Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cánh hồng thiêu không cháy

10/04/201318:44(Xem: 4216)
Cánh hồng thiêu không cháy

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Cánh hồng thiêu không cháy

Phật tử Chủng Hải

Nguồn: Câu chuyện niệm Phật vãng sanh tại Mỹ

Tôi là một Phật tử cư ngụ tại miền Đông Bắc nước Mỹ, tiểu bang Pennsylvania. Tiếng là Phật tử nhưng thật ra tôi chỉ mới chập chững bước vào cửa đạo. Tôi biết rất ít về Phật pháp. Nhưng có lẽ nhờ nhân duyên đặc biệt nào đó từ đời trước, nên tôi tin tưởng hết lòng vào Pháp môn Tịnh Độ. Còn nhớ lần đầu tiên khi mới bắt đầu tìm tòi học hỏi về Phật pháp đã gặp ngay Pháp môn này, tôi mừng còn hơn bắt được vàng, không gì có thể so sánh được với nỗi vui mừng của tôi lúc đó, không gì có thể đánh đổi được giá trị của Pháp môn niệm Phật đối với tôi
Bông hồng thiêu không cháy
Tôi thầm nhủ: “ Thì ra mình có thể thoát ly sanh tử ngay trong kiếp này, chứ không phải tu hành cả mấy tỉ tỉ kiếp mới có thể thành Phật như mình đã nghe từ trước và e ngại sẽ không làm được”. Kể từ đó, tôi miệt mài tìm hiểu về Pháp môn Niệm Phật, say mê nghe những bài giảng về Pháp môn này và cố gắng thu thập tất cả các điểm trọng yếu trong phương pháp tu tập để biết phải làm sao mới được vãng sanh Cực Lạc. Tôi ao ước mình sẽ được vãng sanh và thiết tha mong ước tất cả mọi người biết tu theo Pháp môn này để tất cả đều được vãng sanh Cực Lạc.
Tôi được nghe về phương pháp hộ niệm qua sách vỡ và băng dĩa, nhưng chưa bao giờ chứng kiến tận mắt. Vì thế, tôi thầm mong mỏi có một dịp nào đó mình sẽ được hộ niệm cho một người nào đó để họ được vãng sanh. Nhưng ở vùng này hình như không ai muốn chúng tôi hộ niệm trong lúc sắp lâm chung mà chỉ mời Ni Sư đến sau khi người thân đã qua đời, và chúng tôi chỉ được cơ hội đó theo quý Sư Cô đi hộ niệm mà thôi. Cho đến một hôm…
Ni Sư cho biết là có một Bà Cụ đang nằm bệnh viện, bịnh trạng cũng khá trầm trọng và gia đình cho phép chúng tôi đến niệm Phật cho Cụ. Chúng tôi mừng khấp khởi, vội vào bịnh viện thăm Cụ và cùng với quý Sư Cô niệm Phật cho Cụ. Bà Cụ lúc mê, lúc tỉnh. Lúc mê thì nằm liệt ra không biết gì cả, khuôn mặt nặng nề trì xuống một cách méo mó và một con mắt thì bị xệ hẳn xuống; lúc tỉnh thì không nói được nhưng đau đớn rên rĩ, vung tay thật mạnh lên khỏi đầu như không còn chịu đựng nỗi cơn đau. Nhìn Cụ tôi thấy lòng xót xa, thương vô cùng, nhưng không biết làm sao để giúp Cụ, chỉ còn biết niệm Phật để Cụ bớt đau. Vì mong ước được niệm Phật để Cụ vãng sanh nên tôi lo lắng đủ điều: tôi lo rằng nếu Cụ mất trong bệnh viện thì chúng tôi sẽ không được phép niệm Phật cho Cụ như ở nhà, và như vậy thì khó mà giúp Cụ về Tây Phương Cực Lạc được. Tôi cứ thầm nói với Cụ: “ Cụ ơi! Cụ khoan chết nghe, Cụ ráng đợi cho đến lúc bác sĩ “chê” cho Cụ về nhà rồi cụ hẳn chết, để chúng con có thể niệm Phật cho Cụ suốt ngày đêm để cầu cho Cụ được vãng sanh Cực Lạc”. Vào bệnh viện thăm Cụ được vài ngày thì có một ngày Cụ tỉnh lại, và Cụ đã cố gắng nhép miệng niệm Phật theo chúng tôi. Cụ muốn chúng tôi niệm Phật cho Cụ, chúng tôi rất mừng và khuyên Cụ cố gắng niệm theo hay nghe chúng tôi niệm cũng được. Vài ngày sau, tức là ngày 10 tháng 11 năm 2008, Cụ được xuất viện và về đến nhà vào buổi chiều, chúng tôi định bắt đầu ngày hôm sau đến nhà niệm Phật cho Cụ 1-2 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Nhưng vào khoảng 8g tối hôm đó, Ni Sư gọi chúng tôi bảo rằng cụ đang hấp hối. Chúng tôi vội vã lên đường…
