Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngộ Đạo Đất Trời

10/04/201319:32(Xem: 3631)
Ngộ Đạo Đất Trời

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2010

Ngộ Đạo Đất Trời

Trí Bửu

Nguồn: Trí Bửu

“Trang sử Phật
Đồng thời là trang sử Việt,
Trải bao độ hưng suy
Có nguy mà chẳng mất….”

(Hồ Dzếnh)
Đạo Phật truyền vào nước ta khoảng những năm đầu Công nguyên, đã trở thành một trong những hệ tư tưởng có sức sống lâu dài nhất và song hành cùng Dân tộc trong mọi thời đại. Chính vì vậy, văn hóa Phật giáo ảnh hưởng rất sâu rộng đến đời sống của dân tộc .
Đạo Phật đã thích ứng với mọi hoàn cảnh lịch sử của Dân tộc, hòa nhập cùng Dân tộc như nước với sữa, đã trở thành một tôn giáo rất gần gũi, thân thương với Dân tộc và con người Việt Nam.
“Mái Chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muôn đời của Tổ tông…”

Có thể nói, đây là sự hòa mình của Đạo Phật, là quá trình Đạo Phật dần dần được dân gian Việt Nam hóa, biến thành một phần của cơ thể xã hội Việt Nam. Vì thế, “ Đạo Phật trong đời sống dân tộc” là máu và thịt, là tim và óc trong một cơ thể của một con người.
Ngược dòng lịch sử, cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, giữa lúc xã hội Ấn Độ đang rối ren, nhân dân cơ cực lầm than, bởi chế độ phân chia đẳng cấp hết sức khắc nghiệt, Thái tử Tất-Đạt-Đa, một Thái tử có lòng vị tha rộng lớn, chiêm nghiệm về nỗi khổ ở đời, đã quyết định hy sinh đời sống vương giả, để tìm cách giải thoát đau khổ cho nhân loại. Tất-Đạt-Đa, con Vua Tịnh-Phạn và Hoàng Hậu Ma-Gia, nước Ca-tỳ-la-vệ, xứ Ấn Độ. Sau năm năm tầm đạo, sáu năm tu khổ hạnh, bốn mươi chín ngày ngồi thiền định đưới gốc cây Bồ đề, Ngài đã thành bậc chánh đẳng, chánh giác, hiệu là Thích-Ca Mâu-Ni.
Đạo Phật quan niệm bản thể của vũ trụ là chân như, có có, không không. Các hiện tượng là vô thường, luôn luôn chuyển động. Trong sự sống có cái chết, chết là điều kiện cho sự sinh thành mới. Thời gian là vô cùng, không gian là vô tận. Trong vũ trụ có đến ba ngàn thế giới, đời thì có nhiều kiếp, một tiểu kiếp có đến mười sáu triệu năm, và con người ở trong vòng luân hồi sinh tử.
Dựa vào các sử liệu, hiện nay hầu hết các Sử gia đều đồng ý với những điểm cơ bản như sau :
- Đạo Phật đã đến Việt Nam trước hết là đường biển, theo bước chân của các doanh nhân và Tăng sĩ Ấn Độ.
- Đạo Phật được truyền đến Việt Nam trước khi đến Trung Hoa. Trong giai đoạn khai sinh, Phật giáo Việt Nam cũng đã hưng thịnh hơn Phật giáo Trung Hoa cùng thời.
Trong “Lĩnh Nam Chích Quái” của Vũ Quỳnh, Kiều Phú “Truyện Nhất Dạ Trạch” -còn gọi là “Truyện Chử Đồng Tử”- đã viết:
“Hùng Vương truyền tới đời thứ ba thì sinh hạ được người con gái là Tiên Dung Mỵ Nương, đến tuổi mười tám dung mạo đẹp đẽ nhưng Công chúa chỉ mãi mê vui chơi, chu du khắp thiên hạ. Hồi đó ở làng Chữ Xá, cạnh sông lớn có người dân tên là Chử Vi Vân sinh hạ được Chử Đồng Tử, Tiên Dung gặp Chử Đồng Tử trong một tình huống thật đặc biệt và cho đó là duyên trời định nên hai người kết duyên chồng vợ. Bây giờ ở núi Quỳnh Viên, trên núi có am nhỏ, Đồng Tử lên am chơi gặp Tiểu tăng là Ngưởng Quang (còn gọi là Phật Quang) giác ngộ cho Đồng Tử, Đồng Tử trở về giảng lại đạo Phật cho Tiên Dung và Tiên Dung giác ngộ…”
