Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Biểu tượng thanh cao

10/04/201318:59(Xem: 4929)
Biểu tượng thanh cao

red_rose_58
Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Biểu tượng thanh cao


Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

Từ trước đến giờ chúng ta thường biết đến hai câu thơ trên với hàm ý chán chê kiếp làm người, bởi kiếp người có muôn ngàn khổ đau, thà rằng làm một cây Thông đứng giữa trời còn hơn. Nhưng hình như ý của Nguyễn Công trứ không dừng ở đó
Bên đồi vách đá cheo leo
Ai mà chịu được cùng trèo với thông

Vách đá cheo leo, hình ảnh của sự nguy hiểm, bên cạnh sự nguy hiểm đó, ngọn Thông kia vẫn thong dong lớn dần theo năm tháng, với thân cây thẳng tắp và quanh năm suốt tháng gió mùa thu và cái lạnh của mùa đông không làm Thông thay đổi, lá Thông vẫn một màu xanh rì, rung nhe theo từng cơn gió thoảng, tạo nên những âm thanh vi vút như reo vui.
Phải chăng Nguyễn Công Trứ muốn nói, dù cuộc đời có nhiều gian nan đau khổ, nhưng nếu chúng ta kiên cường, kham nhẫn ,cố gắng vượt qua thì cũng có ngày chúng ta được an vui, được an nhiên tự tại như những gốc Thông kia. Đứng reo vui bên vách đá cheo leo
Ngài Hoàng Bá đã ca tụng sự kiên cường kham nhẫn của cây Mai, đã phải thấm suốt cái lạnh giá buốt của mùa đông để có được mùi hương thơm ngát qua những bông hoa nở rộ.
Trần lao khuýnh thoát sự phi thường
Hệ bả thằng đầu nhất tổ trường
Nhược bất nhất phiên hàn triệt cốt
Tranh đắc hoa mai phúc tỷ hương.

Bài dịch:
Thoát trần việc ấy rất phi thường
Nắm chặt đầu dây giữ lập trường
Nếu chẳng một phen xương thấu lạnh
Hoa Mai đâu dễ ngát mùi hương.

Chúng ta cũng được nghe lời ca tụng cây Trúc, cây Mai qua bài thơ:
Vị xuất địa thời tiên hữu tiết
Đáo lai vân xứ cánh hư tâm
Hư tâm trúc hữu khuynh đầu diệp
Ngạo cốt mai vô ngưỡng diện hoa.

Bài dịch:
Có khí tiết khi chưa ra mặt đất
Vươn lên cao ngoài thẳng rỗng trong tâm
Vì thẳng tâm đầu trúc cuối đầu chào
Mai cốt cách lại nở rạt rào bên cạnh nhánh.

Nói đến Trúc tức khắc chúng ta hình dung ra một khóm Trúc, hình như Trúc không bao giờ mọc đơn lẽ một mình và cho dù tiết đông có buốt giá, màu lá Trúc vẫn xanh tươi . Qua bài thơ chúng ta biết được thân Trúc có những mắt nhỏ gọi là “tiết”mà khi thân Trúc vừa nhú ra khỏi đất chúng ta đã thấy. Thân cây Trúc thẳng và rỗng ruột, lá mọc đầu cành với tư thế cong xuống như cúi đầu chào
Thông , Trúc, Mai cả ba loại cây này có một bản chất chung là cái lạnh giá buốt của mùa đông không ảnh hưởng gì đến cây . Dù lạnh Thông và Trúc, cây lá vẫn xanh tươi, Mai vẫn nở hoa rực rỡ.
Nghiệm theo lý đạo qua từng bản chất còn lại của Thông, Mai và Trúc ta thấy được:
Thông :
- Thân cây thẳng ( tượng trưng người ngay thẳng )
- Gió thoảng không làm rụng lá ( sự bền vững )
Mai:
- Mai phải hấp thụ hết tiết giá lạnh của mùa đông mới nở hoa ( chỉ sự kham nhẫn)
- Hoa Mai chỉ mọc bên cạnh nhánh chứ không mọc ở đầu ngọn .( Chỉ sự khiêm cung)
Trúc:
- Thân trúc có những mắt nhỏ goi là tiết (Tiết tháo)
- Ruột trúc rỗng ( tượng trưng cho người quân tử)
- Cây trúc thẳng lá mọc cong cong ở đầu cành (chỉ sự khiêm cung)
Đã sanh ra trong cõi Ta Bà này , dù là người, muôn thú hay cây cỏ đều có những khổ đau bởi ngoại cảnh. Con người có đầy đủ giác quan và lý trí nên càng có nhiều cảm nhận với khổ đau.
Đường đời có muôn ngàn đau khổ bởi tâm người còn lắm tham, sân, si; Đường đạo cũng có lắm nỗi gian nan bởi chướng duyên nghịch cảnh. Nhưng, nếu chúng ta học được những bản chất thanh cao của Thông của Trúc, của Mai làm một người ngay thẳng, tiết tháo, xử sự mọi việc với tấm lòng quân tử, luôn vững tâm, kham nhẫn với những điều bất như ý là luôn khiêm cung với mọi người chung quanh. Được như vậy có lẽ chúng ta sẽ được thong dong tự tại cho dù chung quanh ta khổ đau, đau khổ vẫn luôn tiếp diễn, như Thông, Trúc và Mai luôn vững chãi, xanh tươi rực rỡ giữa tiết lạnh của mùa đông.
Và còn thêm một điều này nữa là Trúc không bao giờ mọc một mình mà lúc nào cũng mọc thành bụi thành khóm, nhờ biết liên kết như vậy nên dù có mưa to gió lớn, thân Trúc dù có mỏng manh vẫn không gãy đổ bởi cả khóm Trúc đã nâng đỡ cho nhau. Thiết nghĩ trên đường tu học chúng ta cùng nên tu chung với Tăng thân để cho Chùa được vững mạnh, bởi Chùa còn được gọi là Tùng lâm ( Rừng cây ). Rừng có nhìều cây mới phong phú, trường tồn. Mỗi chúng ta là một cây trong Tùng Lâm đó.
Mong rằng trong mỗi chúng ta hội đủ bản chất thanh cao của Thông, của Mai, của Trúc để vượt qua mọi khổ đau, chướng duyên của đời và đạo để tiến bước trên đường tìm về cội nguồn tâm linh, đến bờ giải thoát.
Thanh Phi



