Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thử thách của Tăng già trong thế kỷ 21

10/04/201318:56(Xem: 4199)
Thử thách của Tăng già trong thế kỷ 21

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Thử thách của Tăng già trong thế kỷ 21

Thiện Ý dịch

Nguồn: Bikkhu Boddhi


Thượng Tọa Boddhi
Tăng già là cộng đồng tăng, ni đại diện Phật giáo trên thế giới trong suốt hai mươi lăm thế kỷ qua. Bằng vào việc thực hành giới luật và truyền bá chánh pháp, Cộng đồng Tăng già duy trì và bảo tồn sự tương tục của di sản Phật giáo.
Tăng già sẽ tiếp tục sống còn cho đến khi nào? Sự trường tồn của Tam bảo lệ thuộc vào Tăng già, ngôi thứ ba trong Tam bảo. Chỉ nương vào sức mạnh của trí tuệ và đức hạnh, Tăng già đã sống còn trên 2.500 năm không vũ khí, không nguồn tài chánh, không có quân đội riêng; lâu hơn Đế quốc La mã, các triều đại vua chúa Trung hoa, và vương triều Anh quốc.
Tuy nhiên, không có một sự bảo đảm nào là Tăng già sẽ tiếp tục sống còn và cống hiến những đóng góp trọng yếu cho nhân loại. Đây là một nhiệm vụ tùy thuộc vào chính những thành viên của Tăng già, những thế hệ Tăng Ni kế thừa, và nhiệm vụ này cực kỳ quan trọng vì tương lai của Phật pháp đều lệ thuộc vào tương lai của Tăng già.
Như chúng ta đã biết, Tăng già được tồn tại cho đến ngày nay nhờ những liên kết mật thiết với cộng đồng cư sĩ Phật tử. Mối liên hệ giữa hai cộng đồng là một sự tương giao, hợp tác trên tinh thần “môi hở, răng lạnh.” Theo truyền thống Phật giáo, cư sĩ Phật tử cung cấp những vật dụng cần thiết như quần áo, thực phẩm, nơi ăn chốn ở, thuốc men, v.v... cho tăng, ni, trong khi Tăng già cung ứng cho cộng đồng cư sĩ về mặt giáo lý, và đời sống gương mẫu của một vị xuất gia, cống hiến đời mình cho Phật pháp. Để cộng đồng tăng, ni được tiếp tục, một số hình thức của mối liên hệ mật thiết này phải được duy trì, nhưng những sự thay đổi trong xã hội hiện đại có thể sẽ đặt mối tương quan này trong một tình huống mới.
Yếu tố “nặng ký” nhất ảnh hưởng đến mối tương giao giữa tăng già và cư sĩ Phật tử là sự quá độ từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại, và đến xã hội kỹ thuật. Sự thay đổi rõ nét nhất hiện nay là hướng chuyển đổi từ việc đặt nặng vấn đề sản xuất kỹ nghệ sang việc tiếp nhận và phân phối tin học. Sự chuyển hướng này đã xảy ra khắp các nước phương Tây và mọi giai cấp trong xã hội tiên tiến ở các quốc gia trên thế giới.
Để mô tả hiện tượng này người ta nói rằng chúng ta đang chuyển hướng từ kỷ nguyên kỹ nghệ sang kỷ nguyên tin học, từ nền văn minh sản xuất sang nền văn minh trí năng. Sự chuyển đổi sang một xã hội “nhạy cảm về tin học” sẽ biến đổi bản chất của mối tương quan giữa tăng già và cư sĩ tận gốc rễ, và những sự kiện này sẽ thử thách tăng già để tìm kiếm một giải pháp mới mẻ nhằm duy trì tính thích hợp của Phật pháp trong giai đoạn mới. Tôi không xem mình là một nhà tiên tri và, do vậy, không thể tiên đoán tương lai, nhưng căn cứ theo xu hướng hiện nay, tôi sẽ cố gắng phác hoạ vài thử thách quan trọng mà tăng già sẽ phải đối đầu.
