Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thử thách của Tăng già trong thế kỷ 21

10/04/201318:56(Xem: 4021)
Thử thách của Tăng già trong thế kỷ 21

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Thử thách của Tăng già trong thế kỷ 21

Thiện Ý dịch

Nguồn: Bikkhu Boddhi


Thượng Tọa Boddhi
Tăng già là cộng đồng tăng, ni đại diện Phật giáo trên thế giới trong suốt hai mươi lăm thế kỷ qua. Bằng vào việc thực hành giới luật và truyền bá chánh pháp, Cộng đồng Tăng già duy trì và bảo tồn sự tương tục của di sản Phật giáo.
Tăng già sẽ tiếp tục sống còn cho đến khi nào? Sự trường tồn của Tam bảo lệ thuộc vào Tăng già, ngôi thứ ba trong Tam bảo. Chỉ nương vào sức mạnh của trí tuệ và đức hạnh, Tăng già đã sống còn trên 2.500 năm không vũ khí, không nguồn tài chánh, không có quân đội riêng; lâu hơn Đế quốc La mã, các triều đại vua chúa Trung hoa, và vương triều Anh quốc.
Tuy nhiên, không có một sự bảo đảm nào là Tăng già sẽ tiếp tục sống còn và cống hiến những đóng góp trọng yếu cho nhân loại. Đây là một nhiệm vụ tùy thuộc vào chính những thành viên của Tăng già, những thế hệ Tăng Ni kế thừa, và nhiệm vụ này cực kỳ quan trọng vì tương lai của Phật pháp đều lệ thuộc vào tương lai của Tăng già.
Như chúng ta đã biết, Tăng già được tồn tại cho đến ngày nay nhờ những liên kết mật thiết với cộng đồng cư sĩ Phật tử. Mối liên hệ giữa hai cộng đồng là một sự tương giao, hợp tác trên tinh thần “môi hở, răng lạnh.” Theo truyền thống Phật giáo, cư sĩ Phật tử cung cấp những vật dụng cần thiết như quần áo, thực phẩm, nơi ăn chốn ở, thuốc men, v.v... cho tăng, ni, trong khi Tăng già cung ứng cho cộng đồng cư sĩ về mặt giáo lý, và đời sống gương mẫu của một vị xuất gia, cống hiến đời mình cho Phật pháp. Để cộng đồng tăng, ni được tiếp tục, một số hình thức của mối liên hệ mật thiết này phải được duy trì, nhưng những sự thay đổi trong xã hội hiện đại có thể sẽ đặt mối tương quan này trong một tình huống mới.
Yếu tố “nặng ký” nhất ảnh hưởng đến mối tương giao giữa tăng già và cư sĩ Phật tử là sự quá độ từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại, và đến xã hội kỹ thuật. Sự thay đổi rõ nét nhất hiện nay là hướng chuyển đổi từ việc đặt nặng vấn đề sản xuất kỹ nghệ sang việc tiếp nhận và phân phối tin học. Sự chuyển hướng này đã xảy ra khắp các nước phương Tây và mọi giai cấp trong xã hội tiên tiến ở các quốc gia trên thế giới.
Để mô tả hiện tượng này người ta nói rằng chúng ta đang chuyển hướng từ kỷ nguyên kỹ nghệ sang kỷ nguyên tin học, từ nền văn minh sản xuất sang nền văn minh trí năng. Sự chuyển đổi sang một xã hội “nhạy cảm về tin học” sẽ biến đổi bản chất của mối tương quan giữa tăng già và cư sĩ tận gốc rễ, và những sự kiện này sẽ thử thách tăng già để tìm kiếm một giải pháp mới mẻ nhằm duy trì tính thích hợp của Phật pháp trong giai đoạn mới. Tôi không xem mình là một nhà tiên tri và, do vậy, không thể tiên đoán tương lai, nhưng căn cứ theo xu hướng hiện nay, tôi sẽ cố gắng phác hoạ vài thử thách quan trọng mà tăng già sẽ phải đối đầu.