Lúc chúng tôi bước vào nhà thì Cụ đã ra đi được một tiếng đồng hồ. Quý Sư Cô đang ngồi bên cạnh giường niệm Phật cho Cụ. Đôi mắt Cụ nhắm nghiền, khuôn mặt Cụ từ mắt trở xuống trông vàng nhợt nhạt, màu vàng của một thể xác không còn sinh khí. Vầng trán thì màu sậm hơn một tí, nhưng cũng khô khan một màu của người chết. Hai vành môi của Cụ thâm đen và hở cách khoảng nhau gần bằng 1 inch. Cổ bên trái của Cụ có một vết bầm đen và bầm đỏ lớn bằng khoảng bàn tay. Chúng tôi ngồi xuống sau lưng quý Sư Cô để niệm Phật cho Cụ. Chúng tôi thành tâm và tha thiết niệm Phật: Cái tâm thành của một tấm lòng vì người khác mà hết lòng hết sức niệm để mong cho người được vãng sanh, mong cho tiếng niệm và tấm chân tình của mình thấu đến tâm tư bi của Đức Phật A-Di-Đà để được sự cảm ứng; Cái tha thiết của một tấm lòng mong cho người người được vãng sanh để cho người người được giải thoát, để cho cõi Ta bà này bớt đau khổ, để cho mọi người sớm thành Bồ tát, thành Phật rồi trở lại độ chúng sanh. Tôi thầm nguyện cầu Đức Phật A-Di-Đà đại từ đại bi hiểu thấu lòng thành của chúng tôi mà phóng hào quang đến tiếp dẫn Cụ về Cực Lạc.
Đêm đã về khuya, chúng tôi vẫn tiếp tục niệm, con cháu của Cụ cũng đã tham gia niệm Phật với chúng tôi tự nãy giờ nên sự trợ niệm của chúng tôi mạnh hơn. Chốc chốc anh trưởng ban ghé vào tai Cụ nhắc nhở Cụ niệm Phật và nhất là khẩn cầu Đức Phật A-Di-Đà đến tiếp dẫn. Chúng tôi cứ kiên trì và thành tâm niệm, niệm hoài, niệm mãi không ngừng dù chỉ một giây, khi thật lớn tiếng, khi thì vừa vừa, khi nhanh, khi chậm. Sau khoảng hơn hai tiếng đồng hồ thì thấy màu môi của Cụ đã bớt thâm đen. Rồi một lúc sau màu vàng nhợt nhạt của phần dưới khuôn mặt từ từ thay đổi giống như màu da của một người sống, còn màu sậm của vầng trán thì từ từ nhạt dần để phù hợp với màu da của phần dưới khuôn mặt cho đến khi cả khuôn mặt cùng có một màu giống như người bình thường. Đôi mắt Cụ nhắm lại thẳng hàng với nhau và khép một cách nhẹ nhàng, thoải mái như đang ngủ chứ không phải bị sưng, bị xệ hẳn xuống một bên như lúc nằm trong bệnh viện. Hai vành môi của Cụ nhạt dần màu thâm đen và từ từ khép gần lại, mỗi lúc một chút, thật ít đến độ mình không thấy rõ gần lại đươc bao nhiêu, nhưng lại thấy rõ sự thay đổi khép lại mới thật là lạ. Vết bầm đen và đỏ ở cổ cũng đã phai nhạt đi phần nào. Trong vòng hai đến bốn tiếng đồng hồ thì sự thay đổi rất là chậm. Từ bốn đến sáu tiếng đồng hồ thì sự thay đổi nhanh hơn một chút. Khoảng sau bảy tiếng đồng hồ thì làn da trên má Cụ bắt đầu mơn mởn ra và hơi săn lại. Vết bầm ở cổ nhạt đi rất nhiều. Còn đôi môi? Đôi môi Cụ đã khép kín lại, không những khép kín lại thôi mà còn như đang mỉm cười…Nụ cười thật nhẹ nhàng, thoải mái ,hoan hỷ. Nét mặt của Cụ thật an lạc. Tôi ngồi mà nhìn ngang cũng thấy Cụ đang mỉm cười, đứng dậy để nhìn thẳng vào mặt Cụ cũng thấy Cụ đang mỉm cười, rõ ràng là một nụ cười mỉm thật nhẹ nhàng, kín đáo, thanh thoát, đẹp không thể tưởng tượng, nụ cười mỉm chỉ đủ cho thấy Cụ đang mỉm cười nhưng hai vành môi vẫn khép kín, đủ để thấy hai má lún đồng tiền của Cụ. Các con của Cụ bảo nhau: “ Lạ quá! Sao bây giờ Mẹ đẹp hơn cả lúc còn sống!”