Vai trò của giáo dục cao cấp: Trong kỷ nguyên tin học, đa số quần chúng đều có học vị đại học. Người ta có nhiều phương tiện để tiếp nhận những kiến thức và thông tin hơn trước đây, và sự hiểu biết của họ về thực tế và Phật pháp cũng thêm tinh vi và phức tạp hơn. Họ hy vọng Phật pháp được giải thích theo tiêu chuẩn kiến thức của một người có học và họ sẽ không đơn giản chấp nhận những lời dạy theo truyền thống cổ xưa vì cung kính. Họ được giáo dục ở học đường rằng muốn học hỏi cần phải chất vấn, ngay như cả học Phật. Do vậy, chư tăng, ni cần phải chuẩn bị để trả lời những câu hỏi Phật pháp. Chư tăng, ni không thể chờ mong sự chấp thuận vì lòng tôn kính của cư sĩ Phật tử, mà họ phải dành được sự kính nể qua những giải thích Phật pháp hợp tình, hợp lý. Chư tăng, ni không những phải có học vị cao, đặc biệt về Phật học, mà còn phải có kiến thức về triết học, tâm lý học, và những ngành tương quan khác. Làm sao để kết hợp thế học và Phật học là một việc khó; các vị có trách nhiệm cần phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
Vai trò của việc xuất bản: Vấn đề có bằng cấp cao trong hàng cư sĩ Phật tử liên quan mật thiết đến vai trò của việc xuất bản. Việc sử dụng chữ viết chuyển hóa Phật giáo vào khoảng thế kỷ thứ hai trước Công nguyên; cũng như việc in ấn và xuất bản sách báo đã chuyển hóa Phật giáo trong thời kỳ đầu của hạ bán thế kỷ thứ hai mươi. Ngày nay, hàng trăm quyển sách phổ thông và nghiên cứu viết về mọi ngành Phật học đã được dịch sang tiếng Anh và các ngôn ngữ khác. Vậy, bất kỳ một Phật tử nào, nếu chuyên tâm học Phật, có thể có được một kiến thức rộng rãi về Phật pháp nhờ đọc sách, báo. Máy vi tính đã góp thêm phần cách mạng hóa về việc học Phật. Vị cư sĩ Phật tử nào cũng có thể chứa toàn bộ tam tạng kinh điển và những tư liệu Phật học khác trong bộ đĩa cứng (hard disk) của mình. Xuyên qua hệ thống mạng (internet) họ còn có dịp tiếp cận nguồn tư liệu vô tận về Phật học và tham gia những nhóm thảo luận trên mạng về bất cứ đề tài nào trong Phật pháp. Như vậy, những sách báo về kiến thức Phật học không còn là đặc quyền sử dụng của tăng, ni; và để học hỏi thêm kinh tạng và luận tạng Phật tử không cần phải đến tu viện hoặc chùa để cầu học, như những truyền thống văn hóa trước đây. Chương trình nghiên cứu Phật pháp cũng được các trường đại học giảng dạy và có nhiều học giả Phật giáo nổi tiếng đang nghiên cứu những lãnh vực chuyên khoa Phật học. Đối với chúng ta, điều này nêu lên một vấn đề: là tăng sĩ chúng ta sẽ cống hiến những gì? Tôi xin thưa là nhiệm vụ của chúng ta không phải để cạnh tranh với những học giả Phật giáo. Rõ ràng chúng ta nên phát triển nguồn kiến thức Phật học của mình càng nhiều càng tốt, và chúng ta nên học hỏi từ các bậc thức giả Phật tử nếu cần. Nhưng đời sống tu viện cho chúng ta cái duyên để hành trì Phật pháp; chúng ta có cơ hội kết hợp việc học và hành trong đời sống tu sĩ dựa vào đức tin, lòng mộ đạo, và sự tận tình với tam bảo. Chúng ta phải kết hợp tri và hành, hiểu và tin. Chúng ta không thể chấp nhận tri mà không hành; cũng như thực hành mù quáng mà không có trí tuệ.
Vai trò của việc tập luyện tâm linh: Phật pháp thu phục lòng người không chỉ vì áo nghĩa thâm sâu, hay việc thực hành giới hạnh mà chính là quá trình công phu hành trì, chuyển hóa tâm thức. Điều này tách biệt Phật giáo từ những hệ thống của các tôn giáo khác: Sự nhấn mạnh trên vai trò chính của tâm thức trong sự quyết định hạnh phúc hay khổ đau, và hướng dẫn những phương pháp thực tế để tập luyện tâm linh. Vì vậy, “Cửa ngõ quan yếu” để bước vào Phật pháp là sự thực hành thiền định. Đây là “cửa ngõ” đặc biệt cho những ai không có “gốc” Phật giáo (Buddhist background) mà muốn tu học, đặc biệt là những người phương Tây. Nhưng thiền tập cũng đã từng là “cửa ngõ” cho những Phật tử truyền thống có “gốc” khoa học, mang theo những tâm thức hoài nghi và tò mò khi đến với Phật pháp. Tôi không nghĩ chỉ có thiền định không thôi là câu trả lời, và trong phương diện này tôi phê phán những thầy dạy thiền tách rời thiền định từ Phật pháp và bác bỏ những học thuyết của Phật giáo và đức tin. Tôi nghĩ rằng cần phải có một sự cân xứng: một loại “kiềng ba chân” cân bằng giữađức tin, học Phật, và thực hành thiền. Đức tin chuyển hóa cảm xúc, học tập đưa đến chánh kiến, và thiền định mang lại an lạc và trí tuệ. Nhiều người hôm nay đến với Phật giáo qua tu tập thiền định. Một khi họ đạt được những lợi lạc cụ thể nhờ thiền tập, sự thích thú của họ đối với Phật pháp sẽ được đánh thức và rồi họ sẽ dần dà học hỏi về Phật học, tăng trưởng tín tâm, và ngay cả xin xuất gia.
