Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sẽ có một ngày...

10/04/201318:49(Xem: 4780)
Sẽ có một ngày...

vulan_mevacon
Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Sẽ có một ngày...

Quảng Tịnh Kim Phương

Nguồn: Quảng Tịnh Kim Phương


Viết cho Bác Chân Mỹ Lương
Đêm nay trời thật lạnh với những cơn gió rít từng hồi, những cành cây sau vườn chạm vào nhau nghe xào xạc, lá rơi lộp độp trên mái nhà. Tôi nhìn ra cửa sổ, cả một màn đêm bao trùm khu vườn, chỉ thỉnh thoảng nhìn thấy vài nhánh cây đu đưa theo gió, cái lành lạnh đôi khi cũng làm cho mình tê tái thật, nhất là mỗi khi có tâm sự buồn… Ngồi đọc vội vài bản tin ở tờ báo tiếng Việt trên mạng, nào là đánh nhau ở Iraq, nào là tranh chấp và giết nhau, nào là hải tặc cướp biển, v.v… Thế giới mà mình đang sống sao mà bất an thế không biết. Tôi vẫn thường tự hỏi là con người đã tốn bao công sức, trí óc để làm đẹp cho đời và cũng chính con người ra tay hủy diệt nó. Một con vật bị thương mà mình còn thấy xót, vậy mà người với người sao nỡ tàn nhẫn với nhau lạnh lùng đến thế. Tôi cũng bất giác buồn theo với con người, với cảnh vật….
QT à, biết không vui thì đừng có đọc những chuyện ni, hãy tìm chuyện khác mà đọc đi nhé! Khổ nỗi, con người thì cứ hay đi tìm cái khổ, cái buồn cho mình là như vậy đó, tôi bất giác mỉm cười một mình. “Mình thật là may mắn hơn rất nhiều người”, tôi vẫn thường hay tự nhủ với chính mình và cũng để khuây khỏa với những ‘nổi buồn không tên’. Đời người ai cũng có lúc không hài lòng với những gì mình đang có và cứ chạy theo những cái hư ảo dù biết nó không phải là của mình, không thuộc về mình, nhưng mình vẫn lao theo, bởi vậy cứ khổ mãi là như thế! Đời là vậy đó nên hai chữ ‘tri túc’ biết đủ là đủ nhưng mấy ai học được và hành được trong đời đâu. Tiếng chuông điện thoại vang lên làm cắt đứt những dòng suy nghĩ vu vơ của tôi, tối rồi mà ai lại gọi cho mình giờ này vậy ta? Vẫn cái giọng nói quen thuộc của Bác Hai bên đầu giây điện thoại bên kia, ‘người bạn già nhiều tâm sự’ của tôi đó. Bác vừa nói, vùa kể chuyện trong nước mắt về người con gái mà đã đứt ruột sinh ra, giờ đây đã bỏ rơi mẹ già một thân một mình. Tôi vừa an ủi, vừa cũng thụt thịt theo Bác…
Hai chữ “định mệnh” có lẽ quá khắt khe và tàn nhẫn đối với Bác Hai mà tôi quen biết khi đi sinh hoạt ở cộng đồng. Người ta thường nói là ‘được cái này thì mất cái kia’ nhưng theo tôi thì Bác Hai không được cái này mà cũng không được cái kia. Vừa sanh ra đứa con chẳng bao lâu thì người chồng cũng bỏ rơi Bác, một mình Bác phải bươn chải để nuôi lớn đứa con gái. Bác không được học hành nhiều, tính tình thì thẳng thắn, ‘bụng để ngoài da’ nên đôi khi cũng ‘dễ mất lòng hàng xóm’ lắm lắm. Tôi thì rất quen thuộc với ‘nắng mưa’ của Bác, Bác rất là tốt bụng, làm rất nhiều việc thiện và cũng mến tôi lắm nên cũng hay ‘tỉ tê’ với tôi đủ thứ vui buồn thế gian. Nhìn thấy hoàn cảnh của Bác mà tôi thương Bác thật nhiều và đôi lần cũng phải đau khổ không dám than vãn để nghe Bác ‘tâm sự loài chim biển’ và ‘bài ca không bao giờ hết lời’ của Bác suốt cả tiếng đồng hồ…
