Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cây cổ Thụ

10/04/201318:44(Xem: 4622)
Cây cổ Thụ

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Cây cổ Thụ

Thích Thiện Lợi

Nguồn: Thích Thiện Lợi

Mẹ ơi, đã nhiều năm rồi mà thi thoảng con vẫn nằm mộng thấy Cha. Mỗi lần như vậy,lòng con thật hạnh phúc. Có lẽ Cha vẫn luôn bên cạnh con khi con một mình nơi chốn cửa Thiền u tịch. Nhưng rồi tỉnh dậy thì con lại nhớ Mẹ làm sao !... quyện vào nỗi nhớ là những âu lo và sợ hãi, sợ rằng tuổi Mẹ lúc già suy, sợ cho tấm thân càng lúc hao gầy. Ước gì Mẹ có thể đi ngược thời gian thêm vài chục năm nữa để con có cơ hội phụng dưỡng Mẹ nhiều hơn cho trọn tình Đạo Hiếu. Cánh cửa duyên phận đã mở ra khi con còn là một chú bé, chọn Thiền môn làm nếp sống của đời mình. Vì lẽ đó, tâm chỉ lo cho Đạo, lòng chỉ nghĩ đến chúng sinh. Còn với Mẹ, con vẫn trọn mang một món nợ những tưởng không bao giờ trả được, chỉ còn nguyện ngàn kiếp sau, mãi mãi xin được làm con của Mẹ vậy thôi.
“Những lúc canh khuya khi Mẹ sốt
Ai người chăm sóc Mẹ chu toàn?
Thân con một đời nương cửa Phật
Bao giờ mới thỏa đạo làm con?”

Trước sân chùa, nơi con đang sống, có một cây cổ thụ thật già nua. Mỗi ngày con đều ra ngắm. Càng ngắm con càng nghỉ về hình ảnh của Mẹ thiêng liêng. Vì Mẹ một đời thân cò bay khắp đó đây để lo cho đàn con lúc còn tấm bé. Thân cây nhiều cành nhiều lá, tàn lộng mênh mông như sẳn sàng chở che cho tất cả mầm non cỏ dại. Bên dưới, chúng cứ lớn dần một cách tự nhiên; dù giông bão ập từ trên cao, hay mưa gió thổi xuôi thổi ngược thì tàn cây vẫn xòe ra như một tình mẫu tử cao cả che hết mọi thử thách cho con. Mẹ cũng vậy, đâu ngại vì nắng mưa, đâu than thân trách phận gì, miễn sao các con ăn no mặc đủ thì Mẹ hạnh phúc rồi. Cành cây có khi ngoái nhìn các chồi non bên dưới như chìa ra đôi tay để vuốt ve và an ủi; thì Mẹ lại dang cánh tay gầy guộc của mình sờ đầu con khi con bị ốm. Rồi đôi mắt cứ rơm rớm chỉ vì con bị một cơn sốt nhẹ trong người. Có lúc sấm sét làm lung chuyển cành cây, mặt đất như bừng lên tiếng khóc,các mầm non run rẩy ngước mặt nhìn lên chỉ để thầm nguyện trong lòng cho thân cây bình yên vô sự. Sự bươn trải của Mẹ nào có khác gì!?nắng cháy da đen không màng lắm, chỉ sợ dòng đời ngược xuôi Mẹ phải gập ghềnh ba chìm bảy nổi thì đời Mẹ lại càng héo hon.
“Cây ơi đứng vững thêm lên nhé
Để đời còn mãi một màu xanh
Mẹ già từng phút giây đứng đợi…!
Phương trời xa, Mẹ mòn mỏi thâu canh.”

Rồi một ngày nọ trời bắt đầu vào Thu, cây cổ thụ toàn thân chuyển lá. Tôi vẫn ngắm mà lòng vẫn nghẹn ngào, thương cho thân cây, thương cho màu lá ngày nào xanh tươi khỏe mạnh. Thế rồi từng chiếc lại rơi, lượn trên không trung một vẽ thê lương vàng úa. Mẹ ơi, con không dám nhìn những đường gân cuộn tròn trên gò má Mẹ xanh xao, con không dám nhìn từng bước đi của Mẹ yếu dần! Con không dám vì con rất sợ, nỗi sợ này thật không nói thành câu…!
“ Hạnh phúc thay vì đời con còn Mẹ
Được Mẹ thương, mẹ dìu dắt nên người
Hạnh phúc thay, được nhìn đôi mắt Mẹ
Thật bao la như biển cả rạng ngời.
Con muốn mình mãi luôn còn trẻ dại
Tắm mỗi ngày trong mắt Mẹ mênh mông
Dù năm tháng qua nhanh như gió thoảng
Tình Mẹ con mãi mãi nguyện ghi lòng.”