Tăng già trước những thử thách nêu trên: Hàng ngũ tăng già luôn tìm cách để duy trì, vinh danh những truyền thống cổ, và sống tri túc. Theo đó, Tăng già khuyến khích mọi người học sống cần kiệm, tôn trọng những gì cổ xưa, ca tụng và trân trọng môi trường thiên nhiên. Trong thế giới hiện đại, bạo động đang bùng nổ giữa những người thuộc tôn giáo hay sắc tộc khác nhau vì họ tin rằng sử dụng sức mạnh sẽ giải quyết được vấn đề. Tăng già tin vào nguyên tắc bất bạo động, kham nhẫn, thảo luận, và thỏa hiệp là nền tảng đưa đến hoà bình. Như vậy, tăng già khuyến tấn mọi người phải giải toả những vấn nạn bằng sự thông cảm lẫn nhau, khoan dung, và từ bi. Để nêu cao tinh thần Phật pháp chuyển hóa thế gian, Tăng già khuyến khích mọi nỗ lực đưa đến sự chung sống hoà bình, và hiểu rằng trí tuệ siêu việt và tự do tối thượng vượt ra ngoài những biên giới của thế gian.

Tiếng nói của lương tâm: Điều này khiến tôi muốn nói đến một thử thách chính yếu khác mà tăng già đang đương đầu trong thế giới hôm nay. Ngày nay những tai họa kinh khiếp và to lớn đang làm tan nát đời sống của hàng triệu người và đang đe doạ vô số sinh linh bằng những tổn hại không kể xiết. Tôi muốn nói đến những thù hận từ mâu thuẫn sắc tộc và những cuộc chiến huỷ diệt, giết vô số những người dân vô tội, bao gồm phụ nữ và trẻ em. Tôi nói đến những chính quyền chuyên chế đàn áp, bắt bớ những công dân của họ không lý do chính đáng, hành hạ, tra tấn, và khủng bố tinh thần những người yêu chuộng tự do. Tôi nghĩ đến những cách biệt giữa người giàu, người nghèo và nước giàu, nước nghèo. Tôi nói đến những căn bệnh đói nghèo giết chết hàng triệu người trên thế giới, mà có thể được trừ diệt dễ dàng với số chi phí chẳng là bao!
Tôi nghĩ đến sự chà đạp phẩm giá của hàng triệu phụ nữ bị chính gia đình họ cưỡng buộc hoặc bị dụ dỗ phải bán thân vì nghèo cùng. Tôi nghĩ đến sự lãng phí hàng trăm tỉ mỹ kim để mua vũ khí huỷ diệt hàng loạt, trong khi hàng tỷ người trên thế giới thiếu ăn mỗi ngày. Và sau cùng tôi nghĩ đến lối sống bừa bãi, khinh suất của chúng ta đang tàn phá môi sinh - không khí, nguồn nước, đất đai, và thực phẩm - mà không chút quan tâm cho thế hệ tương lai. Theo quan điểm của tôi, nhiệm vụ của tăng già là nêu cao tiếng nói của lương tâm thế giới.
Như vậy, Tăng già, hay ít nhất là những thành viên có tiếng tăm trong hàng ngũ tăng, ni - đều có khả năng truyền bá giá trị đạo đức Phật giáo để đương đầu với những thử thách vô vàn khó khăn và to lớn mà nhân loại đang đối mặt hôm nay.
Thiện Ý
(phỏng dịch từ: The challenge to the Sangha in the 21st century)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3542)
Mỗi vị trí chọn lựa trong cuộc sống đều có những phần thưởng và những hình phạt của riêng nó, cái vinh và cái nhục riêng của nó. Chứng kiến tình trạng đất nước mất tự do, đồng bào bị đàn áp, nhân quyền bị xâm phạm bởi một nhà nước độc tài và tham nhũng, người trí thức nên làm gì?
