Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mèo biết niệm Phật

10/04/201318:45(Xem: 5412)
Mèo biết niệm Phật

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Mèo biết niệm Phật

Sandy Lin

Nguồn: Người kể: Sandy Lin Báo Vajra Bodhi Sea số tháng 8, 2006, trang 32-34

Lời Ban Biên Tập: Có một câu chuyện khác về mèo biết niệm Phật, nhưng làm sao để có bằng cớ là câu chuyện đó có thật hay không? Sau khi mèo mất, được chôn ở vườn sau của chùa, mặc dầu gần đó không ao nước gì cả, nhưng trên mộ nhỏ của mèo lại mọc lên một đóa hoa sen. Điều này cho thấy súc sanh cũng có Phật tánh. (Câu chuyện này được tường thuật đầy đủ trên Nguyệt San của chúng tôi - Vajra Bodhi Sea - số 159, số tháng 8, 2006, trang 32-34)

Sandy Lin và Mèo Bobo
Con mèo quí Bobo của tôi, tôi mua nó vào năm 1990, lúc đó tôi chưa học Phật pháp. Trước khi mua Bobo, tôi chẳng thích gì mấy con thú vật, nhưng vì tôi rất thương Bobo nên coi nó chẳng khác gì đứa con gái của tôi.
Năm 1993 do một nhân duyên hiếm có, tôi quy y Sư phụ thượng nhân, trở thành tín đồ Phật giáo, và dần dần tôi hiểu được giáo nghĩa của đạo Phật.
Tôi bắt đầu biết đến thế nào là “Lục Đạo Luân Hồi” và cũng biết được sự đau khổ của con đường súc sinh, nên tôi cố tìm mọi biện pháp để có thể giúp cho Bobo trong tương lai được thoát khỏi con đường súc sinh.
Ngày quy y tôi có nhờ Pháp Sư thay tôi hỏi Sư phụ thượng nhân:
“Mèo có thể quy y thượng nhân được không?”
Thượng nhân trả lời:
“Nghiệp chướng của mèo rất nặng, nếu quy y phải tốn một triệu.”
Tôi thật sự không hiểu nên hỏi các Đạo hữu khác:
“Không hiểu ý Sư phụ nói là tiền Đài Loan (tiền NT) hay tiền Mỹ ?” Nếu như thế, thì tôi không có đủ tiền để cho Bobo quy y Sư phụ thượng nhân, tôi phải nghĩ cách khác.
Trời đã không phụ lòng kẻ thành tâm, vào ngày 1 tháng 5 năm 1993, với sự cố gắng của tôi cuối cùng Bobo đã được quy y “Tam Bảo”, trở thành một Phật tử mèo Pháp danh “Lâm Từ Ba.”