Một sử liệu khác chứng minh rằng đạo Phật đã đến và đã hưng thịnh ở Việt Nam trước khi du nhập và phát triển tại Trung Quốc được ghi trong sách “Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục” chuyện trong một lễ Trai Tăng vào ngày rằm tháng hai năm 1096, tại Kinh thành Thăng Long, bà Hoàng Thái Hậu Phù Cẩm Linh, tức Vương Phi Ỷ Lan hỏi Thiền sư Trí Không, (sau được tôn làm Thông Biện quốc sư) “Đạo Phật đến nước ta hồi nào?” Các vị sư ngồi im lặng, riêng Thiền sư Trí Không đã trả lời như sau : “Xét chuyện Đàm Thiên pháp sư, ta thấy từ đời Tùy Cao Tổ, Phật pháp được nâng đỡ rất nhiều. Vua Văn Đế nói : “Ta muốn làm chùa Tháp ở Giao Châu để cho phước được thấm nhuần đại thiên thế giới . . .” Pháp Sư Đàm Thiên liền tâu : “Giao Châu có đường thông với Thiên Trúc (Ấn Độ). Khi Phật giáo mới tới Giang Đông chưa đầy đủ thì ở Thủ Phủ Luy Lâu của Giao Châu đã có tới hai mươi ngôi chùa, độ được hơn 500 vị Tăng già và dịch được 15 cuốn Kinh rồi. Như vậy, Phật giáo được truyền đến Giao Châu trước khi đến Giang Đông”.
Trước khi Phật giáo du nhập vào, nước ta đã có một hệ thống tín ngưỡng, phong tục trong dân gian vô cùng phong phú. Người Việt quan niệm rằng : “Ông Trời ở trên cao có thể nhìn thấy mọi việc dưới đất, biết trừng phạt kẻ làm ác, giúp đỡ kẻ làm lành … Ông Trời có những thuộc hạ gần xa. Gần thì có ông Sấm, bà Sét, xa có Sơn Tinh, Thủy Tinh, thần núi Tản Viên, thần cây đa, ông Táo, ông Địa.... Linh hồn con người không hẳn là bất diệt, nhưng có thể tồn tại một thời gian khá lâu quanh quẩn bên xác người chết và có thể ở chung với người thân thích còn sống trong một thời gian để che chở, bảo hộ.”(Nguyễn Lang-Việt Nam Phật giáo Sử luận)
Như thế, ngay từ buổi mới du nhập vào đất Việt, Phật giáo đã hòa quyện, hội nhập trong lòng Dân tộc. Khi đất nước trãi qua ngàn năm Bắc thuộc, Phật giáo cùng chung số phận khổ nhục, đau thương, ẩn nhẫn, chịu đựng. Đến nữa Thế kỷ thứ X, khi dân tộc vùng lên giành độc lập thì tức khắc Phật giáo đã cùng dân tộc đồng hành xây dựng, phát triển quê hương.
Rồi các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần là thiên sử “Anh hùng ca” dài bốn trăm năm mươi năm, chẳng những chứng minh tinh thần độc lập, hào hùng, bất khuất của Dân tộc mà đồng thời khẳng định tinh thần gắn liền Đạo pháp với Dân tộc của Phật giáo Việt Nam, là điểm son, là dấu ấn truyền thống đặc thù của Phật giáo Việt Nam trong lòng Dân tộc.
Thế kỷ XX, cả dân tộc đứng lên chống Thực dân và Đế quốc giành lại chủ quyền cho Dân tộc thì Phật giáo Việt Nam lại một lần nữa khẳng định vai trò của mình, kề vai sát cánh cùng nhân dân để đấu tranh thực thi khát vọng hòa bình, hạnh phúc.
Ngày nay, phương châm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là: “Đạo pháp và Dân tộc ” càng khẳng định tính chất gắn bó giữa Phật giáo với Dân tộc Việt Nam.
Trong đời sống thường ngày, chúng ta không lạ gì với những biểu tượng của Phật giáo. Những hình ảnh đó được thể hiện trong đời sống một cách tự nhiên:
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương…”