Chúng tôi vẫn niệm đều đều không ngừng nghỉ, từ lúc bắt đầu cho đến bây giờ là đã gần 5 giờ sáng. Tự nhiên anh trưởng ban của chúng tôi đang niệm đều đều bất ngờ thay đổi tốc độ và cường độ, niệm ào ào như vũ bão và niệm thật lớn tiếng. Chúng tôi cũng niệm theo như vậy nhưng tôi không hiểu tại sao và thầm thắc mắc: “Không biết ông này ổng thấy cái gì mà tự nhiên ổng làm ào ào như vậy?” . Ngay lúc đó anh ấy thúc vào tay tôi bảo: “Giờ linh thiêng, niệm mạnh lên”. Tôi sực nhớ lại, đúng rồi từ 3 đến 5giờ sáng là giờ linh thiêng. Tôi liền dùng hết sức, niệm nhanh và thật lớn tiếng với tất cả tâm thành, cả nhóm cũng làm theo. Tiếng niệm của chúng tôi sang sảng vang vang làm chấn động cả bầu không khí tĩnh mịch, ào ào như thác đổ, và hùng dũng như bất chấp mọi trở ngại…Chúng tôi niệm như vậy có lẽ hơn một tiếng đồng hồ thì nhà quàng đến. Thăm dò điểm nóng thì thấy hơi nóng xuất ra từ đỉnh đầu của Cụ nên chúng tôi càng phấn chấn hơn, niệm liên tục không ngừng nghỉ cho đến giờ phút cuối. Lúc ấy tôi nhìn lại thì thấy vết bầm trên cổ Cụ đã nhạt đến khoảng 95% so với lúc đầu. Sau khi mọi việc đã xong xuôi, anh trưởng ban mới kể rằng lúc nãy đang niệm đều đều và cảm thấy như sắp ngủ gục thì tự nhiên hai tay anh run bần bật và có một sức mạnh nào đó từ trong tâm của anh thúc đẩy anh phải niệm thật hùng dũng và thật lớn tiếng như vậy.
Nhân viên nhà quàng chỉ cử một người đến, nên anh trưởng ban của tôi phải phụ một tay khiêng Cụ chuyển sang giường khác. Lúc ấy cơ thể của Cụ vẫn còn mềm mại đến độ ông nhân viên đó hỏi anh trưởng ban rằng đã chết bao lâu mà sao cơ thể còn mềm như vậy. Anh này bảo đã 9 tiếng rưỡi đồng hồ, ông ấy ngạc nhiên và bảo là chuyện lạ mà ông chưa từng thấy bao giờ.
Vào ngày hỏa táng, tôi cầm một đóa hoa hồng màu tím nhạt đến trước mặt Cụ, khấn rằng: “ Thưa Cụ con biết chắc rằng Cụ đã được vãng sanh, con xin phép được dâng Cụ đoá hoa hồng này, xin Cụ ban cho một kỳ tích nào đó để cho mọi người thấy và tăng thêm lòng tin, phát tâm tinh tấn tu theo Pháp môn Niệm Phật và cầu vãng sanh để mọi người được Vãng Sanh Cực Lạc”. Khấn xong tôi nhẹ nhàng để đóa hoa hồng trên ngực của Cụ gần cánh tay phải và sau đó nắp quan tài được đóng lại.
Sau khi hỏa thiêu, con cháu của Cụ tìm được một số xương còn lưu lại, ngoài ra còn có đoá hoa hồng của tôi. Hoa vẫn còn giữ được màu sắc xanh của đài hoa, còn màu tím nhạt của cánh hoa thì bây giờ trở thành một màu tím tươi thắm hơn vì đóa hoa được ép nhỏ lại một cách cẩn thận, chỉ bằng một lóng của ngón tay út, dày khỏang 2 ly dưới hình dạng của một búp hồng mới hé mở để chỉ đủ cho thấy màu sắc tươi dẹp của cánh hoa bên trong. Hoa rất xinh đẹp, đẹp và cũng cứng như xá lợi. Nhiệt độ của lò thiêu nóng khoảng 3,000 độ F, thế mà đoá hoa tươi mềm mại và mong manh của tôi, mặc dù rất dễ dàng bị tan vỡ trước một cơn gió thổi, nhưng lại không bị thiêu rụi thành tro mà giữ được hình dáng và màu sắc.