Mèo Bobo, pháp danh: Lâm Từ Ba
Mùa xuân năm 1994, tôi có dịp may cùng với hai Đạo hữu đến bái kiến thượng nhân tại Burlingame. Tôi có bạch cùng sư phụ rằng tôi là người xin cho mèo được quy y vào lúc tôi quy y trước đây .
Lúc đó sư phụ nói với tôi rằng chỉ cần tôi cố gắng tu hành, tôi có thể độ nó, nó không cần quy y với ngài.
Sau khi Sư phụ thượng nhân viên tịch, tôi có thỉnh rất nhiều băng khai thị và băng giảng kinh do ngài thuyết giảng.
Tôi bắt đầu cho Bobo cùng với tôi nghe kinh, và để Bobo trước bàn thờ Phật -- trước pháp tượng của thượng nhân-- cầu xin sám hối, đồng thời trong nhà thường xuyên mở máy niệm Phật, hy vọng Bobo có thể cố gắng theo máy niệm Phật mà niệm hồng danh Phật.
Một hôm có môt Đạo hữu đến nhà thăm viếng thấy Bobo, họ cũng cất tiếng chào bằng câu “A Di Đà Phật!”. Bobo cũng ngẩng đầu lên hồi đáp bằng tiếng “mèo” “A Di Đà Phật!”
Sau khi Bobo được 10 tuổi, cứ khoảng 3 đến 4 tháng tôi lại đưa Bobo đi khám sức khỏe, vì 10 tuổi của mèo tương đương với 56 tuổi của người, sau đó mỗi năm của mèo bằng 4 năm tuổi của người.
Khi tuổi Bobo dần dần già đi, tôi thường xuyên nhắc nhở nó cố gắng niệm Phật, lúc lâm chung mới có thể vãng sanh Tây phương Cực Lạc thế giới.
Đầu năm 2005, bản báo cáo sức khỏe của Bobo cho biết nó mắc bệnh thận suy mãn tính, tôi luôn luôn cảnh tỉnh Bobo là nhất định phải cố gắng niệm Phật.
Bây giờ hồi tưởng lại, hình như Bobo đã biết trước nó gần đến lúc vãng sanh; vào những lúc nửa đêm khi tôi thức dậy, đều thấy nó nhìn tôi chăm chú, nhất là vài tháng trước khi nó vãng sanh.
Trong năm nay (2006) vào buổi sáng ngày 6 tháng Giêng, Bác sĩ Thú y gọi điên thoại đến bảo tôi cấp tốc làm thủ tục đưa Bobo vào bệnh viện thú y, vì tình trạng bệnh thận của Bobo đã nặng hơn trước kia nhiều.
Trên đường đi đến bệnh viện thú y, tôi luôn luôn nhắc nhở Bobo, nếu như nó không muôn lưu lại thế giới Ta bà nầy, nó có thể an tâm mà ra đi, cũng đừng lưu luyến gì đến tôi, phải cố gắng niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương Tịnh độ.
Tôi cũng yêu cầu bệnh viện thú y để máy niệm Phật kế bên Bobo; như thế, bất cứ lúc nào Bobo cũng nghe được danh hiệu Phật.
Bobo ở trong bệnh viện thú y được hai ngày rưỡi, vào buổi trưa ngày 8, Bác sĩ đột nhiên gọi điện thoại thông báo cho tôi biết, thận của Bobo mất chức năng, không thể bài tiết nước tiểu, bệnh trạng rất nghiêm trọng.
Bệnh thận của nó từ mãn tính trở thành cấp tính, khó cứu vãn, Bác sĩ thú y đề nghị cho nó “chết an lạc” giúp nó giảm bớt đau đớn; tôi không chút do dự liền từ chối ngay đề nghị của Bác sĩ, tôi lập tức đến bệnh viện, làm thủ tục cho Bobo xuất viện, đưa Bobo về nhà.
Tôi ở bên cạnh Bobo, luôn nhắc nhở nó phải nên buông xả tất cả, phải cố gắng niệm Phật, cầu sanh Tây phương Tịnh độ.
Bobo về đến nhà khoảng 6 giờ chiều ngày 8, và ra đi vĩnh viễn vào lúc 1 giờ 42 phút sáng ngày 9, Bobo ra đi rất an lạc, hoàn toàn không có những tình trạng xảy ra như Bác sĩ thú y đã cảnh cáo trước đây.
Bobo rất may mắn, tôi luôn luôn ngồi bên cạnh để trợ niệm cho nó; suốt cuộc đời tôi, đây là lần đầu tiên, tận mắt thấy được sự sống chết vô thường từ đầu đến cuối, trong tâm tôi hoàn toàn không có sự chuẩn bị, không thể dùng những từ ngữ nào có thể hình dung nổi sự tiếc nuối và đau xót trong tâm tôi.
Trong đời tôi lúc này là lúc đau khổ nhất và vui mừng nhất: đau khổ nhất là “sanh ly tử biệt”, mừng nhất là thấy Bobo được an lạc vãng sanh.
Bobo hỏa táng vào sáng ngày 19 tháng giêng năm 2006. Ngạc nhiên nhất là sau khi hỏa táng có rất nhiều xá lợi lưu lại, điều này cũng cho ta thấy được sự từ bi của Phật Bồ Tát cứu độ hàng súc sanh.