10/04/2013(Xem: 4814)
Ngày 15 tháng 7 năm 2009, Tribune de Geneve (Diễn Đàn Geneve). Hội Liên Minh Quốc Tế Tiến Bộ Tôn Giáo Và Tâm Linh (ICARUS) tại Geneve đã ban tặng Cộng Đồng Phật Giáo năm nay “Giải Thưởng Tôn Giáo Tốt Nhất Thế Giới”. Giải thưởng đặc biệt này đã được bầu chọn bởi bàn tròn quốc tế gồm hơn 200 vị lãnh đạo của các tôn giáo khác nhau. Điều thú vị là các vị lãnh đạo tôn giáo đã chọn Phật Giáo thay vì tôn giáo của họ mặc dầu các thành viên Phật tử chỉ là một thiểu số rất nhỏ của ICARUS.
10/04/2013(Xem: 5342)
Trong đời sống tâm linh của thế giới phương Tây, một thế giới đầy năng động của sự thay đổi và sáng tạo, đạo Phật được ươm mầm và khởi sắc khiêm tốn như một đóa hoa sen trong cái hồ Tây mênh mông dậy sóng. Con người vừa thức dậy sau giấc ngủ dài từ thời Trung Cổ. Những đầu óc tiền phong khai phá đi tìm một sự lý giải rạch ròi hơn cho thế giới thể chất và tâm hồn.
10/04/2013(Xem: 3923)
Một giám đốc DN nói thẳng với tôi: "Xin lỗi, tôi không thích nhà báo". Ban đầu, tôi tưởng ông nói đến hiện tượng một số nhà báo hoạnh hoẹ doanh nghiệp. Nhưng không... Ông đưa ra nhiều dẫn chứng rất thuyết phục để chứng minh cái sự không thích ấy và những điều ông nêu ra, tôi tin là có thật mà không cần phải kiểm chứng. Trong tất cả những điều ông phê phán, có một điều căn bản nhất về nghề cầm bút, đó là có nhiều thông tin không trung thực, còn những nhà báo viết không tôn trọng sự thật.
10/04/2013(Xem: 5140)
Khi mới xuất hiện ở loài người vào tháng 4 năm 2009, Cúm A/H1N1được gọi là cúm Heo vì virus gây bệnh tương tự như virus gây cúm Heo ở bắc Mỹ. Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu, các khoa học gia nhận thấy virus này rất độc đáo, do sự phối hợp các gene từ virus cúm heo, cúm gia cầm H5N1 và cúm người. Do đó tên mới của cúm này là Cúm A/H1N1 Mới Lạ (novel influenza A/H1N1), đối chiếu với Cúm Hàng Năm (seasonal influenza) xảy ra theo mùa tại các quốc gia.
10/04/2013(Xem: 4738)
Do Thầy Hằng Trường & Thầy Hằng Đức hướng dẫn tổ chức từ ngày 15-23/8/2009 tại Houston Chín ngày Lương Hoàng Sám thoạt đầu tưởng rất dài nhưng trôi qua thật mau. Thiệt tình lúc đầu tôi đăng ký tham gia vài ba ngày của khoá tu phần lớn là vì tò mò muốn biết Lương Hoàng Sám ra sao thôi. Không ngờ rằng đi một ngày rồi thì thấy quá hữu ích nên tôi tiếp tục hăng hái tham gia đầy đủ cho đến ngày chót.
10/04/2013(Xem: 3847)
Mười sáu tuổi con nào đã lớn Chưa trưởng thành mẹ đã bỏ con đi Mười sáu tuổi con mồ côi mẹ Chẳng thể nào tin, mẹ mãi xa con Làm con trai khóc không thành tiếng Nước mắt chảy ngược dòng trong nức nở Mẹ ơi !
10/04/2013(Xem: 3769)
Mẹ yêu ơi, hôm nay ngày của mẹ Con lang thang tìm bóng mẹ đâu đây Ngày ra đi, con nhớ dáng mẹ gầy Đưa tay vẫy chào con thơ lần cuối
10/04/2013(Xem: 7271)
Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ Đỗ Trung Quân - 1986 Con sẽ không đợi một ngày kia khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
10/04/2013(Xem: 3673)
Cả cuộc đời mẹ vất vả vì con Từ thuở ấu thơ cho đến giờ khôn lớn Khi bước chân con không còn chập chững Gánh nước mỗi ngày mẹ như thấy nặng hơn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567