ÔI! PHÁP PHẬT NHIỆM MẦU KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN! Chỉ có những ai tự mình uống nước mới biết được nước nóng hay lạnh. Hào quang của Phật tỏa chiếu khắp mười phương, tâm từ bi của Phật bao trùm cả vũ trụ, chỉ cần chúng ta biết Thức Tỉnh, Tu Tập và Quay Về…
Cực Lạc Tây Phương quê hương còn đó
Sao dại khờ nở hờ hững quay lưng?
Di Đà đợi-Từ Bi tâm rộng mở
Hào quang nương – ta mau trở về Nguồn
Giờ phút cuối xin được Ngài tiếp Dẫn
Dưới chân Ngài nguyện hết dạ tu hành
Một ngày kia khi ước nguyện đã thành
Ta Bà khổ- ta xin hết lòng độ.

Bằng tất cả tâm thành tôi đã kể lại những điều tôi được chứng kiến tận mắt từ đầu đến cuối trong cuộc vãng sanh của Cụ Bà Nguyễn Thị Nhật, pháp danh Diệu Minh, 86 tuổi, tại Telford, Pennsylvania- USA.
A-Di-Đà-Phật! Con xin thành tâm cúng dường công đức này đến tất cả Tam Thế Thập Phương Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng, nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ cho tất cả chúng sanh đều biết tu theo Pháp môn Tịnh Độ và được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
* Vài dòng về tiểu sử của bà Nguyễn Thị Nhật, pháp danh Diệu Minh: Cụ sinh năm 1923 tại Hà Đông Việt Nam, mất ngày 10 tháng 11 năm 2008 tại Telford, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Sinh thời Cụ là một người rất hiền lương, làm nghề buôn bán hàng vải. Cụ goá bụa từ năm 52 tuổi, một mình tần tảo nuôi chín đứa con đến ngày khôn lớn. Cụ rất thành tâm và có lòng tin sâu đối với Phật pháp. Lúc còn ở quê nhà, cụ đi Chùa lễ bái và dự những chuyến hành hương, nếu Chùa chiền nào cần sự giúp đỡ, Cụ lúc nào cũng sẳn sàng. Tâm từ thiện và lòng bố thí rất cao: bằng tiền tài, thực phẩm, quần áo… Cụ thường xuyên giúp đỡ cô nhi viện của Chùa và những người nghèo khổ. Ngay cả sau năm 1975, mặc dù gia đình đã suy sụp, nhưng Cụ vẫn tìm cách giúp đỡ những người khốn khổ hoạn nạn hơn mình. Ở Mỹ, những ngày lễ Chùa của Cụ không bao giờ vắng mặt Cụ. Và lúc nào đến Chùa, dù bận cách mấy , Cụ cũng ráng tìm cho được Sư Cô để ân cần dặn Sư Cô là lúc nào Cụ ra đi thì xin niệm Phật và tụng kinh cho Cụ thật nhiều. Ở nhà , Cụ niệm Phật theo thời khóa và hết lòng cầu vãng sanh Cực Lạc.
Cụ mất đi làm con cháu vô cùng thương tiếc, nhưng Cụ đã được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, để lại một tấm gương sáng cho mọi người và con cháu, khiến họ phát khởi lòng tin sâu đậm vào Pháp Môn Tịnh Độ mà tinh tấn tu tập để tất cả đều được vãng sanh Cực Lạc.
Quý vị nào cần biết thêm chi tiết, xin gọi anh Nguyễn Phú Nhuận, con trai của Cụ.
Số điện thoại là ( 627) 772-9564.

11/27/2008
Phật tử Chủng Hải



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4538)
Đã mấy chục năm trôi qua, sinh ra làm người giữa cuộc đời này, cho đến hôm nay, hương linh đã chính thức kết thúc cuộc đời con người, đã chấm dứt cuộc sống và chỉ còn vỏn vẹn đêm nay, hương linh lưu lại dưới mái ấm gia đình để rồi mai nay, tất cả nội ngoại con cháu xa gần sẽ chính thức đưa hương linh về nơi an nghỉ cuối cùng trên miền đất của dương thế, một phút chia tay ngìn thu vĩnh biệt. Trước giờ phút âm dương hai ngã, trong cảnh kẻ ở người đi, đất khuất đây còn,.......