Xá lợi của Mèo Bo Bo Lâm Từ Ba
Không riêng gì con người hay súc sanh, chỉ cần ta có lòng thành tâm niệm Phật, Đức Phật A Di Đà nhất định sẽ đến tiếp độ ta.
Phật tử Mèo Lâm Từ Ba, kiếp nầy may mắn biết bao, tuy là súc sanh nhưng được Sư phụ, một vị cao tăng khai thị và giáo hóa, rốt cuộc làm cho nó phát đại bồ đề tâm và tinh tấn niệm Phật.
Nhờ Bobo mà cũng đươc học hỏi thêm, chúng ta phải biết trân quý cuộc đời ngắn ngủi của chúng ta, và lúc nào cũng đừng quên tinh tấn dụng công tu hành. Cầu mong qua câu chuyện này sẽ giúp cho tất cả mọi người cùng tinh tấn tu hành.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4028)
Hướng nhìn về vầng trăng trên cao, mỗi người trong chúng ta sẽ có rất nhiều cách nhìn và suy nghĩ khác nhau phụ thuộc vào cảm thụ, cảm thức từng người. Tùy thời điểm rung động sai biệt của con tim, vầng trăng bất động tưởng chừng như vô thức sẽ trở nên sống động và hàm ẩn nhiều ý nghĩa dạt dào. Ở đây, hình tượng vầng trăng mà tôi nói đến chính là một điểm để hướng về, một nơi qui hướng tin cậy, một nhân cách sống.
10/04/2013(Xem: 4475)
Chiếc lắc bạc rất đẹp của mẹ được bắt đầu như là “chiếc lắc bà”, với những vật lưu niệm có khắc tên và ngày sinh sáu đứa cháu của mẹ. Có những dòng thông tin về một đứa cháu gái hoặc cháu trai; những người khác, được ghi đơn giản trên những chiếc đĩa bạc. Thế rồi mẹ gắn thêm vào vật kỷ niệm cho tôi và cho Art, anh trai tôi. Nhiều thập kỷ sau khi kết hôn, mẹ có một chiếc nhẫn cưới bằng kim cương mới, mẹ lại gắn chiếc nhẫn bạc mỏng trước đây vào chiếc lắc.
10/04/2013(Xem: 8439)
Bài nầy chỉ nhằm tóm lược một số điểm chính đã được trình bày tại Hội Nghị Khoáng Đại Kỳ 4 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, được tổ chức tại Chùa Pháp Hoa, Adelaide, ngày 17-19 tháng 3 năm 2011.
10/04/2013(Xem: 3845)
Mẹ và quê hương là chủ đề đêm ca nhạc do Đại đức Thích Chơn Thức, trụ trì chùa Bửu Long, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa tổ chức vào tối 29-7-2011 tại chùa Bửu Long, nhân mùa Báo hiếu Vu Lan PL.2555
10/04/2013(Xem: 4081)
Mùa Vu lan báo hiếu PL.2555 một lần nữa lại về, mùa mà tất cả những người con Phật noi gương Đức Mục Kiền Liên “Nguyện làm con thảo”. Đối với Đạo Phật “Hiếu tâm tức thị Phật tâm” (孝心即是佛心) - Lòng Hiếu tức là lòng Phật, hoặc “Hiếu vi công đức mẫu” (孝為功德母) - Hiếu là mẹ các công đức.
10/04/2013(Xem: 4710)
Chùa Bửu Long, ngôi chùa cổ trên 200 năm ở Diên Khánh 寶 龍 寺 Thôn Lễ Thạnh, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa ĐT. 0583.784061 Trú trì: Đại đức Thích Chơn Thức
10/04/2013(Xem: 5141)
Lâu rồi ý niệm của câu tục ngữ Rằm tháng Bảy, kẻ quảy người không vẫn cứ in sâu trong lòng tôi. Tôi vẫn còn nhớ lúc cuộc sống khốn khó, tôi đã từng nghĩ, ừ thì mình có thì mình có mâm lễ, còn không thì năm ba cây hương cũng được. Rồi cũng qua chuyện cúng kiến, lễ bái.
10/04/2013(Xem: 4928)
Có lẽ không ít người trong chúng ta thường sống với quá khứ, với những kỷ niệm đẹp. Đối với QT quá khứ, những kỷ niệm đẹp cũng là những khoảnh khắc trong đời được những giây phút vui và hạnh phúc, những giây phút để mình nhìn lại và giúp cho mình chững chững chạc hơn bước tiếp trên quãng đường đời còn lại.
10/04/2013(Xem: 4608)
Cứ mỗi độ Vu Lan về, người con Phật khắp muôn nơi hướng vọng về hai đấng sinh thành Cha và Mẹ để tưởng niệm đến công đức sinh thành trời biển. Đã một thời, Cha và Mẹ đó đã sinh ta, nuôi ta, dạy ta… trưởng thành như ngày hôm nay. Nếu không có Cha và Mẹ thì còn nói gì đến sự nghiệp, công danh, tiền tài, vợ chồng, con cái…
10/04/2013(Xem: 5675)
Mùa Vu lan Báo Hiếu lại về trong lòng người viễn xứ. Với niềm trân kính vô biên, cho con được đê đầu đãnh lễ, phơi bày những nghĩ suy, những rung động trái tim, để nói lên một phần trong muôn triệu phần đối với những bậc Thầy tâm linh, đã hy hiến cho quê hương dân tộc, đạo pháp Việt nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]