Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngộ Đạo Đất Trời

10/04/201319:32(Xem: 3660)
Ngộ Đạo Đất Trời

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2010

Ngộ Đạo Đất Trời

Trí Bửu

Nguồn: Trí Bửu

“Trang sử Phật
Đồng thời là trang sử Việt,
Trải bao độ hưng suy
Có nguy mà chẳng mất….”

(Hồ Dzếnh)
Đạo Phật truyền vào nước ta khoảng những năm đầu Công nguyên, đã trở thành một trong những hệ tư tưởng có sức sống lâu dài nhất và song hành cùng Dân tộc trong mọi thời đại. Chính vì vậy, văn hóa Phật giáo ảnh hưởng rất sâu rộng đến đời sống của dân tộc .
Đạo Phật đã thích ứng với mọi hoàn cảnh lịch sử của Dân tộc, hòa nhập cùng Dân tộc như nước với sữa, đã trở thành một tôn giáo rất gần gũi, thân thương với Dân tộc và con người Việt Nam.
“Mái Chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muôn đời của Tổ tông…”

Có thể nói, đây là sự hòa mình của Đạo Phật, là quá trình Đạo Phật dần dần được dân gian Việt Nam hóa, biến thành một phần của cơ thể xã hội Việt Nam. Vì thế, “ Đạo Phật trong đời sống dân tộc” là máu và thịt, là tim và óc trong một cơ thể của một con người.
Ngược dòng lịch sử, cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, giữa lúc xã hội Ấn Độ đang rối ren, nhân dân cơ cực lầm than, bởi chế độ phân chia đẳng cấp hết sức khắc nghiệt, Thái tử Tất-Đạt-Đa, một Thái tử có lòng vị tha rộng lớn, chiêm nghiệm về nỗi khổ ở đời, đã quyết định hy sinh đời sống vương giả, để tìm cách giải thoát đau khổ cho nhân loại. Tất-Đạt-Đa, con Vua Tịnh-Phạn và Hoàng Hậu Ma-Gia, nước Ca-tỳ-la-vệ, xứ Ấn Độ. Sau năm năm tầm đạo, sáu năm tu khổ hạnh, bốn mươi chín ngày ngồi thiền định đưới gốc cây Bồ đề, Ngài đã thành bậc chánh đẳng, chánh giác, hiệu là Thích-Ca Mâu-Ni.
Đạo Phật quan niệm bản thể của vũ trụ là chân như, có có, không không. Các hiện tượng là vô thường, luôn luôn chuyển động. Trong sự sống có cái chết, chết là điều kiện cho sự sinh thành mới. Thời gian là vô cùng, không gian là vô tận. Trong vũ trụ có đến ba ngàn thế giới, đời thì có nhiều kiếp, một tiểu kiếp có đến mười sáu triệu năm, và con người ở trong vòng luân hồi sinh tử.
Dựa vào các sử liệu, hiện nay hầu hết các Sử gia đều đồng ý với những điểm cơ bản như sau :
- Đạo Phật đã đến Việt Nam trước hết là đường biển, theo bước chân của các doanh nhân và Tăng sĩ Ấn Độ.
- Đạo Phật được truyền đến Việt Nam trước khi đến Trung Hoa. Trong giai đoạn khai sinh, Phật giáo Việt Nam cũng đã hưng thịnh hơn Phật giáo Trung Hoa cùng thời.
Trong “Lĩnh Nam Chích Quái” của Vũ Quỳnh, Kiều Phú “Truyện Nhất Dạ Trạch” -còn gọi là “Truyện Chử Đồng Tử”- đã viết:
“Hùng Vương truyền tới đời thứ ba thì sinh hạ được người con gái là Tiên Dung Mỵ Nương, đến tuổi mười tám dung mạo đẹp đẽ nhưng Công chúa chỉ mãi mê vui chơi, chu du khắp thiên hạ. Hồi đó ở làng Chữ Xá, cạnh sông lớn có người dân tên là Chử Vi Vân sinh hạ được Chử Đồng Tử, Tiên Dung gặp Chử Đồng Tử trong một tình huống thật đặc biệt và cho đó là duyên trời định nên hai người kết duyên chồng vợ. Bây giờ ở núi Quỳnh Viên, trên núi có am nhỏ, Đồng Tử lên am chơi gặp Tiểu tăng là Ngưởng Quang (còn gọi là Phật Quang) giác ngộ cho Đồng Tử, Đồng Tử trở về giảng lại đạo Phật cho Tiên Dung và Tiên Dung giác ngộ…”
Một sử liệu khác chứng minh rằng đạo Phật đã đến và đã hưng thịnh ở Việt Nam trước khi du nhập và phát triển tại Trung Quốc được ghi trong sách “Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục” chuyện trong một lễ Trai Tăng vào ngày rằm tháng hai năm 1096, tại Kinh thành Thăng Long, bà Hoàng Thái Hậu Phù Cẩm Linh, tức Vương Phi Ỷ Lan hỏi Thiền sư Trí Không, (sau được tôn làm Thông Biện quốc sư) “Đạo Phật đến nước ta hồi nào?” Các vị sư ngồi im lặng, riêng Thiền sư Trí Không đã trả lời như sau : “Xét chuyện Đàm Thiên pháp sư, ta thấy từ đời Tùy Cao Tổ, Phật pháp được nâng đỡ rất nhiều. Vua Văn Đế nói : “Ta muốn làm chùa Tháp ở Giao Châu để cho phước được thấm nhuần đại thiên thế giới . . .” Pháp Sư Đàm Thiên liền tâu : “Giao Châu có đường thông với Thiên Trúc (Ấn Độ). Khi Phật giáo mới tới Giang Đông chưa đầy đủ thì ở Thủ Phủ Luy Lâu của Giao Châu đã có tới hai mươi ngôi chùa, độ được hơn 500 vị Tăng già và dịch được 15 cuốn Kinh rồi. Như vậy, Phật giáo được truyền đến Giao Châu trước khi đến Giang Đông”.
Trước khi Phật giáo du nhập vào, nước ta đã có một hệ thống tín ngưỡng, phong tục trong dân gian vô cùng phong phú. Người Việt quan niệm rằng : “Ông Trời ở trên cao có thể nhìn thấy mọi việc dưới đất, biết trừng phạt kẻ làm ác, giúp đỡ kẻ làm lành … Ông Trời có những thuộc hạ gần xa. Gần thì có ông Sấm, bà Sét, xa có Sơn Tinh, Thủy Tinh, thần núi Tản Viên, thần cây đa, ông Táo, ông Địa.... Linh hồn con người không hẳn là bất diệt, nhưng có thể tồn tại một thời gian khá lâu quanh quẩn bên xác người chết và có thể ở chung với người thân thích còn sống trong một thời gian để che chở, bảo hộ.”(Nguyễn Lang-Việt Nam Phật giáo Sử luận)
Như thế, ngay từ buổi mới du nhập vào đất Việt, Phật giáo đã hòa quyện, hội nhập trong lòng Dân tộc. Khi đất nước trãi qua ngàn năm Bắc thuộc, Phật giáo cùng chung số phận khổ nhục, đau thương, ẩn nhẫn, chịu đựng. Đến nữa Thế kỷ thứ X, khi dân tộc vùng lên giành độc lập thì tức khắc Phật giáo đã cùng dân tộc đồng hành xây dựng, phát triển quê hương.
Rồi các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần là thiên sử “Anh hùng ca” dài bốn trăm năm mươi năm, chẳng những chứng minh tinh thần độc lập, hào hùng, bất khuất của Dân tộc mà đồng thời khẳng định tinh thần gắn liền Đạo pháp với Dân tộc của Phật giáo Việt Nam, là điểm son, là dấu ấn truyền thống đặc thù của Phật giáo Việt Nam trong lòng Dân tộc.
Thế kỷ XX, cả dân tộc đứng lên chống Thực dân và Đế quốc giành lại chủ quyền cho Dân tộc thì Phật giáo Việt Nam lại một lần nữa khẳng định vai trò của mình, kề vai sát cánh cùng nhân dân để đấu tranh thực thi khát vọng hòa bình, hạnh phúc.
Ngày nay, phương châm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là: “Đạo pháp và Dân tộc ” càng khẳng định tính chất gắn bó giữa Phật giáo với Dân tộc Việt Nam.
Trong đời sống thường ngày, chúng ta không lạ gì với những biểu tượng của Phật giáo. Những hình ảnh đó được thể hiện trong đời sống một cách tự nhiên:
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương…”

