Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm niệm mùa An Cư

10/04/201318:57(Xem: 4715)
Cảm niệm mùa An Cư

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Cảm niệm mùa An Cư

Thích Nhật Tân

Nguồn: Thích Nhật Tân

Mỗi năm trong Đạo Phật có một mùa
Dù hôm nay hay đã tự ngàn xưa
Muôn phương khắp hướng lớn nhỏ cùng về
An trụ tại một nơi gọi là An Cư Kiết Hạ
Thời gian thôi hối hả
Không gian khép khung trời
Mỗi ngày đêm sáu thời
Quay về trong thực tại
Kia lời kinh tiếng mõ
Nọ mật niệm tham thiền
Dừng giả huyễn đảo điên
Rọi soi đường tu tập
Ngày xưa Đức Phật
Từng dạy việc này
Cứ mải mê du hóa miệt mài
Của không bồi đắp, cho hoài cũng hết
Hướng nội, hướng ngoại tuy hai mà một
Tâm vật, vật tâm tuy một mà hai
Đừng quanh co lý luận dong dài
Nói thì dễ mà làm thì rất khó
Cứ nhìn lại Lịch đại Tổ Sư còn đó
Dù Tây Thiên, Đông Độ, cho tới Việt Nam
Nhìn trông một cánh hoa đàm
Thử soi ngọn đuốc ngàn năm kiếm tầm
Nhìn trông sen nở trong đầm
Không vương uế trược mới đâm ngọn chồi
Nhìn trông vời vợi núi đồi
Xa từ thung lũng lần hồi dâng cao
Nhìn trông vần vũ trăng sao
Bóng đêm mờ tỏa biết bao tuyệt vời
Nhìn trông thuyền tít mù khơi
Bờ xưa bến cũ xa rời mới xong
Hãy nhìn lại,
Chúng ta cùng một dòng
Nguyện theo đường Thích Tử
Sống trong cửa thiền môn
Quyết xa lìa nghiệp dữ
Trau gương hạnh vẹn toàn
Nhớ từ thuở xuất gia
Lấy cửa Phật làm nhà
Thờ Đức Phật làm cha
Tất cả là anh em đâu khác
Kẻ trước người sau nối gót
Vào nhà Như Lai
Mặc áo Như Lai
Ăn cơm Như Lai
Nói chuyện Như Lai
Tri và hành bất biến, không một không hai
Đường vạn lý Hoa Từ Bi rạng rỡ
Nước cam lộ nguyện cho đời hết khổ
Mối từ tâm xin chuyên chở thương yêu
Cửa Tam Vô, Thánh Đức đã có nhiều
Đèn trí tuệ, tự chúng ta khai mở
Đạo vàng nở rộ
Rạng ánh thiều quang
Thế giới ba ngàn
Nhờ ơn tế độ
Huynh đệ chúng ta
đã nguyện đi trên đường cứu khổ
Pháp lữ một nhà,
Nguyện tâm lực cứu cả hàm linh
Con đường tu đâu phải chỉ riêng mình
Ta còn Đức Phật, ta còn chúng sinh
Đã thấy một thì qui về tất cả
Một kiếp nhân sinh, dù không cùng cha mẹ
Sáu nẻo luân hồi, dù chưa từng ruột thịt anh em
Nhưng đã nguyện noi theo Đức Từ Phụ pháp vương
Đạo giải thoát, thế giới mười phương đều pháp quyến
Mỗi Mùa Hạ, nhờ công tu luyện
Mở mắt từ, thấy cả xưa nay
“Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không”
Nhìn xem muôn nước về sông
Muôn nguồn về biển mênh mông diệu kỳ
Nhìn xem vạn hữu li ti
Có thì chẳng có không thì chẳng không
Chuông ngân thức tỉnh vạn lòng
Nụ Hoa Hàm Tiếu cười trong nhiệm mầu
Mỗi Mùa Hạ, thấm thật sâu
Ba rừng giáo lý lên đồi trinh nguyên
Một ngày tu, dứt vạn duyên
Tử sinh im bặt, não phiền còn đâu
Cùng nhau xây dựng nhịp cầu
Bắt bờ sinh tử, cạn tàu mới thôi
Cùng nhau xây dựng đạo - đời
Lên thuyền Bát nhã, buông lơi biển sầu
Hạ này rồi tới Hạ sau
Từ trong Mùa Hạ, Đạo Mầu trổ bông.
Thích Nhật Tân