Tuy học hành không nhiều nhưng Bác được cái may mắn duy nhất mà ít ai có được là đứa con học thật giỏi và đã tốt nghiệp đại học rất danh tiếng và có công việc rất ‘thơm’ khi ra trường. Cũng từ cái ngày “đủ lông đủ cánh”, đứa con gái giờ đây đã có bạn trai và đã ngủ quên trong lời ong mật của bạn trai mà theo tôi được biết là không được tốt đẹp cho mấy. Hắn nói gì thì con bé nghe cũng êm tai và về nhà hoạch họe, đòi hỏi Mẹ mình đủ điều, nếu Bác Hai không làm vừa ý con bé thì con bé bỏ đi biền biệt… Lâu lâu thì con bé cũng điện thoại để báo với Bác Hai là về nhà thăm Mẹ, những lúc đó Bác Hai lòng vui như mở hội, nào là đi chợ nấu những món ăn mà con bé thích và chẳng dám đi đâu ngày hôm đó, cả ngày bồn chồn trông ngóng để đợi con bé về và mỗi lần như vậy thì Bác Hai lại điện thoại cho tôi để chia sẻ niềm vui đó. Dù đã được học hỏi chút ít về giáo lý nhà Phật, Luật Nhân Quả, hiểu được tại sao mình phải bị mang nghiệp này nhưng tôi vẫn thầm nghĩ sao cuộc đời này không có công bằng với Bác Hai, suốt cuộc đời Bác đã chịu quá nhiều bất hạnh, chồng thì bạc bẽo bỏ rơi Bác, chỉ còn đứa con là niềm an ủi duy nhất thì cũng hất hủi và bỏ mặc Mẹ để đi theo tiếng gọi của tình yêu.
Cô bé ơi, em có bao giờ để một vài phút thôi, chỉ vài phút thôi ngồi lại và để cho tâm mình thật lắng đọng nghĩ xem em có được địa vị như hôm nay là nhờ ai? Có lẽ em đã đủ lớn để trả lời được câu hỏi này. Em có biết cũng vì em mà Mẹ đã hứng chịu bao nhiêu đắng cay của cuộc đời để với mong ước duy nhất là em sẽ được có một cuộc sống tốt đẹp hơn của Mẹ. Có lẻ em vẫn trách Mẹ là hay la rầy em nhưng nếu em hiểu được rằng vì quá thương em nên Mẹ mới làm như vậy. Mẹ không khéo như những người Mẹ khác nhưng Mẹ vẫn có một trái tim dành hết cho em. Nếu không thương em thì Mẹ đâu có đánh đổi cả cuộc đời để chăm lo, săn sóc cho em từ lúc chập chững cho đến khi trưởng thành. Em có biết không, có những đêm trong căn nhà một mình đơn côi chiết bóng, Mẹ đã tủi thân và khóc thầm cho số phận hẩm hiu của mình, rồi có những ngày bệnh liệt giường mà không ai chăm sóc, an ủi. Cuộc đời Mẹ đã chịu quá nhiều tủi nhục rồi, Mẹ không cần tiền cần bạc, Mẹ chỉ không muốn con của Mẹ sẽ là cái bản sao của Mẹ, Mẹ chỉ mong con được hạnh phúc, có một cuộc sống tốt đẹp và tự tin khi bước vào đời. Cho dù là như thế nào, Mẹ chỉ mong con hiểu một điều rằng cho dù con của Mẹ có lầm đường lạc lối, có làm cho Mẹ đau buồn, Mẹ lúc nào cũng thương yêu con và giang cánh tay rộng mở để đón con gái yêu trở về bên Mẹ.
Đã mấy mùa Vu Lan trôi qua nhưng cô bé vẫn chưa trở về với Mẹ, vẫn ngủ quên trong hư ảo của tình yêu, không làm tròn chữ hiếu đối với người Mẹ đã suốt cuộc đời hy sinh cho mình mà không ngại miệng đời mỉa mai chỉ trích. Tôi cũng đã có những lúc chạnh lòng khi nghe Bác kể về cuộc đời mình và thao thức với mảnh đời nghiệt ngã mà Bác phải gánh chịu đã bao năm trường. Tôi vẫn thầm khấn nguyện cầu Trời Phật phù hộ cho cô bé một ngày nào đó sẽ quay về với Mẹ, vừa tròn đạo làm con, vừa sưởi ấm cho người Mẹ được những ngày an vui và hạnh phúc cuối cuộc đời. Tôi cũng hy vọng là cô bé sẽ đọc được những dòng chữ này, sẽ biết ăn năn hối cải để làm một đứa con hiếu thảo khi chưa quá muộn màng … Bất giác tôi thấy trào dâng một niềm tin mãnh liệt, tôi hy vọng là ngày ấy sẽ đến, nhất định cô bé sẽ quay về với Mẹ. Đâu đó chợt vang lên trong tôi, tôi thầm khẽ hát...
Dù đã lỡ bước đến chốn nơi nào
Dù cho mây đen bao kín bầu trời
Con yêu ơi, con yêu hãy quay về đây
Dù đời có quá đắng, quá xót xa rồi
Tình yêu đam mê kiến quá điên dại
Con yêu ơi, con yêu hãy quay về đây
Hãy quay về nhìn lại mình
lại giòng sông, là giòng sông diễm xưa
Hãy quay về để một lần được nhìn
Một lần được nghe lời ngọt ngào ru thiết tha
Mẹ làm suối tắm mát những tháng năm dài
Làm sông trôi đi bao nhiều muộn phiền
Là mây xanh bao quanh cho cuộc đời con
Mẹ là nắng ấm áp tỏa xuống con đường
Cho con thơ tiếng nói ban đầu
Có tiếng khóc, tiếng hát bước chân đầu tiên
Chốn thiên đường cuộc đời nầy
Cuộc đời của con là giòng sông thiết tha
Chốn thiên đường cuộc đời nầy
Cuộc đời của con là giòng suối mát trong