10/04/2013(Xem: 4084)
Mỗi rằm tháng bảy vào thắng hội Vu Lan hầu như chùa nào cũng tụng kinh Phụ Mẫu Báo Ân, Kinh Vu Lan, Sám Vu Lan để nhớ đến công hạnh của tôn giả Mục Kiền Liên hiếu thảo với thân mẫu quá vãng và bảy đời cha mẹ quá khứ. Ngài đã vâng lời Phật dạy cúng dường trai tăng, cầu thập phương thường trụ Tam bảo gia hộ cho thân mẫu buông xả lòng tham, sân, si, ích kỷ, độc ác và được nhẹ nhàng siêu sanh tịnh độ. Từ đó, tôn giả được tôn vinh như một tấm gương sáng về hạnh Đại hiếu.
10/04/2013(Xem: 7177)
Chiêm ngưỡng tôn tượng mỗi Chư Phật, Chư Bồ Tát, Phật tử đều có thể thấy phần nào hạnh nguyện của Quý Ngài. Bồ Tát Quán Thế Âm với nhành dương liễu và bình tịnh thủy trên tay, nghe tiếng kêu thương nơi đâu, Ngài liền đến cứu khổ. Nhành dương liễu phẩy sạch bụi uế trược, nước Cam Lộ rưới mát khổ đau:......
10/04/2013(Xem: 5430)
Canh một đại chúng sẵn sàng Vào thiền đường giữ tâm an phút này Ba nghiệp thanh tịnh đẹp thay Dung nhan Phật thánh hiển bày uy nghiêm
10/04/2013(Xem: 9435)
Tôn Giáo đã xuất hiện trên quả địa cầu nầy đã từ rất lâu; nhưng để trở thành văn bản của một Tôn Giáo, có lẽ không quá 3.000 năm lịch sử. Vì trước đó, đa phần loài người trên quả địa cầu nầy chưa có chữ viết. Nếu có, chỉ là những lời nói trao đổi giữa người và người; chứ chưa biến thể thành chữ viết theo mẫu tự La Tinh hay các bộ chữ của Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
10/04/2013(Xem: 11599)
Hôm nay là ngày giỗ cha tôi. Ngày đánh dấu ba mươi lăm năm chìm nổi của đời tôi. Ba mươi lăm năm là một quãng đời dài. Thế nhưng, tất cả chi tiết, hình ảnh về ngày bất hạnh đó vẫn còn nguyên vẹn.
10/04/2013(Xem: 5121)
Dù ba là một tăng sĩ, nhưng những lời cuối này con vẫn muốn gọi lại từ “Ba” vì vĩnh viễn con không bao giờ còn được gọi nữa. Con cũng xin lỗi đã tả ba không giống một vị Thánh mà ghi đủ tính tật như bao phàm nhân bình thường, song đây chính là điểm con vui - bởi con nghĩ người ta sẽ chẳng có hy vọng gì khi đọc tiểu sử của những vị vãng sinh có đời sống đầy thiện nghiệp, sạch như vỏ ốc, họ sẽ lý luận: Các vị ấy sinh ra đã là Thánh rồi!...
10/04/2013(Xem: 4103)
Mẹ tôi không muốn di cư sang Mỹ ở tuổi sáu mươi. “Già rồi, sang bên ấy chỉ ăn bám vợ chồng chúng mày!”. Bà nói khăng khăng như thế nhưng con gái xuống nước năn nỉ ỉ ôi, bà lại xiêu lòng. Ờ, nó nói cũng phải, mình qua bên ấy giữ cháu ngoại cũng vui, lại đỡ nhớ, khỏi phải chờ mong. Mình ở đây nó phải gửi tiền về cấp dưỡng, tốn kém lắm chớ chẳng không!” Dì tôi cười, nói như lẩy: “Nợ đòi rồi đấy, cứ sang mà trả cho xong!” ...........
10/04/2013(Xem: 4968)
Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo Từ trước đến giờ chúng ta thường biết đến hai câu thơ trên với hàm ý chán chê kiếp làm người, bởi kiếp người có muôn ngàn khổ đau, thà rằng làm một cây Thông đứng giữa trời còn hơn. Nhưng hình như ý của Nguyễn Công trứ không dừng ở đó
10/04/2013(Xem: 4278)
Hôm qua xem Những nàng công chúa nổi tiếng, con thốt lên: “Bà mẹ này khổ quá!” Mẹ nói vui: “Bà mẹ nào mà chẳng khổ?” Bất giác con thảng thốt...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]