Vai trò của giáo dục cao cấp: Trong kỷ nguyên tin học, đa số quần chúng đều có học vị đại học. Người ta có nhiều phương tiện để tiếp nhận những kiến thức và thông tin hơn trước đây, và sự hiểu biết của họ về thực tế và Phật pháp cũng thêm tinh vi và phức tạp hơn. Họ hy vọng Phật pháp được giải thích theo tiêu chuẩn kiến thức của một người có học và họ sẽ không đơn giản chấp nhận những lời dạy theo truyền thống cổ xưa vì cung kính. Họ được giáo dục ở học đường rằng muốn học hỏi cần phải chất vấn, ngay như cả học Phật. Do vậy, chư tăng, ni cần phải chuẩn bị để trả lời những câu hỏi Phật pháp. Chư tăng, ni không thể chờ mong sự chấp thuận vì lòng tôn kính của cư sĩ Phật tử, mà họ phải dành được sự kính nể qua những giải thích Phật pháp hợp tình, hợp lý. Chư tăng, ni không những phải có học vị cao, đặc biệt về Phật học, mà còn phải có kiến thức về triết học, tâm lý học, và những ngành tương quan khác. Làm sao để kết hợp thế học và Phật học là một việc khó; các vị có trách nhiệm cần phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
Vai trò của việc xuất bản: Vấn đề có bằng cấp cao trong hàng cư sĩ Phật tử liên quan mật thiết đến vai trò của việc xuất bản. Việc sử dụng chữ viết chuyển hóa Phật giáo vào khoảng thế kỷ thứ hai trước Công nguyên; cũng như việc in ấn và xuất bản sách báo đã chuyển hóa Phật giáo trong thời kỳ đầu của hạ bán thế kỷ thứ hai mươi. Ngày nay, hàng trăm quyển sách phổ thông và nghiên cứu viết về mọi ngành Phật học đã được dịch sang tiếng Anh và các ngôn ngữ khác. Vậy, bất kỳ một Phật tử nào, nếu chuyên tâm học Phật, có thể có được một kiến thức rộng rãi về Phật pháp nhờ đọc sách, báo. Máy vi tính đã góp thêm phần cách mạng hóa về việc học Phật. Vị cư sĩ Phật tử nào cũng có thể chứa toàn bộ tam tạng kinh điển và những tư liệu Phật học khác trong bộ đĩa cứng (hard disk) của mình. Xuyên qua hệ thống mạng (internet) họ còn có dịp tiếp cận nguồn tư liệu vô tận về Phật học và tham gia những nhóm thảo luận trên mạng về bất cứ đề tài nào trong Phật pháp. Như vậy, những sách báo về kiến thức Phật học không còn là đặc quyền sử dụng của tăng, ni; và để học hỏi thêm kinh tạng và luận tạng Phật tử không cần phải đến tu viện hoặc chùa để cầu học, như những truyền thống văn hóa trước đây. Chương trình nghiên cứu Phật pháp cũng được các trường đại học giảng dạy và có nhiều học giả Phật giáo nổi tiếng đang nghiên cứu những lãnh vực chuyên khoa Phật học. Đối với chúng ta, điều này nêu lên một vấn đề: là tăng sĩ chúng ta sẽ cống hiến những gì? Tôi xin thưa là nhiệm vụ của chúng ta không phải để cạnh tranh với những học giả Phật giáo. Rõ ràng chúng ta nên phát triển nguồn kiến thức Phật học của mình càng nhiều càng tốt, và chúng ta nên học hỏi từ các bậc thức giả Phật tử nếu cần. Nhưng đời sống tu viện cho chúng ta cái duyên để hành trì Phật pháp; chúng ta có cơ hội kết hợp việc học và hành trong đời sống tu sĩ dựa vào đức tin, lòng mộ đạo, và sự tận tình với tam bảo. Chúng ta phải kết hợp tri và hành, hiểu và tin. Chúng ta không thể chấp nhận tri mà không hành; cũng như thực hành mù quáng mà không có trí tuệ.