(nhạc phẩm Con Yêu - mp3, nhạc Philippines; lời Việt của Cẩm Vân)


Melbourne, Vu Lan 2009
Quảng Tịnh Kim Phương



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4548)
Arthur Schopenhauer là một triết gia Âu Tây. Thuở thiếu thời, ông như nhiều đứa trẻ đồng tuổi khác, nhưng khác là ông đã gặp nhiều trái ngang trong cuộc đời, một sự thật đúng ra lứa tuổi của ông không nên hội ngộ quá sớm. Và có thể, từ những kinh nghiệm đau đớn này đã tạo nên một dòng tư tưởng lớn, sau này chúng ta biết ông là một triết gia có tư tưởng gần tương đồng với Phật giáo: Quan niệm khổ và nguyên nhân của khổ trong nhân sinh - vũ trụ.
10/04/2013(Xem: 4300)
Trong tất cả lễ hội của Phật giáo, chúng ta thấy rằng Vu-Lan Báo Hiếu là một lễ hội được quần chúng biết đến, quan tâm nhiều, dù người đó là Phật tử hay không phải Phật tử. Dân gian quen gọi ngày rằm tháng bảy là ngày lễ Trung Nguyên, ngày “Xá tội vong nhân” qua khẩu truyền.
10/04/2013(Xem: 5702)
Khi nghĩ về công ơn sanh thành dưỡng dục, thì chúng ta đã tạo nên một mạch nguồn của ân đức, của nghĩa trọng tình sâu, của dòng tâm thức luân lưu bất diệt. Một suối nguồn của thơ ca, của tiếng nhạc trầm hùng, lúc sâu lắng lúc thì nhẹ nhàng đi vào nhân thế vừa bất hủ vừa rung động thức tỉnh. Thế mới biết, giấy mực trần gian chẳng viết lên nỗi hai chữ “Mẹ ơi” cho trọn vẹn.
10/04/2013(Xem: 4824)
Giáo pháp của đạo Phật sâu thẳm được ví như đại dương mênh mông. Cửa vào đạo có muôn ngàn lối, hành giả khi bước vào nếu không trang bị đức tin vững vàng chắc sẽ choáng ngợp bởi sự uyên áo, sâu kín và pháp mầu vi diệu. Nếu thế thì con đường vào đạo của chúng ta thì sao, những người đầy nghiệp lực và hệ lụy của tham ái?
10/04/2013(Xem: 4471)
Với cái nhìn tuệ giác, Đức Phật quán chiếu trong vòng nghiệp duyên của chúng sanh, Ngài đã thấy được không có một chúng sanh nào tồn tại độc lập, mà ngược lại lưu chuyển trong vòng tương duyên với nhau. Tất cả vì vô minh, mà chúng sanh không thấy được Ngài. Trong kinh Báo Phụ Mẫu Ân diễn tả, có lần Đức Phật đi trên đường và thấy bên lề đường một đống xương khô, Ngài đã lễ lạy đống xương ấy.
10/04/2013(Xem: 4614)
Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật. Có học Phật cặn kẽ, rõ ràng và căn bản, chúng ta mới có cơ hội để tiếp nhận ánh sáng của đức Phật tỏa chiếu muôn nơi mà không e sợ đi lạc đường, lầm lối, dẫn vào tà đạo, và mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho chính mình và cho tha nhân.
10/04/2013(Xem: 4182)
Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay.
10/04/2013(Xem: 5066)
Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy.
10/04/2013(Xem: 5286)
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như.
10/04/2013(Xem: 4384)
Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]