Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm niệm mùa An Cư

10/04/201318:57(Xem: 4786)
Cảm niệm mùa An Cư

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Cảm niệm mùa An Cư

Thích Nhật Tân

Nguồn: Thích Nhật Tân

Mỗi năm trong Đạo Phật có một mùa
Dù hôm nay hay đã tự ngàn xưa
Muôn phương khắp hướng lớn nhỏ cùng về
An trụ tại một nơi gọi là An Cư Kiết Hạ
Thời gian thôi hối hả
Không gian khép khung trời
Mỗi ngày đêm sáu thời
Quay về trong thực tại
Kia lời kinh tiếng mõ
Nọ mật niệm tham thiền
Dừng giả huyễn đảo điên
Rọi soi đường tu tập
Ngày xưa Đức Phật
Từng dạy việc này
Cứ mải mê du hóa miệt mài
Của không bồi đắp, cho hoài cũng hết
Hướng nội, hướng ngoại tuy hai mà một
Tâm vật, vật tâm tuy một mà hai
Đừng quanh co lý luận dong dài
Nói thì dễ mà làm thì rất khó
Cứ nhìn lại Lịch đại Tổ Sư còn đó
Dù Tây Thiên, Đông Độ, cho tới Việt Nam
Nhìn trông một cánh hoa đàm
Thử soi ngọn đuốc ngàn năm kiếm tầm
Nhìn trông sen nở trong đầm
Không vương uế trược mới đâm ngọn chồi
Nhìn trông vời vợi núi đồi
Xa từ thung lũng lần hồi dâng cao
Nhìn trông vần vũ trăng sao
Bóng đêm mờ tỏa biết bao tuyệt vời
Nhìn trông thuyền tít mù khơi
Bờ xưa bến cũ xa rời mới xong
Hãy nhìn lại,
Chúng ta cùng một dòng
Nguyện theo đường Thích Tử
Sống trong cửa thiền môn
Quyết xa lìa nghiệp dữ
Trau gương hạnh vẹn toàn
Nhớ từ thuở xuất gia
Lấy cửa Phật làm nhà
Thờ Đức Phật làm cha
Tất cả là anh em đâu khác
Kẻ trước người sau nối gót
Vào nhà Như Lai
Mặc áo Như Lai
Ăn cơm Như Lai
Nói chuyện Như Lai
Tri và hành bất biến, không một không hai
Đường vạn lý Hoa Từ Bi rạng rỡ
Nước cam lộ nguyện cho đời hết khổ
Mối từ tâm xin chuyên chở thương yêu
Cửa Tam Vô, Thánh Đức đã có nhiều
Đèn trí tuệ, tự chúng ta khai mở
Đạo vàng nở rộ
Rạng ánh thiều quang
Thế giới ba ngàn
Nhờ ơn tế độ
Huynh đệ chúng ta
đã nguyện đi trên đường cứu khổ
Pháp lữ một nhà,
Nguyện tâm lực cứu cả hàm linh
Con đường tu đâu phải chỉ riêng mình
Ta còn Đức Phật, ta còn chúng sinh
Đã thấy một thì qui về tất cả
Một kiếp nhân sinh, dù không cùng cha mẹ
Sáu nẻo luân hồi, dù chưa từng ruột thịt anh em
Nhưng đã nguyện noi theo Đức Từ Phụ pháp vương
Đạo giải thoát, thế giới mười phương đều pháp quyến
Mỗi Mùa Hạ, nhờ công tu luyện
Mở mắt từ, thấy cả xưa nay
“Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không”
Nhìn xem muôn nước về sông
Muôn nguồn về biển mênh mông diệu kỳ
Nhìn xem vạn hữu li ti
Có thì chẳng có không thì chẳng không
Chuông ngân thức tỉnh vạn lòng
Nụ Hoa Hàm Tiếu cười trong nhiệm mầu
Mỗi Mùa Hạ, thấm thật sâu
Ba rừng giáo lý lên đồi trinh nguyên
Một ngày tu, dứt vạn duyên
Tử sinh im bặt, não phiền còn đâu
Cùng nhau xây dựng nhịp cầu
Bắt bờ sinh tử, cạn tàu mới thôi
Cùng nhau xây dựng đạo - đời
Lên thuyền Bát nhã, buông lơi biển sầu
Hạ này rồi tới Hạ sau
Từ trong Mùa Hạ, Đạo Mầu trổ bông.
Thích Nhật Tân



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2010(Xem: 5624)
Mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy Âm lịch, toàn thể Phật tử Việt Nam chúng ta và Phật tử khắp năm châu đều tổ chức long trọng lễ Vu Lan, cúng dường Phật và chúng Tăng, dựa vào uy lực và Giới đức của đức Phật và chúng Tăng, cầu nguyện cho cha mẹ đang còn sống được an lạc và cha mẹ đã quá cố được siêu thăng cõi Tịnh Độ.
06/08/2010(Xem: 7351)
Nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong dịp lễ Vu Lan (rằm tháng 7 Âm lịch) là một nghi thức đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam. Càng đặc biệt hơn, nghi thức này do giới Phật tử trẻ tuổi tại miền Nam đưa vào Phật Giáo từ hơn 40 năm về trước. Sau đó không lâu. nó đã trở thành một nghi thức có tính cách truyền thống trong lễ Vu Lan. Gần đây, tuy có một số người như TT Vân Đàm (Tu viện Pháp Vương, Fairfax, Virginia) hay Cư sĩ Bình Anson (Chủ tịch Hội Phật Giáo Tây Úc) đặt vấn đề về việc lễ Bông Hồng Cài Áo có phù hợp với nghi thức Vu Lan của Phật Giáo hay không, cho tới nay nó này vẫn là một trong những nghi thức không thể thiếu của lễ Vu Lan tại hải ngoại.
06/08/2010(Xem: 9083)
Ta từng nghe lời tạc như vầy: Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân. Công dưỡng-dục thâm-ân dốc trả, Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền, Làm con hiếu-hạnh vi tiên,
04/08/2010(Xem: 8578)
Đối với đa số, cái chết thường được quan niệm như một vách ngăn giữa hai thế giới: người mất–kẻ còn, hay cõi âm và dương thế. Trong cái nhìn của đạo Phật, cái chết được xem là một phần tự nhiên của cuộc sống. Trước sự ra đi của người thân, nhiều người thường rất đau buồn, đôi khi quên đi những sự chăm sóc và giúp đở cho người đã khuất một cách thiết thực và ý nghĩa. Nhân mùa Vu Lan–Báo hiếu PL.2546-2002, NSGN giới thiệu cùng bạn đọc về lời của một người ở thế giới bên kia, nguyên giáo sư Đại Học Y Khoa Geneve (Thụy Sĩ) với các con của ông, và vài gợi ý về phương pháp chăm sóc, giúp đở người thân trong tình trạng đặc biệt: ốm đau nặng hoặc lâm chung...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]