Vai trò của việc tập luyện tâm linh: Phật pháp thu phục lòng người không chỉ vì áo nghĩa thâm sâu, hay việc thực hành giới hạnh mà chính là quá trình công phu hành trì, chuyển hóa tâm thức. Điều này tách biệt Phật giáo từ những hệ thống của các tôn giáo khác: Sự nhấn mạnh trên vai trò chính của tâm thức trong sự quyết định hạnh phúc hay khổ đau, và hướng dẫn những phương pháp thực tế để tập luyện tâm linh. Vì vậy, “Cửa ngõ quan yếu” để bước vào Phật pháp là sự thực hành thiền định. Đây là “cửa ngõ” đặc biệt cho những ai không có “gốc” Phật giáo (Buddhist background) mà muốn tu học, đặc biệt là những người phương Tây. Nhưng thiền tập cũng đã từng là “cửa ngõ” cho những Phật tử truyền thống có “gốc” khoa học, mang theo những tâm thức hoài nghi và tò mò khi đến với Phật pháp. Tôi không nghĩ chỉ có thiền định không thôi là câu trả lời, và trong phương diện này tôi phê phán những thầy dạy thiền tách rời thiền định từ Phật pháp và bác bỏ những học thuyết của Phật giáo và đức tin. Tôi nghĩ rằng cần phải có một sự cân xứng: một loại “kiềng ba chân” cân bằng giữađức tin, học Phật, và thực hành thiền. Đức tin chuyển hóa cảm xúc, học tập đưa đến chánh kiến, và thiền định mang lại an lạc và trí tuệ. Nhiều người hôm nay đến với Phật giáo qua tu tập thiền định. Một khi họ đạt được những lợi lạc cụ thể nhờ thiền tập, sự thích thú của họ đối với Phật pháp sẽ được đánh thức và rồi họ sẽ dần dà học hỏi về Phật học, tăng trưởng tín tâm, và ngay cả xin xuất gia.
Tăng già trước những thử thách nêu trên: Hàng ngũ tăng già luôn tìm cách để duy trì, vinh danh những truyền thống cổ, và sống tri túc. Theo đó, Tăng già khuyến khích mọi người học sống cần kiệm, tôn trọng những gì cổ xưa, ca tụng và trân trọng môi trường thiên nhiên. Trong thế giới hiện đại, bạo động đang bùng nổ giữa những người thuộc tôn giáo hay sắc tộc khác nhau vì họ tin rằng sử dụng sức mạnh sẽ giải quyết được vấn đề. Tăng già tin vào nguyên tắc bất bạo động, kham nhẫn, thảo luận, và thỏa hiệp là nền tảng đưa đến hoà bình. Như vậy, tăng già khuyến tấn mọi người phải giải toả những vấn nạn bằng sự thông cảm lẫn nhau, khoan dung, và từ bi. Để nêu cao tinh thần Phật pháp chuyển hóa thế gian, Tăng già khuyến khích mọi nỗ lực đưa đến sự chung sống hoà bình, và hiểu rằng trí tuệ siêu việt và tự do tối thượng vượt ra ngoài những biên giới của thế gian.

Tiếng nói của lương tâm: Điều này khiến tôi muốn nói đến một thử thách chính yếu khác mà tăng già đang đương đầu trong thế giới hôm nay. Ngày nay những tai họa kinh khiếp và to lớn đang làm tan nát đời sống của hàng triệu người và đang đe doạ vô số sinh linh bằng những tổn hại không kể xiết. Tôi muốn nói đến những thù hận từ mâu thuẫn sắc tộc và những cuộc chiến huỷ diệt, giết vô số những người dân vô tội, bao gồm phụ nữ và trẻ em. Tôi nói đến những chính quyền chuyên chế đàn áp, bắt bớ những công dân của họ không lý do chính đáng, hành hạ, tra tấn, và khủng bố tinh thần những người yêu chuộng tự do. Tôi nghĩ đến những cách biệt giữa người giàu, người nghèo và nước giàu, nước nghèo. Tôi nói đến những căn bệnh đói nghèo giết chết hàng triệu người trên thế giới, mà có thể được trừ diệt dễ dàng với số chi phí chẳng là bao!