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2013(Xem: 9472)
Nỗi Buồn Mẹ Tôi - Cẩm Ly [Âm Vang Miền Tây 54]
14/08/2013(Xem: 6236)
Khát vọng lớn nhất của con người khi hiện hữu ở cõi đời là được sống hạnh phúc. Có thể nói, hạnh phúc là sự mong ước và chờ đợi một điềm lành đến với chính mình và mọi người xung quanh ta.
14/08/2013(Xem: 5281)
“Thôi đi em, em muốn mẹ sống với em hoài, em thì hạnh phúc vì có mẹ bên cạnh, còn mẹ, mình mẩy lở loét, đau đớn từng giây, từng phút, bệnh tật đã hành hạ mẹ hơn hai mươi mấy năm rồi. Đừng ích kỷ chỉ nghĩ đến hạnh phúc của mình mà quên nỗi thống khổ của mẹ, em hãy để mẹ ra đi cho nhẹ nhàng thân xác”.
14/08/2013(Xem: 8969)
Đức Phật dạy tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Lời dạy ấy đã nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của tâm hiếu, hạnh hiếu trên bước đường tu; nhưng thực hiện tâm hiếu, hạnh hiếu như thế nào cho đúng Chánh pháp để cha mẹ và ta đều được lợi lạc.
13/08/2013(Xem: 5921)
gày Vu Lan được gọi là ngày truyền thống báo hiếu. Tất cả mọi người con đến ngày này về chùa được quý thầy nhắc lại trách nhiệm của mình đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Là phật tử, lẽ tất nhiên phải sống một đời hiền lương đạo đức. Nếu chúng ta sống bất hiếu với cha mẹ thì chắc chắn chúng ta sẽ không thương ai một cách chân tình.
13/08/2013(Xem: 12480)
Mẹ ta buôn tảo bán tần Dầm mưa dãi nắng muôn phần vì con Dẫu rằng thân thể héo mòn Da nhăn tóc bạc nhìn con trưởng thành
13/08/2013(Xem: 9279)
Đã một giờ chiều rồi mà cha vẫn chưa mang cơm hộp đến.Nó làm chủ quản ở một nhà máy, áp lực công việc rất lớn. Buổi trưa nhà máy không phục vụ cơm, nó bảo cha mang cơm hộp cho. Một phần là tiết kiệm, một phần cơm cha nấu rất ngon.
12/08/2013(Xem: 9140)
Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào, Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào, Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào. Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu. Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu. Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ. Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ. Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ. Thương con thao thức bao đêm trường, Con đà yên giấc Mẹ hiền vui sướng biết bao.
12/08/2013(Xem: 6496)
Cha mẹ ơi! Giờ đây khi con đã làm cha làm mẹ thì con mới thấu hiểu một phần nào tất lòng của người. Chẳng ngôn từ nào có thể diễn được sự hy sinh tột cùng ấy.
12/08/2013(Xem: 7578)
Xưa ở Nhật Bản, có một người tên Kisuke chăm sóc cha mẹ rất kính cẩn. Anh thường bị bạn bè lôi vào chốn trà đình tửu quán, nhưng anh cương quyết từ chối với một lý do rất thú vị: “Một đứa con có được thân thể là nhờ mẹ và tinh thần là nhờ cha. Vì thế không thể dẫn cha mẹ đi uống rượu”.[1] Thời nay ít ai lập luận như thế khi bị cuốn vào những trò đen đỏ, rượu chè. Có người còn cho lòng trung tín và kính cẩn đối với cha mẹ là lạc hậu. Có người, vì cờ bạc rượu chè đã giết cả cha lẫn mẹ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]