Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chử Đồng Tử và chữ Hiếu (孝)

10/04/201319:34(Xem: 4582)
Chử Đồng Tử và chữ Hiếu (孝)

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2010

Chử Đồng Tử và chữ Hiếu (孝)

Trí Bửu

Nguồn: Trí Bửu

Kinh Thi viết:
“Phụ hề sinh ngã.
Mẫu hề cúc ngã.
Ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao.
Dục báo thâm ân, hạo thiên võng cực”

經 詩 曰
“父 兮 生 我 母 兮 匊 我
哀 哀 父 母 生 我 劬 勞
欲 報 深 恩 昊 天 罔 極”
Kinh Thi nói rằng: "Cha sinh ta, mẹ nuôi ta, Xót thương cha mẹ sinh ta khó nhọc. Muốn báo ơn cha mẹ, nhưng ơn cha mẹ như trời cao chẳng cùng."

Chữ Hiếu (孝) theo Tự điển Đào Duy Anh có nghĩa là hết lòng thờ cha, mẹ.
Hiếu là một phạm trù đạo đức của Nho giáo Trung Quốc. Cùng với Trung (忠) , Hiếu (孝) xây dựng các quy tắc ứng xử của con người trong hai mối quan hệ xã hội và gia đình. Vì thế, dưới chế độ phong kiến: “Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung, phụ sử tử vong tử bất vong bất hiếu”
(君 史 臣 死 臣 不 死 不 忠
父 史 子 亡 子 不 亡 不 孝)
(Vua khiến tôi chết, tôi không chết là tôi chẳng trung. Cha khiến con chết, mà con không chêt là con chẳng hiếu…) và không ít trung thần, hiếu tử đã trở thành nạn nhân của quan niệm phong kiến, cực đoan đó.
Tuy nhiên, khi du nhập vào Việt Nam, Nho giáo nói chung, quan niệm về chữ Hiếu nói riêng đã được Việt hoá về nhiều mặt và nảy sinh những cách hiểu cũng như hành vi hiếu thảo mang tính thực tiễn theo quan niệm chữ Hiếu của nhân dân ta, đã trở thành văn hoá đạo hiếu của dân tộc ta.

Chữ Hiếu theo quan niệm của Nho giáo chính thống ở nước ta tuy vẫn chuyển tải đầy đủ ý nghĩa ban đầu nhưng nội hàm đã được mở rộng nhằm phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh và con người cụ thể: Lời dặn của Nguyễn Phi Khanh đối với Nguyễn Trãi “ Con về lập chí, rửa nhục cho nước, trả thù cho cha, như thế mới là đại hiếu” Hiếu ở đây không chỉ đối với cha mà còn Hiếu với nước. Người xưa cũng đã dạy: “Trung với nước, Hiếu với dân”.

Trong xã hội, khi quan hệ cá nhân gắn liền quan hệ cộng đồng dân tộc thì chữ Hiếu trong quan hệ gia đình cũng hình thành những nét nghĩ mới. Việc làm của Nguyễn Trãi trong suốt quãng đời còn lại là quá trình làm tròn chữ Hiếu với cha nhưng cũng là thực hiện đạo Hiếu đối với dân với nước. Nhưng trước hết, bản thân Nguyễn Trãi nghe theo lời cha dạy, quay về mưu cầu việc lớn phò minh chúa Lê Lợi đánh giặc Minh là hành động cụ thể đúng theo tinh thần chữ Hiếu trong quan niệm chính thống của Nho giáo Việt Nam. Nguyễn Trãi ăn lộc nhà Trần, thành danh và ra làm quan cho nhà Hồ và là bậc khai quốc công thần của nhà Lê nhưng không ai cho Nguyễn Trãi bất trung! Bởi vì, tuỳ duyên nhưng bất biến. Trường hợp Nguyễn Trãi, hiếu với dân, hiếu với nước rõ ràng là một bước tiến dài mang ý nghĩa hoàn chỉnh, trong quan niệm về chữ Hiếu của nhân dân ta.
Câu chuyện “ Chử Đồng Tử” (渚童子) sau đây là một bằng chứng thấu tình, đạt lý về chũ HIẾU.
Theo Lĩnh Nam Chích Quái (嶺 南 摘 卦) của Vũ Quỳnh - Kiều Phú: “Vua Hùng thứ ba có người con gái tên Tiên Dung Mỵ Nương đến tuổi 18 dung mạo đẹp đẽ, không muốn lấy chồng, chỉ mãi vui chơi, chu du khắp thiên hạ. Hồi đó ở làng Chữ Xá có ngư dân là Chữ Vi Vân sinh hạ được Chử Đồng Tử (渚童子) (người con trai ở bên sông). Chẳng may, nhà gặp hoả hoạn, của cải sạch không , chỉ còn lại một cái khố vải, cha con ra, vào thay nhau mà mặc. Người cha, tuổi già, đau ốm, trước khi nhắm mắt gọi con đến bảo rằng: “Cha chết cứ để trần mà chôn, giữ khố lại cho con.” Chữ Đồng Tử không nở làm theo, dùng khố mà liệm bố.
Từ đó, Đồng Tử thân thể trần truồng, hể nhìn thấy có thuyền buôn qua lại thì đứng ở dưới nước mà ăn xin, rồi câu cá, hái rau độ thân. Không ngờ, một hôm, thuyền của Tiên Dung đến, chuông trống, đàn sáo, kẻ hầu, người hạ rất đông. Trên bãi cát có khóm lau sậy, Đồng Tử bèn nấp trong đó, bới cát thành lỗ nằm xuống và phủ cát lên mình. Thoát sau, Tiên Dung cắm thuyền dạo chơi trên bãi cát, ra lệnh vây màn trướng ở khóm lau mà tắm.
Tiên Dung vào màn, cởi áo, dội nước, cát trôi, phát hiện Đồng Tử. Tiên Dung kinh sợ, thấy là người con trai, bèn nói: “Ta vốn không muốn lấy chồng, nay lại gặp người, cùng ở trần với nhau, đó chính là do duyên trời xui khiến nên vậy. Người hãy đứng dậy tắm rửa, ta ban cho quần áo mặc, rồi cùng ta xuống thuyền, mở tiệc ăn mừng. Người trong thuyền đều cho đó là cuộc giai ngộ xưa nay chưa từng có.
“ Chử Đồng Tử ” (渚童子) là câu chuyện mà qua đó, dân gian ta “phản ánh nguyện vọng, ước mơ tự do hôn nhân và đề cao đức tính hiếu thảo” qua hai nhân vật Chử Đồng Tử và Tiên Dung