Hoặc:
“Dù ai đi đâu, ở đâu,
Đến ngày Phật Đản năm châu cùng về.
Dù ai bận rộn trăm bề,
Đến ngày Phật Đản ta về chùa ta.
Nha Thành, PL.2554- 2010



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/08/2019(Xem: 4145)
Một ngày nọ cô con gái12 tuổi đã hỏi cha: "Cha định tặng con món quà gì vào sinh nhật tới?" Cha mỉm cười và trả lời: "Còn nhiều thời gian mà, con hãy đợi tới ngày sinh nhật của con." Chỉ vài ngày sau cuộc đối thoại này, cô bé bị xỉu và khẩn cấp đưa vào bệnh viện. Sau khi khám cô bé, bác sĩ đi ra và thông báo với gia đình "Tim cháu tệ lắm và cháu có lẽ sẽ chết. Cả nhà bị sốc nặng khi nghe tin và không biết làm gì.
01/08/2019(Xem: 16262)
Bao năm rồi con lưu lạc ngàn phương, Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải, Ơn dưỡng dục mẹ ôi ! Sao xiết kể, Công sinh thành con nghĩ : quặn lòng đau.
31/07/2019(Xem: 12922)
Trong tiết trời giá lạnh của mùa đông xứ Úc, mùa Vu Lan lại trở về với những người con Phật trên khắp Năm Châu. Mùa Hiếu Hạnh nhắc nhở cho con cháu tưởng nhớ đến công ơn giáo dưỡng của ÔNG-BÀ-CHA-MẸ nên Lễ VU LAN cũng là Mùa BÁO ÂN ĐÁP NGHĨA, giáo dục đạo đức nhân sinh, xây dựng nếp sống THANH LƯƠNG tiến đến CHÂN-THIỆN-MỸ, góp phần tạo sự an lành trong gia đình và xã hội.
30/07/2019(Xem: 11956)
Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi. Hình ảnh của cha mẹ còn sống hay đã qua đời, đều là những ảnh cao cả thiêng liêng bất diệt trong mỗi người con. Đạo tràng Tu Viện Quảng Đức long trọng tổ chức Ngày Lễ Hội Vu Lan Báo Hiếu vào lúc 11 giờ sáng ngày Chủ Nhật 11/8/2019 (nhằm ngày 11 tháng Bảy âm lịch năm Kỷ Hợi ).
30/07/2019(Xem: 4706)
Chúng ta thường nghe 2 câu “An cư lạc nghiệp” và “An cư kiết hạ” hai câu nói ấy ẩn tàng giá trị nhứt định về đời cũng như đạo giáo. An Cư kiết hạ có truyền thống lâu đời hơn 2600 năm, từ thời Đức Phật còn tại thế, mãi tới nay vẫn còn lưu dụng trong chốn thiền gia. An cư Kiết Hạ không ngoài nghĩa báo ân và báo hiếu, mà ân hay hiếu đối với người Phật tử thì vô cùng sâu rộng không thể đền đáp đủ trong đời này nên phải trải qua nhiều đời mới trọn vẹn. Thế nhưng, nếu trong thế kỷ 21, khoa học kỹ thuật tiến tới hai vấn đề mới mẻ: “Công nghệ sinh học và trí thông minh nhân tạo” (AI: Artificial Intelligence) như Yuval Noah Harari nêu lên trong “21 bài học cho thế kỷ 21” gần đây thì, liệu sẽ ảnh hưởng ra sao đến tinh thần hiếu đạo? Đó là hai vấn đề dày cộm thách thức đối với người Phật tử không có gì đáng lo lắng, hốt hoảng, cũng như không phải là việc siêu vượt ngoài trí suy tưởng của con người hiện đại. Nếu là người Phật tử chân chánh có tu tập, học hỏi giáo pháp của Phật Đà, ứng dụng giáo ph
26/07/2019(Xem: 6536)
Mục Liên Thanh Đề là một đại bồ tát thị hiện nơi địa ngục để từ đó Đức Phật từ bi chỉ dạy cho chúng sinh một pháp môn thật vi diệu về KHỔ TREO NGƯỢC ( ULLAMBANA) . Theo kinh Vu Lan, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, để tưởng nhớ và muốn biết mẹ bây giờ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp thế gian.
22/07/2019(Xem: 5090)
Các tự viện khuyến khích các em nhỏ viết bài về “cha mẹ tôi” hoặc bằng tiếng Việt hay Anh. Đây là quà Vu Lan đơn sơ nhưng nặng tình của các cháu tặng cha mẹ trong ngày Lễ. Chúng ta cũng khuyến khích những Phật tử gửi quà Vu Lan cho nhau trong mùa lễ bằng ECard đến với bạn bè, người thân và người Mỹ. Vu lan là một văn hóa đặc thù của Phật giáo và Dân tộc Việt Nam, mùa Lễ về nhớ ơn và đền ơn. Mỗi người con Phật chúng ta nỗ lực phổ biến những ngày lễ Phật giáo cho cộng đồng Việt và Mỹ vì Phật giáo chỉ là một tôn giáo mới và nhỏ nhoi nơi đất nước nầy.
21/07/2019(Xem: 5523)
Thư Mời Tham Dự Lễ Vu Lan PL 2563 tại Thắng Đức Đạo Tràng, London, Anh Quốc (Chủ Nhật 4-8-2019)
27/06/2019(Xem: 10405)
Trăm Câu Hiếu Hạnh (Tặng chị Bùi Thị Đề, ngày chị thọ tang thân phụ.) Rưng rưng nến lệ nhỏ tràn Khói hương quyện mối tâm tang thở dài. Đón cha: gỗ ướp thi hài Phủ thân con: áo sô gai lạnh đời. Mầu liễn đối treo nơi nhà cũ, Vách tường xưa nhớ chủ đeo tang.
25/06/2019(Xem: 6590)
"Công Cha như núi Thái Sơn Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra” Đây là bài thơ cảm tác để tri ân và tán tụng công đức của Người Cha trên cõi trần gian mộng mị lao khổ, nhân "The Father Day" vừa qua, và cũng để góp bút với trang mạng Phật giáo nhân dịp đón lễ Vu Lan Rằm Tháng Bảy, vì thường thấy dịp lễ này người đời hay nhắc đến Người Mẹ nhiều hơn. Hi vọng sẽ có rất nhiều người tìm thấy bóng dáng, hình tượng, ân nghĩa của phụ thân mình sau khi ngâm đọc xong bài thơ song thất lục bát này. Trân trọng!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]