Tôi nghĩ đến sự chà đạp phẩm giá của hàng triệu phụ nữ bị chính gia đình họ cưỡng buộc hoặc bị dụ dỗ phải bán thân vì nghèo cùng. Tôi nghĩ đến sự lãng phí hàng trăm tỉ mỹ kim để mua vũ khí huỷ diệt hàng loạt, trong khi hàng tỷ người trên thế giới thiếu ăn mỗi ngày. Và sau cùng tôi nghĩ đến lối sống bừa bãi, khinh suất của chúng ta đang tàn phá môi sinh - không khí, nguồn nước, đất đai, và thực phẩm - mà không chút quan tâm cho thế hệ tương lai. Theo quan điểm của tôi, nhiệm vụ của tăng già là nêu cao tiếng nói của lương tâm thế giới.
Như vậy, Tăng già, hay ít nhất là những thành viên có tiếng tăm trong hàng ngũ tăng, ni - đều có khả năng truyền bá giá trị đạo đức Phật giáo để đương đầu với những thử thách vô vàn khó khăn và to lớn mà nhân loại đang đối mặt hôm nay.
Thiện Ý
(phỏng dịch từ: The challenge to the Sangha in the 21st century)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2022(Xem: 1551)
Một nhân vật quan trọng không kém trong đời tôi phải kể đến là bà nội. Tôi gọi bà nội là người mẹ thứ hai cũng không có gì quá đáng! Bà đã ở bên cạnh tôi từ lúc lọt lòng đến khi tôi bước chân lên máy bay sang Đức du học. Tính ra cũng gần mười chín năm bà cháu hủ hỉ bên nhau trên chiếc đi-văng bằng gỗ cẩm lai bóng láng và mát rượi. Bà tôi không thể nằm giường nệm hay phòng có gắn máy lạnh như mọi người, chỉ cần lấy chiếc giẻ ướt lau sơ qua cho sạch trước khi leo lên phản gỗ là hai bà cháu đã có giấc ngủ yên bình.
09/08/2022(Xem: 1974)
Nơi hòa thượng đến là chùa Long Khánh, xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Mẹ của hòa thượng cũng bị lưu đày về đó nhưng không đi cùng chuyến xe như một vài nguồn tin đã viết. Mẹ gặp con dưới mái nhà lợp rạ bên vách tường vôi loang lỗ phía sau chùa Long Khánh. Nhà Hán học Nguyễn Tiến Đoàn đến tìm Thầy để hỏi nghĩa của chữ Satori trong tác phẩm “Thiền học” của Suzuki đã mô tả nơi hòa thượng và mẹ sống năm 1982: “Nhiều loài rêu mọc trên những viên gạch lát, rêu chân tường, rêu mái ngói như những hoa văn tuyệt hảo của họa sĩ bậc thầy trang trí cho ngôi chùa thêm vẻ trầm tư. Con đường dẫn vào sân sau nơi có căn nhà rạ cũ ba gian hai chái và nhà bếp. Tôi dựa xe đứng ngơ ngẩn một lát chẳng thấy bóng người.”