Chử Đồng Tử (渚童子) là người con rất có hiếu đối với cha. Điều này thể hiện qua chi tiết chàng đã “đóng khố cho cha rồi mới chôn” dù cả hai cha con chỉ có chung một chiếc khố dùng thay nhau và trước đó, cha chàng đã dặn “cứ giữ lấy mà dùng”. Nhưng nghĩa tử là nghĩa tận, Chử Đồng Tử đã không nỡ để cha mình trần về nơi chin suối. Việc Chử Đồng Tử không nghe lời cha, nếu xét theo quan niệm chữ Hiếu của Nho giáo bảo thủ không những không được coi là hiếu thuận mà ngược lại, còn bị cho là bất hiếu. Thế nhưng, sự thực là không ai không xúc động trước tấm lòng hiếu thảo sâu nặng của chàng, cũng không ai chê trách mà tất cả đều đồng lòng ngợi ca hành động hiếu nghĩa đó. Trong trường hợp này, dân tộc ta đã có quan niệm rất thực tế về chữ Hiếu. Chử Đồng Tử, dù không nghe lời cha (là biểu hiện của sự bất hiếu) nhưng việc chàng làm lại toả sáng một tấm lòng rất mực hiếu thảo. Chử Đồng Tử đã được dân gian ban tặng “phần thưởng” là một cô Công chúa xinh đẹp để làm vợ. Quả thật đây là phần thưởng vô cùng cao quý mà không bạc vàng nào sánh được (Vì không thể dùng của cải vật chất làm thước đo lòng hiếu thảo con người ). Chi tiết này thể hiện cách nghĩ hết sức thâm thuý thấm đẩm tính chất nhân văn và có thể coi là sự bổ sung cho quan niệm về chữ Hiếu trong dân gian của dân tộc ta.
Công chúa Tiên Dung, nếu xét theo tiêu chí và quan niệm về chữ Hiếu của Nho giáo bảo thủ, cố chấp được coi là một người con “bất hiếu” bởi không nghe lời cha, “không chịu lấy chồng” và tự ý định đoạt hôn nhân cho mình – hành động “mặc áo qua đầu” vốn bị coi là cấm kỵ trong xã hội phong kiến về mối quan hệ giữa con cái đối với cha mẹ. Và Chử Đồng Tử, một chàng trai hiếu thảo, trớ trêu thay, lại được dân gian dành cho phần thưởng là một cô con gái “bất hiếu”! Thoạt nhìn, tưởng như dân gian ta có ý “chơi khăm” nhân vật của mình nhưng kỳ thực thì không phải vậy.
Trong nhận thức của nhân dân ta, Tiên Dung chưa bao giờ bị coi là bất hiếu bởi việc nàng làm chẳng những không phương hại đến ai mà còn hướng đến lẽ đời cao đẹp với hôn nhân tự do và sự phân định đẳng cấp xã hội bị xoá nhoà. Cái sâu sắc của dân gian ta ở đây là tạo ra cái nghịch lý bên ngoài để làm sáng lên cái có lý bên trong. Chử Đồng Tử xứng đáng được ban thưởng và Tiên Dung cũng xứng đáng với tư cách “phần thưởng” của mình.
Truyện “Chử Đồng Tử” (渚童子) kết thúc với việc Chử Đồng Tử và Tiên Dung bay về trời cũng là dụng ý của dân gian, nhằm tránh sự xung đột trong quan hệ vua-tôi, cha-con giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung với vua cha, khi mà nhà vua cử binh tiến đánh để Trung và Hiếu được vẹn toàn. Truyện cổ tích, nhất là cổ tích thần kỳ của nhân dân ta phản ánh thời kỳ “ngây thơ” trong lịch sử xã hội loài người nhưng những gì được thể hiện trong “Chử Đồng Tử ” lại cho thấy quan niệm và cách xử lý tình huống không hề ngây thơ.
Quan niệm về chữ Hiếu qua câu chuyện về chàng trai họ Chử có màu sắc phong phú và giá trị thực tiễn phù hợp với đời sống tâm lý xã hội cộng đồng, dù vẫn giữ cái hạt nhân cốt lõi của quan niệm về chữ Hiếu. Việc tiếp thu và vận dụng văn hoá, tư tưởng nước ngoài bằng trí tuệ, tâm hồn và đạo lý dân tộc của người Việt qua truyện “Chử Đồng Tử ” nói riêng, trong quá trình xây dựng và phát triển bản sắc văn hoá, tư tưởng dân tộc nói chung luôn là điều khiến ta phải suy ngẫm và thán phục.
Đối với đạo Phật, Rằm tháng bảy hằng năm, lễ hội Vu Lan, lễ bông hồng cài áo, là mùa báo hiếu, Bởi vì: “Hiếu tâm tức thị Phật tâm. Hiếu hạnh vô phi Phật hạnh”.
(孝 心 即 是 佛 心, 孝 行 無 非 佛 行)
Lòng hiếu tức là lòng Phật. Hạnh hiếu há chẳng phải là hạnh Phật sao?.
Hiếu kính với Cha Mẹ là một truyền thống tốt đẹp và lâu đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho đến ngày nay. Vì thế ca dao ta có câu:
"Công Cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ Mẹ kính Cha,
Cho trọn chữ hiếu mới là đạo con."