Mẹ ơi, Mẹ có nghe thấy gì không? Tiếng chuông Vu Lan bắt đầu trỗi nhịp rồi đó, lòng con sung sướng lắm. Ở nửa vòng trái đất, con gọi về để chúc phúc cho Mẹ nhân mùa Vu Lan, nghe Mẹ cười thật vui, trái tim con như co bóp mạnh hơn vì xúc động. Mẹ nói mấy ngày trước Mẹ cứ trông con đã hơn 10 ngày. Mẹ đếm từng ngày một, trời ơi! Con thương Mẹ biết bao. Mẹ tiếp:” Chỉ cần nghe giọng nói của con thì Mẹ tự nhiên mạnh khỏe liền, Mẹ ăn ngon hơn và ngủ cũng thật ngon nữa.”
Các bạn ơi! Trên đời này chỉ có Mẹ và Cha là tất cả, không gì đánh đổi được, dù có sang giàu đến đâu, dù công danh có rạng rở thì cũng không gì thiêng liêng cao quý bằng tình Mẹ Cha. Kính chúc tất cả mọi người mãi mãi đừng quên Mẹ và Cha thì Vu Lan mới tràn đầy ý nghĩa.
Thích Thiện Lợi



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4550)
Arthur Schopenhauer là một triết gia Âu Tây. Thuở thiếu thời, ông như nhiều đứa trẻ đồng tuổi khác, nhưng khác là ông đã gặp nhiều trái ngang trong cuộc đời, một sự thật đúng ra lứa tuổi của ông không nên hội ngộ quá sớm. Và có thể, từ những kinh nghiệm đau đớn này đã tạo nên một dòng tư tưởng lớn, sau này chúng ta biết ông là một triết gia có tư tưởng gần tương đồng với Phật giáo: Quan niệm khổ và nguyên nhân của khổ trong nhân sinh - vũ trụ.
10/04/2013(Xem: 4302)
Trong tất cả lễ hội của Phật giáo, chúng ta thấy rằng Vu-Lan Báo Hiếu là một lễ hội được quần chúng biết đến, quan tâm nhiều, dù người đó là Phật tử hay không phải Phật tử. Dân gian quen gọi ngày rằm tháng bảy là ngày lễ Trung Nguyên, ngày “Xá tội vong nhân” qua khẩu truyền.
10/04/2013(Xem: 5705)
Khi nghĩ về công ơn sanh thành dưỡng dục, thì chúng ta đã tạo nên một mạch nguồn của ân đức, của nghĩa trọng tình sâu, của dòng tâm thức luân lưu bất diệt. Một suối nguồn của thơ ca, của tiếng nhạc trầm hùng, lúc sâu lắng lúc thì nhẹ nhàng đi vào nhân thế vừa bất hủ vừa rung động thức tỉnh. Thế mới biết, giấy mực trần gian chẳng viết lên nỗi hai chữ “Mẹ ơi” cho trọn vẹn.
10/04/2013(Xem: 4824)
Giáo pháp của đạo Phật sâu thẳm được ví như đại dương mênh mông. Cửa vào đạo có muôn ngàn lối, hành giả khi bước vào nếu không trang bị đức tin vững vàng chắc sẽ choáng ngợp bởi sự uyên áo, sâu kín và pháp mầu vi diệu. Nếu thế thì con đường vào đạo của chúng ta thì sao, những người đầy nghiệp lực và hệ lụy của tham ái?
10/04/2013(Xem: 4471)
Với cái nhìn tuệ giác, Đức Phật quán chiếu trong vòng nghiệp duyên của chúng sanh, Ngài đã thấy được không có một chúng sanh nào tồn tại độc lập, mà ngược lại lưu chuyển trong vòng tương duyên với nhau. Tất cả vì vô minh, mà chúng sanh không thấy được Ngài. Trong kinh Báo Phụ Mẫu Ân diễn tả, có lần Đức Phật đi trên đường và thấy bên lề đường một đống xương khô, Ngài đã lễ lạy đống xương ấy.
10/04/2013(Xem: 4619)
Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật. Có học Phật cặn kẽ, rõ ràng và căn bản, chúng ta mới có cơ hội để tiếp nhận ánh sáng của đức Phật tỏa chiếu muôn nơi mà không e sợ đi lạc đường, lầm lối, dẫn vào tà đạo, và mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho chính mình và cho tha nhân.
10/04/2013(Xem: 4184)
Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay.
10/04/2013(Xem: 5069)
Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy.
10/04/2013(Xem: 5293)
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như.
10/04/2013(Xem: 4395)
Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]