09/08/2022(Xem: 1565)
Vào sáng ngày 07 tháng 8 năm 2022, Trung tâm tu học Phổ Trí tọa lạc tại số 7233 Pleasants Valley Road, thành phố Vacaville, tiểu bang California đã trang nghiêm tổ chức Lễ Vu Lan Báo Hiếu năm 2022, Phật lịch 2566. Hòa thượng Thích Từ Lực, Viện chủ Chùa Phổ Từ, thành phố Hayward, quang lâm Chứng minh, Chủ lễ và ban Đạo từ. Tham dự buổi lễ có Chư Ni trú xứ Chùa Phổ Từ, Trung tâm tu học Phổ Trí; đông đảo chư vị thiện hữu tri thức, huynh trưởng và đoàn sinh Gia đình Phật tử, Phật tử đến từ nhiều thành phố ở miền Bắc California. Chương trình buổi lễ bắt đầu vào lúc 10h. Cung nghinh chư Tôn Đức Tăng, Ni quang lâm chánh điện Niệm hương bạch Phật Nghi thức Vu Lan Phục nguyện – Hồi hướng MC Minh Vương giới thiệu phần sinh hoạt Hoài niệm Vu Lan (Phật tử Quảng Tâm) Bài hát: “Bông hồng cài áo” (Phương Thúy hát)
09/08/2022(Xem: 1782)
Ngày 5-8 (8-10-Nhâm Dần), Thượng tọa viện chủ Thích Minh Tâm (Tâm Niệm) , Tăng chúng và Phật tử chùa Đại Phước (thôn Đại Điền Trung, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) đã tổ chức lễ Vu lan báo hiếu PL.2566. Quang lâm chứng minh và tham dự có Hòa thượng Thích Trừng Thi, Phó Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa; Hòa thượng Thích Như Minh, viện chủ chùa Sắc tứ Liên Hoa, TP.Nha Trang, 80 chư tôn đức Tăng Ni cùng hơn 300 Phật tử đến từ Nha Trang, Cam Ranh, Diên Khánh, Cam Lâm tham dự. Buổi lễ gồm dâng phẩm vật cúng dường, cài hoa hiếu hạnh, văn nghệ và lễ cúng dường trai tăng.
09/08/2022(Xem: 1629)
Ngày 7/8/2022 (10/7/ Nhâm Dần), tại chùa Linh Sơn Pháp Ấn, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, Thượng tọa Thích Minh Tâm và Phật tử bổn tự đã long trọng tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu PL.2566 – DL. 2022. Buổi lễ có sự chứng minh của Hòa thượng Thích Trừng Thi, Phó Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Hòa thượng Thích Như Minh (chùa Sắc tứ Liên Hoa, TP.Nha Trang); Hòa thượng Thích Hạnh Nguyện (chùa Tân chánh); Hòa thượng Thích Thiện Thông (chùa Minh Thiện) cùng 180 chư tôn đức Tăng Ni trú trì các tự viện và hơn 1000 Phật tử đến từ khắp các xã, phường về tham dự. Sau khi Hòa thượng chứng minh niêm hương bạch Phật, buổi lễ được bắt đầu với nghi thức dâng lục cúng dường của đoàn sinh GĐPT chùa Linh Sơn Pháp Ấn. Cả hội chúng trang nghiêm trong khoảnh khắc thiêng liêng cùng hướng tâm thành kính tri ân Đức Bổn Sư.
08/08/2022(Xem: 2690)
Hôm nay, ngày 7/8/2022 (nhằm ngày 10/7/ Nhâm Dần), dưới sự chứng minh của Chư Tôn Đức Tăng Ni và sự tham dự của quý Phật tử bà con xa gần tại Nhật Bản, buổi lễ Vu Lan Báo Hiếu tại Chùa Việt Nam đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc lắng đọng của tình Song thân Phụ Mẫu đối với con cái và ngược lại. Qua những lời giảng giải của Chư Tôn đức, quý Phật tử cũng đã học rất nhiều về tâm hiếu hạnh và phương pháp Báo đền Ân đức của hai đấng sanh thành theo lời Phật dạy. Những giọt lệ lăn trên má khi các con ở phương xa nghĩ tưởng về Cha Mẹ nơi quê nhà. “Nắng mưa cha mẹ dãi dầm Nuôi con khôn lớn âm thầm chở che…”.
07/08/2022(Xem: 1750)
Hôm nay con về vào mùa An Cư Kiết hạ, Con đã nghe rồi cỏ cây rộn rã tiếng cười vui Đón con về, Vu Lan mùa báo hiếu Ngẩn lên nhìn Đức Phật nghe lòng cảm xúc, tiếng gọi tự ngàn xưa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567