Mùa Vu Lan Báo Hiếu- PL.2554
http://www.quangduc.com/tacgia/tribuu.html



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 11951)
Mười lăm năm một bước đường Đau lòng lữ thứ đoạn trường , cha ơi Đêm dài tưởng tượng cha ngồi Gối cao tóc trắng rã rời thân con
10/04/2013(Xem: 4086)
Nhìn người qua mặt xấu Chợt thấy lòng sân si Lửa ghen ghét rào chắn Yêu thương không lối về
10/04/2013(Xem: 5161)
Tôi chưa kịp trở về thăm Viên Giác Mười hai năm bèo dạt bến sông đời Cây đa cũ chắc đã già hơn trước Biết có còn rụng lá xuống sân tôi
10/04/2013(Xem: 12556)
Rừng im mây đầy ôm núi ngủ Cỏ mềm xanh mướt ngập bờ hoang Thoang thoảng đêm huyền hương thạch nhũ Đầu hoa nhụy ứa gió lên ngàn.
10/04/2013(Xem: 4485)
Bao năm nuôi nấng đàn con Lệ rưng rưng chảy, héo mòn tấm thân, Nhưng lòng vui sướng vô ngần, Miễn sao con lớn tần ngân với đời,
10/04/2013(Xem: 4806)
Bông hồng cài áo nâng niu Tình thương của mẹ yêu kiều ngàn sao Bông trắng lành lạnh nao nao Tìm hình bóng mẹ chiêm bao đêm dài
10/04/2013(Xem: 12054)
Một bông hồng xin dâng Mẹ Một bông hồng xin dâng Cha Đền ơn hiếu hạnh những là thấm đâu Công Cha phải nhớ làm đầu Nghĩa Mẹ phải nhớ là câu trau mình
10/04/2013(Xem: 3770)
Một đóa trắng - hồng vạn mến thương Cho ai còn diễm phúc nghiêm đường Cho ai thấm lạnh thềm băng giá Ân nghĩa sinh thành sao trả xong
10/04/2013(Xem: 4067)
Mùa Vu Lan báo hiếu hay lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy âm lịch đã trở thành lễ hội truyền thống của dân tộc Việt, không còn phân biệt giữa Phật giáo và của người dân Việt nữa. Đặc biệt mùa lễ Vu Lan năm nay, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất quốc nội và hải ngoại đang chịu cái tang chung: Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang vừa viên tịch ngày mùng 3 tháng 6 năm Mậu Tý tại Tu viện Nguyên Thiều, Bình Định - Việt Nam.
10/04/2013(Xem: 4548)
Đức cố Đại lão Hòa Thượng thượng Huyền hạ Quang, Đệ tứ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, là bậc cao tăng thạc đức, long tượng thiền môn đương đại, bi nguyện hùng tâm, đại trí hùng lực đương thời, lãnh đạo kiệt xuất siêu phàm của Giáo Hội, và là bậc trượng phu đại sĩ của Việt Nam, mà cả cuộc đời là dấu ấn suốt thế kỷ đối với lịch sử Dân tộc và Nhân loại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]