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3971)
Nhìn người qua mặt xấu Chợt thấy lòng sân si Lửa ghen ghét rào chắn Yêu thương không lối về
10/04/2013(Xem: 5062)
Tôi chưa kịp trở về thăm Viên Giác Mười hai năm bèo dạt bến sông đời Cây đa cũ chắc đã già hơn trước Biết có còn rụng lá xuống sân tôi
10/04/2013(Xem: 12141)
Rừng im mây đầy ôm núi ngủ Cỏ mềm xanh mướt ngập bờ hoang Thoang thoảng đêm huyền hương thạch nhũ Đầu hoa nhụy ứa gió lên ngàn.
10/04/2013(Xem: 4404)
Bao năm nuôi nấng đàn con Lệ rưng rưng chảy, héo mòn tấm thân, Nhưng lòng vui sướng vô ngần, Miễn sao con lớn tần ngân với đời,
10/04/2013(Xem: 4709)
Bông hồng cài áo nâng niu Tình thương của mẹ yêu kiều ngàn sao Bông trắng lành lạnh nao nao Tìm hình bóng mẹ chiêm bao đêm dài
10/04/2013(Xem: 11642)
Một bông hồng xin dâng Mẹ Một bông hồng xin dâng Cha Đền ơn hiếu hạnh những là thấm đâu Công Cha phải nhớ làm đầu Nghĩa Mẹ phải nhớ là câu trau mình
10/04/2013(Xem: 3674)
Một đóa trắng - hồng vạn mến thương Cho ai còn diễm phúc nghiêm đường Cho ai thấm lạnh thềm băng giá Ân nghĩa sinh thành sao trả xong
10/04/2013(Xem: 3964)
Mùa Vu Lan báo hiếu hay lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy âm lịch đã trở thành lễ hội truyền thống của dân tộc Việt, không còn phân biệt giữa Phật giáo và của người dân Việt nữa. Đặc biệt mùa lễ Vu Lan năm nay, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất quốc nội và hải ngoại đang chịu cái tang chung: Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang vừa viên tịch ngày mùng 3 tháng 6 năm Mậu Tý tại Tu viện Nguyên Thiều, Bình Định - Việt Nam.
10/04/2013(Xem: 4435)
Đức cố Đại lão Hòa Thượng thượng Huyền hạ Quang, Đệ tứ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, là bậc cao tăng thạc đức, long tượng thiền môn đương đại, bi nguyện hùng tâm, đại trí hùng lực đương thời, lãnh đạo kiệt xuất siêu phàm của Giáo Hội, và là bậc trượng phu đại sĩ của Việt Nam, mà cả cuộc đời là dấu ấn suốt thế kỷ đối với lịch sử Dân tộc và Nhân loại.
10/04/2013(Xem: 3948)
Mẹ kính yêu muôn đời muôn kiếp của con, Mẹ ơi! đã 50 tuổi rồi mà con vẫn thèm Mẹ, con thèm Mẹ như dòng sữa ngon ngày nào Mẹ đã nuôi con lớn.....Nuôi con, con con mới biết tình thương của Mẹ dành cho con to lớn, ấp ủ dường nào...Các cháu Ngọai của Mẹ bây giờ đã bắt đầu trưởng thành nhưng con vẫn còn nguồn cảm xúc thương yêu mỗi khi các cháu nằm trong vòng tay con mân mê đòi sữa mẹ; những lúc đó con cảm nhận, con hưởng thụ được tình Mẹ tràn đầy trong con.....
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]