnh nhiệm mầu của tình thương. Thế mới hay lòng chí thành chơn chất của người con hiếu thảo. Anh nguyện lòng:
Xin hồng ân trải ba ngàn thế giới
Ba la tăng yết đế mẹ viên thành

Lòng con mà như vậy. Tình mẹ mà như kia thì nhất định sẽ vượt được bờ. Vượt được bể u minh để cập được bờ ánh sáng. Vượt được sóng dồi gió dập để đến được bờ cứu cánh giải thoát, giác ngộ an lạc.
Thế mới hay diệu lực Vu Lan.
Thế mới tỏ hồng ân Tam Bảo tế độ.

Hạnh Phương
16.6.2010



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 4695)
Hàng năm, cứ mỗi độ Thu sang—Rằm Tháng Bảy, dân tộc Việt Nam nói riêng, các quốc gia Á đông nói chung, đều trang trọng hướng về Mùa Lễ Hội vừa có tính truyền thống thiêng liêng, vừa mang nét đặc thù hiếu ân, nghĩa đạo, mà ai ai cũng cưu mang, thừa hưởng, đón nhận, đáp đền. Đức Phật từng dạy : Không hạnh nào cao cả cho bằng hạnh hiếu, không tội nào nặng hơn cho bằng tội bất hiếu, lại còn giảng giải, chỉ dạy tường tận thâm sâu trong Vu Lan Bồn Kinh và Báo Hiếu Phụ Mẫu Trọng Ân Kinh.
11/04/2013(Xem: 6247)
Trong các sinh hoạt nhân gian của truyền thống ta, tháng bảy là tháng đượm nhiều sắc thái văn chương nhất. Tháng bảy, mưa ngâu, nhịp cầu ô thước bắc qua giải Ngân-hà; hai tâm hồn lẻ loi cô độc, hằng đêm tư lự trong nỗi sầu ly biệt thiên thu giữa bầu trời cao rộng, chọn mùa mưa sụt sùi để gặp nhau, chỉ trong một thoáng chốc, rồi đời cũng như con nước trôi xuôi…
11/04/2013(Xem: 6836)
Trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, ý nghĩa hiếu đạo, được xem là một di sản qúi báu ,một chất liệu sống tốt đẹp được mọi người yêu chuộng và giữ gìn Khi Phật Giáo xuất hiện ở Việt Nam thì đạo đức dân tộc và đạo đức Phật Giáo hòa quyện vào nhau như nước với sữa. Do người Việt sẵn có tinh thần yêu chuộng đạo hiếu và giá trị giải thoát nên đã tiếp nhận giáo lý Phật Giáo một cách dễ dàng. Làm người ai cũng mang ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ.
11/04/2013(Xem: 4690)
Tâm tư tôi thật mông lung, Vừa muốn chia xẻ niềm vui về chuyến du lịch vừa qua bằng những bài ký sự trên Trang nhà, lại vừa muốn viết Bài để cho ra đời Nội san Phật học và Văn hoá Hải Triều Âm Tập 3 như dự tính, nhưng…chữ nhưng luôn là “cứu bồ tinh” được đem ra giúp đở, thay vì phải nói là mình hư quá, dở quá, thiếu khả năng mới là phải phải.
11/04/2013(Xem: 5932)
Vu lan đã về. Có những cơn mưa vô tình đến, như trêu ghẹo lòng nguời, sau những ngày nóng bức, oi ả. Trời Hưong Thông ( Houston ) năm nay, cũng như năm nào, mỗi năm, lại thêm một lần đón mừng Vu Lan. Mùa Vu Lan năm nào lại chẳng có mưa rơi, những giọt mưa tuôn tràn, có khi là trận mưa rào, có khi là những cơn mưa nặng hột …
11/04/2013(Xem: 8332)
Khi hơi Thu dừng chân truớc ngõ, sớm trở về đem theo những cơn gió mát êm dịu, sau những ngày bị hâm nóng vì thời tiết. Có một cái gì đó làm cho mọi người bâng khuâng, vương vấn. Không phải vì những cánh mây bay thênh thang trên bầu trời, không phải vì tình cảm mông lung, lãng mạn, cũng không phải do những chất Thu vàng nhã nhặn, chuyển mình, khẻ nói…
11/04/2013(Xem: 75453)
Một thuở nọ Thế Tôn an trụ Xá Vệ thành Kỳ Thụ viên trung Mục Liên mới đặng lục thông Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân. Công dưỡng dục thâm ân dốc trả Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền Làm con hiếu hạnh vi tiên Bèn dùng huệ nhãn, dưới trên kiếm tìm. Thấy vong mẫu sanh làm ngạ quỉ Không uống ăn tiều tụy hình hài Mục Liên thấy vậy bi ai Biết mẹ đói khát ai hoài tình thâm.
11/04/2013(Xem: 5628)
Mỗi thế hệ thi ca đều xuất hiện những tâm hồn đặc biệt của các nhà thơ qua từng thế hệ. Phần nhiều, tâm hồn xuất phát từ cảm tính của thi nhân qua mọi sinh hoạt của xã hội. Tập thơ Hoa Song Đường của nhà thơ Mặc Giang vượt ra ngoài cái vòng tâm tư hiện hữu xưa nay, nó mang tính chất triết lí nhân sinh, chứa chất mọi quy luật sinh tồn mà con người và vũ trụ cố gắng tranh đấu để bảo tồn lẽ sống cùng với vạn hữu.
11/04/2013(Xem: 5700)
Ta hiện hữu trên cõi đời này do nghiệp duyên đưa đẩy. Nghiệp là năng lực dẫn dắt ta đi theo nghiệp nhân mà ta đã tạo để rồi kết hợp với người hữu duyên hình thành thân này trong hoàn cảnh xứng hợp.
11/04/2013(Xem: 5738)
Nay nhân mùa Vu Lan thắng hội, tôi có đôi dòng cảm nghĩ về người con hiếu hạnh trong ý nghĩa Vu Lan. Khi tôi còn nhỏ ở cái tuổi mười một mười hai, mỗi lần gần đến rằm tháng bảy, tôi nghe thấy bà con xóm làng bảo nhau, rủ nhau mua sắm nhang đèn hoa quả mang lên chùa cúng lễ Vu-Lan, cúng dường Tam-Bảo, cầu siêu độ mẹ cha ông bà quá cố, cửu huyền thất tổ siêu thăng. ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]