Hoặc:
“Dù ai đi đâu, ở đâu,
Đến ngày Phật Đản năm châu cùng về.
Dù ai bận rộn trăm bề,
Đến ngày Phật Đản ta về chùa ta.
Nha Thành, PL.2554- 2010



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2010(Xem: 8332)
Hôm nay ngày Rằm tháng 7, ngày lễ Vu Lan, ngày Tự Tứ của chư Tăng Kiết hạ sau 3 tháng an cư tu tập, cũng gọi là ngày Xá Tội Vong Nhân, ngày “Báo Hiếu của mọi người con Phật”. Ngày Vu Lan đến, người ly hương cũng như kẻ còn nơi quê Cha đất Tổ đều có lòng tưởng nhớ đến Tổ Tiên, Cha Mẹ, tháng 7 là tháng nhớ ơn, là mùa Báo Hiếu, là nguồn đạo hạnh…
17/10/2010(Xem: 4780)
Tết Trung Thu ăn vào ngày rằm tháng 8. Nguyên cuối đời nhà Tây Hán (206 trước 23 sau D.L.), Vương Mãng nhân được cầm giữ chính quyền...
15/10/2010(Xem: 5758)
Sau khi ăn xong bữa, Giáo sư cầm chén đưa cho người mẹ già 70 tuổi: “Mẹ, rửa chén đi nhé!”, câu nói tuy ngắn nhưng có phần cảm động…
09/10/2010(Xem: 4893)
Từ cõi mộng Khoác áo nâu sòng Qua dòng sinh tử Có – không!
04/10/2010(Xem: 4736)
Hôm đó chúng tôi hẹn nhau ở một bến taxi để cùng đi dự một dạ hội lớn ở nhà hát Bastille Ba Lê. Đây là một buổi trình diễn của nhóm bà Pina Bausch, rất nổi tiếng. Bọn tôi người nào cũng áo quần bảnh bao. Các ông thì côm-pờ-lê đen, cờ-ra-vát, có người còn đeo nơ. Các bà các cô thì áo dài lộng lẫy, trang sức sang trọng, nước hoa thơm lừng. Chúng tôi ha hả cười nói ồn ào vì lâu rồi mới có dịp gặp nhau đông như vậy.
24/09/2010(Xem: 12393)
Tronghệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Cũngnhư có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâudày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đãchỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau...
22/09/2010(Xem: 12794)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
09/09/2010(Xem: 6287)
Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]